Nghiên cứu sự phân bố và mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh mới nổi tại bệnh viện Quân y 103 (1/2015 - 12/2017)
Lê Thị Thu Hường, Hà Thị Nguyệt Minh, Bùi Huy Tùng, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Vũ Thị Minh Hiền – trường CĐ Y tế Hà Nội
Chu Phương Nhung - trường Đại học Công nghệ và Giao thông vận tải
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, đã có sự xuất hiện của một số vi khuẩn gây bệnh mới nổi như Acinetobacter, Burkholderia, Achromobacter, Aeromonas, Stenotrophomonas và sự kháng kháng sinh của những vi khuẩn này đã được ghi nhận tại châu Mỹ, châu Âu và châu Á [3]. Chúng tôi đã phân lập được 477 chủng vi khuẩn gây bệnh mới nổi tại khoa Vi sinh – Bệnh viện Quân Y 103 từ 1/2015 - 12/2017, trong đó có 219 chủng Acinetobacter, 150 chủng Klebsiella, 50 chủng Stenotrophonas, 39 chủng Burkholderia và 19 chủng là một số trực khuẩn Gram âm hiếm gặp khác. Các vi khuẩn mới nổi phân lập được tập trung chủ yếu trong bệnh phẩm máu, sau đó là bệnh phẩm hô hấp. Acinetobacter là vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở khoa hồi sức (65,9%) và khoa ngoại (39.2%). Tại khoa nội và khoa truyền nhiễm nổi lên là Klebsiella với tỷ lệ tương ứng 31.8% và 48.8%. Acinetobacter, Stenotrophomonas, Burkholderia kháng lại hầu hết các kháng sinh thông thường sử dụng trong điều trị. Klebsiella có tỷ lệ kháng kháng sinh thấp hơn so với các vi khuẩn mới nổi khác.
Summary
In recent years, there have been emergence of emerging bacteria such as Acinetobacter, Burkholderia, Achromobacter, Aeromonas, Stenotrophomonas and antibiotic resistance of these bacteria have been reported in the Americas, Europe and Asia [2]. We identified 477 new pathogenic bacteria in the Department of Microbiology – 103 Military Hospital from 1/2015 to 12/2017, including 219 strains of Acinetobacter, 150 strains of Klebsiella, 50 strains of Stenotrophonas, 39 strains Burkholderia and 19 strains are some rare Gram-negative bacilli. Emerging bacterial isolates are mainly concentrated in blood specimens, followed by respiratory specimens. Acinetobacter is the major pathogen in the rehabilitation department (65.9%) and the surgical department (39.2%). In internal medicine and infertility, Klebsiella was found at 31.8% and 48.8%, respectively. Acinetobacter, Stenotrophomonas, Burkholderia are resistant to most common antibiotics used in treatment. Klebsiella has a lower rate of antibiotic resistance than other emerging bacteria.
Trong những năm gần đây, đã có sự xuất hiện của một số vi khuẩn gây bệnh mới nổi như Acinetobacter, Burkholderia, Achromobacter , Aeromonas và Stenotrophomonas và sự kháng kháng sinh của những vi khuẩn này đã được ghi nhận tại châu Mỹ, châu Âu và châu Á [3]. Tại Việt Nam, cũng đã có những báo cáo đầu tiên về các vi khuẩn này và khả năng kháng thuốc của chúng [1]. Các vi khuẩn này trước kia ít phân lập được trong bệnh phẩm nhưng gần đây nổi lên như một mối đe dọa với tất cả các bệnh viện về khả năng kháng thuốc. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự phân bố và mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh mới nổi tại bệnh viện Quân y 103 (1/2015 - 12/2017)” với hai mục tiêu sau:
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ vi khuẩn mới nổi như: Acinetobacter, Burkholderia, Klebbsiella, Achromobacter , Aeromonas, Stenotrophomonas phân lập được tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả kết hợp phân tích labo.
- Các xét nhiệm vi sinh trong nghiên cứu được tiến hành theo tiêu chuẩn nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí thường quy của WHO, hướng dẫn chuyên ngành và thực hiện kháng sinh đồ theo tiêu chuẩn của CLSI cập nhật hàng năm [4],[5].
Lấy bệnh phẩm
- Các loại bệnh phẩm gồm:
Bệnh phẩm hô hấp, máu, mủ, nước tiểu, dịch cơ thể và một số bệnh phẩm khác.
Cách lấy bệnh phẩm từng loại cụ thể theo tiêu chuẩn của WHO và các hướng dẫn chuyên ngành.
Các bệnh phẩm đạt tiêu chuẩn được xét nghiệm trong vòng 1 giờ đầu sau khi lấy.
