2017 - 2018
- Thực trạng kiến thức, thực hành và hiệu quả mô hình can thiệp thí điểm

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP THÍ ĐIỂM PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CHO NGƯỜI DÂN

TẠI XÃ HẠ BẰNG - THẠCH THẤT- HÀ NỘI, NĂM 2017

Nguyên Thị Hiếu; Đoàn Công Khanh; Nguyễn Khánh Chi;

  Diệu Linh; Nguyễn Thị Kim Oanh

 

TÓM TẮT: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp đánh giá hiệu quả giữa trước và sau. Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá kiến thức, thực hành cùng một số yếu tố liên quan trong phòng chống sốt xuất huyết của người dân và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống SXH tại xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

         Kết quả cho thấy: Tỷ lệ ĐTNC có thì có kiến thức tốt về phòng chống SXH là 30,6%; kiến thức trung bình là 38,3%; kiến thức kém là 21,1%. Có 26,5% đối tượng thực hành tốt; trung bình 41,7%; kém 31,7%. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ văn hóa, nghe loa phát thanh, sự hướng dẫn trực tiếp và giám sát của địa phương với kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu.

Mô hình can thiệp thí điểm lựa chọn hình thức GDTT qua loa truyền thanh, dán giấy thông tin hướng dẫn lên tường hộ GĐ và quan trọng nhất là hình thức gặp gỡ hướng dẫn trực tiếp tại hộ gia đình đã cải thiện được đáng kể: kiến thức tốt tăng lên 58,1% , đạt chỉ số hiệu quả là 89,8%; thực hành tốt tăng lên 48,5%, đạt chỉ số hiệu quả là 83,0% .

        Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị đến chính quyền, y tế xã, người dân để góp phần cải thiện tình trạng kiến thức và thực hành phòng chống SXH cho người dân tại địa phương.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi dengue truyền thường gặp nhất ở người. Ở Việt Nam, bệnh đã và đang là vấn đề y tế nghiêm trọng và là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và chết cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây ra dịch. Tại Hà Nội, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết gia tăng rõ rệt và tiếp tục có diễn biến rất phức tạp.

Phòng chống bệnh dịch phải là công việc thường xuyên của mỗi người dân, làm tốt công tác này người dân phải có kiến thức và thực hành đúng nên việc giáo dục truyền thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động y tế tại tuyến cơ sở, việc tuyên truyền và giám sát công tác phòng chống dịch vẫn đang triển khai nhưng tại sao dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. Thạch Thất là một huyện mới sát nhập vào Hà Nội từ tỉnh Hà Tây - là một vùng quê bán sơn địa với nghề nông chiếm phần lớn dân số, điều kiện kinh tế cũng như sự tiếp cận thông tin còn hạn chế, các công trình nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm cũng như hiểu biết về phòng bệnh của người dân chưa được đầu tư nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tại một xã của huyện Thạch Thất với mục tiêu sau:

1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết của người dân tại xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội năm 2017.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội năm 2017

3. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp thí điểm phòng chống sốt xuất huyết cho người dân xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội năm 2017

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:  Hộ gia đình; thành viên trong hộ gia đình; cán bộ y tế, cán bộ Hội phụ nữ của xã

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

- Hộ gia đình đã sinh sống tại địa phương ít nhất 1 năm, có tên chủ hộ đăng ký quản lý tại xã.

- Mỗi hộ gia đình sẽ điều tra 1 người:

            + Tuổi: 18- 60 tuổi

            + Hợp tác, tình nguyện, tham gia nghiên cứu

            + Sống tại địa phương từ 1 năm trở lên.

2.2. Địa điểm nghiên cứu: Xã Hạ Bằng huyện Thạch Thất, Hà Nội.

2.3. Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 9  năm 2016 đến tháng 5 năm 2017

2.4.Vật liệu nghiên cứu: Mẫu phiếu phỏng vấn, quan sát

2.5. Phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp thí điểm đánh giá hiệu quả giũa trước và sau.

Cỡ mẫu: Mẫu nghiên cứu mô tả là 381 hộ (tương ứng sẽ nghiên cứu 381 người dân) lấy đến 426 trong danh sách mẫu.

Chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu chùm, nghiên cứu tại 3 thôn (1,3,7)

Mẫu đánh giá hiệu quả: 360 đối tượng nằm trong số đối tượng đã điều tra mô tả.

2.6. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp tại hộ gia đình.

2.7. Nội dung, biến số và chỉ tiêu nghiên cứu

- Tình trạng kiến thức, thực hành

- Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng sốt xuất huyết

-Hiệu quả cải thiện KT, TH sau can thiệp, chỉ số hiệu quả

2.8. Các giai đoạn nghiên cứu:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả

- Giai đoạn 2: Triển khai can thiệp

- Giai đoạn 3: Đánh giá hiệu quả sau can thiệp

2.9. Phương pháp đánh giá: Xây dựng thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành cho điểm đối với từng câu hỏi. Điểm tối đa cho mỗi phần là 100 điểm. Dựa vào tổng số điểm đối tượng đạt được, đánh giá theo các mức độ: tốt, trung bình, kém.

Để phân tích yếu tố liên quan: Phân tích theo 2 mức độ:

            - Nhóm kiến thức, thực hành tốt:  Có kiến thức, thực hành tốt

            - Nhóm kiến thức chưa tốt: Kiến thức, thực hành trung bình và kém.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Số lượng (n=422)

Tỷ lệ %

 

Giới tính

Nam

166

39,1

Nữ

256

60,7

Tuổi

18 - 29 tuổi

88

20,9

30 - 44 tuổi

207

49,1

45 - 60 tuổi

127

30,0

Trình độ văn hóa

Cấp 1

21

5,0

Cấp 2

74

17,5

Cấp 3

308

73,0

Trên cấp 3

19

4,5

Nghề nghiệp

Nông dân

213

50,5

Công nhân

127

30,1

Viên chức

57

13,5

Khác

25

5,9

Hôn nhân

Hiện tại không có vợ/chồng

55

13,0

Hiện tại có vợ/chồng

367

87,0

Kinh tế gia đình

Nghèo

33

7,8

Không nghèo

389

92,2

Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu phần lớn là phụ nữ (chiếm 60,7%). Nhóm tuổi tham gia nhiều nhất là 30-44 tuổi (49,1%). Trình độ văn hóa chủ yếu là cấp 3 (73,0%). Nghề nông chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các đối tượng tham gia nghiên cứu (50,5%). Kinh tế hộ gia đình chủ yếu là thuộc diện không nghèo (92,2%).

Bảng 3.2. Đánh giá kiến thức của đối tượng

Đánh giá kiến thức

Số lượng (n=422)

Tỷ lệ %

Kiến thức tốt

129

30,6

Kiến thức trung bình

204

48,3

Kiến thức kém

89

21,1

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đạt mức kiến thức tốt là 30,6%; kiến thức ở mức trung bình là 48,3%; có 21,1 % đối tượng nghiên cứu có kiến thức kém về phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bảng 3.3. Đánh giá thực hành của đối tượng

Đánh giá thực hành

Số lượng (n=422)

Tỷ lệ %

Thực hành tốt

112

26,5

Thực hành trung bình

176

41,7

Thực hành kém

134

31,7

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành tốt là 26,5%; thực hành trung bình là 41,7%; thực hành kém là 31,7%.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết

Bảng 3.3.  Mối liên quan giữa kiến thức phòng chốngSXH với một số yếu tố

 

Yếu tố liên quan

 KT tốt (n=129)

KT chưa tốt (n=293)

p

Giá trị OR

SL

%

SL

%

Tuổi

18-29 tuổi (1)      (n=88)

24

27,3

64

72,7

p(2&3) < 0,05

OR= 2,4

30-44 tuổi (2)   (n=207)

79

38,2

128

61,8

45-60 tuổi (3)   (n=127)

26

20,5

101

79,5

Giới

Nam                (n=166)

48

28,9

118

71,1

p>0,05

Nữ                   (n=256)

81

31,6

175

68,4

Trình độ       văn hóa

Cấp I+II            (n=95)

19

20,0

76

80,0

p<0,05

OR= 0,49

>= Cấp III       (n=327)

110

33,6

217

66,4

Nghề nghiệp

Nôngdân         (n=213)

62

29,1

151

70,9

p>0,05

Khác               (n=209)

67

32,1

142

67,9

Kinh tế gia đình

Nghèo               (n=33)   

11

33,3

22

66,7

p>0,05

Ko nghèo        (n=389)  

118

30,3

271

69,7

Nghe loa

Có                   (n=354)      

123

34,7

231

65,3

p<0,05

OR=5,5

Không               (n=68)

6

8,8

62

91,2

Tài liệu hướng dẫn

Có                   (n=164)     

49

29,8

115

70,1

p>0,05

Không             (n=258)

80

31,0

178

69,0

Hướng dẫn trực tiếp

Có                   (n=215)        

82

38,1

133

61,9

p< 0,05

OR=2,1

Không             (n=207)  

47

22,7

160

77,3

Sự giám sát ĐP

Có                   (n=129)           

52

40,3

77

59,7

p<0,05

OR=1,89

Không             (n=293)

77

26,3

216

73,7

Nhận xét: - Nhóm tuổi: Tỷ lệ có kiến thức tốt ở nhóm tuổi 30 -45 là 38,2%; ở nhóm 45-60 là 20,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; χ2= 11,43.

- Trình độ văn hóa: Kiến thức tốt ở hai nhóm trình độ văn hóa khác nhau đã có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05; χ2= 6,45)

- Nhóm nghe và không nghe loa phát thanh của thôn: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đánh giá kiến thức ở hai nhóm (p<0,05; χ2= 18,06)

- Nhóm có và không được sự hướng dẫn trực tiếp: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đánh giá kiến thức ở hai nhóm (p<0,05; χ2= 39,51)

- Nhóm có và không có sự giám sát của địa phương: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đánh giá kiến thức ở hai nhóm ((p<0,05; χ2= 5,46)

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa thực hành phòng chống SXH  với một số yếu tố

 

Yếu tố liên quan

 TH tốt

(n=112)

TH chưa tốt (n=310)

p

Giá trị OR

SL

%

SL

%

Tuổi

18-29 tuổi (1)    (n=88)

20

22,7

68

77,3

p(1&2) <0,05

OR=0,53

p(2+3) <0,05

OR=3,37

30-44 tuổi (2)   (n=207)

74

35,7

133

64,3

45-60 tuổi (3)   (n=127)

18

14,2

109

85,8

Giới

Nam                (n=166)

41

24,7

125

75,3

p>0,05

Nữ                   (n=256)

71

27,7

185

72,3

Trình độ       văn hóa

Cấp I+II            (n=95)

16

16,8

79

83,2

p<0,05

OR=0,49

 

>= Cấp III       (n=327)

96

29,3

231

70,7

Nghề nghiệp

Nôngdân         (n=213)

63

29,6

150

70,4

p>0,05

Khác               (n=209)

49

23,4

160

76,6

Kinh tế gia đình

Nghèo               (n=33)   

11

33,3

22

66,7

p>0,05

Ko nghèo        (n=389)  

101

26,0

288

74,0

Nghe loa

Có                   (n=354)      

106

29,9

248

70,1

p<0,05

OR=4,42

Không               (n=68)

6

8,8

62

91,2

Tài liệu

Có                   (n=85)     

23

27,1

62

72,9

p>0,05

Không             (n=337)

89

26,4

248

73,6

Hướng dẫn trực tiếp

Có                   (n=215)        

82

38,1

133

61,9

p<0,05

OR=4,55

Không             (n=207)  

24

11,6

177

88,4

Giám sát của ĐP

Có                   (n=129)           

50

36,0

79

64,0

p<0,05

OR=1,94

Không             (n=293)

72

24,6

221

75,4

Kiến thức phòng SXH

Tốt                  (n=129)

38

29,4

91

70,6

 

p>0,05

Không tốt       (n= 293)

74

25,2

219

74,7

Nhận xét: - Nhóm tuổi: Tỷ lệ có thực hành tốt ở nhóm tuổi 30 - 45 là 35,7%; ở nhóm 45-60 là 14,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; χ2= 18,36.

- Trình độ văn hóa: Thực hành tốt ở hai nhóm trình độ văn hóa khác nhau đã có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05; χ2= 5,91)

- Nhóm nghe và không nghe loa phát thanh của thôn: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đánh giá thực hành ở hai nhóm (p<0,05; χ2= 13,05)

- Nhóm có và không được sự hướng dẫn trực tiếp: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đánh giá thực hành ở hai nhóm (p<0,05; χ2= 39,51)

- Nhóm có và không có sự giám sát của địa phương: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đánh giá thực hành ở hai nhóm ((p<0,05; χ2= 5,46)

3.3. Hiệu quả sau can thiệp

Bảng 3.5. Đánh giá kiến thức của đối tượng trước và sau can thiệp (n=408)

 

Đánh giá

Trước CT

Sau CT

p

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

Kiến thức:           Tốt

125

30,6

237

58,1

<0,05

                            Trung bình

197

48,3

148

36,2

<0,05

                            Kém

86

21,1

23

5,7

<0,05

Thực hành           Tốt

108

26,5

198

48,5

<0,05

                            Trung bình

172

42,2

154

37,8

<0,05

                             Kém

128

31,3

56

13,7

<0,05

Nhận xét: - Trước CT tỷ lệ đối tượng đạt mức kiến thức tốt là 30,6%, sau CT là 58,1%  sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức kém sau CT đã giảm có ý nghĩa (từ 21,1%  giảm còn 5,7%).

-Tỷ lệ đối tượng có thực hành tốt là 26,5% khi điều tra ban đầu, sau can thiệp đã tăng lên 48,5% (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05).

Bảng 3.6: Chỉ số hiệu quả về kiến thức và thực hành của đối tượng (n=408)

                  Thời điểm

Chỉ tiêu

Trước CT (%)

Sau CT (%)

Sau CT - Trước CT (%)

Chỉ số hiệu quả (%)

Kiến thức:  n=408

 

 

 

 

Tốt                  

30,6

58,1

-27,5

89,8

Trung bình      

48,3

36,2

12,1

25,0

Kém               

21,1

3,7

17,4

82,4

Thực hành:   n=408

 

 

 

 

Tốt                

26,5

48,5

-22,0

83,0

Trung bình     

42,2

37,8

4,4

10,4

 Kém              

31,3

13,7

17,6

56,2

Nhận xét: Chỉ số kiến thức tốt tăng đạt 89,8% sau can thiệp, kiến thức trung bình giảm 25% và kiến thức kém giảm 82,4%; chỉ số thực hành tốt tăng đạt 83%%, thực hành trung bình giảm 10,4%, thực hành kém giảm 56,2%.

V. KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh SXH

1.1. Kiến thức về bệnh SXH: - Tỷ lệ ĐTNC có thì có kiến thức tốt về phòng bệnh SXH là 30,6%

- Tỷ lệ ĐTNC có thì có kiến thức trung bình về phòng chống bệnh SXH là 38,3%

- Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức kém là 21,1%.

1.2.Thực hành của ĐTNC về phòng chống bệnh SXH

- Tỷ lệ ĐTNC thực hành tốt về phòng chống bệnh SXH là 26,5%

- Tỷ lệ ĐTNC thực hành trung bình về phòng chống bệnh SXH là 41,7%

- Tỷ lệ ĐTNC thực hành kém là 31,7%.

2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXH

- Thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ văn hóa, nghe loa phát thanh, có hướng dẫn trực tiếp và giám sát của địa phương với kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu.

3. Hiệu quả can thiệp

- Tỷ lệ đối tượng đạt mức kiến thức tốt tăng từ 30,6% đến 58,1% sau can thiệp

- Tỷ lệ đối tượng có kiến thức kém sau CT đã giảm có ý nghĩa từ 21,1%  giảm còn 5,7% sau CT.

- Tỷ lệ đối tượng có thực hành tốt là 26,5% khi điều tra ban đầu, sau can thiệp đã tăng lên 48,5% .

- Tỷ lệ đối tượng có thực hành kém đã giảm từ 31.3% xuống 13,7% sau CT.

- Chỉ số hiệu quả làm tăng tỷ kiến thức tốt là 89,8%, làm tăng tỷ lệ thực hành tốt là 83,0%

VI. KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với ngành y tế và chính quyền địa phương

-Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, cung cấp các thông tin về phòng chống SXH.

- Áp dụng hình thức truyền thông trực tiếp và sử dụng giấy dán tường.

2. Đối với người dân: Chủ động tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tuấn Anh (2011), ''Một số nhận xét về vụ dịch sốt dengue/sốt xuất huyết degue tại Hà Nội năm 2009", Tạp chí Y học thực hành, số 2/2010 (705), tr. 35 - 38.

2. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue, Quyết định số: 1499/QĐ-BYT, ngày 17/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2012), Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết dengue và một số yếu tố liên quan tại phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội năm 2012, luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, trường Đại học Y tế Công cộng.

4. Nguyễn Công Cừu (2013), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyêt dengue của người dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước và sau can thiệp, Tạp chí Y học thực hành số 2 năm 2013, 125-129.

5. Phạm Thanh Tâm (2014), Nghiên cứu kiến thức, thực hành và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống sốt xuất huyết dengue của người dân huyện Tịnh Biên, An Giang năm 2013, Tạp chí Y học TP HCM 12(2), 27-32.

REALITY OF KNOWLEDGE, PRACTICE AND EFFECTIVENESS OF PETECHIAL FEVER INTERVENTION MODELS FOR PEOPLE IN HA BANG,THACH THAT,

HA NOI, 2017

 Nguyen Thi Hieu; Doan Cong Khanh; Nguyen Khanh Chi;

                                                                                              Ha Dieu Linh; Nguyen Kim Oanh 

SUMMARY:

Using descriptive research method, cross-sectional study and interventions to assess the effect between before and after, the research is conducted with the purpose of evaluating knowledge, practice and describe some important factors concerning preventive measures from petechial fever of local residents, from which we build a precautionary measure model agaisnt petechial fever at Ha Bang, Thach That, Ha Noi.

The result: The percentage of research subjects who have decent knowledge about petechial fever preventive methods is 30,6%. Median is 38,3%; poor is 31,7%. The percentage of those who have good prevenive practice is 26,5%, median is 41,7%; poor is 31,7%. Theres a connection between age group, cultural level, listening to loudspeaker, direct supervision from local government and knowledge of research subjects.

The pilot intervent model use methods such as education through loudspeaker, distributing flyer and most importantl, directly meeting and guiding people at their household has improved the situation drastically: good knowledge increased to 58.1%, reaching the efficiency index of 89.8%; good practice increased to 48.5%, reaching the efficiency index of 83.0%.

The research has made some recommendations for local government, local public health service, local resident to imrpove the knowledge and practice about petechial fever preventation.

XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI