Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2017 - 2018
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH NHẬP VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA NĂM 2018

Khúc Thị Hồng Anh, Nguyễn Thanh Thủy, Đinh Thị Nhâm, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Thủy,

Nguyễn Thị Phương – BV Bạch Mai, Nguyễn Duy Tân – BV hữu Nghị Việt Xô, Nguyễn Đình Thăng – Trạm Y tế Nhân Chính

 

Tóm tắt:. Mục tiêu: (1). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện tại khoa Nội bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2018. (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện tại khoa Nội bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2018. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu cho thấý đánh giá TTDD theo Albumin huyết thanh: 3,8% thiếu dinh dưỡng rất nặng; theo BMI: 24,4% bị SDD;  theo SGA: 3,2% SDD nặng; theo MNA: 30,4% SDD. Nghiên cứu cũng tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, tuổi, trình độ học vấn và định lượng Albumin với tình trạng dinh dưỡng (p<0,05).

1. Đặt vấn đề

          Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người bệnh nằm viện, đặc biệt là người bệnh nặng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trong bệnh viện chiếm từ 20 đến 80%. Ở các nước phát triển, tỷ lệ SDD trong bệnh viện chiếm từ 30 đến 60%. Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ SDD của người bệnh trong bệnh viện dao động từ 35% đến trên 90% tùy tình trạng bệnh lý. Vì vậy, đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người bệnh giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng.

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá TTDD và mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh nhập viện tại khoa Nội bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2018.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh vào nhập viện tại các khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, có tuổi từ 18 trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

 - Cỡ mẫu: Tính theo công thức:

                                                                                    

Trong đó:             

n: tổng số người bệnh cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng;

Với độ tin cậy 95%, ta có Z(1 – α / 2) = 1,96         

p là tỉ lệ SDD trong bệnh viện là 40 %.

d là sai số cho phép = 0,05

n = 369 người bệnh. Cộng thêm 5% để phòng người bệnh không hợp tác, hoặc chuyển viện, chuyển khoa. Như vậy cỡ mẫu cần làm tròn là 394 người.

- Kỹ thuật chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin:

Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn.

Người bệnh được đánh gíá TTDD theo BMI, định lượng nồng độ Albumin huyết thanh, công cụ đánh giá tổng thể chủ quan SGA, công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng tối thiểu MNA. 

2.5. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

3. Kết quả

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Tần số (n = 394)

Tỷ lệ (%)

Giới

 

 

Nam

213

54,1

Nữ

181

45,9

Tuổi (năm)

 

 

18 - 29

22

5,6

30 - 49

93

23,6

50 - 65

103

26,1

> 65

176

44,7

Min = 19, Max = 97, Mean ± SD = 61,36 ± 18,2

 

Tỷ lệ người bệnh nam (54,1%),  người bệnh nữ (45,9). Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 61,36 ± 18,2.

3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh

Bảng 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh

 

Tình trạng dinh dưỡng

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Đánh giá chung

n=394

 

Có nguy cơ SDD

225

57,1

Không có nguy cơ SDD

169

42,9

Theo Albumin huyết thanh

n=394

 

Bình thường

202

51,3

Thiếu dinh dưỡng vừa

133

33,7

Thiếu dinh dưỡng nặng

44

11,2

Thiếu dinh dưỡng rất nặng

15

3,8

Theo BMI

n=394

 

SDD

96

24,4

Bình thường

195

49,4

Thừa cân và béo phì

103

26,2

Theo phương pháp SGA

n=218

 

Bình thường

164

75,2

Nguy cơ SDD nhẹ và vừa

47

21,6

Nguy cơ SDD nặng

7

3,2

Theo phương pháp MNA

n = 176

 

Bình thường

5

2,8

Nguy cơ SDD

107

60,8

Suy dinh dưỡng

64

36,4

 

Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ mắc SDD là 57,1% và không có nguy cơ SDD là 42,9%

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo Albumin huyết thanh cho thấy 3,8% thiếu dinh dưỡng rất nặng; 24,4% bị SDD theo BMI, 3,2% SDD nặng theo phương pháp SGA, 36,4% SDD theo phương pháp MNA

3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh

Bảng 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh

 

Nội dung

Có nguy cơ SDD

Không có nguy cơ SDD

OR

(95%CI)

p

n

%

n

%

Giới

 

Nữ

120

53,3

61

36,1

2,023

(1,344; 3,045)

 0,001

Nam

105

46,7

108

63,9

Tuổi

> 65 tuổi

179

75,6

5

3,0

101,382

(39,591; 259,612)

< 0,001

≤ 65 tuổi

55

24,4

164

97,0

Trình độ học vấn 

< THPT

109

48,4

47

27,8

2,439

(1,593; 3,735)

< 0,001

≥ THPT

116

51,6

122

72,2

Albumin

Giảm

130

57,8

62

36,7

2,362

(2,341; 5,939)

< 0,001

BT

95

42,2

107

63,3

 

 

Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa giới, tuổi, trình độ học vấn, định lượng albumin với tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, điều này có ý nghĩa thống kê (p<0,05):

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa mắc bệnh kèm theo, thói quen hút thuốc lá, tình trạng lạm dụng rượu bia, không có thói quen tập thể dục, thể thao với tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

4. Bàn luận

4.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo Albumin huyết thanh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả 33,7% thiếu dinh dưỡng vừa, 11,2% thiếu dinh dưỡng nặng và 3,8% thiếu dinh dưỡng rất nặng. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương (2013) với tỷ lệ SDD theo Albumin là 31,4% [2]; nghiên cứu của Lưu Ngân Tâm (2009) là 32% [3]. Điều này có thể giải thích rằng định lượng Albumin càng thấp nguy cơ SDD càng cao.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo BMI, tỷ lệ SDD chiếm 24,4%, tỉ lệ tiền béo phì 15,5%, béo phì độ I là 9,7% và béo phì độ II là 1,0%. Tỉ lệ SDD trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương (2006) là 25,2% và kết quả của Lưu Ngân Tâm (2009) trên 710 người bệnh nhập viện là 25%. Tuy nhiên tỉ lệ SDD trong kết quả này cao hơn nghiên cứu của Tô Thị Hải (2014) là 20,5% [1]. Do đó người điều dưỡng cần đánh giá sớm tình trạng dinh dưỡng của người bệnh để có can thiệp cải thiện dinh dưỡng kịp thời giúp người bệnh tránh được những hậu quả do SDD mang lại. Như vậy, BMI càng thấp thì nguy cơ SDD càng cao, kết quả này phù hợp với Nguyễn Thùy Linh (2017) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người người bệnh ≤ 65 theo phương pháp SGA đã xác định được 21,6% có nguy cơ SDD nhẹ và vừa, 3,2% SDD nặng. Kết quà này cho thấy tỉ lệ có nguy cơ SDD tương đương với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Lương (2017) là 20,3% khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên 217 người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên tỉ lệ SDD nặng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thị Lương (2017) là (6,4%) và thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thu Hương (2006) tại khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai là 58,5%. Điều này có thể giải thích rằng nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên tổng thể người bệnh nội trú tại khoa Nội nên có tỉ lệ SDD thấp hơn với nghiên cứu tiến hành trên người bệnh được chẩn đoán là mắc các bệnh đường tiêu hóa. 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh > 65 tuổi theo phương pháp MNA đã xác định được 60,8% có nguy cơ SDD và 30,4% SDD. So với kết quả nghiên cứu của Tô Thị Hải (2014) trên người bệnh nội khoa thì tỉ lệ có nguy cơ SDD cao hơn (42%) tỉ lệ SDD cao hơn (10,2%). Điều này cho thấy người bệnh càng cao tuổi thì nguy cơ SDD và SDD càng cao [1].

4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng

Kết quả nghiên cứu đã xác định được mối liên quan giữa giới tính, tuổi, trình độ học vấn, định lượng albumin với tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,05:

- Người bệnh nữ có nguy cơ SDD cao gấp 2,02 lần so với người bệnh nam. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hải (2016) nữ giới có nguy cơ SDD cao gấp 1,6 lần so với nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

 - Người bệnh trên 65 tuổi có nguy cơ SDD cao gấp 101,3 lần so với người bệnh ≤ 65 tuổi. Nghiên cứu của Tô Thị Hải đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại Thái Bình cũng cho biết người bệnh càng cao tuổi thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng cao [1]

- Người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở xuống có nguy cơ SDD cao gấp 2,4 lần so với người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Điều này cho thấy người bệnh càng có trình độ học vấn thấp càng có nguy cơ SDD.

- Người bệnh có kết quả định lượng Albumin giảm có nguy cơ SDD cao gấp 2,3 lần so với người có kết quả định lượng Albumin bình thường.  Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh (2017) với định lượng Albumin càng thấp thì nguy cơ SDD càng cao.

5. Kết luận

Người bệnh nam chiếm tỷ lệ 54,1% và nữ 45,9%. Tuổi trung bình của người bệnh là 61,36 ± 18,2.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo Albumin huyết thanh đã xác định 3,8% thiếu dinh dưỡng rất nặng; theo BMI: 24,4% bị SDD;  theo SGA: 3,2% SDD nặng; theo MNA: 30,4% SDD

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa giới, tuổi, trình độ học vân, và albumin với tình trạng dinh dưỡng, điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tài liệu tham khảo

1. Tô Thị Hải (2014), Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải năm 2014, Trường Đại học Y Dược Thái Bình

2. Phạm Thị Thu Hương (2013), Thực trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh ung thư đại tràng điều trị hóa chất tại Trung tâm Y học, hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 9(4)

3. Lưu Ngân Tâm và Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009), Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. p. 305-312

 

ASSESS NUTRITION STATUS OF IN-PATIENTS AND RELATED FACTORS AT MEDICAL DEPARTMENT IN DONG DA GENERAL HOSPITAL, 2018.

Summary: Assessing nutrition status is very important for inpatients. Objectives: (1) Assess nutrition status of inpatients at Medical department in Dong Da General hospital, 2018 (2) Describe related factors with nutrition status of inpatients at Medical department in Dong Da General hospital, 2018. Methods: Cross sectional descriptive study. Results: The study was conducted in 394 inpatients at Medical department in Dong Da general hospital and showed that the nutrition status accoding to Albumin: 37,7% moderate malnutrition , 11,2% severe malnutrition  and 3,8% very severe malnutrition; BMI: 24,4% malnutrition, 15,5% overweight, 9,7% obesity at level I và 1,0% obesity at level II; SGA: 21,6% mild and moderate risk of malnutrition và 3,2% severe malnutrition;  MNA: 60,8% risk of malnutrition and 30,4% malnutrition. Also, the research identified the relationship between gender, age, education level và  Albumin with nutrition status, the difference was statistically signifficant (p<0,05).

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH

(Sau khi thông qua hội đồng nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài sửa theo ý kiến hội đồng và lấy xác nhận của tất cả thành viên hội đồng để nộp)