NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DA KỀ DA
VÀ CHO CON BÚ SỚM CỦA SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020-2021
Phạm Thúy Quỳnh1, Phạm Văn Tân1 ,Trần Mai Huyên1, Phạm Thị Kim Hoàn1, Lê Tùng Lâm1
Đỗ Xuân Vinh2, Phạm Thị Tuyết Chinh2, Nguyễn Hải Yến3
1Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
1Sinh viên lớp Hộ sinh 9 – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành da kề da và cho con bú sớm của sản phụ sau đẻ thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da và cho con bú sớm của sản phụ sau đẻ thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sản phụ sau đẻ thường tại khoa A2 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Kết quả: : 97% sản phụ biết phương pháp da kề da cho trẻ sơ sinh; 81,5% sản phụ biết lợi ích của da kề da là giữ ấm cho trẻ; chỉ có 38,9% trẻ được nằm tiếp xúc da kề da với mẹ ở phòng sau đẻ. 79,4% sản phụ biết rằng sữa non có nhiều kháng thể, 37,7% trẻ được bú bữa bú đầu tiên ngay khi tiếp xúc da kề da với mẹ; 19,1% sản phụ không được hỗ trợ trong khi cho trẻ bú bữa bú đầu tiên, 19,1% người đỡ đẻ hỗ trợ cho trẻ bú mẹ. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp với thực hành da kề da và cho con bú sớm của các sản phụ.
Kết luận: 38,9% trẻ được nằm tiếp xúc da kề da với mẹ tại phòng sau đẻ; 37,7% trẻ được bú bữa bú đầu tiên ngay khi tiếp xúc da kề da với mẹ
Từ khóa: kiến thức, thực hành, da kề da, bú sớm
RESEARCH ON KNOWLEDGE, PRACTICE SKIN TO SKIN AND EARLY PIGS OF OWS AFTER NORMAL CHILDREN AT HA NOI OBSTETRICS AND GYNECOLOGY HOSPITAL IN 2020-2021
ABSTRACT
Objective: 1. Describe the current situation of knowledge, practice of skin to skin and early breastfeeding of pregnant women after giving birth often at Ha Noi Obstetrics and gynecology Hospital. 2. Learn about some factors related to skin-to-skin practice and early breasfeeding of pregnant women after giving birth at Ha Noi Obstetrics and gynecology Hospital.
Method: Postpartum pregnant women are usually at A2 department - Ha Noi Obstetrics and gynecology Hospital.
Results: 97% of women know how to use skin-to-skin treatment for their newborns; 81,5% of women know that the benefit of skin to skin is to keep the baby warm; only 38,9% of infants were allowed to lie skin-to-skin contact with their mothers in the postpartum room. 79,4% of women know that colostrum has a lot of antibodies; 37,7% of children receive the first breastfeed right after skin-to-skin contact with their mother; 19,1% of pregnant women are not supported while breastfeeding the first meal, 19,1% of the midwives are assisted to breastfeed baby. No association between age, education, occupation and skin-to-skin practice and early breastfeeding was found.
Conclusion: 38,9% of children were skin-to-skin contact with their mothers in the postpartum room; 37,7% of children were breastfed the first breastfed meal right after skin-to-skin contact with their mothers
Keywords: knowledge, practice, skin to skin, early feeding
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe sơ sinh hiện đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì thế, Bộ Y tế đã xác định sức khỏe trẻ sơ sinh là mộy yêt ưu tiên trong kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2015-2020 [1]
Theo UNICEF, tại Việt Nam, báo cáo điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2014 cho thấy chỉ khoảng 24,3% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn và chỉ khoảng 26,5% trẻ sơ sinh được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh [11]. Thực hiện EENC tại 8 quốc gia ưu tiên khu vực Tây Thái Bình Dương, chỉ có 32% trẻ được bú trước cách ly mẹ con.
Hậu quả do bệnh tật và tử vong sơ sinh rất nặng nề, các can thiệp sẵn có trong phạm vi các chương trình chăm sóc sức khỏe sản phụ - trẻ em có thể cứu sống sinh mạng của hầu hết trẻ sơ sinh. Ủ ấm bằng phương pháp da kề da và cho trẻ bú sớm là các can thiệp đơn giản, dễ thực hiện góp phần nâng cao sức khỏe và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ngoài việc điều chỉnh thân nhiệt, phương pháp da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ còn có nhiều tác dụng khác như: tăng tỉ lệ bú mẹ sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn, tăng tình cảm mẹ con, phát triển nhận thức, giảm stress, giảm nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh... ,[1], [13].
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn mong muốn được chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh theo những phương pháp mới và hiệu quả nhất. Để có thể áp dụng da kề da và cho con bú sớm những ngày đầu sau sinh trong chăm sóc cần có những khảo sát đánh giá kiến thực hành của các sản phụ về da kề da và cho con bú sớm của sản phụ sau đẻ thường. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành da kề da và cho con bú sớm của sản phụ sau đẻ thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da và cho con bú sớm của sản phụ sau đẻ thường tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sản phụ sau đẻ thường tại khoa Đẻ A2 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Trên 18 tuổi;
- Mang thai đủ tháng từ 37-41 tuần theo dự kiến sinh;
- Trẻ sơ sinh khỏe mạnh;
- Có thể nói, đọc, nghe và hiểu tiếng Việt;
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu;
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Sản phụ mang thai dị tật;
- Sản phụ mắc một số bệnh nội, ngoại khoa: tim mạch, tăng huyết áp, hen phế quản,…
- Phụ nữ bị suy giảm nhận thức.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:
* Phần da kề da
Cỡ mẫu sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: n= z2(1- a/2)p(1-p)/d2
* Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu cần thiết;
a: mức ý nghĩa thống kê;
z(1-a/2): hệ số giới hạn tin cậy (với a = 0,05 thì z(1-a/2) = 1,96);
p1= 0,867 (tỷ lệ sản phụ được da kề da tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội) [4];
d = 0,05 (sai số tối đa cho phép);
Vậy, ta có cỡ mẫu của nghiên cứu là: n1 = 1,962 x 0,867 x 0,133/0,052 (phụ nữ).
→ theo công thức trên tính được: n1 = 177,19
* Phần nuôi con bằng sữa mẹ:
Trong đó:
p2 = 0,779 (tỷ lệ sản phụ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh) [5];
d = 0,05 (sai số tối đa cho phép).
Vậy, ta có cỡ mẫu của nghiên cứu là: n2 = 1,962 x 0,779 x 0,221/0,052 (phụ nữ)
→ theo công thức trên tính được: n2 = 264,54
Do n1>n2 nên sản phụ tham gia nghiên cứu là 265 sản phụ.
* Kỹ thật chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện,chọn mẫu tới khi đủ n.
2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 01 năm 2021
2.4. Công cụ thu thập số liệu:
Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi và quy trình da kề da và bú sớm được thiết kế sẵn dựa trên mục tiêu nghiên cứu, kinh nghiệm lâm sàng. Bộ câu hỏi gồm 3 phần:
Phần 1: Thông tin chung: 9 câu;
Phần 2: Đo lường kiến thức và thực hành ủ ấm bằng phương pháp da kề da: 18 câu;
Phần 3: Đo lường kiến thức và thực hành cho con bú sớm: 15 câu.
Bộ công cụ được tham khảo từ một số đề tài nghiên cứu khác như tác giả Trương Thị Hải và Phạm Văn Tùng [2], [7]. Bộ công cụ được kiểm nghiệm Cronbach alpha trước khi nghiên cứu.
Tập huấn ĐTV: trước khi tiến hành phát bộ câu hỏi, các ĐTV được tập huấn. Nội dung tập huấn chủ yếu là để ĐTV biết được nội dung của bộ câu hỏi và mục đích của nghiên cứu.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu nhằm mục đích góp phần bảo vệ sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Các thông tin thu được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu mà không sử dụng cho mục đích khác. Các đối tượng trước khi tiến hành nghiên cứu đều được hỏi có đồng ý tham gia nghiên cứu. Không phân biệt chăm sóc các đối tượng có và không tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và sinh của sản phụ.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung về đặc điểm nhân khẩu học của sản phụ (n=265)
Số lượng
Tỷ lệ %
Tuổi
18-24 tuổi
54
20,4
25-34 tuổi
186
70,2
≥35 tuổi
25
9,4
Trình độ học vấn
Trung học cơ sở
4
1,5
Trung học phổ thông
47
17,7
Trung học chuyên nghiệp
5
1,9
Cao đẳng, đại học, sau đại học
209
78,9
Nghề nghiệp
Tri thức, văn phòng, giáo viên
138
52,1
Sinh viên
7
2,6
Công nhân
23
8,7
Nông dân
9
3,4
Tự do
88
33,2
* Nhận xét: Tuổi thường gặp nhất của đối tượng nghiên cứu là nhóm 25-34 chiếm 70,2%.
3.2. Kiến thức và thực hành của sản phụ về phương pháp da kề da
Bảng 3.2. Kiến thức về phương pháp da kề da
Biết da kề da
Có
257
97,0
Không
8
3,0
Tổng số
265
100
Lợi ích da kề da
Giữ ấm cho trẻ
216
81,5
Gắn bó mẹ con
Cho con bú sớm
160
60,4
Dễ theo dõi trẻ
90
34,0
Không biết
2
0,8
* Nhận xét: 97% sản phụ biết tới phương pháp da kề da cho trẻ sơ sinh. 81,5% sản phụ biết rằng lợi ích của da kề da là giữ ấm cho trẻ, chỉ có 13,6% sản phụ biết cả 4 lợi ích trên.
Biểu đồ 3.1. Thực hành điều chỉnh nhiệt độ khi trẻ da kề da (n=257)
* Nhận xét: 12,5% sản phụ để nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ dưới 28o; 2,3% sản phụ để nhiệt độ phòng trên 30o
Bảng 3.3. Thực hành về vị trí nằm của trẻ sơ sinh tại phòng sau đẻ
Tỷ lệ
Da kề da với mẹ
38,9
Nằm cạnh mẹ
157
61,1
* Nhận xét: 38,9% trẻ được nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, có 61,1% trẻ không được da kề da với mẹ trong phòng sau đẻ.
3.3. Kiến thức và thực hành về cho con bú sớm
Biểu đồ 3.2. Kiến thức về lợi ích của sữa non(n=257)
* Nhận xét: 79,4% sản phụ biết rằng sữa non có nhiều kháng thể.
Bảng 3.4: Kiến thức về thời điểm trẻ được bú lần đầu tiên
Trong 1h đầu sau đẻ
231
89,9
Trên 1h đầu sau đẻ
21
8,2
Tổng
* Nhận xét: 89,9% sản phụ biết cần cho trẻ bú trong 1 giờ đầu sau đẻ.
3.5. Thực hành về cho con bú sớm
Bảng 3.5. Người hỗ trợ sản phụ khi cho trẻ bú bữa bú đầu tiên
Người đỡ đẻ
49
19,1
Nhân viên y tế khác
85
33,0
Người thân, bạn bè
74
28,8
Không có ai hỗ trợ
* Nhận xét: 19,1% sản phụ không được hỗ trợ trong khi cho trẻ bú bữa bú đầu tiên, 19,1% người đỡ đẻ hỗ trợ cho trẻ bú mẹ
Biểu đồ 3.3. Thời điểm trẻ được bú lần đầu tiên
* Nhận xét: 37,7% trẻ được bú bữa bú đầu tiên ngay khi tiếp xúc da kề da với mẹ.
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung thực hành da kề da và cho con bú sớm (n=257)
Các yếu tố
Thực hành
da kề da
OR,
95%CI
p
Cho trẻ bú sớm
OR
<35
38,6%
143
61,4%
0,88
0,35-2,32
>0,05
89
38,2%
144
61,8%
1,23
0,47-3,47
≥35
10
41,7%
14
58,3%
33,3%
16
66,7%
TS
38,9%
61,1%
97
37,7%
62,3%
TĐHV
CĐ,ĐH, SĐH
75
36,0%
133
64,0%
0,54
0,27-1,06
81
127
1,31
0,65-2,72
≤THPT
51,0%
24
49,0%
32,7%
33
67,3%
62,3)
CBCC
48
35,6%
87
64,4%
0,74
0,43-1,26
34,8%
65,2%
0,77
0,45-1,31
CN,ND, Khác
52
42,6%
70
57,4%
50
41,0%
72
59,0%
* Nhận xét: Trong phạm vi nghiên cứu này, chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp với thực hành cho con bú sớm và da kề da của sản phụ
.4. BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về kiến thức và thực hành phương pháp da kề da của các sản phụ
Khi nghiên cứu trên 265 sản phụ sinh con tại bệnh viện phụ sản Hà Nội 97% sản phụ biết tới phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh. Tỉ lệ các sản phụ biết về phương pháp da kề da cao là điều dễ hiểu vì phương pháp này gần đây rất được các sản phụ quan tâm, trình độ dân trí của người dân thì ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự phát triển của truyền thông cũng như mạng xã hội đã cung cấp thêm rất nhiều kiến thức cho các sản phụ về vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh trong đó có phương pháp ủ ấm da kề da. Ngày 14 tháng 7 năm 2015, tại Hà Nội, Tổ chức Y tế thế giới phát động chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” tại Việt Nam, nêu bật các bước đơn giản có thể cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm ngàn ca biến chứng mỗi năm nguyên do bởi các thực hành có hại hoặc lỗi thời trong chăm sóc trẻ sơ sinh ở Việt Nam [10], sự kiện này cũng phần nào làm cho các sản phụ biết đến da kề da.
Khi phân tích sâu hơn, sự hiểu biết của sản phụ về phương pháp này là khá cao tuy nhiên chưa đầy đủ. Với câu hỏi nhiều lựa chọn về lợi ích của tiếp xúc da kề da thì tỷ lệ về tác dụng giữ ấm chiếm tỉ lệ cao nhất (81,5%), tiếp đến là lợi ích gắn bó mẹ con (78,9%), lợi ích cho con bú sớm là 60,4%, thấp nhất là lợi ích theo dõi trẻ (34%). Với kết quả kiến thức của sản phụ về da kề da, chỉ có 13,6% sản phụ biết được cả 4 lợi ích trên do có ít những kiến thức về lợi ích da kề da nên tỉ lệ các sản phụ ủ ấm trẻ sơ sinh bằng phương pháp da kề da ngay sau đẻ rất thấp, chỉ có 100 sản phụ (38,9%) có thực hành này cho con mình.
Theo nghiên cứu của Lozoff, ở các nước kém phát triển, phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh ít được thực hiện vì không có nỗ lực đặc biệt nào giúp mẹ con tiếp xúc da kề da với nhau trong những phút đầu sau khi sinh [14]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại những nơi có áp dụng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn các sản phụ thực hành ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh thì thực hành này cao hơn đáng kể. Theo Awi, tỉ lệ sản phụ áp dụng phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ trong vòng 30 phút sau sinh tại một bệnh viện của Nigeria (2005) là 38,4% [12]. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, da kề da ngay sau đẻ được thực hiện khá tốt (86,7%) [6], tuy nhiên để sản phụ tự chủ động da kề da cho trẻ sơ sinh thì cần những hướng dẫn cụ thể hơn của nhân viên y tế.
Cũng như kết quả của các nghiên cứu thực hiện ở nơi mà phương pháp da kề da chưa được giới thiệu và chỉ áp dụng với trẻ sơ sinh ngay sau đẻ do vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ được coi là kết quả điều tra ban đầu ở khoa A2, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tỉ lệ sản phụ thực hành ủ ấm da kề da cho con thấp do tại đây phương pháp này hầu như không được áp dụng. Các sản phụ trong nghiên cứu chưa được tư vấn, đào tạo và hỗ trợ thực hiện da kề da cho trẻ sơ sinh sau đẻ từ cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cũng như tại các lần khám thai trước sinh. Các sản phụ biết về phương pháp này chủ yếu là qua phương tiện thông tin đại chúng.
Điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của nước ta cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ sản phụ thực hành ủ ấm da kề da cho con thấp. Ngoài ra, sự hiểu biết chưa đầy đủ về phương pháp da kề da cũng đã lý giải cho sự chênh lệch giữa mức kiến thức và thực hành của các sản phụ (81,5% số sản phụ biết nhưng chỉ có 38,9% áp dụng để ủ ấm cho con).
Để phòng tránh hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng lý tưởng nên là 28-30ºc. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra được rằng có 12,5% sản phụ cho rằng chỉ nên để nhiệt độ phòng dưới 28o, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hạ thân nhiệt của trẻ sơ sinh. Đặc biệt trong tổng số sơ sinh tử vong tại bệnh viện trong 24 giờ đầu sau đẻ có đến 32% có dấu hiệu hạ nhiệt. Một nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy hạ thân nhiệt chiếm 35% trong tổng số tử vong sơ sinh [4]. Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy, cần nâng cao hơn nữa hiểu biết của sản phụ và nhân viên y tế về kiến thức, thực hành giữ ấm trẻ sau sinh, qua các chiến lược truyền thông, giáo dục, cung cấp thông tin thích hợp nhằm hạn chế tình trạng hạ thân nhiệt, phòng tránh bệnh tật và tử vong liên quan đến nguyên nhân hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh.
4.2. Bàn luận kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các sản phụ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kiến thức của các sản phụ về lợi ích của sữa non lại tương đối cao, Có đến 79,4% số sản phụ biết rằng trong sữa non có nhiều kháng thể và 76,7% biết trong sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Yến Phi thì số sản phụ biết được lợi ích của sữa non là 95% và của Trương Thị Hải là 99,8% [2], [5].
Cùng với tỷ lệ sản phụ biết khái niệm về sữa non thì sản phụ có kiến thức đúng về thời gian cho con bú lần đầu trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 89,9% cho rằng nên cho trẻ bú ngay sau đẻ. Điều này chứng tỏ rằng kiến thức về thời gian cho trẻ bú sau đẻ của các sản phụ là rất tốt, nó cũng là khá hợp lý vì 76,7% số sản phụ cho rằng trong sữa non có nhiều kháng thể, giúp trẻ tăng sức đề kháng. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Tôn Thị Anh Tú và Nguyễn Thu Tịnh khi số sản phụ cho rằng cho con bú ngay trong một giờ đầu sau sinh là 69,45% [8].
Mặc dù có kiến thức về thời gian cho con bú cũng như lợi ích của việc cho trẻ bú sớm là khá tốt nhưng nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tỷ lệ sản phụ cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh còn khá thấp (37,7%), phần lớn trẻ (57,2%) được bú sau 2-6 giờ đầu sau đẻ. Hiện nay, trên thế giới NCBSM là một thực hành phổ biến nhưng tỉ lệ sản phụ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh nói chung còn thấp. Ở Châu Á, chỉ có gần 20% số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Nghiên cứu tại thành phố Jinan, Trung Quốc cho thấy 51% sản phụ cho con bú lần đầu sau một giờ
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương, Đỗ Hữu Hanh tại tỉnh Yên Bái năm 2008 cho kết quả 66% sản phụ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh [3]. Lý do không cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ chủ yếu là do các sản phụ thiếu hiểu biết về lợi ích của sữa non, lợi ích của việc cho con bú sớm và nhiều nơi là do phong tục tập quán cũ và lâu đời của địa phương hoặc do sản phụ mệt không muốn cho con bú sớm. Chỉ có 19,1% sản phụ được người đỡ đẻ hỗ trợ cho trẻ bú bữa bú đầu tiên và 33% là từ nhân viên y tế khác. Khoa Đẻ A2 đang phân công chăm sóc theo đội, nhóm nên từng đội, nhóm sẽ có những đặc thù công việc riêng như chăm sóc sản phụ chuyển dạ, chăm sóc sản phụ sau đẻ... Tuy nhiên nhân viên y tế tham gia chăm sóc sản phụ chuyển dạ giai đoạn II cũng cần phải hoàn thành tốt hơn việc tư vấn và hỗ trợ cho trẻ bú bữa bú đầu tiên trên bụng mẹ. Cũng chính vì thế, 19,1% sản phụ không được hỗ trợ cho trẻ bú mẹ nên trẻ đã ăn một số thực phẩm khác thay thế sữa mẹ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho trẻ sơ sinh do trẻ không nhận được sữa mẹ, kháng thể từ sữa mẹ không truyền sang con.
Ở Ấn Độ, 70% số sản phụ nông thôn và hơn 50% các sản phụ trí thức ở Bombay cho trẻ ăn uống các thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu. Một nghiên cứu khác của Chhabra ở thành phố Delhi, Ấn Độ cũng cho thấy 76,9% trẻ được cho ăn các thức ăn nước uống khác trước lần bú đầu tiên. Ở một số vùng nông thôn Nigeria, 100% sản phụ cho con uống nước, sữa công thức hoặc trà thảo dược trước khi bú lần đầu [15]. Các kết quả trên cho thấy thực hành này rất phổ biến ở nhiều nước. Ở Châu Á, thường thì trẻ sơ sinh không được bú sữa non và vì vậy lần bú đầu tiên thường xảy ra sau 24 giờ đầu sau đẻ. Theo điều tra sức khỏe và dân số, chỉ 28% trẻ sơ sinh được bú trong một giờ sau đẻ, còn các trẻ khác được cho ăn bằng sữa bò, mật ong,... trước khi bú mẹ lần đầu. Tỉ lệ sản phụ cho trẻ ăn/uống thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu cao (19,1%) đã phản ánh thực trạng tình trạng trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hoàn trong 6 tháng đầu.
4.3. Bàn luận về các yếu tố liên quan tới thực hành da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các sản phụ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tương đồng với tác giả Trương Thị Hải, trong kết quả này thực hành da kề da ở các bà mẹ thuộc nhóm trên 35 và nhóm dưới 35 không có sự khác biệt, không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trong nghiên cứu của Trương Thị Hải thì trình độ học vấn của mẹ có liên quan đến thực hành ủ ấm da kề da. Cụ thể, ở những người có trình độ học vấn cao hơn (trung cấp trở lên) thì tỷ lệ thực hành ủ ấm da kề da cao hơn 11,9 lần với OR = 11,9; 95% CI (1,9 - 489,7) [2].
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở trên các bà mẹ đẻ thường ở Nigeria năm 2004 về thực hành tiếp xúc da kề da cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thực hành da kề da với mẹ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trình độ học vấn của mẹ tương đồng với kết quả trên về thực hành da kề da và cho con bú sớm sau đẻ. Cụ thể, đối với trình độ học vấn của mẹ thì ở những người có trình độ học vấn cao đẳng, đại học, sau đại học có thực hành cho trẻ bú trong một giờ đầu sau sinh (38,9%) cao hơn so với những người có trình độ học vấn trung học phổ thông (32,7%), tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Các yếu tố khác từ phía bà mẹ như nghề nghiệp cũng thì không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trình độ học vấn mẹ được cho là yếu tố quan trọng nhất quyết định thực hành nuôi con bằng sữa mẹ vì có kiến thức, kỹ năng tìm kiếm thông tin giúp bà mẹ nắm bắt được thông tin về lợi ích của sữa non đối với trẻ cũng như lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ sớm đối với bản thân mình ngay sau khi sinh tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành da kề da và cho con bú sớm. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về mối liên quan này cũng rất khác nhau, mối liên quan này còn phải tính đến sự tương tác giữa các yếu tố về đặc trưng cá nhân với môi trường sống, với sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
5. KẾT LUẬN
- 97% sản phụ biết phương pháp da kề da cho trẻ sơ sinh; 81,5% sản phụ biết rằng lợi ích của da kề da là giữ ấm cho trẻ chỉ có 38,9% trẻ được da kề da với mẹ ở phòng sau đẻ.
- 79,4% sản phụ biết rằng sữa non có nhiều kháng thể, 37,7% trẻ được bú bữa bú đầu tiên ngay khi tiếp xúc da kề da với mẹ;
- Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp với thực hành da kề da và cho con bú sớm của các sản phụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt
* Tiếng Anh