Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2019 - 2020
- Xây dựng mô hình hướng dẫn tự học bằng giảng dạy E-learning

1. Tên SKKN: Xây dựng mô hình hướng dẫn tự học bằng giảng dạy E-learning trong đào tạo cao đẳng ngành điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

2. Các thành viên tham gia:

ThS. Thành Thị Bích Chi – Chủ nhiệm

Thành viên:

ThS. Vũ Đình Sơn

ThS. Tiên Thị Nga

CN. Nguyễn Thị Phượng

ThS. Phạm Thuý Hằng

Đặt vấn đề: Theo thông tư 03/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 01/3/2017 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn hoạt động tự học có hướng dẫn là một yêu cầu bắt buộc. Giảng dạy bằng E-learning là xu thế hiện nay và đã được nhiều trường triển khai. Các ứng dụng của Google rất đa dạng, miễn phí và dễ dàng liên kết với nhau để phát huy tối đa hiệu quả trong E-learning: Gmail, Google Classroom, Google Calendar, Google Drive, …. Nhiều ứng dụng giảng viên và sinh viên đã làm quen và sử dụng thành thạo. Để giải quyết khó khăn chưa có hướng dẫn tự học phù hợp, hiệu quả trong trường, nhóm SKKN đề xuất giải pháp: Xây dựng mô hình hướng dẫn tự học bằng giảng dạy E-learning trong đào tạo cao đẳng ngành điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội với mục tiêu:

  1. Xây dựng mô hình hướng dẫn tự học bằng giảng dạy E-learning trong đào tạo cao đẳng điều dưỡng với các ứng dụng của Google.
  2. Mô tả tính chấp nhận của giảng viên và sinh viên về mô hình hướng dẫn tự học bằng E-learning.

Các bước tiến hành

1. Xây dựng và thử nghiệm mô hình hướng dẫn tự học bằng E-leaning:

Phương pháp: Thực nghiệm.

Các bước tiến hành:

a) Xây dựng hệ thống E-learning: bao gồm trang web E-learning riêng của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội dựa vào các ứng dụng của Google; bộ tài liệu hướng dẫn dạy – học bằng E-learning cho giảng viên và sinh viên (trực tuyến); quy trình quản trị E-learning.

b) Thử nghiệm trên thực hiện từ tháng 12/2019 đến 4/2020.

2. Đánh giá tính chấp nhận của giảng viên và sinh viên về mô hình hướng dẫn tự học bằng E-learning bằng phương pháp mô tả cắt ngang kết quả trả lời phiếu phỏng vấn GV và SV đã tham gia.

Kết quả:

1. Hoạt động xây dựng và thử nghiệm mô hình hướng dẫn tự học bằng E-leaning

1.1. Xây dựng:

Tháng 11/2019, nhóm SKKN đã tiến hành xậy dựng 01 trang web E-learning thông qua ứng dụng Google sites. Trang này có tên HMC’s E-learning website, được kết nối với website chính thức của nhà trường (http://hmc.edu.vn) tại ô dữ liệu E-learning đã được thiết kế mở sẵn của website của trường ngay tại trang chủ, rất dễ tìm và sử dụng với đường link:

 https://sites.google.com/view/hmc-elearning/trang-ch%E1%BB%A7?authuser=2.

Nhóm SKKN cũng xây dựng 01 quy trình quản trị E-learning (phụ lục 1), 01 bộ tài liệu hướng dẫn dạy – học bằng E-learning cho giảng viên và sinh viên (phụ lục 2) được đưa trực tuyến trên website E-learning và cung cấp cho giảng viên trong Hội thảo Hướng dẫn tự học bằng E-learning tổ chức tháng 11/2020. Từ tháng 3/2020, để đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến, đối phó tình hình đóng cửa trường học do dịch Covid-19, nhóm SKKN đã bổ sung thêm hướng dẫn sử dụng Zoom và Google Meet, đồng thời mở thêm các trang hỗ trợ hướng dẫn tự học và học trực tuyến cho các ngành khác (Dược, KTXNYH, ...)

1.2. Triển khai thử nghiệm: từ tháng 12/2019 đến 5/2020

- Số giảng viên tham gia xây dựng bài giảng: 26

- Số bài giảng được xây dựng và số hóa: 31.

