Page 46 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 46
− Đầu dưới gồm có:
+ Lồi cầu ở ngoài.
+ Ròng rọc ở trong.
+ Phía trên ròng rọc, ở mặt trước có hố vẹt.
+ Mỏm trên lồi cầu ở phía ngoài.
+ Mỏm trên ròng rọc ở phía trong.
Mỏm trên ròng rọc và mỏm trên lồi cầu là hai mốc để định vị tia trung tâm
khi chụp X quang.
2. Mục đích chụp cánh tay
- Gãy thân xương cách tay. Thân xương cánh tay được tính từ dưới chỗ bám
của cơ ngực to đến khoảng 4 khoát ngón tay trên khe khớp khuỷu. Nếu điểm gẫy
nằm trong đoạn giới hạn này gọi là gẫy thân xương cánh tay.
- Theo dõi kết quả liền xương sau điều trị
- Phát hiện các tổn thương bệnh lý do viêm, u xương...
3. Kỹ thuật chụp cánh tay
3.1. Kỹ thuật chụp cánh tay thẳng (hình 2.1)
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, tay xuôi, chân duỗi thẳng.
Phim 24x30cm, đặt mặt sau cánh tay cần chụp sát phim, lòng bàn tay ngửa
và cánh tay dang nhẹ.
Chỉnh cổ tay, khuỷu tay và vai trên cùng một đường thẳng ngang.
Chỉnh trục lồi cầu và ròng rọc song song với phim.
Có thể lót đệm ở vai bên đối diện và cố định cẳng tay bằng một bao cát (đối
với trẻ nhỏ).
Tia trung tâm: chiếu từ trên xuống vuông góc với phim khu trú vào điểm
giữa xương cánh tay.
Hằng số chụp: 45KV, 25mAs, 1m, không dùng lưới chống mờ.
Lưu ý: Có thể chụp ở tư thế bệnh nhân ngồi cạnh bàn hoặc đứng lưng dựa áp
vào giá treo phim. Tư thế này được áp dụng nhất là đối với bệnh nhân bó bột.
* Đánh giá một phim chụp đạt yêu cầu:
46