Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2019 - 2020
- Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân

 

Tên đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội năm 2019 – 2020.

 

ThS. Phạm Thị Mỹ Dung - BM Y tế công cộng

ThS. Đoàn Công Khanh - BM Y tế công cộng

TS. Nguyễn Thị Hiếu - BM Y tế công cộng

ThS. Hà Diệu Linh - BM Y tế công cộng

ThS. Nguyễn Khánh Chi - BM Y tế công cộng

Ngô Phương Thảo - CĐDS7A24

Phạm Thị Thảo Nguyên - CĐĐD12A14

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: 1)Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội năm 2019 – 2020; 2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân. Phương pháp: sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 384 người dân phường Thượng Thanh. Kết quả: >97% ĐTNC biết nên dùng thuốc theo hướng dẫn của BS; 28,6% có kiến thức yếu. 13%-33% thiếu tin tưởng vào lợi ích của sử dụng KS hợp lý; 2,3% có thái độ tốt. 95,6% tự ý sử dụng KS, hành vi sử dụng KS lần gần nhất có nhiều bất cập; chỉ 3,9% có thực hành tốt. Nữ giới, nhóm ≤40 tuổi, nhóm trình độ trên cấp 3 và viên chức/văn phòng có kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn so với nhóm so sánh; nhóm có kiến thức yếu và thái độ yếu có thực hành yếu cao gấp lần lượt 3,4 và 1,5 lần nhóm có kiến thức và thái độ không yếu (P<0,05).

 SUMMARY

Knowledge, attitude, practice (KAP) and factors related to KAP of antibiotics among people living in Thuong Thanh ward, Long Bien district, Hanoi in 2019-2020.

Objective: 1) Assess the knowledge, attitude and practice of antibiotics among people in Thuong Thanh ward, Long Bien district, Hanoi in 2019 - 2020; 2) Explore some factors related to people's knowledge, attitude and practice of antibiotics. Method: a cross-sectional study was taken, 384 people in Thuong Thanh ward were interviewed. Results: > 97% of research respondents were aware that using antibiotics should be in accordance with the doctors’
advisory; 28.6% participants were marked as “limited knowledge”. 13% -33% interviewees had lack confidence in the benefits of proper use of antibiotics; 2.3% people were categorized as “good attitude” only. 95.6% respondents’ families used of antibiotics without doctors’ request; their last time of using antibiotics had many inadequacies; 3.9% participants were analyzed as “good practice”. Women, people at the age of 40 or under, people with vocational education or higher and those who are officers presented better knowledge, attitude and practice than those who are not in these groups; the groups with limited knowledge and attitude tended to performed inadequate practice 3.4 and 1.5 times higher than the opposite ones, respectively.

  1. Đặt vấn đề

Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói riêng và trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nói chung. Sau khi được đưa vào sử dụng, kháng sinh đã giúp cho các quốc gia ứng phó hiệu quả hơn với các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm thay đổi một cách căn bản cơ cấu bệnh tật và tử vong theo hướng giảm nhẹ gánh nặng mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, đặc biệt tình trạng lạm dụng kháng sinh đã xảy ra ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Điều này làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và  trầm trọng hóa tình trạng kháng thuốc vốn đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và khó kiểm soát.

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến ở cả thành thị và nông thôn, đặc biệt tình trạng người dân tự ý mua kháng sinh mà không có đơn.

Phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội với vấn đề sử dụng kháng sinh không hợp lý và Kế hoạch hành động phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2013 – 2020 của Bộ y tế đã đặt ra cho Ngành y tế địa phương nhu cầu cấp thiết giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại trên địa bàn phường chưa có nghiên cứu tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng kháng sinh cũng như nhu cầu của người dân trên địa bàn liên quan đến vấn đề này. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu sau:

  1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội năm 2019 - 2020.
  2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội năm 2019 – 2020.
  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.  Đối tượng nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: Đại diện các hộ gia đình thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội.

