NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG MÁU CHẢY, MÁU ĐÔNG VÀ TÁC DỤNG LÊN NHU ĐỘNG RUỘT CỦA VIÊN NANG BMD
TRONG THỰC NGHIỆM
ThS Nguyễn Thị Hoa Hiên, PGS,TS Tạ Văn Bình,
Ths Nguyễn Văn Hưng và Ds Lương Lê Uyên Trang, Ths Lưu Bích Ngọc,
TS Nguyễn Tứ Sơn (Trường ĐH Dược HN), Ths Nguyễn Thị Hương (Cty Amephaco)
Summary: BMD capsule which was made from the extracts of 3 types of herbs including Saphora japonica, Angelica sinensis, Houttuynia cordata was studied the effect to treat hemorrhoids. The effects of BMD capsule on the coagulation time and bleeding time was studied in mice. The coagulation time was calculated by taking blood droplets from the tail of the mice. The number platelets in mice’s blood was counted after giving mice the drug for 5 days. It was demostrated that the BMD prolonged bleeding time and coagulation time at a dose of 2.16 capsules/kgmv/day (7.8 g of medicinal herbs/kgmv/day) and 6.48 capsules/kgmv/day (23.4 g of medicinal herbs/kgmv/day). However the platelet count has not changed.
The effects of BMD capsule on intestine contraction was studied by applying Magnus technique with isolated ileum. At the concentration of 0.095 capsules/100 ml Tyrod (342 mg of medicinal herbs/100 ml Tyrod), the findings illustrated that BMD capsule increased significantly the frequency and amplitude of intestine contraction with both experimental conditions: normal intestine and intestine after being inhibited by atropine.
Tóm tắt: Viên nang BMD được bào chế từ cao của 3 vị dược liệu hòe hoa, đương quy, diếp cá và được nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị bệnh trĩ. Tác dụng trên chảy máu đông máu của BMD được xác định bằng phương pháp cắt đuôi chuột lấy giọt máu trên lam kính để tính thời gian đông máu và lấy máu chuột để đếm tiểu cầu sau khi cho chuột uống thuốc 5 ngày. Kết quả cho thấy viên nang BMD ở liều 2,16 viên/kgttc/ngày (7,8 g dược liệu/kgttc/ngày) và 6,48 viên/kgttc/ngày (23,4 g dược liệu/kgttc/ngày làm kéo dài thời gian máu chảy, máu đông nhưng chưa làm thay đổi số lượng tiểu cầu.
Tác dụng trên nhu động ruột của viên nang BMD được nghiên cứu áp dụng phương pháp Magnus trên ruột cô lập trong bể nuôi. Kết quả cho thấy, viên nang BMD ở nồng độ 0,095 viên/100 ml Tyrod (342 mg dược liệu/100 ml Tyrod) làm tăng rõ rệt tần số và biên độ co bóp của ruột. Đồng thời, ở nồng độ này, viên nang BMD cũng làm tăng rõ rệt tần số và biên độ co bóp của ruột sau khi bị giảm bởi atropin.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viên nang BMD được bào chế từ cao của 3 vị dược liệu hòe hoa, đương quy, diếp cá và được nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị bệnh trĩ. Cao BMD đã được nghiên cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng làm tăng nhu động ruột trên thực nghiệm.
Triệu chứng biểu hiện rõ nhất của bệnh trĩ là chảy máu, chảy máu dẫn đến tạo cục máu đông làm tắc mạch dẫn đến gia tăng các chứng viêm, gây đau, tức khó chịu cho bệnh nhân, nên trong đề tài này sẽ tiến hành thử tác dụng lên quá trình máu chảy máu đông của viên nang BMD
Một trong những nguyên nhân làm cho trĩ dễ bị tái phát là do bị táo bón, cao lỏng từ dược liệu để bào chế viên nang BMD có tác dụng làm tăng nhu động ruột thỏ cô lập rõ rệt. Tuy nhiên qua quá trình bào chế từ cao lỏng thành viên sẽ ảnh hưởng đến tác dụng, vì thế việc nghiên cứu tiếp tục tác dụng chống táo bón trên thành phẩm là viên nang BMD là cần thiết. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng máu chảy, máu đông và tác dụng lên nhu động ruột của viên nang BMD trong thực nghiệm” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Nghiên cứu tác dụng của viên BMD lên thời gian máu chảy, thời gian máu đông và số lượng tiểu cầu trên chuột nhắt trắng.
