Thông báo
- Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng đồng thời rutin và quercetin trong viên nang cứng bmd bằng phương pháp hplc

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI RUTIN VÀ QUERCETIN 

TRONG VIÊN NANG CỨNG BMD BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC

 ThS Nguyễn Thị Hoa Hiên, ThS Ma Thị Hồng Nga

Ths Nguyễn Văn Hưng, Ths Phạm Thị Hương Lý, Ds Lương Lê Uyên Trang,

Sv Nguyễn Đăng Hùng, Sv Nguyễn Hữu Khởi

Tóm tắt: Viên nang BMD được bào chế từ cao của 3 dược liệu hòe hoa, đương quy, diếp cá; rutin và quercetin là 2 thành phần hóa học chiếm hàm lượng cao trong viên được nghiên cứu xây dựng phương pháp HPLC để định lượng đồng thời. Dung môi pha mẫu là MeOH với thể tích 50 mL, thời gian siêu âm 30 phút. Cột phân tích RP C18 (25 cm ×5µm × 4,6 mm). Pha động sử dụng MeOH và Acid acetic 1%, rửa giải theo chương trình gradient. Bước sóng định lượng rutin ở 350 nm và quercetin ở 370 nm, tốc độ dòng 1 mL/phút và thể tích tiêm mẫu là 5 µL. Phương pháp được thẩm định các chỉ tiêu độ đặc hiệu, độ thích hợp hệ thống, độ tuyến tính, độ lặp lại (trong ngày, khác ngày) và độ đúng.

Phương pháp HPLC đã xây dựng được ứng dụng để định lượng rutin và quercetin trong một số lô viên nang cứng BMD cho kết quả hàm lượng rutin và quercetin trong các mẫu thử lần lượt là: Lô 1: 10,31 và 0,63mg, Lô 2: 14,92 và 0,70mg, Lô 3: 19,89 và 0,77mg.

Summary

 BMD capsule was made from the extracts of 3 types of herbs including Saphora japonica, Angelica sinensis, Houttuynia cordata; rutin and quercetin which are 2 chemical components with high concentration in capsule, were studied to build a HPLC method for the simultaneous quantification. The solvent used to dissolve the sample was methanol with a volume of 50mL, dissolved by ultrasound bath in 30 minutes. RP C18 (25 cm ×5µm × 4,6 mm) column. Using MeOH and Acid acetic 1% as the mobile phase in gradient elution program. Rutin and quercetin detection wavelength were 350 and 370 nm respectively, flow rate:1mL/min and injection volume: 5µL. Method was validated in term of specificity, system suitability, linearity, repeatability (within-day and between-day repeatability) and accuracy.

The built HPLC method was used for the simultaneous quantification of rutin and quercetin in several batches of BMD capsules resulted in rutin and quercetin concentrations in the test samples: Batch 1: 10,31 and 0,63mg, Batch 2: 14,92 and 0,70mg, Batch 3: 19,89 and 0,77mg, respectively.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viên nang BMD bào chế từ cao của 3 dược liệu hòe hoa, đương quy, diếp cá và được nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị bệnh trĩ. Trong viên có dược liệu hoa hòe (chiếm 40%) và diếp cá (chiếm 30%) với thành phần chủ yếu là flavonoid (rutin, quercetin, troxerutin, hesperidin, diosmin…), trong đó rutin và quercetin chiếm hàm lượng cao. Tuy nhiên tiêu chuẩn viên nang BMD mới định tính các thành phần, chưa chuẩn hóa được các lô thuốc khi đánh giá kiểm nghiệm thuốc và tác dụng của thuốc. Việc tiến hành nghiên cứu phương pháp định lượng thành phần chính là rutin và quercetin của viên BMD là cần thiết.

Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng đồng thời rutin và quercetin trong viên nang cứng BMD bằng phương pháp HPLC” với các mục tiêu cụ thể như sau:

1/ Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời rutin và quercetin trong viên nang cứng BMD bằng phương pháp HPLC.

2/ Ứng dụng quy trình đã xây dựng được để định lượng rutin và quercetin trong một số lô viên nang cứng BMD.

