2022-2023
Thực trạng và nhu cầu đào tạo điều dưỡng nha khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn hà nội năm 2023

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG

NHA KHOA TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2023

Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Hồng Phúc, Hoàng Anh Lân,

Bùi Thu Hằng, Vũ Hồng Vinh.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả cơ cấu nhân lực điều dưỡng nha khoa và xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo ngành điều dưỡng nha khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 294 nhân viên điều dưỡng và cán bộ quản lý chuyên môn đang công tác trong lĩnh vực răng hàm mặt trong thời gian từ 12/2022 đến 04/2022. Một số kết quả nghiên cứu được ghi nhận: Điều dưỡng có độ tuổi khá trẻ (25 – 34 tuổi); thâm niên dưới 5 năm (65,2%); công tác tại đơn vị tư nhân (89,0%); trình độ cao đẳng (62,9%); Vị trí “Phụ tá nha khoa” nhiều nhất (53,4%); 72,3% mong muốn được đào tạo nâng cao chuyên môn/nghiệp vụ. Nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng trong 5 năm tới (từ 2023 – 2028): Trình độ cao đẳng (46,7%); Có chứng chỉ chuyển đổi điều dưỡng nha khoa (46,7%)hình thức “chính qui/tập trung”(66,7%); Thành thạo kỹ năng theo chuẩn đầu ra (90,0%);Yêu cầu cao “kỹ năng mềm” (90,0%) và ngoại hình (60%). Vì vậy, Chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế, tránh kéo dài gây lãng phí; tập trung kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Với điều dưỡng nha khoa, yếu tố ngoại hình có ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng.

  1. Đặt vấn đề

Chăm sóc điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh tại bệnh viện và ở cộng đồng. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định: “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế” [1].

Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này, cần phải có nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng. Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc người bệnh.

Điều dưỡng đa khoa nói chung và điều dưỡng nha khoa nói riêng là những người có kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng như hướng dẫn, giúp đỡ, đón tiếp và chuẩn bị người bệnh răng hàm mặt trước khi tiến hành thủ thuật chăm sóc và kỹ thuật răng hàm mặt.

Với khóa học ngắn hạn, cấp chứng chỉ điều dưỡng nha khoa thì chương trình học chủ yếu là thực hành, nhằm nâng cao tay nghề cho các học viên. Tuy vậy, việc đào tạo và cấp bằng chính qui ngành điều dưỡng nha khoa hệ cao đẳng giúp người học khi ra trường vừa hành nghề đúng chuyên môn, vừa giúp sinh viên tăng cơ hội trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, học lên các cấp bậc cao hơn, giúp sinh viên gắn bó lâu dài với nghề.

Thực tế hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh răng miệng trong công đồng vẫn còn ở mức cao, > 90%. Do vậy công tác can thiệp dự phòng bệnh răng miệng từ sớm rất quan trọng trong đó không thể thiếu sự tham gia của đội ngũ điều dưỡng nha khoa trong cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Thực trạng và nhu cầu đào tạo điều dưỡng nha khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2023 nhằm mục tiêu:

  1. Mô tả cơ cấu nhân lực điều dưỡng nha khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2023.
  2. Xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo mã ngành điều dưỡng nha khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2023.
  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên điều dưỡng đang công tác trong lĩnh vực răng hàm mặt; Cán bộ quản lý chuyên môn (răng hàm mặt).
  • Tiêu chuẩn chọn: Đang công tác trong lĩnh vực chuyên khoa Răng hàm mặt; Đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
  • Tiêu chuẩn loại trừ:
  • Không đủ điều kiện sức khỏe tham gia; Công tác đột xuất tại thời điểm nghiên cứu.
  • Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Một số cơ sở y tế công lập, tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: từ 12/2022 đến 04/2023.
  • Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
  • Cỡ mẫu: áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu theo một tỷ lệ của nghiên cứu mô tả, cắt ngang:

 

n =

Z(1-α/2).

p (1-p)

d2

Trong đó:

n : Cỡ mẫu tối thiểu

Z­(1-α/2) : Với độ tin cậy 95% thì Z­(1-α/2)  = 1,96.

p : Tỷ lệ trung bình nhân lực điều dưỡng nha khoa, chọn p = 0,5.

q = 1- p = 0,5

d: độ chính xác mong muốn. chọn d = 0,06.

