2019 - 2020
- Đánh giá kiến thức, thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan

Tên đề tài: Đánh giá kiến thức, thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tự khám vú của phụ nữ phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2020

Phạm Thúy Quỳnh1, Phạm Văn Tân1, Trần Mai Huyên1, Nguyễn Ngọc Tuân1,

Mai Thị Minh Nghĩa1, Trần Thị Phương2, Nguyễn Thị Thêm2, Nguyễn Thị Mai Linh3

1Trường Cao Đẳng Y tế Hà Nội

2Trạm Y tế phường Thượng Cát

3Sinh viên lớp Hộ sinh liên thông 6E – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

TÓM TẮT

Mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành về TKV của phụ nữ phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 2. Phát hiện một số yếu tố liên quan đến TKV của phụ nữ tại phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 270 phụ nữ đang sống tại phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Kết quả: 80,9% thông tin về TKV đối tượng nghiên cứu biết là từ nhân viên y tế. Kiến thức TKV đạt là 49,3%, thực hành TKV đạt thấp 24,1%, bước thực hành đạt thấp nhất là bước kiểm tra đuôi vú chỉ có 4,9%. Phụ nữ có độ tuổi từ 30-39 có kiến thức cao nhất (69%) gấp 2,43 lần nhóm 20-29 tuổi (OR=2,43; 95%CI: 1,20-4,94). Nhóm đối tượng trình độ là tri thức, văn phòng giáo viên có tỷ lệ đạt về thực hành là 50,6% cao gấp 28,19 lần so với nhóm công nhân 20,6% (OR=28,19, 95%CI: 6,12-179,78). Nhóm có kiến thức đạt có thực hành đạt cao gấp 7,83 lần so với nhóm có kiến thức không đạt. Kết luận: Kiến thức TKV đạt là 49,3%, thực hành TKV đạt thấp 24,1%. Tuổi có kinh lần đầu, số con hiện có có mối liên quan tới kiến thức TKV. Nghề nghiệp, tiền sử bệnh về vú có mối liên quan đến thực hành TKV.

Từ khóa: tự khám vú

SUMMARY

 ASSESSMENT OF KNOWLEDGE AND PRACTICE

AND FACTORS RELATING TO BREAST SELF-EXAMINING AMONG WOMEN IN THUONG CAT WARD, BAC TU LIEM DISTRICT, HA NOI 2020

Pham Thuy Quynh1, Pham Van Tan1, Tran Mai Huyen, Nguyen Ngoc Tuan1,

Mai Thi Minh Nghia1, Tran Thi Phuong2, Nguyen Thi Them2, Nguyen Thi Mai Linh3

1 Hanoi Medical College

2 Medical station of Thuong Cat ward d

3 Student of Midwifery 6E – Hanoi Medical College

Background: 1. To assess knowledge and practice of breast self-examination by women in Thuong Cat ward, Bac Tu Liem District, Hanoi. 2. To find out some factors relating to SDCO of women living in Thuong Cat Ward, Bac Tu Liem District, Hanoi. Subjects and methods: Using cross-sectional description study on 270 women living in Thuong Cat ward, Bac Tu Liem district, Hanoi. Results: 80.9% of subjects received the information on breast self-examination procedures from medical staffs. Those who have knowledge of breast self-examination consisted of 49.3%, the practice of breast self-examination recorded among interviewed subjects accounted for 24.1%, the most frequently missed step was the self-examining the tail of spence which only accounted for 4.9%. Women aged 30-39 have the highest knowledge (69%), which is 2.43 times higher than the age group of 20-29 (OR = 2.43; 95% CI: 1.20-4.94). The group of people with knowledge level and teachers' office having a practice rate of 50.6% is 28.19 times higher than a group of 20.6% workers (OR = 28.19, 95% CI : 6.12-179.78). The group with the knowledge gained with practice achieved 7.83 times higher than the group with the knowledge gained. Conclusion: Subjects who have knowledge of breast self-examination consisted of 49.3%, the practice of breast self-examination recorded among said subjects accounted for 24.1%. The age of first menstruation, the number of existing children is related to the knowledge of breast self-examination. Occupational factors, history of breast diseases were not associated to the awereness of practicing breast self-examination.
Keywords: breast self-examination

1. Đặt vấn đề

UTV là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng, đây cũng là nguyên nhân số một gây tử vong do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2010, UTV là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nữ giới. [1], [2].

          WHO năm 2015 chỉ ra rằng 58% các trường hợp tử vong do UTV xảy ra tại các nước nghèo, nguyên nhân chính do trình độ dân trí thấp và hệ thống y tế yếu kém vì vậy người bệnh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [2]. Phụ nữ Việt Nam thường được sàng lọc UTV muộn và có thời gian sống sau UTV thấp, 80% bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn trong khi tỷ lệ sống của người bệnh UTV nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm là 96,3%, giai đoạn muộn có di căn xa thì tỷ lệ sống chỉ còn 20%.

Có 3 phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán sớm UTV là: tự khám vú (TKV), khám vú lâm sàng và chụp nhũ ảnh [1]. TKV thường xuyên là một phương pháp an toàn, đơn giản, chi phí rất thấp, không tốn kém về thời gian và kinh tế, không xâm lấn nhưng thích hợp cho mọi phụ nữ để sàng lọc UTV [1]. TKV có ảnh hưởng tích cực đến phát hiện sớm các khối u tại vú, nhưng thực tế tỷ lệ phụ nữ thực hiện TKV tại nhà còn rất hạn chế.

Thượng Cát là một phường trọng điểm của quận Bắc Từ Liêm, công tác tuyên truyền sức khỏe sinh sản và dự phòng ung thư phụ khoa của phụ nữ trên địa bàn phường đặc biệt về TKV còn ít phụ nữ quan tâm. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:

     1. Đánh giá kiến thức, thực hành về TKV của phụ nữ phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

2. Phát hiện một số yếu tố liên quan đến TKV của phụ nữ tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

          Phụ nữ đang sống tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

         - Tuổi từ 20 – 59

         - Không mang thai, không cho con bú

         - Có thể nói, đọc, nghe và hiểu tiếng Việt

         - Tình nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

         - Phụ nữ mắc các bệnh về vú

         - Phụ nữ bị suy giảm nhận thức

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu:

n= z2(1- a/2) p(1-p)/d2

n: cỡ mẫu nghiên cứu cần thiết

a: mức ý nghĩa thống kê

Z (1-a/2): hệ số giới hạn tin cậy (với a = 0,05 thì Z (1-a/2) = 1,96)

     p1 = 0,227 (Tỷ lệ phụ nữ kiến thức tốt TKV tại Hà Nội và Hồ Chí Minh) [3]

     d = 0,05

     Vậy:             n = 1,962 x 0,227 x 0,773/0,052 (phụ nữ)

     → theo công thức trên tính được: n1 = 269,6

     Cỡ mẫu được chọn tối thiểu theo p1 là 270 (phụ nữ)

     p2 = 0,158 (Tỷ lệ phụ nữ thực hành tốt TKV tại Hà Nội và Hồ Chí Minh) [3].

     d = 0,05

     Vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là:

n2 = 1,962 x 0,158 x 0,842/0.052 (phụ nữ)

     → theo công thức trên tính được: n2 = 104,3

     Cỡ mẫu được chọn tối thiểu theo p2 là 104 (phụ nữ)

     n1 > n2, vậy, đối tượng nghiên cứu là 270 phụ nữ.

3. Kết qu 

3.1. Kiến thức và thực hành TKV

 

Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin về TKV

* Nhận xét: 80,9% thông tin về TKV đối tượng nghiên cứu biết là từ nhân viên y tế

 Bảng 3.1. Kiến thức TKV (n= 270)

 

Đạt

Không đạt

n

%

n

%

Phụ nữ có nên thực hành TKV từ 20 tuổi trở lên

128

47,4

142

52,6

Thời gian TKV tốt nhất

60

22,2

210

77,8

Tần suất TKV

53

19,6

217

80,4

Lần cuối cùng thực hiện TKV

102

37,8

168

62,2

TKV hàng tháng rất quan trọng, giúp phát hiện sớm UTV

198

73,3

72

26,7

Khám vú cần kiểm tra toàn bộ khu vực kéo dài dưới cánh tay, qua đường áo ngực, và phía trên xương ngực và trên xương đòn

188

69,6

82

30,4

Khi TKV cần khám cả 2 bên vú

158

58,5

112

41,5

Khi TKV nên kiểm tra cả đầu vú và bầu vú

133

49,3

137

50,7

* Nhận xét: 73,3% đối tượng nghiên cứu biết rằng TKV hàng tháng có thể phát hiện UTV, 77,8% đối tượng nghiên không biết hoặc trả lời sai về thời gian nên TKV

