2019 - 2020
- Cải tiến học liệu giảng dạy thực hành môn dược lý

CẢI TIẾN HỌC LIỆU GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN DƯỢC LÝ

BẰNG XÂY DỰNG VIDEO CLIP

Thành viên tham gia:           TS. Nguyễn Thị Kim Chi

ThS. Phạm Thị Hương Lý

                                                                                    ThS. Vũ Thị Phương Thảo

ThS. Ninh Bảo Yến

TS. Phan Thị Thanh Tâm

Tóm tắt: Dược lý là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo đối tượng cao đẳng ngành Dược, giúp cho sinh viên hiểu rõ về tác dụng và cơ chế tác dụng của thuốc, tác dụng không mong muốn, độc tính và các tai biến do thuốc. Từ đó người học được rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong thực hành hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý. Các thí nghiệm trong Thực hành Dược lý trước đây được tiến hành trực tiếp trên động vật sống gặp rất nhiều khó khăn do nguồn cung cấp động vật, thuốc thí nghiệm…

Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu giảng dạy và thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, khắc phục khó khăn và chủ động trong việc mua sắm trang vật liệu giảng dạy như: động vật, hóa chất thí nghiệm, và phù hợp với đối tượng người học, việc sử dụng các video clip được thực hiện trong điều kiện chuẩn sẽ giúp cho sinh viên quan sát rõ ràng, chi tiết và đạt hiệu quả học tập cao.

Sáng kiến kinh nghiệm “Cải tiến học liệu giảng dạy thực hành môn dược lý bằng xây dựng video clip” đã đáp ứng mục tiêu: Xây dựng 3 video clip chuẩn cho 4 bài Thực hành Dược lý của đối tượng cao đẳng Dược.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dược lý là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo đối tượng cao đẳng ngành Dược, cung cấp cho sinh viên kiến thức về tác dụng và cơ chế tác dụng của thuốc, tác dụng không mong muốn, độc tính và các tai biến do thuốc. Từ đó người học được rèn luyện các kỹ năng quan trong trong thực hành hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý.

Để đạt được mục tiêu Thực hành Dược lý, phương pháp giảng dạy truyền thống là tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên động vật sống. Tuy nhiên, việc tiến hành thí nghiệm trên động vật gặp rất nhiều khó khăn do nguồn cung cấp động vật, thuốc thí nghiệm…

Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu giảng dạy và chủ động thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, khắc phục khó khăn trong việc mua sắm trang vật liệu giảng dạy như: động vật, hóa chất thí nghiệm, và phù hợp với đối tượng người học, việc sử dụng các video clip được thực hiện trong điều kiện chuẩn, hoá chất, thuốc nghiên cứu chuẩn và thao tác chuẩn sẽ giúp cho sinh viên quan sát rõ ràng, chi tiết và đạt hiệu quả học tập cao.

Sáng kiến kinh nghiệm “Cải tiến học liệu giảng dạy thực hành môn dược lý bằng xây dựng video clip” nhằm mục tiêu: Xây dựng 3 video clip chuẩn cho 4 bài Thực hành Dược lý của đối tượng cao đẳng Dược.

  1. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
    1. Xây dựng video clip 1 - tác dụng của adrenalin và atropin
      1. Mục đích của thí nghiệm

Đáp ứng được mục tiêu học tập:

- Bài “Đại cương về dược lý”:

1. Nhận biết được tác dụng hiệp đồng của adrenalin và atropin.

2. Giải thích được ý nghĩa của thí nghiệm

- Bài ‘‘Thuốc tác dụng lên thần kinh thực vật”: 

1. Nhận biết được tác dụng trên thần kinh thực vật của adrenalin và atropin.

2. Giải thích được ý nghĩa của thí nghiệm

      1. Phương tiện tiến hành thí nghiệm
        1. Thuốc thí nghiệm 1

Thuốc tiêm atropin sulfat 0,1%, adrenalin sulfat 0,1%, NaCl 0,9%: Tiêu chuẩn DĐ Việt Nam V [1].

        1. Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 1

Cân kỹ thuật

Lồng nhốt thỏ

Găng tay Y tế

Khẩu trang  Y tế

Lọ đựng thuốc nhỏ mắt

Bơm tiêm  2ml

Máy quay phim

Máy tính xách tay

Máy  projector

Bút đánh dấu

Băng dán trắng

Đồng hồ bấm giây

Kéo

Động vật thí nghiệm 1

Thỏ 1 khỏe mạnh: 04 con          Cân nặng 1,8 - 2,0 kg

      1. Kịch bản tiến hành thí nghiệm 1

Xem phụ lục 3.

    1. Xây dựng video clip 2 - vị trí tác dụng, tác dụng  và độc tính của MgSO4
      1. Mục đích của thí nghiệm trong clip

Đáp ứng được mục tiêu học tập của bài:

- Các phản ứng bất lợi của thuốc (ADRs):

1. Nhận biết vị trí tác dụng và độc tính (ADR) trên thần kinh trung ương của MgSO4.

2. Giải thích được ý nghĩa của thí nghiệm.

- Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương:

1. Nhận biết được tác dụng trên thần kinh trung ương của MgSO4.

2. Giải thích được ý nghĩa của thí nghiệm.

      1. Phương tiện tiến hành thí nghiệm
        1. Thuốc thí nghiệm 2

Dung dịch thuốc MgS04 15%, CaCl2 5%: Đạt tiêu chuẩn DĐ Việt Nam V [1]

        1. Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 2

Cân kỹ thuật

Lồng nhốt thỏ

Găng tay Y tế

Khẩu trang Y tế

Bơm tiêm 1ml

Bơm tiêm 5ml

Máy quay phim

Máy tính xách tay

Máy projector

Đồng hồ bấm giây

        1. Động vật thí nghiệm 2

Thỏ trắng khỏe mạnh:                02 con     Cân nặng 1,8 - 2,0 kg

Thỏ nâu khỏe mạnh                   02 con     Cân nặng 1,8 - 2,0 kg

      1. Kịch bản tiến hành thí nghiệm 2

Xem phụ lục 3.

    1. Xây dựng video clip 3 - tác dụng tại chỗ của thuốc
      1. Mục đích của thí nghiệm

Đáp ứng được mục tiêu học tập của bài “Đại cương về dược lý”:

1. Nhận biết được tác dụng tại chỗ của thuốc MgSO4 40% dùng đường uống trên ếch.

2. Giải thích được ý nghĩa của thí nghiệm.

      1. Phương tiện tiến hành thí nghiệm 3
        1.  Thuốc thí nghiệm 3

Dung dịch thuốc MgSO4 40% (5ml/ống), nước cất pha tiêm: Đạt tiêu chuẩn DĐVN V  [1]

        1. Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 3

Cân kỹ thuật

Chuông thủy tinh nhốt ếch

 Găng tay Y tế

Khẩu trang  Y tế

Bơn tiêm 2ml

Máy quay phim

Máy tính xách tay

Máy projector

Đồng hồ bấm giây

Bàn mổ ếch

Dụng cụ phá tủy ếch

Dao mổ

Kẹp nhôm

Chỉ khâu

        1. Động vật thí nghiệm

- Ếch khỏe mạnh: Cân nặng từ 100-150 g

- Số lượng: 02 con

        1. Người tiến hành thí nghiệm 1

Kỹ thuật viên:                  01 người         Có trình độ và kỹ thuật để thực hiện

Giảng viên:                      02 người         Có trình độ chuyên môn phù hợp

Người quay phim :           01 người         Có trình độ và kỹ thuật để thực hiện

        1. Địa điểm thí nghiệm

- Phòng thí nghiệm 14, tầng 4 nhà A trường cao đẳng Y tế Hà Nội.