Thay vào công thức ta có:

n =

1,962

0,5 . 0,5

(0,06)2

                                   n = 266,78

Để tránh mất nguồn số liệu, chúng tôi tăng cỡ mẫu lên 10% . Vậy cỡ mẫu thực tế là 294 đối tượng nghiên cứu.

  • Qui trình chọn mẫu:

Lập danh sách

(tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội)

Chọn ngẫu nhiên các đơn vị

(cho đến khi đủ cỡ mẫu n = 294)

Liên hệ lập danh sách nhân sự chia 2 nhóm

Nhóm 1

(nhân viên điều dưỡng nha khoa

N = 264)

Nhóm 2

 (cán bộ quản lý

N = 30)

Liên hệ, phát phiếu điều tra

(Phụ lục 1)

Liên hệ, phỏng vấn

(Phụ lục 2)

Thu thập số liệu

 (Mục tiêu 1)

Thu thập số liệu

(mục tiêu 2)

Phân tích số liệu SPSS 16.0

Phân tích số liệu SPSS 16.0

Số liệu mục tiêu 1

Số liệu mục tiêu 2

  • Phương pháp xử lý số liệu: Làm sạch, xử lý bằng SPSS 16.0
  • Đạo đức trong nghiên cứu: Người tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện, không phân biệt đối xử. Các thông tin nhận được bảo đảm bí mật và chỉ sử dụn với mục đích nghiên cứu.

Đề tài đã được Hội đồng thông qua đề cương nghiên cứu khoa học phê duyệt.

  1. Kết quả và bàn luận:

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=294)

 

 

 

Giới

Đặc điểm chung của đối tượng (n=294)

Chung

Điều dưỡng viên

Quản lý phòng khám

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

59

20,1

38

12,9

21

7,1

Nữ

235

79,9

226

76,9

9

3,1

Tổng

294

100

264

89,8

30

10,2

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 đối tượng: nhân viên điều dưỡng đang công tác tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt và các bác sĩ quản lý phòng khám. Trong tổng số 294 đối tượng, điều dưỡng viên chiếm tỷ lệ cao hơn (89,8%); chủ yếu là nữ chiếm 79,9 %. Ở nhóm quản lý phòng khám chủ yếu là nam chiếm 7,1%. Kết quả phù hợp cơ cấu giới tính chung theo ngành nghề tại Việt Nam [2].

3.1. Cơ cấu nhân lực điều dưỡng nha khoa tại một số cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội:

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhân lực điều dưỡng nha khoa theo nhóm tuổi, năm công tác, tuyến công tác, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn (n= 264)

WHO đã thống kê: lực lượng điều dưỡng toàn cầu là 27,9 triệu người. Sự thiếu hụt điều dưỡng sẽ là 6,6 triệu vào năm 2016, 5,9 triệu vào năm 2018, ước tính còn thiếu khoảng 5,3 triệu điều dưỡng tập trung vào các nước có thu nhập trung bình và thấp, những nước có tốc độ tăng trưởng vè số lượng điều dưỡng không theo kịp với sự gia tăng dân số [3].

Mô tả cơ cấu nhân lực điều dưỡng nha khoa theo nhóm tuổi, kết quả cho thấy đa số các điều dưỡng tập trung ở nhóm tuổi trẻ (25 – 34 tuổi) chiếm tỷ lệ 45,1% . Sự khác biệt có y nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với cơ cấu nhân khẩu học của Việt Nam năm 2013 theo báo cáo của WHO. Theo đó cơ cấu độ tuổi dân số Việt Nam thuộc nhóm dân số trẻ. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 64 tuổi) chiếm cao nhất 68,5% [4]. Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Văn Tuyển khi nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên [5].

Tìm hiểu về thời gian công tác, kết quả cho thấy đa số đối tượng có thâm niên công tác trong ngành dưới 5 năm (65,2%). Kết quả này cũng là phù hợp vì đại đa số đối tượng còn khá trẻ nên thời gian công tác chưa lâu. Phần lớn đối tượng nghiên cứu công tác tại các đơn vị y tế tư nhân (các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt) chiếm tỷ lệ cao nhất (89,0%). Chỉ có 11,0% công tác tại khoa răng hàm mặt các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số điều dưỡng có trình độ cao đẳng (62,9%). So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Thắng (2014), chúng tôi thấy có sự khác biệt khá lớn. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Thắng cho thấy đa số điề dưỡng có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 82,25%, trình độ cao đẳng chỉ có 10,3% [6]. Sở dĩ có sự khác biệt này là do thời điểm năm 2015, Bộ Y tế - Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV và theo đó từ năm 2023 sẽ huỷ bỏ và chấm dứt tuyển dụng nhân viên y tế trình độ trung cấp. Viên chức khi được tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng IV phải tốt nghiệp trình độ Cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng. Do đó, từ năm 2018 các trường cao đẳng và trung cấp đã ngừng tuyển sinh và đào tạo hệ điều dưỡng trung cấp [7]. Vì vậy tại thời điểm nghiên cứu của chúng tôi (2023) gặp phần lớn đối tượng nghiên cứu là các sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng điều dưỡng.

Phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ chuyên môn là điều dưỡng (79,3%). Đây là mức trình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng điều dưỡng tại các phòng khám nha khoa.

Biểu đồ 3.2. Thực trạng văn bằng/chứng chỉ, hình thức đào tạo, vị trí đang được tuyển dụng và những năng lực còn hạn chế của đối tượng nghiên cứu (n=264)

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy trong số đối tượng có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ chuyên khoa, có 27,7 % số văn bằng/chứng chỉ được đào tạo theo hình thức tập trung và chỉ có 5,3% số văn bằng/chứng chỉ được cấp theo hình thức đào tạo “không tập trung”. Kết quả này cho thấy đa số đối tượng vẫn có nhu cầu học tập trung để đạt được các kỹ năng đáp ứng chuẩn đầu ra của mã ngành. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các phòng khám chuyên khoa RHM.

Vị trí được tuyển dụng nhiều nhất là vị trí “Phụ tá nha khoa” chiếm tỷ lệ 53,4%. Đây là một gợi ý cho thấy nhu cầu khá lớn của các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt hiện nay tập trung tuyển dụng vào vị trí “trợ thủ nha khoa” để có thể phụ tá trực tiếp cho bác sĩ trong các ca lâm sàng.

Năng lực hạn chế nhất trong quá trình hành nghề là “Kỹ năng mềm” (36,0%). Các kỹ năng mềm khá cần thiết trong ngành điều dưỡng nha khoa đó là kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giới thiệu, tư vấn các dịch vụ nha khoa, tư vấn chăm sóc nha khoa, thẩm mỹ nha khoa…Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hồ Phương Thuý tại Tuyên Quang khi cho thấy nhu cầu được đào tạo về giao tiếp và hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng chiếm cao nhất (trên 70,0%) [8].

Mong muốn được đào tạo lại/đào tạo nâng cao ở nhóm đối tượng này lên tới 72,3%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huấn (2020) khi cho thấy có 266/355 nhân viên y tế (74,9%) có nhu cầu tham gia đào tạo liên tục [9], Nguyễn Thị Lý (2022): nhu cầu tham gia đào tạo là 80% [10], [11]. Kết quả nghiên cứu gợi ý cho các cơ sở đào tạo nắm bắt được nhu cầu và có kế hoạch tổ chức các lớp học/khóa học có tính chất nâng cao, chuyên sâu về từng kỹ năng để đào tạo lại, đào tạo thêm, đào tạo nâng cao cho điều dưỡng. Việc đào tạo và cấp chứng chỉ sau đó là cơ sở khẳng định sự bài bản, chuyên nghiệp của đội ngũ điều dưỡng nha khoa đáp ứng trúng nhu cầu xã hội.

Biểu đồ 3.3. Nhu cầu được đào tạo lại/đào tạo nâng cao; tập huấn, nâng cao văn bằng, mục đích học tập nâng cao của đối tượng nghiên cứu (n=264).

Biểu đồ 3.3 cho thấy tần suất được đào tạo lại/tập huấn nâng cao hàng năm khá thấp, chỉ chiếm (36,0%), đa phần được đào tạo từ chính các quản lý phòng khám, từ quản lý khoa, hoặc từ ban giám đốc của bệnh viện.

Khi phân tích chúng tôi thấy có 31,1% đối tượng không có nhu cầu học nâng cao. Chỉ có khoảng 25,4% đối tượng muốn học lên Điều dưỡng nha khoa hệ cao đẳng VHVL; 17,8% đối tượng muốn học lên Điều dưỡng nha khoa hệ CĐCQ. Đa số đều nhằm mục đích chính là để nâng cao “trình độ chuyên môn” chiếm 31,8%; để nâng cao tất cả cá kỹ năng (18,9%)…. Từ thực tế này, các đơn vị đào tạo nắm bắt được tâm tư, nhu cầu cấp thiết của đối tượng điều dưỡng đang công tác trong lĩnh vực chuyên khoa răng hàm mặt để từ đó triển khai xây dựng chương trình, khóa học đào tạo phù hợp đáp ứng nhu cầu người học, tránh lãng phí, xa rời thực tế.

    1. Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo mã ngành cử nhân điều dưỡng nha khoa tại một số cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội

Biểu đồ 3.4. Thực trạng và nhu cầu tuyển dụng điêu dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt theo đánh giá của các nhà tuyển dụng (n = 30).

Qua khảo sát 30 bác sĩ là trưởng khoa răng hàm mặt một số bệnh viện đa khoa trong thành phố và các bác sĩ là quản lý các phòng khám răng hàm mặt tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy:

Số lượng nhân viên điều dưỡng đang làm việc tại các đơn vị, do các đơn vị này quản lý đang dao động trong khoảng từ 5 – 10 nhân viên.

Biểu đồ 3.4 cho thấy đa số nhân viên làm việc tại phòng khám tư đảm nhiệm nhiều nhiêm vụ khác nhau như trợ thủ nha khoa, hành chính, chăm sóc điều dưỡng, tư vấn ... mà không chuyên sâu vào vị trí nào cụ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất 76,7%.

Theo đánh giá của nhóm bác sĩ phụ trách (kết quả biểu đồ 3.4) cho thấy chỉ có khoảng 50% (56,7%) nhân viên đáp ứng được công việc của phòng khám, khoa răng hàm mặt ở mức  ”Đáp ứng được”.

Cũng theo đánh giá của các nhà quản lý, hầu hết nhân viên đang làm việc tại phòng khám đều có hạn chế về kỹ năng mềm (30,0%) như kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, tư vấn, chăm sóc khách hàng. Khoảng 33,3% được đánh giá ”không bị hạn chế”. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống  kê (p>0,05).

Chính vì vậy mà nhu cầu đào tạo lại/ đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ điều dưỡng viên tại các phòng khám là rất cao, chiếm tới 97,6%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Tăng Xuân Hải (2020) tại Nghệ An [12]. Về nội dung cần được đào tạo lại, nhà quản lý có nhu cầu nâng cao nhóm ”kỹ năng mềm” cho nhân viên với tỷ lệ khá cao (26,7%). Việc nâng cao ”kỹ năng mềm” cho nhân viên điều dưỡng như kỹ năng tư vấn, giao tiếp, chăm sóc khách hàng thực sự rất cần thiết tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt hiện nay.

Biểu đồ 3.5. Các yêu cầu của nhà tuyển dụng điều dưỡng nha khoa trong 5 năm tới (n=30).

Khi được hỏi về nhu cầu tuyển dụng vị trí ”điều dưỡng nha khoa” trong 5 năm tới (2023 – 2028), kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy đây vẫn là vị trí việc làm đang thiếu và có nhu cầu tuyển dụng cao, lên tới 96,7%. Vị trí có nhu cầu tuyển dụng nhiều là vị trí tư vấn, trợ thủ nha khoa chiếm 36,7%.

Trong những năm tới, yêu cầu của các nhà tuyển dụng cần điều dưỡng phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, chiếm tỷ lệ 46,7%. Về trình độ chuyên môn tối thiểu, 46,7% các nhà tuyển dụng yêu cầu cần có chứng chỉ chuyển đổi điều dưỡng nha khoa. Với chứng chỉ này, khi được tuyển dụng, nhân viên có thể đáp ứng nhanh hơn với công việc chuyên khoa tại phòng khám mà không phải đào tạo lại nhiều. Kết quả này giúp cho các cơ sở đào tạo nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của các đơn vị tuyển dụng để xây dựng chương trình phù hợp, cập nhật, đào tạo và cấp chứng chỉ có tính pháp lý và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các phòng khám tư nhân, tránh lãnh phí, đào tạo thừa không đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Kết quả biểu đồ trên cho thấy có 66,7% nhà tuyển dụng mong muốn và có nhu cầu tuyển dụng nhân viên có văn bằng đào tạo theo hình thức chính qui, tập trung; không quá quan trọng vấn đề ”kinh nghiệm làm việc” trước khi tuyển dụng.

Khi so sánh giữa yêu cầu tin học, ngoại ngữ và yêu cầu về kỹ năng mềm, kết quả cho thấy với các nhà tuyển dụng, yếu tố kỹ năng mềm cần thiết và quan trọng hơn so với yếu tố ngoại ngữ - tin học. Có tới 90,0% nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng mềm và chỉ có 53,5% nhà tuyển dụng có yêu cầu về tin học/ngoại ngữ. Kết quả này của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thuỳ Linh và cộng sự khi nghiên cứu thực trạng đào tạo liên tục của các điều dưỡng bệnh viện Việt Đức năm 2020 – 2021. [13]. Kết quả này cho thấy cần tập trung nhiều hơn nữa vào những kĩ năng này để hoàn thiện chuẩn năng lực người điều dưỡng.

Biểu đồ trên cho thấy có tới 60,0% nhà tuyển dụng quan tâm và yêu cầu ngoại hình khi tuyển dụng vào vị trí này. Điều này cho thấy với những bạn có ngoại hình ưa nhìn, răng trắng, đều, sạch sẽ kèm theo kỹ năng mềm tốt là một lợi thế lớn khi đi tuyển dụng vào vị trí điều dưỡng nha khoa ở các phòng khám.

Với nhà tuyển dụng, họ cần sự tăng cường cập nhật kiến thức mới (76,7%) cho đội ngũ nhân viên phòng khám cũng như các vị trí ứng tuyển để khi tuyển dụng họ có thể sử dụng được nguồn nhân lực ngay mà không phải mất công đào tạo lại/đào tạo nâng cao. Điều này gợi mở cho sự liên kết, kết nối, hợp tác khăng khít giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và các đơn vị tuyển dụng.

Nghiên cứu đã cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về nhu cầu đào tạo và tuyển dụng điều dưỡng nha khoa tại khu vực nội đô hiện nay. Kết quả là cơ sở khoa học định hướng cho các cơ sở đào tạo mở ra các lớp học ngắn hạn, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm phù hợp với nhu cầu học tập của người học.

  1. Kết luận và kiến nghị:

Qua nghiên cứu 294 đối tượng là các điều dưỡng viên, quản lý nhân sự/chuyên môn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

    1. Cơ cấu nhân lực điều dưỡng nha khoa tại một số cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội:

- Điều dưỡng hành nghề trong lĩnh vực răng hàm mặt có độ tuổi khá trẻ (45,1% ở độ tuổi 25 – 34). Đa số có thâm niên công tác trong ngành răng hàm mặt dưới 5 năm (65,2%); phần lớn công tác tại các đơn vị y tế tư nhân (89,0%).

- Đối tượng nghiên cứu có trình độ cao đẳng (62,9%); trình độ điều dưỡng đa khoa (79,3%), hình thức “tập trung”(27,7%).