Bảng 3.2. Điểm đo lường thực hành TKV

TT

Nội dung câu hỏi

0 điểm

1 điểm

2 điểm

n

%

n

%

n

%

1

Cởi áo, ngồi thẳng lưng đứng trước gương ở tư thế xuôi 2 tay quan sát vú 2 bên tìm dấu hiệu bất thường

130

48,1

52

19,3

88

32,6

2

Hai cánh tay dang rộng, bàn tay để sau đầu tìm dấu hiệu bất thường của ngực

195

72,2

46

17

29

10,8

3

Nằm ngửa trên giường, đặt gối mỏng sau vai, dùng 3 ngón tay xòe thẳng vừa ấn vừa xoay tìm kiếm khối u hoặc khối bất thường từ trong ra ngoài theo hình xoáy chôn ốc

134

49,6

98

36,3

38

14,1

4

Di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách xem có u hạch không

218

80,7

39

14,4

13

4,9

5

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn nhẹ bầu vú xem có dịch

140

51,9

59

21,9

71

26,2

* Nhận xét: 4,9% phụ nữ thực hành đúng và đầy đủ bước kiểm tra đuôi vú

Biểu đồ 3.2. Điểm đo lường kiến thức và thực hành mức độ TKV

Nhận xét: 49,3% có kiến thức tốt về TKV, 24,1% thực hiện tốt thực hành TKV

 

3.3. Một số yếu tố liên quan đến tự khám vú

3.3.1. Mối liên quan giữa kiến thức tự khám vú với các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3. Liên quan giữa kiến thức tự khám vú

 với các yếu tố nhân khẩu học (n=270)

KT về TKV

Thông tin chung

Đạt

Không đạt

OR (95%CI)

n

%

n

%

Tuổi

20-29 tuổi

34

47,9

37

52,1

-

30-39 tuổi

58

69,0

26

31,0

2,43 (1,20-4,94)

40-45 tuổi

31

66,0

16

34,0

2,11 (0,92-4,86)

>45 tuổi

10

14,7

58

85,3

0,19 (0,08-0,45)

Trình độ học vấn

THCS

10

17,2

48

82,3

-

THPT

37

53,6

32

46,4

5,55 (2,26-13,91)

TCCN

23

46,0

27

54,0

4,09 (1,57-10,87)

CĐ, ĐH, SĐH

63

67,7

30

32,2

10,08 (4,22-24,67)

Nghề nghiệp

Tri thức,VP,GV

51

63,0

30

37

7,99 (3,30-19,78)

Sinh viên

0

0,0

8

100

-

Công nhân

42

79,2

11

20,8

17,95 (6,33-52,89)

Nông dân

10

17,5

47

82,5

1

Tự do

30

42,3

41

57.7

3,44 (1,04-8,60)

Ung thư vú

0

0

4

100

-

Không

133

0

133

100

-

Bệnh ung thư

1

8,3

11

91,7

-

Không

132

51,2

126

48,8

11,52 (1,51-242,23)

Tuổi có kinh lần đầu

≤ 10 tuổi

1

25,0

3

75,0

-

11-14 tuổi

36

54,5

30

45,5

3,06 (0,31-94,85)

≥ 15 tuổi

96

48,0

104

52,0

2,77 (0,25-70,29)

Số con hiện có

Chưa

44

73,3

16

26,7

-

1 con

34

51,5

32

48,5

0,37 (0,16-0,83)

2 con

41

54,7

34

45,3

0,43 (0,19-0,94)

≥ 3 con

14

20,3

55

79,7

0,09 (0,04-0,22)

* Nhận xét: Phụ nữ có độ tuổi từ 30-39 tuổi có tỷ lệ đạt về kiến thức cao nhất (69%) trong khi đó nhóm không đạt là 31%, tỷ lệ này gấp 2,43 lần nhóm 20-29 tuổi (OR=2,43; 95%CI: 1,20-4,94) trong khi nhóm phụ nữ trên 45 tuổi tỷ lệ này chỉ là 0,19 với (OR=0,19; 95%CI: 0,08-0,45)

Nhóm phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học có tỷ lệ đạt về kiến thức là 63,7%, nhóm không đạt là 32,2% cao gấp 10,08 lần so với nhóm có trình độ THCS (OR=10,08; 95%CI: 4,22-24,67).

Nhóm phụ nữ có tuổi có kinh lần đầu 11-14 tuổi có tỷ lệ đạt về kiến thức là 54,5% cao gấp 3,6 lần so với đạt về kiến thức của độ tuổi có kinh lần đầu dưới 10 tuổi  (OR=3,06; 95%CI: 0,31-94,85)

3.3.2. Mối liên quan giữa thực hành tự khám vú với các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Liên quan giữa thực hành tự khám vú

với các yếu tố nhân khẩu học (n=270)

TH TKV

Thông tin chung

Đạt

Không đạt

OR (95%CI)

n

%

n

%

Tuổi

20-29 tuổi

20

28,2

51

71,8

-

30-39 tuổi

34

40,5

50

59,5

1,73 (0,84-3,61)

40-45 tuổi

6

12,8

41

87,2

0,37 (0,12-1,10)

>45 tuổi

5

7,4

63

92,6

0,20 (0,06-0,62)

Trình độ học vấn

THCS

5

8,6

53

91,4

-

THPT

13

18,8

56

81,2

2,46 (0,75-8,56)

TCCN

6

12,0

44

88

1,45 (0,36-5.94)

CĐ, ĐH, SĐH

41

44,1

52

55,9

8,36 (2,86-26,21)

Nghề nghiệp

Tri thức,VP,GV

41

50,6

40

49,4

28,19 (6,12-179,78)

Sinh viên

0

0,0

8

100

-

Công nhân

11

20,8

42

79,2

7,20 (1,39-49,89)

Nông dân

2

3,5

55

96,5

-

Tự do

11

15,5

60

84,5

5,04 (0,99-34,56)

Ung thư vú

3

75,0

1

25,0

-

Không

62

23,3

204

76,7

0,10 (0,00-1,12)

Bệnh ung thư

12

15,8

64

84,2

-

Không

53

27,3

141

72,6

2,00 (0,96-4,26)

Tuổi có kinh lần đầu

≤ 10 tuổi

1

25,0

3

75,0

-

11-14 tuổi

32

48,5

34

51,5

2,82 (0,24-74,35)

≥ 15 tuổi

32

16,0

168

84,0

0,57 (0,05-14,73)

Tuổi có kinh lần đầu

Chưa

38

63,3

22

36,7

-

1 con

7

10,6

59

89,4

0,06 (0,02-0,17)

2 con

13

17,3

62

82,6

1,12 (0,5-0,28)

≥ 3 con

7

10,1

62

89,8

0,06 (0,02-0,18)

             

* Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có trình độ là tri thức, văn phòng giáo viên có tỷ lệ đạt về thực hành là 50,6% cao gấp 28,19 lần so với nhóm công nhân 20,6% (OR=28,19, 95%CI: 6,12-179,78)

Nhóm phụ nữ có kinh từ 11-14 tuổi có tỷ lệ đạt thực hành là 48,5% cao gấp 2,82 lần so với nhóm phụ nữ có kinh dưới 10 tuổi 25% 

3.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức tự khám vú và thực hành tự khám vú

Bảng 3.5. Liên quan giữa kiến thức và thực hành tự khám  vú (n=270)

Thực hành

Kiến thức

Đạt

Không đạt

OR

n

%

n

%

Đạt

54

40,6

11

8,0

7,83

Không đạt

79

54,9

126

90,2

Tổng

133

100

137

100

 

* Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt đồng thời thực hành đạt là 40,6%, nhóm có kiến thức đạt nhưng thực hành không đạt là 8%. Nhóm có kiến thức đạt có thực hành đạt cao gấp 7,83 lần so với nhóm có kiến thức không đạt.

4. Bàn luận

4.2. Bàn luận về kiến thức, thực hành về TKV

          Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn ra được 270 phụ nữ tham gia phỏng vấn, thông tin về TKV chủ yếu từ nhân viên y tế (80,9%), phần lớn thông tin về TKV do thông tin từ truyền hình, báo... (52,3%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thông tin có được do tivi và internet thấp hơn so với kết quả của Abolfotouh MA (78,7%). Sự khác biệt này có thể do kiến thức, khả năng thông tin từ các nước tốt hơn so với Việt Nam.

4.2.1. Bàn luận về kiến thức TKV          

TKV là phương pháp đầu tiên, sớm nhất, đơn giản, hiệu quả nhưng lại không tốn kém về mặt kinh tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng kiến thức về TKV của phụ nữ phường Thượng Cát không cao lắm. Trong nghiên cứu chỉ ra có 49,3% đạt về mặt kiến thức, 50,7% không đạt. Điều này chứng tỏ rằng chỉ khoảng một nửa đối tượng nghiên cứu thực sự có quan tâm tới TKV.

Theo nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển chỉ có 235 phụ nữ (22,7%) có kiến thức tốt về TKV, Tam Truong Donnelly (2014) 28,9% người tham gia nghiên cứu có nhận thức đúng theo khuyến cáo về TKV. Nghiên cứu của Mikiyas tại Ethiopia cho biết rằng có 49,9% có kiến thức tốt về TKV [4], kết quả nghiên cứu của Salman AA (2015) cho thấy tỷ lệ có kiến thức đạt về TKV là 67,7% [5]. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Salman, Salman thực hiện trên đối tượng giáo viên có trình độ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại một phường của Hà Nội. Đồng thời, với số lượng chỉ là 270 phụ nữ, đây chỉ là một số lượng nhỏ không thể đại diện cho toàn bộ phụ nữ trong phường, điều này có ảnh hưởng tới tính tổng quát của nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng phần đông người phụ nữ biết cần TKV hàng tháng phát hiện sớm UTV (73,3%), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Đỗ Kim Sơn (50,6%), Abolfotouh MA (43,5%), Nguyễn Thị Hằng (40,9%) [6], [7]. Lý do của sự hiểu biết hạn chế này cũng có thể do đa số đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng ở trình độ thấp (42,7% là nông dân và 26,4% là công nhân) [7].

Khi thực hiện khám vú, 69,6% đối tượng nghiên cứu cho rằng không những chỉ cần khám bầu vú mà còn cần khám cả toàn bộ khu vực kéo dài dưới cánh tay, qua đường áo ngực, phía trên xương ngực và phía trên xương đòn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Hà, về kiến thức kiểm tra phần đuôi vú (69%) và cao hơn so với Nguyễn Thị Hằng (34,5%) [7], [8].

Thời điểm TKV có ảnh hưởng lớn tới kết quả có phát hiện ra được những khối u bất thường tại vú, chỉ có 22,2% đối tượng nghiên cứu biết rằng nên khám vú ngay sau sạch kinh, phần lớn còn lại trả lời khám vú vào trước khi có kinh hoặc bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh (77,8%). Theo Võ Thị Ngọc Hà, chỉ có 11,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng nên khám vú ở thời điểm ngay sau sạch kinh, 74,5% khám vào bất kỳ lúc nào trong chu kỳ kinh. Nghiên cứu ở Ghana thì có tới 62% sinh viên thực hiện khám vú vào thời điểm thích hợp [9]. Sự khác biệt này của chúng tôi so với Ghana là do nghiên cứu của Ghana là những sinh viên điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm hơn và kiến thức tốt hơn về TKV. Người phụ nữ cần TKV mỗi tháng 1 lần nhằm mục đích phát hiện sớm khối u tại vú. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 19,6% phụ nữ cho rằng nên TKV 1 lần trong 1 tháng, theo tác giả Al Dubai (2012) là 28,5%, Minhat (2014) là 24,2% [10]. Võ Thị Ngọc Hà cho biết có 42,8% phụ nữ cho rằng nên khám vú 1 lần trong tháng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với Võ Thị Ngọc Hà có thể do nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Hà thực hiện ở 3 quận của thành phố Đà Nẵng nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện tại một quận ven thành phố Hà Nội [8].

4.2.2. Bàn luận về thực hành TKV

TKV là một trong những biện pháp phát hiện khối u tại vú sớm nhất nếu người phụ nữ thực hành TKV đúng và thường xuyên. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thực hành TKV đạt là khá thấp, chỉ có 24,1% đối tượng nghiên cứu TKV đạt theo các bước khuyến cáo. Saadoun F (2013) cho biết 35% phụ nữ có thực hành TKV theo đúng 6/12 bước khám vú; Mikiyas (2016) có 21,4% có thực hành tốt, Đỗ Quang Tuyển (2018) cho biết có 10,4% đối tượng tham gia thực hiện đúng kỹ thuật [3], [4]. Kết quả này có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác là do các yêu cầu đánh giá các bước TKV khác nhau, tình trạng giáo dục và khả năng tiếp cận thông tin khác nhau. Chúng tôi đang lấy ngưỡng kiến thức tốt là 50% số điểm, nghiên cứu của Mikiyas lại đánh giá theo giá trị trung bình đạt được.

Phụ nữ sẽ thực hành TKV thường xuyên hoặc duy trì có hiệu quả khi thực sự họ hiểu biết về lợi ích của TKV. Quan sát vú qua gương, người phụ nữ có thể tự phát hiện được kích thước, sự cân xứng vùng da bất thường tại bầu vú, sự co kéo, chảy dịch bất thường ở núm vú hoặc các dấu hiệu co kéo tại vú, …

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng chỉ có 32,6% phụ nữ đang thực hiện tốt bước quan sát này, 19,3% đối tượng nghiên cứu thực hiện việc quan sát qua gương không để tay đúng khi quan sát hoặc chỉ nhìn xuống bằng mắt, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng (36,4%) [7].