- Tiêu chuẩn phòng thí nghiệm: Đảm bảo vô khuẩn

      1. Kịch bản tiến hành thí nghiệm 3

Xem phụ lục 3.

  1. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
    1. Kết quả dựng video clip
      1. Kết quả đạt được video clip 1

Tác dụng trên thần kinh thực vật của adrenalin và atropin (Thí nghiệm trên thỏ về tác dụng và tác dụng hiệp đồng của adrenalin 0,1% và atropin sulfat 0,1%).

    1. Đánh giá kết quả thực hiện các video clip

Cả 3 video clip đều đạt 100% tiêu chí trong tiêu chuẩn đã đề ra.

TT

Video clip

Tỉ lệ đạt (n, %)

1

Video clip 1

16/16 (100%)

2

Video clip 2

15/15 (100%)

3

Video clip 3

17/17 (100%)

 

Tổng

48/48 (100%)

    1. Kết quả điểm thực hành Dược lý của sinh viên

Nhóm 1: gồm các lớp DS7a 17-27 được thí nghiệm trên động vật sống.

Nhóm 2 : gồm các lớp DS7a 1-15 được xem các thí nghiệm trên video clip.

Có sự khác biệt rõ rệt về điểm giữa 2 nhóm (p<0,05).

Kết quả

Điểm TB (X ± SD)

p

Nhóm 1 (n = 347)

4,4 ± 1,69

0,0000000001

Nhóm 2 (n = 269)

6,09 ± 2,04

  1. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

- Việc áp dụng video clip thí nghiệm trong một số bài thực hành Dược lý đã đạt mục tiêu giảng dạy và phù hợp với đối tượng cao đẳng Dược.

- Giúp nhà trường chủ động, không lệ thuộc việc mua bán vật tư, trang thiết bị tập trung trong các thời điểm của năm học khi một số lớp phải xáo trộn bài học do không cung cấp kịp thời.

- Việc quan sát thí nghiệm qua video clip trong một số bài thực hành và nhận thấy kết quả tích cực từ phía giảng viên và sinh viên.

- Tiết kiệm chi phí cho việc mua động vật, hóa chất thí nghiệm.

- Bộ môn đề xuất phương án sửa đổi chương trình đào đạo môn Dược lý phần thực hành cho phù hợp với đối tượng cao đẳng Dược.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V. NXB Y học, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn Luật dược 54/2017/NĐ-CP thuốc nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, Thông tư 20/2017/TT-BYT.

3. Đại học Y Hà nội - Bộ môn Dược lý  (2017), Giáo trình thực hành Dược lý (Tài liệu lưu hành nội bộ).

4. Trường cao đẳng Y tế Hà Nội (2018), Giáo trình thực hành Dược lý (Tài liệu lưu hành nội bộ).

5. Trường cao đẳng Dược TƯ Hải dương (2017), Giáo trình thực hành Dược lý (Tài liệu lưu hành nội bộ).

Summary

IMPROVING TEACHING MATERIALS FOR PRACTICING PHARMACOLOGY BY DEVELOPING VIDEO CLIPS

Pharmacology is an important subject in the program of training college subjects in Pharmacy, helping students to understand the effects and mechanisms of drug action, undesirable effects, toxicity and catastrophe due to medicine. From there learners can train important skills in practicing rational use of drugs. Previous experiments in Pharmacological Practice were conducted directly on live animals facing many difficulties due to the supply of animals, experimental drugs ...

Therefore, in order to ensure the teaching objectives and implement the training plan, overcome difficulties and be proactive in purchasing teaching materials such as animals, laboratory chemicals, and suitable for In terms of learners, the use of video clips in standard conditions will help students to observe clearly, in detail and achieve high learning efficiency.

The innovation initiative of "Improving teaching materials for practicing pharmacology by developing video clips" has met the following objectives: Developing 3 standard video clips for 4 Pharmacological Practice exercises of College of Pharmacy subjects.