- Vị trí “Phụ tá nha khoa”, được tuyển dụng nhiều nhất (53,4%).

- Các “Kỹ năng mềm” là năng lực hạn chế nhất (36,0%).

- 72,3 %  mong muốn được đào tạo lại/đào tạo nâng cao chuyên môn/nghiệp vụ.

    1. Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo mã ngành cử nhân điều dưỡng nha khoa tại một số cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội

- Nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng trong 5 năm tới (từ 2023 – 2028) là 96,7%.

- Về nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng:

+ Vị trí tư vấn  + trợ thủ nha khoa (36,7%)

+ Trình độ cao đẳng (46,7%)

+ Có văn bằng “Điều dưỡng nha khoa” (36,7%).

+ Có chứng chỉ chuyển đổi điều dưỡng nha khoa (46,7%)

+  hình thức “chính qui/tập trung” chiếm tỷ lệ cao nhất (66,7%).

+ không yêu cầu “kinh nghiệm” (70,0%).

+ Thành thạo các kỹ năng theo chuẩn đầu ra (90,0%).

+ Yêu cầu khả năng ngoại ngữ, tin học (53,3%)

+ Yêu cầu “kỹ năng mềm” (90,0%).

+ Yêu cầu về ngoại hình (60%).

- Giải pháp phát triển nghề nghiệp: phải “đào tạo liên tục, cập nhật mới” (76,7%)

4.3. Kiến nghị:

Từ những kết quả thu được ở trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

  • Nhà trường cần có sự liên hệ chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, thực tế, đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng theo từng giai đoạn/thời kỳ.
  • Chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế, tránh kéo dài gây lãng phí trong đó tập trung kiến thức, kỹ năng chuyên môn và phát triển tốt kỹ năng mềm.
  • Yếu tố ngoại hình nên được đưa vào nội dung xét tuyển ngành điều dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt.

5. Tài liệu tham khảo:

1. https://www.icn.ch/who-we-are

2. Cáp Minh Đức, Phạm Văn Hán, Nguyễn Quang Chính (2020), Thực trạng nguồn nhân lực y tế khám chữa bệnh công lập tại tỉnh Nghệ An năm 2020, Tạp chí Y học dự phòng, số 1, tập 32, p.223.

3.https://cdyhn.vn/nganh-dieu-duong-la-gi-thuc-trang-nguon-nhan-luc-dieu-duong.html.

4. WHO, Tổng quan quốc gia về nhân lực Y tế Việt Nam (2023)

5. Lê Kim Tuyển, Lê Thị Thanh Hương (2022), Thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019 – 2020,  Tạp Chí Y học Cộng đồng, số 1, p.63

6. Nguyễn Việt Thắng (2014), Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập Hà Tĩnh năm 2014, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh.

7. Bộ Y tế- Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 26/2015/TT-BYT-BNV Qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

8. Hồ Phương Thuý (2022), Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối nội tại bệnh viên đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2022, Tạp chí Khoa học điều dưỡng, Tập 4, Số 02.

9. Nguyễn Ngọc Huấn (2020), Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại trung tâm y tế huyện Sóc sơn – Thành phố Hà Nội năm 2019, Khoá luận tốt nghiệp đại học ngành Y đa khoa.

10. Nguyễn Thị Lý và cộng sự (2022), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến công tác đào tạo liên tục cho nhân viên y tế nghiên cứu tổng quan có hệ thống, giai đoạn 2010 – 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 518, tháng 9, số 01-2022.

11. Lưu Thị Nguyệt Minh và cộng sự (2017), Công tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương từ năm 2014 – 2016, Tạp chí Khoa học nghiên cứu sức khoẻ và phát triển, Trường Đại học Y tế công cộng, tập 1, số 1-2017.

12. Tăng Xuân Hải, Trần Thị Thuý Hà, Vũ Quang Hưng (2020), Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của Bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2020, Tạp chí Y học dự phòng, tập 32, số 1 (2022).

13. Hoàng Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Mạnh Khánh (2022), Thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2020 – 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 518, tháng 9, số 2, 2022.