Thực hành khám đuôi vú cho kết quả thấp nhất trong quy trình TKV, chỉ có 4,9% làm đúng và đủ. Một trong những bất thường tại vú khi khám có thể phát hiện sớm do có những biểu hiện ra bên ngoài là có sự tiết dịch ở núm vú. Trong nghiên cứu này có 26,2% thực hiện tốt, 21,9% có thực hiện, khi phỏng vấn những đối tượng không thực hiện bước này, có một số phụ nữ cho rằng chỉ cần khám bầu vú, 50,7% đối tượng nghiên cứu không cho rằng tiết dịch núm vú là một dấu hiệu nguy cơ dẫn tới ung thư vú.

4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến TKV

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kiến thức TKV, đồng thời gián tiếp ảnh hưởng tới những hành vi liên quan tới sức khỏe.

4.3.1. Liên quan giữa kiến thức TKV với các yếu tố nhân khẩu học

    Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn đối tượng 20-59 tuổi trong đó độ tuổi có kiến thức đạt nhất là 30-39 tuổi có tỷ lệ đạt về kiến thức cao nhất (69%) trong khi đó nhóm không đạt là 31%, tỷ lệ này gấp 2,43 lần nhóm 20-29 tuổi (OR=2,43; 95%CI: 1,20-4,94) trong khi nhóm phụ nữ trên 45 tuổi tỷ lệ này chỉ là 0,19 với (OR=0,19; 95%CI: 0,08-0,45). Kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim Sơn cũng cho biết rằng nhóm phụ nữ từ 30-39 tuổi có kiến thức tốt nhất về tự khám vú và có mối liên quan giữa độ tuổi với kiến thức của đối tượng nghiên cứu (OR=2,14; p<0,05) [6]. Có thể giải thích một cách đơn giản rằng, độ tuổi càng cao thì mức độ ghi nhớ để trả lời các câu hỏi càng thấp, đồng thời nghiên cứu này được thực hiện ở một phường nằm ven thành phố nên việc đọc và tìm kiếm thông tin có kiến thức của đối tượng trên 45 tuổi có phần hạn chế.

          Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, khi tuổi có kinh tăng lên, kiến thức về TKV cũng tăng lên, phụ nữ có tuổi có kinh lần đầu từ 11-14 tuổi có kiến thức đạt về TKV là 54,5% cao gấp 3,6 lần so với phụ nữ đạt về kiến thức tự khám vú của độ tuổi có kinh lần đầu dưới 10 tuổi (25%) (OR=3,06; 95%CI: 0,31-94,85%). Độ tuổi có inh lần đầu trên 15 tuổi có mức độ đạt về kiến thức cao gấp 2,77 lần so với phụ nữ có kinh dưới 10 tuổi (OR=2,77; 95%CI: 0,25-70,29).

4.3.2. Liên quan giữa thực hành TKV với các yếu tố nhân khẩu học

.         Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng lứa tuổi có kiến thức tốt nhất về thực hành TKV là 30-39 tuổi chiếm 40,5%, thấp nhất là nhóm phụ nữ trên 45 tuổi 7,4%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng nhóm tuổi từ 30-39 tuổi đạt kiến thức về thực hành cao gấp 1,73 lần so với nhóm tuổi 20-29. Điều này là hoàn toàn phù hợp với mức độ đạt về kiến thức TKV. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khác so với tác giả Võ Thị Ngọc Hà (2016) với p>0,05 [8].

          Qua nghiên cứu về tự khám vú của phụ nữ phường Thượng Cát chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa thực hành TKV với trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng không đạt về thực hành TKV cao nhất là nhóm có trình độ trung học cơ sở 91,4% và đối tượng có thực hành tự khám vú tốt có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học (44,1%). Khi có trình độ học vấn càng cao họ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc thông tin, tìm hiểu được những lợi ích và nguy cơ khi không thực hành khám vú, hiểu được những nguy cơ đó, họ tăng cường thực hành nên kỹ năng thực hành tốt hơn. Phụ nữ có trình độ học vấn là cao đẳng, đại học, sau đại học có kiến thức đạt về thực hành tự khám vú cao gấp 8,36 lần so với nhóm có trình độ trung học cơ sở (OR=8,36; 95%CI: 2,86-26,21). Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Hà (2016) và Al-Dubai và cộng sự (2012), theo các nghiên cứu này thì có sự liên quan giữa thực hành TKV và trình độ học vấn với p<0,05 [8], [10].

