Page 172 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp X-quang thường quy
P. 172
1. Nêu được mục đích của chụp nền sọ.
2. Trình bày được kỹ thuật chụp nền sọ.
1. Mục đích chụp nền sọ
Kỹ thuật chụp nền sọ là một kỹ thuật đặc biệt nằm trong tất cả các khám
xét điện quang bệnh lý sọ mặt. Nếu chụp đúng kỹ thuật, các thông tin trên phim
có thể cung cấp đủ để xác lập một chẩn đoán hoặc các định hướng cho các khám
xét phức tạp hơn.
Tư thế này cho thấy các tổn thương giải phẫu sau:
- Các tổn thương xoang nền sọ, các đốt sống C1 - C2, có thể thấy được
vết gẫy của cung tiếp gò má.
- Có thể thăm khám đáy hai xoang hàm, các lỗ nền sọ, xương đá, vòm
họng...
2. Kỹ thuật chụp Hirtz
2.1. Chụp Hirtz cằm- đỉnh- phim
2.1.1. Tư thế nằm ngửa (H 6.9)
2.1.1.1. Đối với bệnh nhân cổ dài:
Phim cỡ 18 x 24cm (đối với trẻ em) hoặc 24 x 30cm (đối với người lớn),
đặt dọc trên trên ghế để cạnh phía đầu bàn chụp. Ghế chỉnh được độ cao, thường
thấp hơn so với mặt bàn 10-15cm.
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, hai đầu gối gấp để cơ bụng mềm, hai tay
bán vào mép bàn hai bên, đầu ngả tối đa ra phía sau dưới đầu bàn.
Đặt đỉnh đầu sát phim.
Chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với phim.
Chỉnh mặt phẳng Virchow song song với phim.
Tia trung tâm: chiếu chếch lên phía đầu từ 5 - 10 so với phương thẳng
0
đứng khu trú vào điểm giữa đường nối 2 góc hàm, tia ra đỉnh sọ và vào giữa
phim.
Hằng số chụp: 90 KV, 80 mAs, 1 mét, có lưới chống mờ.
172