- Số lượng và tên các môn học đã dùng Google Classroom và website E-learning để hướng dẫn tự học trong CTĐT cao đẳng điều dưỡng HPET: 6 môn (Cấu tạo và chức năng của cơ thể, Sự hình thành bệnh tật và quá trình phục hồi, Sức khỏe môi trường – dịch tễ, Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp, anh văn 1, Tâm lý – giao tiếp- GDSK). Ngoài ra, GV cũng áp dụng thêm cho nhiều môn cho chương trình đào tạo khác: Pháp chế dược, Dược lý cho điều dưỡng, hộ sinh, Khoa học PT-TB, SKMT-GT-GDSK, DTH-NCKH, CSSKCĐ.

- Số sinh viên đã được tự học có hướng dẫn qua Google Classroom và website E-learning: cho chương trình cao đẳng điều dưỡng HPET 25 sinh viên. Ngoài ra, các GV còn mở rộng cho chương trình đào tạo khác: 621 sinh viên (CĐ dược 8, CĐ ĐD 14, HS9, XN13, HA13, CĐ 12).

Bảng tổng hợp số bài giảng, giảng viên và sinh viên tham gia

TT

Tên môn học

Đối tượng

Số bài

Số giảng viên

Số sinh viên

1

Sức khỏe môi trường – giao tiếp – GDSK

ĐD 14, HS9, HA13, XN13

4

2

87

2

Dược lý

ĐD 14, HS9, HA13, XN13

3

4

325

3

Pháp chế dược

D8

3

3

160

4

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

CĐ 12

3

3

106

5

DTH-NCKH

CĐ 12

2

2

117

6

Anh văn 1

CĐ 14, 14HPET, D9

3

3

111

7

SKMT-DT

CĐ 14 HPET

5

2

25

8

Khoa học phân tử đến tế bào

CĐ 14

3

5

249

9

Cấu tạo và chức năng của cơ thể

CĐ 14 HPET

1

1

25

10

Sự hình thành bệnh tật và quá trình phục hồi

CĐ 14 HPET

1

1

25

11

Pháp luật y tế - đạo đức nghề nghiệp

CĐ 14 HPET

1

1

25

12

Tâm lý- GT- GDSK

CĐ 14 HPET

1

1

25

13

Điều dưỡng cơ sở

CĐ 14 HPET

1

1

25

2. Đánh giá tính chấp nhận của giảng viên và sinh viên về mô hình hướng dẫn tự học bằng E-learning

2.1. Thông tin người được phỏng vấn: số GV trả lời 26, SV: 25 SV CĐ 14A27.

2.1.1. Khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng

TT

Ứng dụng

Đối tượng

Không biết

Biết cơ bản

Sử dụng tốt

1

Phần mềm soạn thảo văn bản

GV

 

15.4%

84.6%

SV

0.0%

70.4%

29.6%

2

Phần mềm bảng tính

GV

0.0%

65.4%

34.6%

3

Phần mềm trình chiếu (powerpoint)

GV

0.0%

26.9%

73.1%

SV

8.4%

74.9%

16.8%

4

Phần mềm hỗ trợ dạy học (violet, vẽ tranh, ...)

GV

0.0%

61.5%

38.5%

5

Trao đổi thông tin trên mạng internet (email, web, facebook, ...)

GV

0.0%

26.9%

73.1%

SV

2.8%

35.2%

62.0%

6

Công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng

GV

0.0%

38.5%

61.5%

SV

2.2%

48.0%

49.7%

7

Gmail

GV

0.0%

19.2%

80.8%

SV

1.7%

52.0%

46.4%

8

Google calendar

GV

26.9%

57.7%

15.4%

9

Google Classroom

GV

3.8%

73.1%

23.1%

SV

0.6%

58.1%

41.3%

10

Youtube

GV

3.8%

57.7%

38.5%

SV

2.8%

41.3%

55.9%

11

Google Drive

GV

3.8%

61.5%

34.6%

Nhận xét: như vậy đa số GV, SV đều có hiểu biets và có khả năng sử dụng các ứng dụng cơ bản tối thiểu cần thiết cho việc hướng dẫn tự học và tự học bằng elearning. Tuy nhiên, GV còn thấy yếu ở khả năng sử dụng Google calendar (26.9% không biết dùng), SV còn yếu ở khả năng soạn bài Powerpoint (8.4% không biết dùng).

2.1.2. Mức độ thầy cô, học trò sử dụng mạng internet để tìm kiếm/ khai thác thông tin phục vụ dạy – học:

- Giảng viên:

 

 

  • Sinh viên:

Nhận xét: 59.3% GV, 47.2% SV sử dụng internet hàng ngày để tìm kiếm/ khai thác thông tin phục vụ dạy – học. 25.9% GV, 17.8% SV sử dụng internet vài lần/tuần tìm kiếm/ khai thác thông tin phục vụ dạy – học. Còn có 31.7% SV chỉ sử dụng khi có yêu cầu.

2.2. Mô tả tính chấp nhận

2.2.1. Nhận xét về trang web elearning của trường

TT

Đánh giá

 

Không hài lòng

Hài lòng

Rất hài lòng

1

Giao diện đẹp

GV

3.8%

84.6%

11.5%

SV

2.8%

77.1%

20.1%

2

Dễ sử dụng

GV

7.7%

84.6%

7.7%

SV

3.4%

77.7%

19.0%

Nhận xét: Đa số GV, SV hài lòng về giao diện và khả năng sử dụng của trang web elearning.

2.2.2. Đánh giá hướng dẫn trên trang web elearning

- 25/26 (96.1%) GV đánh giá khai thác được các ứng dụng qua hướng dẫn trên trang web elearning.

- 158/179 SV (88.26%) đánh giá tài liệu hướng dẫn trên trang web elearning dễ hiệu, dễ sử dụng.

Như vậy phần lớn GV, SV thấy hướng dẫn trên trang web elearning sử dụng được. Tuy nhiên, vẫn còn 11.74% SV thấy chưa dễ hiểu, dễ sử dụng.

2.2.3. Thầy và trò đã tương tác dạy và học e-learning qua các hoạt động

- Giảng viên

Hoạt động

GV (n)

%

Cung cấp tài liệu

24/26

92.3

Đưa ra yêu cầu tự học

25/26

96.1

Kiểm tra việc tự học của sinh viên

21/26

80.7

Giao bài tập trước/sau khi lên lớp

22/26

84.6

Phát hiện lỗ hổng kiến thức của sinh viên

18/26

69.2

Chấm điểm, phân loại năng lực sinh viên

14/26

53.8

Nhận xét: >80% GV đã sử dụng các ứng dụng để hướng dẫn tự học cho sinh viên thông qua cung cấp tài liệu, đưa ra yêu cầu tự học, kiểm tra việc tự học của SV, giao bài tập trước/sau khi lên lớp. Tuy nhiên, chỉ có 69.2% GV dùng e-learning để phát hiện lỗ hổng KT của SV và chỉ 53.8% GV đánh giá, phân loại năng lực SV qua e-learning.

- Sinh viên

Hoạt động

SV (n)

%

Xem tài liệu

154/179

86.0

Xem yêu cầu tự học

145/179

81.0

Làm bài tập trước/ sau khi lên lớp

151/179

84.4

Nhận phản hồi của GV

141/179

78.8

Nhận xét: >78.8% SV dùng e-learning để xem tài liệu, yêu cầu tự học, àm bài tập sau khi lên lớp, nhận phản hồi của GV.

2.2.4. Đánh giá sự sẵn sàng tham gia sử dụng hệ thống E-learning:

100% GV, SV sẵn sàng tham gia sử dụng hệ thống E-learning của trường để hướng dẫn tự học.

2.2.5. Khó khăn

- Của giảng viên: 9/26 không có khó khăn gì. Còn lại có các khó khăn tập trung vào những nội dung sau:

- Chưa rõ về cách kiểm tra bài, cài đặt giờ để kiểm tra bài, cách tổng hợp điểm

- Hệ thống mạng không ổn định

- Chưa sử dụng hết tác dụng của các phần mềm

- Sinh viên còn thụ động ít tham gia lớp học trên elearning

- Của sinh viên

- Không được hướng dẫn chi tiết về các ứng dụng

- Hệ thống wifi không ổn định.

2.2.6. Góp ý

- Các bộ môn nên đưa đủ bài giảng giúp cho SV đọc bài trước.

- Cần hoàn thiện các tính năng

- Sử dụng phần mềm bản quyền nhằm nâng cao chất lượng bài giảng

- Tập huấn và hệ thống mạng hoàn thiện hơn

3. Bàn luận:

          Qua 5 tháng thử nghiệm hệ thống E-learning phục vụ hướng dẫn tự học, nhóm SKKN đã thực hiện được:

- Xây dựng cơ bản những giao diện chính để hướng dẫn tự học bằng E-learning.

- Xây dựng hướng dẫn sử dụng và quy trình cũng như biểu mẫu bài giảng

Kết quả thử nghiệm cho thấy:

- Trong 5 tháng sử dụng, GV, SV đã thực hiện 1 khối lượng không nhỏ bài học tự học qua hệ thống này. Đặc biệt từ tháng 3-4/2020, do nhà trường ngừng dạy học tập trung do ảnh hưởng của dịch Covid -19, việc học online bắt đầu thực hiện thì ứng dụng này càng được GV, SV khai thác. Không chỉ SV ngành điều dưỡng mà SV nhiều ngành khác cũng được sử dụng ứng dụng này.

- Các ứng dụng được triển khai trong giảng dạy e-learning: được đa số GV và SV sử dụng được. Như vậy, GV, SV không gặp khó khăn khi tiếp cận và sử dụng những ứng dụng này trong hệ thống E-learning. Tuy nhiên, GV còn thấy yếu ở khả năng sử dụng Google calendar (26.9% không biết dùng), SV còn yếu ở khả năng soạn bài Powerpoint (8.4% không biết dùng). Điều này cho thấy cần có hỗ trợ, hướng dẫn GV, SV nhiều hơn về nội dung này.

- Giao diện và khả năng sử dụng của website HMC’s elearning được đánh giá hai lòng bởi 96.1 GV, 97.2% SV. Như vậy website được GV, SV chấp nhận về hình thức và các giao diện sử dụng.

- Về hướng dẫn sử dụng trên trang website HMC’s elearning: 96.1% GV, 88.26% SV đánh giá dễ hiểu, dễ sử dụng. Đây là 1 trong những thành tố quan trọng giúp GV, SV tiếp cận và sử dụng website và khi cần có thể tìm được những hướng dẫn cần thiết trong quá trình sử dụng. Tỷ lệ trả lời đồng ý cảu SV thấp hơn của GV hoàn toàn hợp lý vì GV chủ động hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong sử dụng. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy cần phải hỗ trợ SV nhiều hơn.

- GV và SV tham gia nhiều hoạt động hướng dẫn tự học thông qua hệ thống này: cung cấp tài liệu, làm bài tập, gửi yêu cầu tự học, nhận phản hồi của GV, đánh giá SV. Tuy nhiên, chỉ có 69.2% GV dùng e-learning để phát hiện lỗ hổng KT của SV và chỉ 53.8% GV đánh giá, phân loại năng lực SV qua e-learning. Điều này phù hợp do GV mới sử dụng nên chưa khai thác hết các tính năng, kỹ năng sử dụng Google calendar, google form của GV chưa thật sự tốt.

3. Đánh giá lợi ích kinh tế, xã hội của SKKN

          Giải pháp xây dựng mô hình nâng cao chất lượng hướng dẫn tự học bằng giảng dạy E-learning trong đào tạo cao đẳng ngành điều dưỡng thực hiện đúng chủ trương, định hướng phát triển của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo, giải quyết được khó khăn trong việc tổ chức tự học có hướng dẫn của nhà trường.

Kết luận

Nhóm SKKN đã xây dựng thành công 1 hệ thống website cùng với các hướng dẫn và quy trình quản lý bài giảng E-learning đi kèm.

Kết quả thử nghiệm trong vòng 5 tháng cho thấy:

  • Đa số GV, SV có khả năng sử dụng hệ thống này thông qua khả năng sử dụng các ứng dụng của Google, intetrnet.
  • Đa số GV, SV chấp nhận hệ thống này và đã thực hiện hầu hết các hoạt động tự học/ hướng dẫn tự học thông qua hệ thống này.

Kiến nghị

Nhóm SKKN xin đề nghị:

  1. Tiếp tục phát triển hoàn thiện hệ thống này để giảng viên và sinh viên có thể sử dụng để tự học có hướng dẫn.
  2. Mở rộng ứng dụng này cho các ngành khác trong trường.
  3. Tiếp tục tiến hành theo dõi quy mô lớn hơn, dài hơn để đánh giá hiệu quả thực sự.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thúy Hằng và cs (2013) “Tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người học vào hệ thống E-learning: một tình huống tại trường đại học Kinh tế - luật”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 53 (2013): 24-46.

2. Nguyễn Văn Linh và cs (2013) “Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Khoa học – đại học Cần Thơ, số 25 (2013): 94-102.

3. Thái Kim Phụng và cs (2016) “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng hệ thống E-learning” 2016. Kinh tế & Phát triển số 224(II) tháng 2/2016: 92-99.

4. Huỳnh Đệ Tú và cs (2019) “Hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning tại trường Đại học Kinh tế -tài chính TP Hồ Chí Minh: nghiên cứu đánh giá và kiến nghị”, Phát triển & Hội nhập số 46 (56) tháng 5-6/2019: 100-105.

5. Xiaofei lie và cộng sự: “An implementable arrchitecture of an E-learning system”, Canadian Conference on Electrical and Computer Engineering 2: 717 - 720 vol.2 · June 2003 with 84 Reads.