 Những hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây UTV cũng là một trong những thông tin rất quan trọng giúp người phụ nữ chủ động trong việc phòng bệnh, TKV là một trong những phương pháp có thể phát hiện sớm khối u tại vú đồng thời phát hiện sớm UTV.

Đối tượng nghiên cứu có trình độ là tri thức, văn phòng giáo viên có thực hành đạt cao nhất là 50,6%, đối tượng có nghề nghiệp là công nhân (20,8%), lao động tự do (11%) sau đó là nông dân (3,5%) có kiến thức đạt tương đương nhau 16,9%, sau đó là nông dân 3,1%, sinh viên 0%. Đối tượng nghiên cứu có trình độ là tri thức, văn phòng giáo viên có tỷ lệ đạt về thực hành là 50,6% cao gấp 28,19 lần so với nhóm công nhân 20,6% (OR=28,19, 95%CI: 6,12-179,78). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của Võ Thị Ngọc Hà với 66,7% đối tượng nghiêu cứu có nghề nghiệp là tri thức có thực hành tốt. Sự khác biệt trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự kết quả của các tác giả Al-Dubai (2012) [10].

Nghiên cứu được thực hiện tại đại học Haramaya, Ethiopia về tự khám vú cho thấy mặc dù có kiến thức tốt về tự khám vú nhưng phần lớn các sinh viên (77%) chưa bao giờ thực hiện tự khám vú vì những lý do khác nhau như không có dấu hiệu hoặc triệu chứng (22,8%), sợ phát hiện dấu hiệu bất thường, thiếu riêng tư (15,4%),…

Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc các bệnh UTV có thực hành TKV đạt (75%) cao hơn so với đối tượng nghiên cứu không có tiền sử gia đình mắc các UTV có thực hành đạt (23,3%). Trong nghiên cứu này của chúng tôi, do đối tượng có tiền sử gia đình chỉ là 4 trong số 270 phụ nữ nên sự khác biệt không có ý nghĩa. Tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú không có mối liên hệ đáng kể với thực hành TKV trong một nghiên cứu thực hiện tại Iran, Jordan hay Malaysia. Theo nghiên cứu của Mikiyas những người tham gia nghiên cứu có gia đình bị ung thư vú thì việc thực hành TKV cao gấp 2,32 lần (OR=2,32; p=0,048) so với những người tham gia nghiên cứu có gia đình không có tiền sử [4]. Theo Madanat và Merill báo cáo rằng các phụ nữ có tiền sử UTV trong gia đình có nhiều thông tin hơn về TKV và thực hiện TKV thường xuyên hơn. Lý do để lý giải cho hành động này của họ là họ cảm thấy có nhiều yếu tố nguy cơ hơn.

Phụ nữ có kinh trên 40 năm, nguy cơ mắc UTV tăng gấp 2 lần so với phụ nữ có kinh trong 30 năm, có kinh trên 35 năm thì có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2 lần so với người có kinh dưới 25 năm. Ngoài ra, người có kinh lần đầu sớm và người có khoảng cách chu kỳ kinh ngắn, tỉ lệ mắc UTV cũng cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, với những phụ nữ có kinh lần đầu càng muộn, tỷ lệ thực hành không đạt càng cao, với nhóm phụ nữ có kinh trên 15 tuổi, tỷ lệ thực hành không đạt lên tới 84% trong khi nhóm 11-14 tuổi chỉ có 51,5%. Nhóm phụ nữ có độ tuổi có kinh từ 11-14 tuổi có thực hành đạt gấp 2,82 lần so với nhóm phụ nữ có kinh dưới 10 tuổi (OR=2,82; 95%CI: 0,24-74,35).

4.3.3. Liên quan giữa kiến thức tự khám vú và thực hành tự khám vú

Những phụ nữ có đủ kiến thức về UTV có tác động tới thực hành TKV. Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt đồng thời thực hành đạt là 40,6%, nhóm có kiến thức đạt nhưng thực hành chưa đạt là 8%. Nhóm có kiến thức đạt sẽ đạt về mặt thực hành cao gấp 7,83 lần so với nhóm có kiến thức không đạt. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Saadoun F (2013) cũng cho thấy phụ nữ có kiến thức tốt về TKV có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành TKV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu năm 2016 của Mikiyas, những người có kiến thức tốt về tự khám vú có khả năng thực hành tự khám vú cao gấp 12,42 lần so với những người có kiến thức kém (OR= 12,42; p<0,001) [4].

5. Kết luận

- Kiến thức TKV đạt là 49,3%

- Thực hành TKV đạt thấp, bước thực hành đạt thấp nhất là 24,1%

- Phụ nữ có độ tuổi từ 30-39 có kiến thức cao nhất (69%) gấp 2,43 lần nhóm 20-29 tuổi (OR=2,43; 95%CI: 1,20-4,94

- Đối tượng nghiên cứu có trình độ là tri thức, văn phòng giáo viên có tỷ lệ đạt về thực hành là 50,6% cao gấp 28,19 lần so với nhóm công nhân 20,6% (OR=28,19, 95%CI: 6,12-179,78)

- Phụ nữ có kiến thức đạt đồng thời thực hành đạt là 40,6%, nhóm có kiến thức đạt nhưng thực hành không đạt là 8%. Nhóm có kiến thức đạt có thực hành đạt cao gấp 7,83 lần so với nhóm có kiến thức không đạt.

6. Kiến nghị

Trạm y tế thường xuyên tổ chức những chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về TKV để nhằm mục tiêu nâng cao kiến thức về TKV cho đối tượng người dân tại cộng đồng.

Tổ chức thực hiện hướng dẫn TKV không những cho các cộng tác viên trong phường mà còn hỗ trợ trực tiếp các phụ nữ trong phường nhằm mục tiêu thực hành TKV đạt kết quả.

Tài liệu tham khảo

  1. Tastan, S., Iyigun, E., Kilic, A., & Unver, V. (2011), Health Beliefs Concerning Breast Self-examination of Nurses in Turkey, Asian Nurser Research 5(3), 151-156. Doi: 3.1016/j.anr.203.09.001.
  2. World Health Organization (2015), Breast Cancer Awareness Month, Bulletin of the:http://www.who.int/mediacentre/commentaries/breast-cancer awareness/en/. 
  3. Đỗ Quang Tuyển, Trần Thị Thanh Hương, Trương Việt Dũng (2018), Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành TKV của phụ nữ một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10, số chuyên đề ung thư năm 2018, tập 471, 313-323.
  4. Mikiyas Amare Getu, Mesfin Wudu Kassaw, Kenean Getaneh Tlaye, Awet Fitiwi Gebrekiristos (2016), Assessment of breast self-examination practice and its associated factors among female undergraduate students in Addis Ababa University, Addis Ababa, Ethiopia, 2016.
  5. Salman AA, Abass BR (2015), Breast Cancer: Knowledge, Attitudes and Practices of Female Secondary School teachers and Students in Samarra City, Iraqi Journal of Cancer and Medical Genetics, Vol 8 (1), pp, 52-59.
  6. Đỗ Kim Sơn, Trần Vũ (2009), Một số yếu tố liên quan đến hành vi TKV tại nhà ở phụ nữ độ tuổi 15- 49 tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Tạp chí y tế công cộng, số 3.
  7. Nguyễn Thị Hằng (2016), Đánh giá kiến thức về ung thư vú và TKV sau can thiệp giáo dục cho phụ nữ xã Ngọc Liên – Cẩm Giàng – Hải Dương năm 2016. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
  8. Võ Thị Ngọc Hà, Trần Thiện Trung, Jane Dimmitt Champion (2016), Nghiên cứu thực hành TKV của phụ nữ và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản 20, số 5, 244-252.
  9. Sarfo LA, Awuah-Peasah D, Acheampong E. Knowledge, attitude, and practice of self-breast examination among female university students at Presbyterian University College, Ghana. Am J Res Commun. 2013;1(11):395–404.
  10. Al-Dubai, Ganasegeran SAR, Alabsi K, Maanal AM, Ijaz MRA, Kassim SS (2012), “Exploration of barriers to bearstself examination among urban women in Shah Alam, Malaysia: across sectional study”, Asian Pac J Cancer Prev, 13, (4), pp. 1627-1632
  11. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009), Một số yếu tố liên quan đến hành vi TKV ở phụ nữ độ tuổi 15-49 tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, Tạp chí y tế công cộng, 1, (11), tr. 38-43.
  12. Al-Naggar, Al-Naggar NA, Bobryshew DH, Chen YV, Assabri RA, (2011), “Practice and barriers toward breast self exaaminitation among young Malaisian women”, Asian Pac J Cancer Prev, 12, (5), pp 1173-1178.

XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC