2017 - 2018
- Đánh giá hiệu quả điều trị viêm da cơ địa giai đoạn cấp

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA GIAI ĐOẠN CẤP CỦA KEM VIEMDA AD

Tạ Văn Bình1, Trần Quốc Hùng2

 Lê Thị Hải Yến1, Phạm Thị Ngọc Bích1

Nguyễn Thị Hằng2, Đào Thị Minh Châu2

Vũ Hoài Lam1

1Trường cao đẳng y tế Hà Nội

2Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội

Tóm tắt: Viêm da cơ địa là một bệnh rất thường gặp trong các bệnh da liễu. Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm da cơ địa giai đoạn cấp của kem Viemda AD trên 30 bệnh nhân có kết quả như sau: tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị rất tốt là 46,7%, tốt là 30%, trung bình 16,7%, kém 6,6%. Chỉ số SCORAD, triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt.

Summary

EVALUATE THE TREATMENT EFECTIVENESS OF ACUTE

ATOPIC DERMATITIS OF VIEMDA AD CREAM

Atopic dermatitis is a very common disease in dermatological diseases. A study on the treatment effectiveness of Viemda AD cream for 30 patients with acute atopic dermatitis with the following results: The rate of patients with very good treatment results is 46.7%, good is 30%, medium average is 16.7%, less than 6.6%. SCORAD score, clinical symptoms improved markedly.

 

  1. Đặt vấn đề

Viêm da cơ địa (VDCĐ) hay còn gọi là chàm thể tạng là một tình trạng bệnh lý mạn tính, có nhiều đợt tái phát. Bệnh có nguyên nhân khá phức tạp, cơ chế bệnh sinh cũng chưa rõ. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh là viêm da và ngứa (tổn thương thường là các mụn nước, sẩn, có vết loét trợt và ngứa), phân bố tổn thương thường ở mặt và nếp gấp với trẻ em, lichen hóa vùng duỗi ở người lớn. Cho đến nay, điều trị VDCĐ còn là vấn đề nan giải.          

Kem Viemda AD (chứa 10% cao đặc long đởm) đã được nghiên cứu trên thực nghiệm theo hướng điều trị viêm da cơ địa cho thấy kem an toàn trên súc vật thí nghiệm và có tác dụng chống dị ứng, chống viêm. Cao đặc long đởm còn có tác dụng kháng khuẩn cao và đạt tiêu chuẩn cơ sở của Trung tâm kiểm nghiệm Hà Nội. Tuy nhiên do thời gian và kinh phí hạn chế, nên kem Viemda AD chưa được đánh giá hiệu quả trên lâm sàng. Để góp phần khẳng định tác dụng của kem Viemda AD chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu chính:

- Đánh giá tác dụng điều trị viêm da cơ địa giai đoạn cấp của kem Viemda AD.

- Khảo sát một số tác dụng không mong muốn của kem Viemda AD.

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Chất liệu nghiên cứu

Kem viemda AD 10% được bào chế tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đạt tiêu chuẩn cơ sở.

2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Tại Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: 10/2017-05/2018.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu

* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân được chẩn đoán viêm da cơ địa theo tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980)

- Lựa chọn giai đoạn cấp tính: đỏ da, tiết dịch, đám sẩn ngứa, mụn nước, ngứa, đau rát, mất ngủ,.....

         - Bệnh nhân được chẩn đoán “Thấp sang” theo y học cổ truyền, và thuộc thể lâm sàng “Phong nhiệt hiệp thấp” và “Thấp nhiệt”.

- Bệnh nhân không phân biệt lứa tuổi, không phân biệt giới tính.

- Tình nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình điều trị.

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đã dùng kháng sinh bôi trong vòng 2 tuần và kháng sinh uống trong vòng 1 tháng.

- Bệnh nhân đã dùng các thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 1 tháng và các thuốc Corticoid trong vòng 2 tuần.

- Test dị ứng với thuốc trên vùng da lành trong vòng 24 giờ đầu dương tính: xuất hiện mẩn đỏ, nóng rát, ngứa nhiều, mụn nước, phù nề tại chỗ,...

          - Bệnh nhân đang có thai hoặc đang cho con bú.

- Bệnh nhân kèm theo các bệnh mạn tính như lao, suy tim, suy gan, suy thận, đái tháo đường, HIV/AIDS, tâm thần,…. Các bệnh viêm nhiễm cấp tính như nhiễm trùng huyết, viêm phổi.

- Các bệnh nhân vì một lý do khách quan nào đó mà không thể tham gia liên tục quy trình nghiên cứu...

2.2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu có so sánh trước sau điều trị.

Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện gồm 30 bệnh nhân.

2.2.4. Phương pháp tiến hành

- Khám sàng lọc: Khám lâm sàng để xác định bệnh và khai thác thông tin theo mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Liệu trình:

Tiến hành

- Thử test dị ứng với thuốc trên da trong vòng 24h đầu trên bệnh nhân nghiên cứu

- Bôi kem Viemda AD, bôi một lớp mỏng, 3 lần/ ngày x 14 ngày tại vị trí bị tổn thương.

2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa dư, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng,.... được theo dõi và đánh giá tại những thời điểm: Trước điều trị (T0); sau điều trị 7 ngày (T1); sau điều trị 14 ngày (T2).

2.2.6. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu được đánh giá dựa theo thang điểm SCORAD (Scoring Atopic Dermatitis-1993),  với các tiêu chuẩn sau:

- Rất tốt: SCORAD < 10

- Tốt: SCORAD 10 - 14

- Trung bình: 15 - 25

- Kém: >25

* Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc:

Theo dõi các triệu chứng bao gồm: Ban đỏ, kích ứng, giãn mạch, teo da, viêm da dạng trứng cá, dị ứng, các tác dụng không mong muốn khác (loét, nhạy cảm với ánh sáng…).

* Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu thu được theo thuật toán thống kê y sinh học (Chương trình SPSS 20.0)

  1. Kết quả và bàn luận

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

-  Tỷ lệ viêm da cơ địa nam/ nữ = 1/1.

- Nhóm tuổi hay gặp >12 tuổi chiếm tỷ lệ 56,7%.

- Nhóm học sinh và sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 26,7%

- Số BN có tiền sử gia đình bị bệnh atopy chiếm 23,3%, trong đó bố là 10,0%, mẹ là 3,3%, anh - chị  -  em là 6,7%, con là 3,3%.

- Số BN có tiền sử cá nhân bị bệnh atopy chiếm 3,3%.

- Sự phân bố BN phần lớn ở thành thị chiếm 86,7%.

- Bệnh khởi phát chủ yếu vào mùa đông chiếm 46,4%.

- Thể bệnh phong nhiệt hiệp thấp (73,3%) cao hơn thấp nhiệt (26,7%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

- Tất cả 30 bệnh nhân (100%) trong nghiên cứu đều ngứa. 50% BN có biểu hiện mất ngủ, khó vào giấc ngủ do ngứa gãi.

- Thương tổn gặp chủ yếu là đỏ da vùng tổn thương chiếm 70,0%, tiết dịch chiếm 63,3%, sẩn phù nề chiếm 30%, mụn nước chiếm 40%, xước da chiếm 36,6%.

- Thương tổn tập trung chủ yếu ở nếp gấp các chi (63,4%), tiếp đó là vị trí mặt duỗi chi 53,3%, mặt (36,7%), thân mình (13,3%), nơi khác như da bìu,.. (2,6%).

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA KEM VIEMDA AD

 

Triệu chứng

 

Thời điểm

Hồng ban

Mụn nước

Sẩn, phù nề

Tiết dịch

Xước da

T0

(1)

n

21

12

9

19

11

TL %

100

100

100

100

100

T1

(2)

n

13

8

5

10

8

TL %

61,9

66,7

55,6

52,6

72,7

T2

(3)

n

2

1

1

0

2

TL%

9,5

8,3

11,1

 

18,2

p(1-2)

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

p(1-3)

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

p(2-3)

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

 

Bảng 3.1. Đánh giá sự cải thiện các hình thái thương tổn qua các giai đoạn điều trị

Nhận xét:

- Triệu chứng hồng ban: Sau 14 ngày điều trị giảm còn 9,5%.

- Triệu chứng tiết dịch: Sau 14 ngày điều trị không còn bệnh nhân nào bị tiết dịch.

- Triệu chứng mụn nước: Sau 14 ngày điều trị giảm còn 8,3.

- Triệu chứng sẩn, phù nề: Sau 14 ngày điều trị giảm còn 11,1%.

- Triệu chứng xước da: Sau 14 ngày điều trị giảm còn 18,2%.

