Hỏi đáp thực hành lâm sàng
Câu hỏi 2

Câu hỏi: Diazepam ống 10mg/2mL, pha loãng với dung môi thành 10, 20 hoặc 50mL thì có hiện tượng đục, dung dịch này được sử dụng tiêm cho bệnh nhân được không?

Trả lời: Đặc điểm độ hòa tan, tương kỵ: Diazepam là một bột màu trắng hầu như không tan trong nước (1g hoà tan trong 333ml), do đó trong thành phần ống tiêm 2ml đã phải thêm vào các tá dược cồn để tăng độ hoàn tan trong nước. Do đó, dung dịch trong ống Diazepam khi pha loãng có nguy cơ cao kết tủa1.·

Độ pha loãng và độ ổn định của dung dịch diazepam:

Một nghiên cứu2 cho thấy mối tương quan giữa độ pha loãng diazpeam và độ ổn định của thuốc được thống kê ở Bảng dưới.

Độ pha loãng Kết quả độ ổn định Nhận xét
Độ pha loãng thấp hơn 1:20 (tức pha 10 mg/2ml trong < 40 ml)2 Dẫn đến kết tủa có thể nhìn thấy ngay lập tức  
Độ pha loãng 1:20 (tức pha 10 mg/2ml trong < 40 ml)2 Tan và ổn định trong 4 giờ
Độ pha loãng 1:40 (10mg/2ml trong 80 ml)2 Tan và ổn định trong ít nhất 6-8 giờ
Độ pha loãng cao hơn 1:50, 1:75 và 1: 100 (tương ứng 10 mg/2ml trong hơn 100, 150 và 200 ml)2

Tan và ổn định trong 24 giờ

 

 

Khuyến cáo3,4:

 

Nếu cần truyền liên tục, thì ống 10mg/2ml diazepam nên được pha loãng ít nhất 200ml trong NaCl 0.9% hoặc Dextrose trong chai thủy tinh

ổn định trong 24 giờ, tuy nhiên nên dùng ngay sau khi pha để bảo đảm vô khuẩn Diazepam hấp thu vào nhựa nên cần được bảo quản trong thủy tinh.

Kết luận: 

·  Việc xuất hiện kết tủa diazepam là do độ pha loãng không phù hợp, đây là vấn đề hay gặp trên lâm sàng và có nguy cơ gây hại cho bệnh nhân1. ·   Theo nghiên cứu2 thì cần tuân thủ pha loãng ống diazepam 10mg/2ml ít nhất trong 40ml dung môi. Tuy nhiên, khuyến cáo thì hướng dẫn pha loãng ống diazepam 10mg/2ml ít nhất trong 200ml dung môi trong NaCl 0.9% hoặc Dextrose trong chai thủy tinh để truyền liên tục3Các trường hợp khác, không khuyến cáo pha loãng diazepam vì rất dễ sinh kết tủa4.