  1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
  • Người dân trong độ tuổi từ 18 đến 70
  • Có mặt trên địa bàn tại thời điểm điều tra, có đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn phương ít nhất 1 năm trước thời điểm điều tra và không có kế hoạch thay đổi nơi sinh sống trong vòng 2 năm tới.
  • Ưu tiên lựa chọn những người am hiểu việc sử dụng thuốc của gia đình và/hoặc chịu trách nhiệm chính trong sử dụng thuốc của gia đình.
  1. Tiêu chuẩn loại trừ:
  • Mắc các chứng bệnh liên quan đến trí tuệ,  khả năng nhớ, phát âm ...
  • Không thường xuyên sinh sống trên địa bàn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích

* Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu:

  1. Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu cho điều tra định lượng:

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả

                         p.q

n = Z2( 1 - a / 2 )    

                          d 2

Trong đó:  Z2( 1 - a / 2 ) : hệ số giới hạn tin cậy 

 (với a = 0,05 à Z( 1 - a / 2  = 1,96 )

q = 1 - p

d: sai số mong muốn (chọn d = 0,05)

Lấy giá trị p = 0.5 à Từ đó cỡ mẫu tính được là 384.

  1. Kết quả và bàn luận

3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân

 

Biểu đồ 3.1.1. Xếp loại kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh của người dân

Số liệu biểu đồ trên cho thấy kiến thức thái độ và thực hành sử dụn kháng sinh của người dân khá hạn chế. Tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành yếu tương đối cao (các tỷ lệ này lần lượt là 28,6%; 40,9% và 25,3%). Tỷ lệ có thái độ và thực hành tốt rất thấp (2,3% và 3,9%).

3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân

Bảng 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về thuốc KS của ĐTNC

Đặc điểm

Kiến thức

OR (95%CI)

P

Yếu

n (%)

≥ Trung bình n (%)

Tuổi

≤ 40

37 (21,6)

134 (78,4)

0,53

(0,33-0,84)

0,007

> 40

73 (34,3)

140 (65,7)

Trình độ văn hóa

≤ Cấp 3

93 (36,5)

162 (63,5)

3,78

(2,14-6,69)

0,000

Trên cấp 3

17 (13,2)

112 (86,8)

Nghề nghiệp

Viên chức/văn phòng

16 (19,3)

67 (80,7)

0,53

(0,29-0,96)

0,039

Nghề khác

94 (31,2)

207 (68,8)

Nhóm từ 40 tuổi trở xuống có kiến thức tốt hơn so với nhóm trên 40 tuổi [OR = 0,53; (95%CI: 0,33-0,84); P<0,05]; nhóm có trình độ học vấn cấp 3 trở xuống có tỷ lệ kiến thức yếu cao gấp gần 4 lần tỷ lệ này của nhóm có trình độ trên cấp 3 [OR = 3,78 (95%CI: 2,14-6,69); P<0,05]. Tỷ lệ có kiến thức yếu của nhóm làm nghề viên chức/nhân viên văn phòng thấp bằng một nửa tỷ lệ này của nhóm nghề khác [OR = 0,53 (95%CI: 0,29-0,96); P<0,05].

Bảng 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ sử dụng KS của ĐTNC

Đặc điểm

Thái độ

OR (95%CI)

P

Yếu

n (%)

≥ Trung bình n (%)

Trình độ văn hóa

≤ Cấp 3

121 (47,5)

134 (52,5)

2,33

(1,48-3,68)

0,000

> Cấp 3

36 (27,9)

93 (72,1)

Nghề nghiệp

Viên chức/văn phòng

18 (21,7)

65 (78,3)

0,32

(0,18-0,57)

0,000

Nghề khác

139 (46,2)

162 (53,8)

Kết quả nghiên cứu cho thấy tương tự với kiến thức về KS, trình độ văn hóa và nghề nghiệp của người tham gia nghiên cứu có liên quan tới thái độ sử dụng kháng sinh của họ. Nhóm có trình độ cấp 3 trở xuống có thái độ yếu cao gấp 2,3 lần so với nhóm có trình độ trên cấp 3 [OR = 2,33 (95%CI: 1,48-3,68); P<0,05]; nhóm viên chức/nhân viên văn phòng có thái độ yếu chỉ xấp xỉ 1/3 nhóm nghề khác [OR = 0,32 (95%CI: 0,18-0,57); P<0,05].

Bảng 3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng KS của ĐTNC

Đặc điểm

Thực hành

OR (95%CI)

P

Yếu

n (%)

≥ Trung bình n (%)

Tuổi

≤ 40

66 (38,6)

105 (61,4)

0,61 (0,41-0,92)

0,023

> 40

108 (50,7)

105 (49,3)

Trình độ văn hóa

≤ Cấp 3

129 (50,6)

126 (49,4)

1,91

(1,23-2,96)

0,005

Trên cấp 3

45 (34,9)

84 (65,1)

Nghề nghiệp

Viên chức/ văn phòng

27 (32,5)

56 (67,5)

0,51

(0,30-0,84)

0,009

Nghề khác

147 (48,8)

154 (51,2)

Kiến thức về kháng sinh

Yếu

73 (66,4)

37 (33,6)

3,38

(2,12-5,38)

0,000

≥ Trung bình

101 (36,9)

173 (63,1)

Thái độ về kháng sinh

Yếu

81 (51,6)

76 (48,4)

1,54

(1,02-2,31)

0,048

≥ Trung bình

93 (41,0)

134 (59,0)

Số liệu bảng trên cho thấy, có mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, kiến thức và thái độ KS. Những người từ 40 tuổi trở xuống có nguy cơ thực hành yếu thấp hơn gần ½ so với nhóm trên 40 [OR = 0,61 (95%CI: 0,41-0,92); P<0,05]. Tỷ lệ có thực hành sử dụng KS yếu ở nhóm có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống cao gấp gần 2 lần so với nhóm có trình độ trên cấp 3 [OR = 1,91 (95%CI: 1,23-2,96); P<0,05]. Nhóm viên chức/nhân viên văn phòng cũng có tỷ lệ thực hành yếu thấp hơn so với nhóm nghề khác [OR = 0,51 (95%CI: 0,30-0,84); P<0,05].

Bên cạnh đó, nhóm có kiến thức yếu về KS có nguy cơ thực hành yếu cao gấp 3,4 lần so với nhóm có kiến thức từ trung bình trở lên [OR = 3,38 (95%CI: 2,12-5,38); P<0,05]. Tương tự, nhóm có thái độ yếu có nguy cơ thực hành yếu cao gấp 1,5 lần so với nhóm có thái độ ≥ trung bình [OR = 1,54 (95%CI: 1,02-2,31); P<0,05].

  1. Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

  • Kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh của nhóm ĐTNC còn rất hạn chế, đặc biệt thái độ và thực hành.
  • Nhóm có trình độ trên cấp 3, nhóm viên chức/nhân viên văn phòng có kiến thức, thái độ và thực hành tốt hơn hẳn so với nhóm có trình độ dưới cấp 3 và nhóm nghề khác (P<0,05).
  • Nhóm dưới 40 tuổi có kiến thức và thực hành tốt hơn hẳn so với nhóm trên 40 tuổi (P<0,05).
  • Những người có kiến thức yếu và thái độ yếu có nguy cơ thực hành sử dụng kháng sinh yếu cao hơn hẳn so với nhóm có kiến thức và thái độ trung bình trở lên.

Kiến nghị:

  • Tăng cương các hoạt động nâng cao kiến thức của người dân về sử dụng KS, đặc biệt quan tâm hơn tới nhóm có trình độ học vấn ≤ cấp 3 và nhóm trên 40 tuổi. Chú trọng tới các thông tin liên quan đến lợi ích của sử dụng KS đúng cách và hậu quả của sử dụng KS không hợp lý.
  • Cuốn hút người dân quan tâm hơn nữa tới những nguồn thông tin/truyền thông về KS. Cân nhắc tới việc sử dụng bằng chứng trong truyền thông/nâng cao năng lực nhằm giúp củng cố niềm tin của người dân vào tầm quan trọng của sử dụng KS đúng cách.
  • Khuyến khích người dân đi khám và điều trị theo đơn thuốc và hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Tăng cường các biện pháp thúc đẩy việc sử dụng KS đúng cách cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý mua bán thuốc KS nhằm giảm thiểu hành vi tự ý mua bán và sử dụng thuốc KS của người dân.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
  2. Bộ Y tế (2013), Kế hoạch quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
  3. Nguyễn Thị Hải Hà và cs (2018), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tạp chí Khoa học Công nghệ T194 S.01 (2019).
  4. Trần Ngọc Hoàn (2018), Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng tại khoa Nhi, bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Dược Hà Nội.
  5. Nguyễn Văn Huy (2003), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ, ĐH Dược Hà Nội.

XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO

 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH