2021 - 2022
- Chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2020 – 2021

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2020 – 2021

Nguyễn Thị Hà, Khúc Thị Thanh Mai, Phạm Văn Dương,

Đoàn Thị Vân, Phạm Thu Hà,Ngô Đăng Ngự,CN. Đinh Thị Quỳnh, Bùi Thị Kim Hòa,

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS), trầm cảm và phân tích mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2.

Phương pháp: Mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 01 năm 2021 trên người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Kết quả: Điểm trung bình điểm CLCS chung của người bệnh là 67,15 ± 12,12 điểm, trong đó cao nhất ở lĩnh vực tài chính 81,49 ± 17,9 điểm còn thấp nhất là lĩnh vực mối quan hệ cá nhân với 44,18 ± 13,4 điểm. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ type 2 liên quan đến tuổi, giới, tình trạng kinh tế, tập thể dục thường xuyên, biến chứng của bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 bị trầm cảm là 46%, trong đó: 23,8% người bệnh bị mắc trầm cảm nhẹ, tiếp đó là trầm cảm vừa chiếm 17,9%, vẫn còn 4,3% người bệnh mắc trầm cảm nặng. Trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2 liên quan đến tuổi, giới, tình trạng kinh tế và tập thể dục thường xuyên, thời gian mắc bệnh, biến chứng của người bệnh. Điểm trung bình CLCS của người bệnh bị trầm cảm là 62,17 ± 12,61 thấp hơn so với người không bị trầm cảm là 71,38  ± 9,91. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế với p< 0,05.

Kết luận: Điểm trung bình điểm CLCS chung của người bệnh ở mức trung bình khá (67,15 ± 12,12 điểm). Tỷ lệ trầm cảm của người bệnh ĐTĐ cao (46%). Điểm trung bình CLCS của người bệnh bị trầm cảm thấp hơn so với người không bị trầm cảm. Các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tập thể dục hang ngày, biến chứng của bệnh ĐTĐ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2.

Kiến nghi: Xây dựng kế hoạch khám tầm soát trầm cảm sớm và xây dựng quy trình hướng dẫn, giáo dục sức khỏe phù hợp với nhóm tuổi cho người bệnh ĐTĐ type 2 nhằm nâng cao hiểu biết về bệnh ĐTĐ type 2 và các biến chứng của ĐTĐ giúp người bệnh có thể theo dõi phát hiện biến chứng sớm đồng thời nâng cao CLCS của họ.

ABSTRACT

LIVING QUALITY AND DEPRESSION OF PATIENTS WTH TYPE 2 DIABETES TREATED AS OUT PATIENTS AT THE EXAMINATION OF SAINT PAUL GENERAL HOSPITAL IN  2020 – 2021                           

Objectives:  To describe quality of life (QOL), depression and analyze the association between quality of life and depression of patients with type 2 diabetes.

Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted from December 2020 to January 2021 in patients with type 2 diabetes treated as outpatients at the medical examination department, Saint Paul General Hospital.

Results: The average score of the patient's overall CLCS score was 67.15 ± 12.12 points, of which the highest was in the financial field with 81.49 ± 17.9 points and the lowest was in the field of personal relationships with 44, 18 ± 13.4 points. Quality of life of people with type 2 diabetes is related to age, gender, occupation, economic status, regular exercise, complications of diabetes. The rate of patients with type 2 diabetes suffering from depression was 46%, of which: 23.8% of patients had mild depression, followed by moderate depression accounted for 17.9%, still 4.3% of patients had severe depression. Depression of patients with type 2 diabetes is related to age, gender, economic status and regular exercise, duration of disease, complications of the patient. The mean CLCS score of patients with depression was 62.17 ± 12.61, which was lower than that of patients without depression of 71.38 ± 9.91. This difference is statistically significant with p < 0.05.

Conclusion: The average score of the general CLCS score of the patients was quite average (67.15 ± 12.12 points). The rate of depression in people with diabetes is high (46%). The mean CLCS score of patients with depression was lower than that of people without depression. Factors such as age, sex, occupation, economic status, daily exercise, complications of diabetes affect the quality of life and depression of people with type 2 diabetes.

Suggestion:  To develop an early depression screening plan and develop a process of guidance and health education appropriate to the age group for people with type 2 diabetes in order to improve understanding of type 2 diabetes and its complications to help diabetes patients can monitor and detect complications early and improve their quality of life.

1. Đặt vấn đề

Đái tháo đường type 2 là thể thường gặp nhất trong các thể đái tháo đường (ĐTĐ), chiếm khoảng 90 - 95 % trong tổng số. ĐTĐ type 2 tiến triển âm thầm không có triệu chứng nên người bệnh đến ở giai đoạn muộn và có nhiều biến chứng. Đặc biệt chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ bị suy giảm rõ rệt [14].

Trầm cảm xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng lên cả thể chất và tâm thần của người bệnh. Trầm cảm làm người đái tháo đường ít hoạt động thể chất, dễ lạm dụng rượu và thuốc lá, có thói quen ăn uống không tốt và kém tuân thủ liệu trình điều trị đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy người bệnh ĐTĐ type 2 bị trầm cảm sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của họ [7], [17]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020-2021.

2. Phân tích mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020-2021. 

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

          - Người bệnh từ 18-80 tuổi có chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu

          - Người bệnh có bệnh lý tâm thần, rối loạn hành vi tâm thần hoặc xa sút trí tuệ, người bệnh có sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần

- Người bệnh đang mang thai hoặc từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 01 năm 2018 tại phòng khám nội tiết, điều trị ĐTĐ bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

2.3. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu thuận thiện, cỡ mẫu trong nghiên cứu là 235 người bệnh ĐTĐ type 2.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu: mỗi ngưỡi bệnh trả lời phỏng vấn 1 bộ phiếu điều tra. Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống được sử dụng bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường Châu Á (AsianDQOL) [9]. Bảng câu hỏi về trầm cảm sử dụng thang đo Beck [13].

Đánh giá CLCS và trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2 đựa vào phần trả lời của của các câu hỏi trong phiếu điều tra của đối tượng nghiên cứu để tính điểm. phần CLCS mỗi câu có 5 mức độ tương ứng với 5 mức điểm là 0,25,50,75,100. Phần trầm cảm mỗi câu hỏi được tính điểm từ 0 đến 3 điểm. Điểm tối đa cho phần CLCS là 2100 điểm, phần trầm cảm là 63 điểm.

2.5 Phân tích số liệu: Tất cả số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.

3. Kết quả

Bảng 1: Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Nội dung

TB ± ĐLC

Chế độ ăn

59,34 ± 13,44

Sức khỏe thể chất

70,35 ± 18,5

Sức khỏe tinh thần

75,74 ± 19,66

Tài chính

81,49 ± 17,9

Mối quan hệ cá nhân

44,18 ± 13,4

Điểm CLCS chung

67,15 ± 12,12

Nhận xét: Trung bình điểm CLCS chung của người bệnh là 67,15 ± 12,12 điểm, trong đó cao nhất ở mục tài chính 81,49 ± 17,9 điểm còn thấp nhất là mối quan hệ cá nhân với 44,18 ± 13,4 điểm.

Bảng 2: Đánh giá trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Nội dung

n=235

Tỷ lệ %

Không trầm cảm

127

54

Trầm cảm nhẹ

56

23,8

Trầm cảm vừa

42

17,9

Trầm cảm nặng

10

4,3

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 bị trầm cảm là 46%, trong đó người bệnh bị mắc trầm cảm nhẹ chiếm nhiều nhất là 23,8%.

Bảng 3: Mối liên quan giữa thông tin chung với chất lượng cuộc sống của người bệnh

Nội dung

Phân loại

Số lượng

(n=235)

TB ± ĐLC

Giá trị p

Tuổi

18 - 49 tuổi

27

75,26 ± 6,9

0,000

**

50 - 59 tuổi

27

64,63 ± 13,15

60 - 69 tuổi

104

67,93 ± 9,89

70 – 80tuổi

77

63,22 ± 16,6

Giới

Nam

101

69,01 ± 10,48

0,04

*

Nữ

134

65,74 ± 13,08

Nghề nghiệp

Lao động

91

64,95 ± 14,78

0,008

**

Hưu trí

119

69,6 ± 8,7

Khác

25

63,48 ± 13,31

Kinh tế gia đình

Trung Bình

215

66,46 ± 12,25

0,004

*

Khá giả

20

74,52 ± 7,46

Tập thể dục hàng ngày

166

68,38 ± 9,9

0,045

*

Không

69

64,18 ± 15,9

Biến chứng

 

109

62,22 ± 12,85

0,00

*

Không

126

71,4 ± 9,62

* T-test.  ** ANOVA.

Nhận xét:  Chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ type 2 liên quan đến tuổi, giới, tình trạng kinh tế, tập thể dục thường xuyên, biến chứng của bệnh ĐTĐ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

 

Bảng 4: Mối liên quan giữa thông tin chung với trầm cảm của người bệnh

 

Nội dung

Phân loại

Trầm cảm

Số lượng

(n=235)

Giá trị p

Không

Tuổi

18 - 49 tuổi

18 (66,7)

9 (33,3)

27

0,011

*

50 - 59 tuổi

15( 55,6)

12 (44,4)

27

60 - 69 tuổi

64(61,5)

40(38,5)

104

70 – 80tuổi

30(39)

47(61)

77

Giới

Nam

65 (64,4)

36 (35,6)

101

0,006

*

Nữ

62 (46,3)

72 ( 53,7)

134

Kinh tế gia đình

Trung Bình

108 (50,2)

107 (49,8)

215

0,000

**

Khá giả

19 (95)

1 (5)

20

Tập thể dục hàng ngày

98 (59)

68 (41)

166

0,017

*

Không

29 (42)

40 (58)

69

Thời gian mắc bệnh

< 5 năm

52 (66,7)

26 (33,3)

78

0,01

*

5 - 10 năm

54 (51,4)

51 (48,6)

105

>10 năm

21 (40,4)

32 (59,6)

52

Biến chứng

 

48 (44)

61 (56)

109

0,04

*

Không

79 (62,7)

47 (37,3)

126

*Chi-Square Test.  **Fister Test

Nhận xét: Trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2 liên quan đến tuổi, giới, tình trạng kinh tế và tập thể dục thường xuyên, thời gian mắc bệnh, biến chứng của người bệnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Bảng 5:  Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Nội dung

n=235

TB ± ĐLC

p

Không trầm cảm

127

71,38  ± 9,91

0,000

*

Có trầm cảm

108

62,17 ± 12,61

*T- test

Nhận xét: Điểm trung bình CLCS của người bệnh bị trầm cảm là  62,17 ± 12,61 thấp hơn so với người không bị trầm cảm là 71,38  ± 9,91. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.

4. Bàn luận

4.1. Chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2

Nghiên cứu trên 235 người bệnh của chúng tôi cho kết quả trung bình điểm CLCS chung của người bệnh là 67,15 ± 12,12 điểm. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hải năm 2018 là trung bình điểm CLCS chung của người bệnh là 62,79 ± 7,69 điểm [2]. Có sự tương đồng này có thể do tương đồng về môi trường nghiên cứu, thời gian nghiên và đối tượng nghiên cứu

Kết quả của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 bị trầm cảm là 46%, trong đó: 23,8% người bệnh bị mắc trầm cảm nhẹ, tiếp đó là trầm cảm vừa chiếm 17,9%, vẫn còn 4,3% người bệnh mắc trầm cảm nặng. Kết quả của chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của Trần Thị Hà An là 48,2% người bệnh bị trầm cảm cụ thể: 22,7% trầm cảm nhẹ, 16,2% trầm cảm vừa và 9,3% trầm cảm nặng [1]. Có sự khác biệt này có thể do đối tượng và địa điểm nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn nên tình trạng người bệnh nhẹ người bệnh của Trần Thị Hà An nghiên cứu trên người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối của miền Bắc và cả nước nên có tình trạng nặng hơn.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tập thể dục hang ngày, biến chứng của bệnh ĐTĐ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2.

4.2. Mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh đái tháo đường type 2

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm trung bình CLCS của nhóm người bệnh bị trầm cảm là 62,17 ± 12,61 thấp hơn so với nhóm người không bị trầm cảm là 71,38  ± 9,91. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế với p = 0,000. Kết quả này tương tự với nghiên cứu Firooze và cộng sự năm 2015 là điểm trung bình CLCS ở người bệnh trầm cảm và không trầm cảm lần lượt là 50,68 ± 14,04 và 60,46 ±13,27, có ý nghĩa thống kê (p <0,0001) [6]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rojob 2018 nhận thấy rằng trầm cảm là yếu tố chính làm giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh ĐTĐ, trầm cảm không được điều trị và không được phát hiện có thể làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh ĐTĐ type 2 [15]. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm trầm cảm ở người bệnh ĐTĐ type 2 sẽ giúp cho việc điều trị người bệnh đái tháo đường được hiệu quả hơn.

5. Kết luận và kiến nghị

Kết luận: Điểm trung bình điểm CLCS chung của người bệnh ở mức trung bình khá (67,15 ± 12,12 điểm). Tỷ lệ trầm cảm của người bệnh ĐTĐ cao (46%). Điểm trung bình CLCS của người bệnh bị trầm cảm thấp hơn so với người không bị trầm cảm. Các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tập thể dục hang ngày, biến chứng của bệnh ĐTĐ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trầm cảm của người bệnh ĐTĐ type 2.

Kiến nghi: Bệnh viện nên xây dựng quy trình hướng dẫn, giáo dục sức khỏe phù hợp với nhóm tuổi cho người bệnh ĐTĐ type 2 nhằm nâng cao hiểu biết về bệnh ĐTĐ type 2 và các biến chứng của ĐTĐ giúp người bệnh có thể theo dõi phát hiện biến chứng sớm đồng thời nâng cao CLCS của họ. Ngoài ra cần xây dựng kế hoạch khám tầm soát trầm cảm sớm cho người bệnh ĐTĐ type 2 sàng lọc sớm trầm cảm ở các người bệnh ĐTĐ type 2 đặc biệt ở các NB có các yếu tố nguy cơ đối với trầm cảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

  1. Trần Thị Hà An (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng  trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
  2. Nguyễn Thị Bích Hải (2018), Chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

  1. Firooze Derakhshanpour, Mohammad Ali Vakili, Maryam Farsinia, Kamal Mirkarimi (2015), "Depression and Quality of Life in Patients With Type 2 Diabetes ", Iran Red Crescent Med,  17, tr. 5. e27676.
  2. B. Dziedzic, Z. Sienkiewicz, A. Leńczuk-Gruba và các cộng sự. (2020), "Prevalence of Depressive Symptoms in the Elderly Population Diagnosed with Type 2 Diabetes Mellitus", Int J Environ Res Public Health,  17(10).
  3. S.G.K. Goh, B. N. Rusli và B.A.K. Khalid (2015), "Development and vaildation of the Asian Diabetes Quality of Life (AsianDQOL) Questionaire", Diabetes research and clinic pratice 108(2015), tr. 489-498.
  4. P. J. Lustman, R. E. Clouse, L. S. Griffith và các cộng sự. (1997), "Screening for depression in diabetes using the Beck Depression Inventory", Psychosom Med,  59(1), tr. 24-31.
  5. A. Lloyd, W. Sawyer và P. Hopkinson (2001), "Impact of long-term complications on quality of life in patients with type 2 diabetes not using insulin", Value Health,  4(5), tr. 392-400.
  6. I. E. Juárez-Rojop, C. M. Fortuny-Falconi, T. B. González-Castro và các cộng sự. (2018), "Association between reduced quality of life and depression in patients with type 2 diabetes mellitus: a cohort study in a Mexican population", Neuropsychiatr Dis Treat,  14, tr. 2511-2518.
  7.  D. J. Wexler, R. W. Grant, E. Wittenberg và các cộng sự. (2006), "Correlates of health-related quality of life in type 2 diabetes", Diabetologia,  49(7), tr. 1489-97.