2. Nghiên cứu tác dụng trên nhu động ruột của viên nang BMD trên ruột cô lập.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng: Viên nang cứng BMD được bào chế đạt tiêu chuẩn cơ sở tại nhà máy của công ty Amepharco – Gia Lâm- Hà Nội chứa thành phần như sau:
Cao đặc BMD 325 mg (tương đương với dược liệu: Đương quy 1,1g, Hòe hoa 1,1g, Diếp cá 1,4g ). Tá dược vừa đủ 650 mg
2.1.2 Động vật thí nghiệm : Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, cả hai giống, khỏe mạnh, trọng lượng 20 ± 2g, của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2.1.3 Thuốc và hoá chất: Thuốc: atropin. Hóa chất: Dung dịch Tyrod A và B.( dd Tyrod A: NaCl:180g; KCl: 8,4g; CaCl2: 2,4g; MgCl2: 0,1g. Nước cất vừa đủ 1000ml. dd Tyrod B: NaHCO3: 50g. Nước cất vừa đủ 1000ml. Pha dung dịch Tyrod: Dung dịch A 50 ml + Dung dịch B 10ml + 0,5g glucose + 940 ml nước cất vừa đủ.
2.1.4 Dụng cụ nghiên cứu:
Bể nuôi cơ quan cô lập có ổn nhiệt (Two chambers Isolated organ bath 4050) của hãng UIgo Basile (Italia).Máy ghi tần số và biên độ (The 2-Channei Recorder GEMINI Cat.7070) của hãng Ulgo Basile (Italia). Đồng hồ bấm giây STOP WACTH của hãng Q&Q Citizen - Nhật Bản. Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil LMG của hãng ABX -Diagnostics, định lượng trên máy Vet abcTM Animal Blood Counter.
2. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu tác dụng của viên nang BMD lên quá trình chảy máu, cầm máu trên động vật thực nghiệm[5]
Dùng viên nang BMD, bỏ vỏ nang, lấy thuốc thử bên trong chế với nước cất thành dịch lỏng. Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 10 chuột như sau: Lô 1 (lô chứng): uống nước cất, thể tích 0,2 ml/10g chuột. Lô 2: uống thuốc thử liều 2,16 viên/kgttc/ngày. Lô 3 : uống thuốc thử liều 6,48 viên/kgttc/ngày. Các lô uống nước hoặc thuốc trong 5 ngày liên tục. Xét nghiệm được tiến hành tại 2 thời điểm trước và sau khi uống thuốc thử 5 ngày. Đặt đuôi chuột vào trong bình ổn nhiệt nuôi cơ quan cô lập, cắt đuôi chuột lấy giọt máu đầu tiên cho lên lam để tính thời gian máu đông.Thời gian máu chảy được tính từ lúc máu bắt đầu chảy đến khi máu ngừng chảy. Sau đó chuột được lấy máu để đếm số lượng tiểu cầu.
2.2.2 Nghiên cứu tác dụng của viên nang BMD lên nhu động ruột cô lập[6]
Chuột được gây mê ngay sau đó lấy đoạn ruột làm thí nghiệm.
+ Nghiên cứu tác dụng làm tăng nhu động ruột của thuốc: dùng viên nang BMD, bỏ vỏ nang, lấy thuốc thử bên trong chế với nước cất thành dịch lỏng, lấy dịch lỏng pha loãng ở 3 nồng độ khác nhau và được tiến hành thử trên 3 lô (n = 6 cho mỗi lô). Lô 1: Nồng độ 0,19 viên/100 ml Tyrod. Lô 2: Nồng độ 0,095 viên/100 ml Tyrod. Lô 3: Nồng độ 0,048 viên. Bật máy ghi hoạt động của ruột ở điều kiện bình thường (60 giây). Nhỏ thuốc nghiên cứu ở nồng độ như trên và ghi lại hoạt động của đoạn ruột trong 60 giây. Nhận xét biên độ và tần số nhu động ở mỗi liều. Chọn được 1 nồng độ thích hợp có tác dụng làm tăng/giảm nhu động ruột cô lập của viên nang BMD để tiến hành bước tiếp theo.