 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.2. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng ngứa và mất ngủ

Triệu chứng

Thời điểm

Ngứa

Mất ngủ

T0

(1)

n

30

15

TL %

100

100

T1

(2)

n

15

8

TL %

50,0

53,3

T2

(3)

n

2

1

TL%

6,7

6,7

p(1-2)

<0,05

<0,05

p(1-3)

<0,05

<0,05

p(2-3)

<0,05

<0,05

Nhận xét:

- Triệu chứng ngứa: Sau 14 ngày chỉ còn 6,7%.

- Triệu chứng mất ngủ: Sau 14 ngày chỉ còn 6,7% số BN còn triệu chứng ngứa.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

 

Biểu đồ 3.1: Đánh giá sự cải thiện chỉ số SCORAD qua các giai đoạn điều trị

Nhận xét: Sau 14 ngày điều trị chỉ số SCORAD được cải thiện đáng kể xuống còn 10,93 ± 7,57. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

- Sau 14 ngày điều trị chỉ số huyết học, sinh hóa của bệnh nhân trong giới hạn bình thường, không có sự khác biệt giữa trước và sau điều trị với p>0,05.

 

Biểu đồ 3.2: Kết quả điều trị về lâm sàng qua các giai đoạn điều trị

Nhận xét:

- Sau 7 ngày điều trị: tỷ lệ rất tốt là 13,3%, tốt là 30%, trung bình là 46,7%, kém là 10%.

- Sau 14 ngày điều trị: tỷ lệ rất tốt là 46,7%, tốt là 30%, trung bình là 16,7%, kém là 6,6%.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN SAU ĐIỀU TRỊ

Sau 14 ngày điều trị và theo dõi các tác dụng không mong muốn của kem Viemda AD chúng tôi nhận thấy có 6,7% bệnh nhân gặp phải triệu chứng khô da tại vùng bôi kem. Trong đó đều gặp tại vị trí mặt chiếm 18,1% tổng số BN bị bệnh ở mặt; có 1 BN trong nhóm 2-12 tuổi (chiếm 9,1%); 1 BN trong nhóm >12 tuổi (chiếm 5,9%). Có thể lý giải điều này như sau: theo YHCT, vị thuốc long đởm thảo có tính khổ, hàn (đắng, lạnh) với tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, táo thấp. Vì vậy khi dùng ngoài da, long đởm thảo làm khô da, háo, săn se niêm mạc, đặc biệt trên một số bệnh nhân có cơ địa da nhạy cảm, da khô sẽ gặp phải tác dụng không mong muốn trên

  1. Kết luận và kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu hiệu quả điều trị của kem Viemda AD trên 30 bệnh nhân viêm da cơ địa giai đoạn cấp, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Kem Viemda AD có hiệu quả tốt trong điều trị viêm da cơ địa giai đoạn cấp

- Cải thiện các triệu chứng tổn thương của da, triệu chứng ngứa và mất ngủ, chỉ số SCORAD.

- Sau 14 ngày điều trị: tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị rất tốt là 46,7%, tốt là 30%, trung bình 16,7%, kém 6,6%. Có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Đánh giá tác dụng không mong muốn của kem Viemda AD

          Sau 14 ngày điều trị chúng tôi chỉ gặp 2 bệnh nhân (chiếm 6,7%) gặp phải triệu chứng khô da tại vùng bôi kem, 2 BN đều bị khô da vùng mặt chiếm 18,1%. 1 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 2-12 tuổi (chiếm 9,1%); 1 bệnh nhân thuộc nhóm >12 tuổi (chiếm 5,9%).

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Kinh Duệ (2000), “Những hiểu biết hiện nay về Atopy và ciêm da Atopy”, Nội san da liễu, tập 1, số 1, 1-9.
  2. Nguyễn Đức Điệp (2011), “Hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng bôi kem corticoid và sản phẩm tế bào gốc tại tổn thương”, Khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
  3. Tạ Văn Bình, Lê Thành Xuân (2013), “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng sinh học thuốc mềm (Viemda AD) theo hướng điều trị Viêm da cơ địa từ dược liệu Long đởm”.  
  4. Fu Minmin (2009), “中药龙胆药效学及临床应用研究展望”, Journal of Zhejiang College of TCM, Vol. 33(3), p: 452-453. (Phù Mẫn Mẫn. Nghiên cứu dược hiệu học và ứng dụng lâm sàng vị thuốc Long đởm)
  5. Liang Shi (2006), 二草膏治疗瘙痒性皮肤病, 外治秘方, 北京科学技术出版社, p: 117-118. (Lương Thời. Nhị thảo thang điều trị các bệnh lý gây ngứa da).