2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. 1 NGUYÊN VẬT LIỆU

2.1.1 Nguyên vật liệu:

- Mẫu thử: Viên nang cứng BMD được bào chế đạt tiêu chuẩn cơ sở tại nhà máy của công ty Amepharco – Long Biên chứa thành phần như sau:

Cao đặc BMD        325 mg (tương đương với dược liệu: Đương quy 1,1g, Hòe hoa 1,1g, Diếp cá 1,4g ). Tá dược vừa đủ 650 mg

- Chất chuẩn: Rutin chuẩn (HL 95,00%), Quercetin chuẩn (HL 90,87%)

- Hóa chất và dụng cụ: ethanol 96% (Việt Nam), methanol (Trung Quốc), acid acetic (Trung Quốc), methanol (Merk- Đức), acetonitril (Merk - Đức), màng lọc 0,45 µm (Merk), cột sắc ký HPLC RP C18, 25 cm ×5 µm × 4,6 mm (Nhật Bản).

2.1.2 Thiết bị thí nghiệm: Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S d=0,1mg (Thụy Sỹ); cân phân tích Mettler Toledo XPE d=0,01mg (Thụy Sỹ); hệ thống HPLC Agilent 1260 (Mỹ) gồm các bộ phận: bơm cao áp, buồng cột, detector DAD, phần mềm điều khiển; máy siêu âm Daihan scientific (Hàn Quốc).

2. 2  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Xử lý mẫu

Mẫu chuẩn và mẫu thử được chuẩn bị như sau:

+ Mẫu chuẩn: Pha dung dịch chuẩn gốc, cân 21,92 mg rutin chuẩn và 3,28 mg quercetin chuẩn vào bình định mức 10 mL, thêm 6 mL MeOH, siêu âm tan hoàn toàn, bổ sung MeOH đến vạch, lắc đều. Từ dung dịch chuẩn gốc pha loãng thành các dung dịch chuẩn có nồng độ phù hợp.

+ Mẫu thử: cân khối lượng bột thuốc trong 20 viên, trộn đều, tính khối lượng trung bình viên. Cân chính xác khoảng một lượng bột thuốc tương ứng 1 viên vào bình định mức 50 mL, thêm dung môi. Chiết siêu âm 30 phút. Bổ sung dung môi chiết đến vạch, lắc đều, lọc qua màng 0,45 µm.

+ Mẫu trắng: dung môi pha mẫu.

CT tính hàm lượng rutin (quercetin): X (mg/viên) = (C × V × MTB × 100) /   

Trong đó: C (mg/mL): nồng độ rutin (quercetin) trong dung dịch thử; V: thể tích bình định mức; m (g): khối lượng mẫu thử; MTB (g): khối lượng trung bình của bột thuốc trong 1 viên.

      1. Lựa chọn điều kiện định lượng

- Xử lý mẫu: Khảo sát các điều kiện xử lý mẫu: loại dung môi, thể tích dung môi, thời gian siêu âm để đạt hiệu suất chiết cao nhất.

- Điều kiện sắc ký: lựa chọn các điều kiện sắc ký phù hợp như chương trình pha động, thể tích tiêm mẫu, bước sóng định lượng.

2.2.3. Thẩm định phương pháp định lượng

Phương pháp định lượng được thẩm định các chỉ tiêu: độ đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ thích hợp hệ thống, độ lặp lại và độ đúng theo hướng dẫn của AOAC[4]:

- Độ đặc hiệu: Tiêm dung dịch mẫu trắng, mẫu chuẩn, mẫu thử tiến hành sắc ký, ghi lại sắc ký đồ và so sánh pic thu được. Yêu cầu: Trên sắc ký đồ của mẫu trắng không được xuất hiện tín hiệu pic của chất phân tích tại thời gian lưu của chất phân tích trên sắc ký đồ mẫu chuẩn.Trên sắc ký đồ của mẫu thử xuất hiện tín hiệu của chất phân tích tại thời gian lưu trùng với sắc ký đồ của mẫu chuẩn.

- Khoảng tuyến tính: Tiến hành sắc ký các dãy dung dịch chuẩn có nồng độ khác nhau, ghi lại sắc ký đồ và xác định diện tích pic. Lập phương trình hồi quy tuyến tính biểu thị mối tương quan giữa diện tích và nồng độ chất phân tích.Yêu cầu: hệ số hồi quy tuyến tính R phải đạt: 0,995 ≤ R ≤ 1 hoặc 0,99 ≤ R2 ≤ 1,00.

- Độ thích hợp hệ thống: Tiêm 6 lần dung dịch chuẩn có nồng độ nằm trong khoảng tuyến tính. Ghi lại thời gian lưu và diện tích pic sắc ký. Yêu cầu: RSD của thời gian lưu và diện tích píc giữa các lần tiêm mẫu ≤ 2%.

- Độ lặp lại: Cân khối lượng bột thuốc trong 20 viên nang cứng BMD, trộn đều, tính khối lượng trung bình viên.

Độ lặp lại trong ngày: Cân chính xác một lượng bột thuốc khoảng tương ứng 1 viên vào bình định mức và xử lý mẫu. Tiến hành sắc ký, ghi lại thời gian lưu và diện tích pic sắc ký. Lặp lại với 6 mẫu thử độc lập.Yêu cầu: RSD của thời gian lưu và diện tích pic giữa các lần ≤ 2%.

Độ lặp lại khác ngày: Vào một ngày khác, cân chính xác một lượng bột thuốc khoảng tương ứng 1 viên vào bình định mức và xử lý mẫu. Tiến hành sắc ký, ghi lại thời gian lưu và diện tích pic sắc ký. Lặp lại với 6 mẫu thử độc lập.Yêu cầu: RSD (%) của hàm lượng rutin và quercetin giữa các lần xử lý mẫu thử ≤ 2%.

- Độ đúng: Tiến hành theo phương pháp thêm chuẩn. Thêm chuẩn vào nền các mẫu thử và xử lý mẫu để được các dung dịch thử thêm chuẩn có nồng độ bằng 120, 150 và 180% so với nồng độ định lượng. Tiến hành sắc ký và tính độ thu hồi của các chất phân tích.Yêu cầu: Tỷ lệ thu hồi từ 98-102% nếu hàm lượng ≥10%, 97-103% nếu hàm lượng trong khoảng 1-10% và 95-105% nếu hàm lượng trong khoảng 0,1-1%.

3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

3.1 Xây dựng phương pháp định lượng

3.1.1 Lựa chọn điều kiện định lượng [7]

Cột RP C18 (25 cm ×5µm × 4,6 mm). Pha động: MeOH và Acid acetic 1%, rửa giải theo chương trình gradient như sau:

Thời gian (phút)

MeOH (%)

Acid acetic 1% (%)

0-5

32

68

5-20

32-50

68-50

20-35

50-90

50-10

35-40

90-50

10-50

40-43

50-32

50-68

43-45

32

68

Bước sóng định lượng: rutin 350 nm, quercetin 370 nm. Tốc độ: 1mL/phút. Thể tích tiêm: 5µL

Hình 3.1: Phổ hấp thụ UV của rutin

 

Hình 3.2: Phổ hấp thụ UV của quercetin

 

    1.  

3.1.2 Lựa chọn điều kiện xử lý mẫu

3.1.2.1 Dung môi xử lý mẫu

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát dung môi xử lý mẫu

Dung môi

Ethanol 96%

MeOH

Diện tích píc (mAu.s)

Rutin

2014,6

3628,4

Quercetin

203,8

329,9

Nhận xét: MeOH cho diện tích píc chất phân tích lớn hơn nên chọn MeOH làm dung môi pha mẫu. MeOH giúp tăng hiệu suất chiết, tiết kiệm dung mội, hạn chế đáng kể sự hòa tan tạp, đỡ tăng áp suất cột và bảo vệ cột sắc ký tốt hơn.

3.1.2.2 Thể tích dung môi

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thể tích dung môi xử lý mẫu

 

Thể tích dung môi (mL)

20

50

100

Hàm lượng (%g/viên)

Rutin

0,94

1,25

1,25

Quercetin

0,04

0,05

0,05

Nhận xét: Tăng thể tích dung môi từ 20 lên 50 mL làm tăng hàm lượng rutin và quercetin (từ 0,94 lên 1,25%g tương đương từ 9,4 mg lên 12,5mg và từ 0,04 lên 0,05%g tương đương từ 0,4 mg lên 0,5mg). Tăng thể tích lên 100 mL không làm tăng hàm lượng chất phân tích. Do đó, để tiết kiệm dung môi, đạt được hiệu suất chiết cao, chọn thể tích dung môi là 50 mL.

3.1.2.3 Thời gian chiết

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát thời gian chiết

 

Thời gian chiết (phút)

10

30

50

Hàm lượng (%)

Rutin

1,20

1,25

1,25

Quercetin

0,04

0,05

0,05

Nhận xét: Tăng thời gian siêu âm từ 10 lên 20 phút làm tăng hàm lượng rutin và quercetin (từ 1,20 lên 1,25%g tương đương từ 12,0mg lên 12,5mg và từ 0,04 lên 0,05%g tương đương từ 0,4mg lên 0,5mg). Tăng thời gian chiết siêu âm lên 50 phút không làm tăng hàm lượng chất phân tích. Do đó, chọn thời gian chiết siêu âm là 30 phút.

    1. Thẩm định phương pháp định lượng

3.2.1 Độ đặc hiệu

Mẫu trắng

Chuẩn rutin

Chuẩn quercetin

 

Chuẩn hỗn hợp

Mẫu thử

 

       

Hình 3.3: Kết quả thẩm định độ đặc hiệu

Bảng 3.4: Thông số đặc trưng cho quá trình rửa giải

Thông số đánh giá

Yêu cầu

Rutin

Quercetin

Thời gian lưu (phút)

-

19,736

27,432

Hệ số phân giải

≥ 1,5

20,855

Hệ số kéo đuôi

0,8-1,2

1,033

1,045

Số đĩa lý thuyết (N)

> 6000

31793

139084

Nhận xét: phương pháp HPLC đạt yêu cầu độ đặc hiệu và điều kiện sắc ký đã lựa chọn là phù hợp để rửa giải rutin và quercetin trong mẫu.

3.2.2 Độ thích hợp hệ thống

Bảng 3.5: Kết quả thẩm định độ thích hợp hệ thống

STT

Rutin

Quercetin

Thời gian lưu (phút)

Diện tích píc (mAu.s)

Thời gian lưu (phút)

Diện tích píc (mAu.s)

1

19,736

619,6

27,432

194,8

2

19,752

619,7

27,463

196,3

3

19,580

625,8

27,344

196,7

4

19,661

635,1

27,325

200,3

5

19,687

620,2

27,370

196,4

6

19,600

620,5

27,360

196,8

Trung bình

19,669

623,5

27,382

196,9

RSD (%)

0,36

0,99

0,20

0,93

Nhận xét: giá trị RSD (%) của thời gian lưu, diện tích píc của 6 lần tiêm lặp lại đều < 2% nên phép thử đạt yêu cầu và độ thích hợp hệ thống.

3.2.3 Khoảng tuyến tính

Bảng 3.6: Kết quả thẩm định độ tuyến tính

Rutin

Quercetin

Nồng độ (µg/mL)

Diện tích píc (mAu.s)

Nồng độ (µg/mL)

Diện tích píc (mAu.s)

20,82

154,1

2,98

47,8

41,65

316,1

5,96

99

83,30

620,2

11,92

196,4

208,24

1529,3

29,81

483,5

416,48

3081,4

59,61

982

832,96

6737,9

119,22

2153,7

 

Hình 3.4: Đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa diện tích píc và nồng độ rutin

Hình 3.5: Đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa diện tích píc và nồng độ quercetin

Nhận xét: đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa diện tích píc và nồng độ của rutin và quercetin có hệ số tương quan R2 lần lượt là 0,9980 và 0,9979 nên đạt yêu cầu về tính tuyến tính.

3.2.4 Độ lặp lại

Bảng 3.7: Kết quả thẩm định độ lặp lại của phương pháp định lượng

KL

Mthử (g)

Diện tích píc (mAu.s)

HLTB (%g/viên)

Rutin

Quercetin

Rutin

Quercetin

Ngày 1

0,5863

1960,3

161,6

1,358

0.057

0,5745

1974,2

162,0

1,395

0.058

0,5855

1965,7

162,8

1,363

0.057

0,5835

1991,8

166,6

1,385

0.058

0,5873

1996,5

165,3

1,379

0.058

0,5835

1993,6

163,9

1,387

0.058

Trung bình

1,378

0,057

RSD (%)

1,051

1,083

 

KL

 Mthử (g)

Diện tích píc (mAu.s)

HLTB (%g/viên)

Rutin

Quercetin

Rutin

Quercetin

Ngày 2

0,5895

1992,4

162,1

1,372

0.056

0,5834

1998,7

165,5

1,390

0.058

0,5862

1999,2

164,4

1,384

0.057

0,5881

1978,3

168,4

1,366

0.058

0,5813

1984,2

164,2

1,385

0.058

0,5855

1990,5

167,8

1,380

0.058

Trung bình

1,379

0,058

RSD (%)

0,669

1,337

 

Nhận xét: Độ lặp lại trong ngày: RSD (%) của 6 lần thí nghiệm độc lập ngày 1 và 6 lần thí nghiệm độc lập ngày 2 đều < 2% cho thấy phép thử đạt yêu cầu về độ lặp lại trong ngày. Độ lặp lại khác ngày: RSD (%)12 lần thí nghiệm độc lập của 2 ngày < 2% cho thấy phép thử đạt yêu cầu về độ lặp lại khác ngày.

3.2.5 Độ đúng

Bảng 3.8: Kết quả thẩm định độ đúng của phép định lượng rutin

% chuẩn thêm vào

KL cân mẫu thử (g)

Lượng có sẵn (mg)

Lượng thêm vào (mg)

Diện tích pic (mAU.s)

Lượng tìm thấy (mg)

% tìm lại

% tìm lại trung bình

RSD (%)

Mức 1

0,5933

13,00

2,50

2418,1

15,50

99,99

100,54

0,49

0,5832

12,78

2,50

2386,2

15,30

100,92

0,5846

12,81

2,50

2390,3

15,33

100,71

Mức 2

0,5834

12,79

7,50

3200,1

20,36

100,93

100,21

0,75

0,5862

12,85

7,50

3202,1

20,37

100,27

0,5904

12,94

7,50

3206,7

20,40

99,43

Mức 3

0,5836

12,79

10,00

3598,2

22,83

100,36

100,12

1,02

0,5923

12,98

10,00

3607,1

22,88

99,00

0,5921

12,98

10,00

3638,5

23,08

100,99

Bảng 3.9: Kết quả thẩm định độ đúng của phép định lượng quercetin

% chuẩn thêm vào

Khối lượng cân mẫu thử (g)

Lượng có sẵn (mg)

Lượng thêm vào (mg)

Diện tích pic (mAU.s)

Lượng tìm thấy (mg)

% tìm lại

% tìm lại trung bình

RSD (%)

Mức 1

0,5933

0,54

0,10

203,1

0,64

100,36

100,53

0,24

0,5832

0,53

0,10

199,8

0,63

100,43

0,5846

0,53

0,10

200,4

0,64

100,82

Mức 2

0,5834

0,53

0,30

270,9

0,83

99,22

100,57

1,25

0,5862

0,54

0,30

273,5

0,84

100,77

0,5904

0,54

0,30

275,9

0,84

101,71

Mức 3

0,5836

0,53

0,40

308,8

0,94

100,68

99,94

0,66

0,5923

0,54

0,40

309,8

0,94

99,38

0,5921

0,54

0,40

310,3

0,94

99,78

Nhận xét: % tìm lại trung bình của rutin và quercetin ở các mức thêm chuẩn nằm trong khoảng quy định rutin (97-103%) và quercetin (95-105%) nên phép thử đạt yêu cầu về độ đúng.

3.3 Áp dụng quy trình định lượng rutin và quercetin trong một số mẫu thử bằng phương pháp HPLC

Bảng 3.10: Kết quả định lượng rutin và quercetin trong một số mẫu thử

Khối lượng cân (g)

Hàm lượng trung bình viên (%g/viên)

Hàm lượng trung bình viên (mg/viên)

Rutin

Quercetin

Rutin

Quercetin

Lô 1

(mTB=0,6299 g)

0,6246

1,031

0,063

10,31

0,63

0,6237

1,032

0,063

10,32

0,63

0,6214

1,030

0,063

10,30

0,63

Trung bình

1,031

0,063

10,31

0,63

Lô 2

(mTB=0,6237 g)

 

0,6299

1,497

0,070

14,97

0,70

0,6145

1,484

0,070

14,84

0,70

0,6213

1,495

0,070

14,95

0,70

Trung bình

1,492

0,070

14,92

0,70

Lô 3

(mTB=0,6555 g)

 

0,655

1,956

0,077

19,56

0,77

0,6543

2,007

0,077

20,07

0,77

0,6556

2,005

0,077

20,05

0,77

Trung bình

1,989

0,077

19,89

0,77

Nhận xét: Kết quả cho thấy, phương pháp định lượng cho kết quả có độ lặp lại tốt, hàm lượng rutin và quercetin trong các mẫu thử viên nang cứng lần lượt là: Lô 1: 10,31 và 0,63mg, Lô 2: 14,92 và 0,70mg, Lô 3: 19,89 và 0,77mg.

4.  BÀN LUẬN

Phương pháp định lượng đồng thời rutin và quercetin trong viên nang cứng BMD bằng HPLC đã được xây dựng và thẩm định. Sử dụng dung môi MeOH để xử lý mẫu do rutin và quercetin tan tốt trong MeOH hơn so với ethanol. Ngoài ra, viên nang BMD chứa cao đặc hỗn hợp dược liệu là cao chiết nước theo phương pháp chiết nóng nên cao chứa nhiều tạp tan trong nước, trong khi rutin và quercetin tan tốt trong MeOH. Do đó, MeOH được lựa chọn để hòa tan cả 2 chất. Ngoài ra, sử dụng MeOH giúp tiết kiệm dung môi, hạn chế đáng kể sự hòa tan tạp thân nước vào dung môi, đỡ tăng áp suất cột và bảo vệ cột sắc ký tốt hơn.

Về chương trình phân tích, rutin và quercetin đều là các acid yếu nên sử dụng pha động có pH 3-4 sẽ thuận tiện cho quá trình phân tách khi rửa giải. Hiện nay, khuynh hướng sử dụng pha động không chứa dung dịch đệm ngày càng gia tăng để tránh gây mòn hệ thống sắc ký. Trong nghiên cứu này chúng tôi thiết lập pha động chứa acid acetic không có đệm để phân tách rutin và quercetin. Khi đó với cột phân tách là pha đảo thì rutin (đỉnh chiếm ưu thế) do phân cực hơn quercetin sẽ có thời gian lưu ngắn hơn nên được rửa giải ra trước. Quercetin ít phân cực hơn nên sẽ rửa giải sau.Phương pháp HPLC xây dựng được thẩm định các chỉ tiêu cơ bản theo hướng dẫn thẩm định phương pháp định lượng của AOAC. Kết quả cho thấy, phương pháp HPLC đạt các chỉ tiêu thẩm định gồm: độ đặc hiệu, độ thích hợp hệ thống, khoảng tuyến tính, độ lặp lại (trong ngày, khác ngày) và độ đúng. Phương pháp HPLC xây dựng đã được áp dụng để định lượng hàm lượng rutin và quercetin trong một số mẫu thử viên nang cứng BMD. Kết quả cho thấy phương pháp có độ lặp lại tốt. Quy trình xử lý mẫu và phân tích đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng với các cơ sở kiểm nghiệm ở Việt Nam.

5. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra, gồm:

1/ Đã xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời rutin và quercetin trong viên nang cứng BMD bằng phương pháp HPLC.

Điều kiện xử lý mẫu: dung môi MeOH, thể tích 50mL, thời gian chiết 30 phút.

Điều kiện sắc ký: Cột RP C18 (25 cm ×5µm × 4,6 mm). Pha động: MeOH và Acid acetic 1%, rửa giải theo chương trình gradient như sau:

Thời gian (phút)

MeOH (%)

Acid acetic 1% (%)

0-5

32

68

5-20

32-50

68-50

20-35

50-90

50-10

35-40

90-50

10-50

40-43

50-32

50-68

43-45

32

68

Bước sóng: định lượng rutin ở 350 nm và quercetin ở 370 nm. Tốc độ: 1 mL/phút. Thể tích tiêm mẫu: 5 µL

Phương pháp được thẩm định các chỉ tiêu độ đặc hiệu, độ thích hợp hệ thống, độ tuyến tính, độ lặp lại (trong ngày, khác ngày), độ đúng.

2/ Đã ứng dụng quy trình xây dựng được để định lượng rutin và quercetin trong một số lô viên nang cứng BMD.

Hàm lượng rutin và quercetin trong các mẫu thử viên nang cứng lần lượt là: Lô 1: 10,31 và 0,63mg, Lô 2: 14,92 và 0,70mg, Lô 3: 19,89 và 0,77mg.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1.         Ma Thị Hồng Nga và cs. (2016), "Nghiên cứu tác dụng chống táo bón và bào chế viên nang cứng từ cao lỏng BMD, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội".

2.         Nguyễn Thị Minh Diệp, và cs. (2020), "Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời rutin và quercetin trong phần trên mặt đất cây tam giác mạch trên hệ thống HPLC-PDA", Tạp chí Dược liệu, 25(4/2020), tr. 241-246.

3.         Phạm Xuân Sinh (2005), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

4.         Trần Cao Sơn (2010), Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học & vi sinh vật, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr. 5-58.

Tài liệu tiếng Anh

5.         Chen and Hsieh (2010), "Effects of Sophora japonica flowers (Huaihua) on cerebral infarction", Chinese Medicine, 5(34).

6.         Corsale I., et al. (2018), "Flavonoid mixture (diosmin, troxerutin, rutin, hesperidin, quercetin) in the treatment of I–III degree hemorroidal disease: a double-blind multicenter prospective comparative study", Int J Colorectal, (33), pp. 1595–1600.

7.         Dược điển Anh (2020), Sophora Flower Buds.