+ Đánh giá tác dụng đối kháng của viên nang BMD với atropin trên nhu động ruột cô lập: Dùng viên nang BMD, lấy thuốc thử bên trong hòa tan ở nồng độ đã chọn ở thí nghiệm trên để đánh giá tác dụng tăng nhu động ruột.
Quy trình nghiên cứu:Ghi hoạt động của ruột ở điều kiện bình thường (60 giây). Nhỏ thuốc nghiên cứu lần 1 (60 giây). Nhỏ atropin sau đó chờ 5 phút rồi ghi nhu động (60 giây). Nhỏ thuốc nghiên cứu lần 2 (60 giây). Nhận xét biên độ và tần số nhu động ruột ở nồng độ đã chọn và so sánh với trường hợp sử dụng atropin
2.2.3. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng X ± SD.
Các số liệu được xử lý thống kê theo thuật toán thống kê T-test Student bằng phần mềm Microsoft Excel. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tác dụng của viên nang BMD lên quá trình chảy máu, máu đông trên chuột nhắt trắng
Đánh giá tác dụng của viên nang BMD lên quá trình máu chảy, máu đông trên ruột cô lập của chuột nhắt trắng cho kết quả như sau:
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của viên nang BMD lên thời gian máu đông của chuột
Thời điểm
Lô chuột
Thời gian máu đông (giây)
p
Trước uống thuốc
Sau uống thuốc
Lô 1: nước cất
210,70 ± 33,30
214,40 ± 48,95
> 0,05
Lô 2: BMD liều 2,16 viên
208,80 ± 13,10 (p2-1> 0,05)
336,70 ± 56,05
< 0,01
Lô 3: BMD liều 6,48 viên
206,1 ± 26,35 (p3-1> 0,05)
325,7 ± 60,90 (p3-1< 0,01)
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của viên BMD lên thời gian máu chảy của chuột
Thời gian máu chảy (giây)
33,40 ± 5,97
34,50 ± 5,04
34,1 ± 6,62(p2-1> 0,05)
76,80 ± 17,32(p2-1< 0,01)
35,9 ± 5,47(p3-1> 0,05)
70,3 ± 16,50(p3-1< 0,01)
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy: Ở lô 2 (uống BMD liều 2,16 viên/kg/ngày) và lô 3 (uống BMD liều 6,48 viên/kg/ngày): Sau khi uống thuốc, thời gian máu chảy và thời gian máu đông ở lô 2 và lô 3 tăng có ý nghĩa thống kê so với lô 1 (p < 0,01) và so với trước khi uống thuốc (p < 0,01).
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của viên BMD lên số lượng tiểu cầu của chuột
Chuột nhắt
Số lượng tiểu cầu (G/l)
1159,00 ± 149,06
1173,80 ± 193,88
1123,60 ± 162,26(p2-1> 0,05)
1018,50 ± 137,58(p2-1> 0,05)
1135,90 ± 189,81(p3-1> 0,05)
1124,00 ± 178,12(p3-1> 0,05)
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Ở lô 2 (uống BMD liều 2,16 viên/kg/ngày) và lô 3 (uống BMD liều 6,48 viên/kg/ngày): Sau khi uống thuốc, số lượng tiểu cầu ở lô 2 và lô 3 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô 1 (uống nước cất) (p > 0,05) và so với trước khi uống thuốc (p > 0,05).
3.2 Tác dụng của viên nang BMD lên nhu động ruột cô lập
* Tác dụng của viên nang BMD trên ruột cô lập và ghi nhu động ruột theo phương pháp Magnus cho kết quả như sau:
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của viên nang BMD trên tần số co bóp (lần/phút)
Nồng độ
Số lần co bóp/phút
trước sau
Trước dùng thuốc
Sau dùng thuốc
Lô 1: BMD 0,19 viên/100 ml
25,50 ± 2,59
29,50 ± 2,95
< 0,05
Lô 2: BMD 0,095 viên/100 ml
25,67 ± 3,01
33,50 ± 3,56
Lô 3: BMD 0,048 viên/100 ml
29,67 ± 2,42
28,17 ± 1,94
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của của viên nang BMD trên biên độ co bóp(mm)
Biên độ co bóp (mm)
11,58 ± 4,32
19,17 ± 6,11
10,67 ± 3,88
23,08 ± 4,98
12,00 ± 4,73
11,33 ± 6,89
Nhận xét: Kết quả cho thấy, viên BMD nồng độ 0,095 viên/100 ml Tyrod thể hiện tác dụng rõ nhất. Vì vậy, nồng độ này được chọn để đánh giá tác dụng đối kháng với atropin.
* Tác dụng đối kháng với atropin của viên nang BMD trên nhu động ruột cho kết quả như sau:
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của viên nang BMD đến tần số co bóp của ruột cô lập đối kháng với aropin (số lần/phút)
Tyrod (1)
BMD lần 1(2)
Atropin(3)
BMD lần 2(4)
Nồng độ 0,095 viên
24,17 ± 3,66
31,50 ± 1,64
17,00 ± 6,81
30,50 ± 0,55
p - tyrod
p thuốc - atropin
p lần 1 - 2
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy:Tần số co bóp của ruột sau khi dùng BMD lần 1 tăng rõ rệt so với trước khi dùng thuốc thử (p < 0,01). Tần số co bóp của ruột sau khi dùng atropin giảm rõ rệt so với trước khi dùng thuốc thử và so với dùng BMD lần 1 (p < 0,01). Tần số co bóp của ruột sau khi dùng BMD lần 2 tăng rõ rệt so với khi dùng atropin (p < 0,01) và tương đương với khi dùng BMD lần 1 (p > 0,05).
cô lập đối kháng với atropin (mm)
Tyrod
BMD lần 1
Atropin
BMD lần 2
10,33 ± 3,08
19,00 ± 3,03
3,00 ± 0,89
11,58 ± 1,86
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Biên độ co bóp của ruột sau khi dùng BMD lần 1 tăng rõ rệt so với trước khi dùng thuốc thử (p < 0,01). Biên độ co bóp của ruột sau khi dùng atropin giảm rõ rệt so với trước khi dùng thuốc thử và so với dùng BMD lần 1 (p < 0,01). Biên độ co bóp của ruột sau khi dùng BMD lần 2 tăng rõ rệt so với khi dùng atropin (p < 0,01) nhưng vẫn giảm hơn so với BMD lần 1 (p < 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1 Tác dụng của viên nang BMD lên quá trình chảy máu, máu đông trên chuột nhắt trắng
Viên nang BMD của bộ môn Dược trường Cao đẳng Y tế Hà Nội được bào chế từ cao của 3 dược liệu: hòe hoa; diếp cá; đương quy. Từ năm 2014 đến nay, chúng tôi tiến hành các nghiên cứu về viên nang BMD theo hướng điều trị bệnh trĩ. Cao BMD đã được nghiên cứu cho kết quả thấy có tác dụng giảm đau cấp, chống viêm cấp trên thực nghiệm [1,2]. Triệu chứng biểu hiện rõ nhất của bệnh trĩ là chảy máu, chảy máu dẫn đến tạo cục máu đông làm tắc mạch dẫn đến gia tăng các chứng viêm, gây đau, tức khó chịu cho bệnh nhân. Kết quả của đề tài cho thấy: Viên BMD làm kéo dài thời gian máu chảy, máu đông nhưng chưa làm thay đổi số lượng tiểu cầu. Kết quả nghiên cứu được giải thích là do thành phần của BMD có dược liệu Đương quy có tác dụng hoạt huyết [1,2] nên sẽ làm kéo dài thời gian chảy máu. Tuy nhiên, trong viên BMD có dược liệu hoa hòe (chiếm 40% tổng hỗn hợp dược liệu của viên) và diếp cá (chiếm 30%) với thành phần chủ yếu là flavonoid (rutin, troxerutin, hesperidin, diosmin, quercetin…) [1,2]. Các nghiên cứu về hoa hòe và flavonoid trên người chứng minh được hiệu quả rõ rệt của các flavonoid trong cải thiện các triệu chứng chảy máu của bệnh trĩ [7], có hiệu quả tốt và an toàn trong kiểm soát chảy máu ở bệnh nhân trĩ độ 1 đến 3 [4]. Như vậy việc có dược liệu đương quy (chiếm 30% tổng hỗn hợp dược liệu của viên) trong công thức viên BMD là để hoạt huyết, hạn chế hình thành các cục máu đông gây tắc mạch ứ huyết, sẽ giảm triệu chứng đau tức vùng hậu môn của bệnh nhân bị trĩ. Kết quả của nghiên cứu này kết hợp với tác dụng giảm đau và chống viêm của viên BMD [1,2] cho thấy: viên BMD dùng cho bệnh nhân trĩ là phù hợp, viên BMD cải thiện triệu chứng đau rát, viêm vùng hậu môn làm bền thành mạch chống chảy máu. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu này, để đảm bảo an toàn khuyến cáo bệnh nhân không nên dùng viên BMD khi đang có trĩ chảy máu cấp.
Với các tác dụng làm bền thành mạch, hoạt huyết, chống viêm giảm đau, nghiên cứu về viên BMD là gợi ý điều trị cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
4.2 Tác dụng của viên nang BMD lên nhu động ruột cô lập
Một trong những nguyên nhân làm cho trĩ dễ bị tái phát là do bị táo bón. Nghiên cứu đã cho thấy viên nang BMD làm tăng rõ rệt tần số và biên độ co bóp của ruột, tác dụng thể hiện tốt cả khi dùng đối kháng với atropin. Kết quả này chứng minh tác dụng nhuận tràng chống táo bón của dược liệu đương quy [1,2]. Kết quả nghiên cứu chứng minh viên BMD có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón giúp giải quyết nguyên nhân chính là táo bón dẫn đến trĩ, trĩ tái phát.
5. KẾT LUẬN
5.1. Trên quá trình chảy máu, đông máu: Viên nang BMD ở liều 2,16 viên/kg/ngày (tương đương 7,8 g dược liệu/kg/ngày) và 6,48 viên/kg/ngày (tương đương 23,4 g dược liệu/kg/ngày) trong 5 ngày làm kéo dài thời gian máu chảy, máu đông so với lô chứng (không dùng thuốc) và so với trước khi dùng thuốc nhưng chưa làm thay đổi số lượng tiểu cầu có ý nghĩa thống kê so với lô chứng và so với trước khi uống thuốc.
5.1.Trên nhu động ruột cô lập: Viên nang BMD ở nồng độ 0,095 viên/100 ml Tyrod (342 mg dược liệu/100 ml Tyrod) làm tăng rõ rệt tần số và biên độ co bóp của ruột. Viên nang BMD ở nồng độ 0,095 viên/100 ml Tyrod (342 mg dược liệu/100 ml Tyrod) làm tăng rõ rệt tần số và biên độ co bóp của ruột sau khi bị giảm bởi atropin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Hoa Hiên và CS (2014), Nghiên cứu tác dụng giảm đau của cao lỏng BMD trên thực nghiệm theo hướng điều trị trĩ, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hoa Hiên và CS (2015), Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên thực nghiệm, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
3. Ma thị Hồng Nga và CS (2016), Nghiên cứu tác dụng chống táo bón và bào chế viên nang cứng từ cao lỏng BMD, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
Tiếng Anh
4.Corsale, I., Carrieri, P., Martellucci, J. et al. Flavonoid mixture (diosmin, troxerutin, rutin, hesperidin, quercetin) in the treatment of I–III degree hemorroidal disease: a double-blind multicenter prospective comparative study. Int J Colorectal Dis 33, 1595–1600 (2018).
5.Gehard Volgel H. (2012), Drug discovery and evaluation, Pharmacological assays, Springer.
6.Gerhard Vogel H. (2012), “Chapter J: Activity on the Gastrointestinal Tract”, Drug discovery and evaluation: Pharmacological Assays”, pp.1191-1322.
7.Perera N, Liolitsa D, Iype S, Croxford A, Yassin M, Lang P, Ukaegbu O, van Issum C (2012). Phlebotonics for haemorrhoids. Cochrane Database Syst Rev, 2012 Aug 15;(8):CD004322