Page 35 - Giáo trình môn học Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
P. 35
thấp sẽ bị hấp thụ nhiều hơn phần năng lượng cao. Vì vậy, năng lượng trung
bình của chùm tia X sẽ tăng lên. Người ta nói rằng chùm tia đã bị “làm cứng”.
Hệ số hấp thụ là đại lượng đặc trưng cho khả năng hấp thụ tia bức xạ của vật.
Xương có cấu trúc đặc hơn mô, nên hệ số hấp thụ tia X của nó cũng lớn hơn.
Do đó, xương làm cứng chùm tia mạnh hơn so với mô ở cùng độ dày.
Hiện tượng làm cứng chùm tia (beam hardening) sẽ tạo ra ảnh giả do
chùm tia ở các hướng khác nhau bị làm cứng khác nhau. Điều này sẽ gây ra
sự nhầm lẫn trong thuật toán tái tạo ảnh (H 1.8).
a b
Hình 1.8: Ảnh giả sọ não cho thấy các vệt tối xảy ra ở vùng thân não (a),
được loại bỏ (b).
Để khắc phục hiệu ứng này, người ta có thể dùng tấm kim loại phẳng để
lọc bỏ phần tia X năng lượng thấp, trước khi chiếu vào bệnh nhân. Quá trình
này gọi là “tiền làm cứng” (pre-harden). Một cách khác là cân chỉnh
(calibration correction) bằng cách dùng các mẫu (phantom) giống như bộ phận
của cơ thể. Cũng có thể loại trừ hiệu ứng này bằng các phần mềm máy tính.
2. Ảnh giả chuyển động
Ảnh giả chuyển động (motion artifact) gây ra do sự chuyển động của
bệnh nhân trong quá trình quét. Chuyển động có thể do bệnh nhân thở, do
nhịp tim, do sự cựa giãy của bệnh nhân… Kết quả là ảnh thu được có bóng
mờ hoặc các vết đen (H.1.9).
35