Page 64 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 64
2.1. Trật khớp khuỷu
− Là loại tổn thương hay gặp, đứng thứ hai sau trật khớp vai, chiếm
khoảng 18%- 27% tổng số trật khớp. Tổn thương hay gặp nhất ở trẻ em
trên 5 tuổi.
− Thường trật ra phía sau hoặc sau ngoài chiếm khoảng 90% các trường
hợp. Loại tổn thương này đôi khi kèm theo gẫy mỏm khuỷu hoặc gẫy đầu
trên xương quay. ở trẻ em thường kèm theo gẫy trên lồi cầu hoặc bong
điểm đầu xương. Trật khớp khuỷu thường có nhiều máu tụ nếu điều trị
không tốt dễ gây đóng vôi ở cơ và thành xương.
Chụp X quang hai tư thế thẳng và nghiêng sẽ xác định được mức độ trật
khớp và tổn thương xương kèm theo.
2.2. Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay
Bệnh nhân trật khớp khuỷu đến muộn dễ nhầm với gẫy trên lồi cầu xương
cánh tay vì vậy cần phải chẩn đoán phân biệt. Gẫy trên lồi cầu hay gặp ở trẻ em
với những di lệch ra sau ngoài hoặc ra trước, có khi là đường gẫy thấu khớp.
Bằng kỹ thuật chụp X quang khớp khuỷu ở hai tư thế thẳng và nghiêng
chúng ta sẽ xác định được trật khớp khuỷu hay gẫy trên lồi cầu xương cánh tay.
2.3. Gẫy đầu trên xương cánh tay
Bệnh nhân bị gẫy chỏm xương quay có thể lập tức bị cứng khuỷu. Dần dần
máu tụ và tràn dịch, hạn chế khuỷu càng rõ, lúc này cần cho chụp khớp khuỷu
thẳng, nghiêng để xác định mức độ gẫy xương.
2.4. Gẫy đầu dưới xương cánh tay
Chẩn đoán lâm sàng khó do cơ khớp khuỷu chóng xưng nề và có máu tụ
lớn vì vậy phải nhờ vào chụp X quang, khớp khuỷu để chẩn đoán. Nếu mảnh
gẫy bé phải chụp hai bên để so sánh.
3. Kỹ thuật chụp khuỷu tay
3.1. Kỹ thuật chụp thẳng (hình 2.9)
Phim 13x18cm (trẻ em) hoặc 18x24cm (người lớn).
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn hoặc ngồi cạnh bàn X quang.
Cánh cẳng tay duỗi ngửa, đặt mặt sau khuỷu sát vào phim, chỉnh chỗ gờ
của mỏm khuỷu vào giữa phim.
64