Nhuộm soi trực tiếp
- Soi tươi để đánh giá số lượng bạch cầu
- Nhuộm Gram và xanh Methylen (nếu cần) để quan sát hình thể vi khuẩn.
Với các mẫu bệnh phẩm cụ thể làm theo tiêu chuẩn của WHO và các hướng dẫn chuyên ngành .
Nuôi cấy phân lập, định danh vi khuẩn
- Các bệnh phẩm đạt tiêu chuẩn được cấy phân vùng vào các môi trường: thạch máu, Mac Conkey /370C/24-48 giờ; Chocolat/370C/5%CO2/24-48 giờ tùy từng loại bệnh phẩm. Riêng với bệnh phẩm nước tiểu tiến hành cấy đếm trên thạch máu và cấy phân vùng trên Macconkey.
- Các bước tiến hành định danh vi khuẩn:
+ Nhận định khuẩn lạc
+ Nhuộm Gram
+ Xác định tính chất sinh hoá học trên bộ môi trường chẩn đoán hoặc trên thanh API 20E, API 20NE hoặc định danh bằng máy Vitek
Xác định độ nhạy cảm với kháng sinh
Làm kháng sinh đồ theo phương pháp khoanh giấy khuếch tán hoặc bằng máy Vitek theo hướng dẫn của CLSI [4].
3.1. Đặc điểm phân bố của các vi khuẩn mới nổi
3.1.1. Đặc điểm phân bố của các vi khuẩn mới nổi giai đoạn 2015 - 2017
Bảng 3.1. Phân bố các chủng vi khuẩn mới nổi theo thời gian.
Tên vi khuẩn
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng chung
N
%
Acinetobacter
55
60
104
219
45.91
Klebsiella
47
40
63
150
31.45
Stenotrophonas
12
20
18
50
10.48
Burkholderia
15
17
7
39
8.18
Aeromonas
5
2
6
13
2.73
Achromobacter
3
0
1.26
Tổng
137
139
201
477
100
Số lượng các chủng Acinetobacter, Klebsiella, Stenotrophonas phân lập được có sự tăng cao so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung giai đoạn (2012-2015), đặc biệt, Stenotrophonas có sự tăng vọt về số lượng (trên 4 lần) [2].
3.1.2. Phân bố các vi khuẩn mới nổi theo bệnh phẩm
Tên VK
Stenotrophomonas
VK mới nổi khác
Bệnh phẩm
SL
Máu
49
22.37
70
46.67
36
72.00
32
82.05
10
52.63
Hô hấp
121
55.25
42
28.00
10.00
4
10.26
10.53
Mủ+DVT
26
11.87
14
0.33
8.00
7.69
15.79
Dịch cơ thể
4.57
11
7.33
6.00
0.00
Nước tiểu
5.48
4.00
1
5.26
BP khác
0.46
1.33
100.0
19
Acinetobacter phân lập được chủ yếu trong bệnh phẩm hô hấp (55,25%); sau đó là bệnh phẩm máu (22,37%) và mủ (11,87%). Klebsiella, Stenotrophomonas và Burkholderia phân lập chủ yếu trong bệnh phẩm máu, tiếp đến là bệnh phẩm hô hấp và ít gặp hơn ở các bệnh phẩm khác.
3.1.3. Phân bố vi khuẩn mới nổi theo khoa lâm sàng
Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bố các vi khuẩn gây bệnh mới nổi theo khoa lâm sàng
Acinetobacter phân lập được ở hầu hết các khoa lâm sàng nhưng tập trung chủ yếu tại khoa hồi sức cấp cứu (50.2%).Klebsiella phần lớn phân lập được tại khoa nội và khoa truyền nhiễm (27,3%), Stenotrophomonas và Burkholderia tập trung chủ yếu ở các khoa nội với tỷ lệ tương ứng: 56.63% và 48.7%
3.1.4. Phân bố các loại vi khuẩn mới nổi theo độ tuổi của bệnh nhân
Khoa
VK khác
Khoa nội
41
27
18.3
27.3
56.3
48.7
9.5
Khoa ngoại
38
33
9
17.4
22.0
14.6
23.1
47.6
Truyền nhiễm
31
14.2
4.2
12.8
23.8
Hồi sức cấp cứu
110
35
50.2
23.3
25
15.4
Tỏng
48
21
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố vi khuẩn mới nổi theo nhóm tuổi
Các vi khuẩn mới nổi phân lập được tăng dần theo độ tuổi và cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 trở lên phân lập được 220 chủng (chiếm 46,1%). Nhóm tuổi phân lập được ít nhất là dưới 20 tuổi có 13 chủng (chiếm 2,7%).
3.2. Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh mới nổi
3.2.1.Mức độ kháng kháng sinh của Acinetobacter
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kháng kháng sinh của Acinetobacter
Tỷ lệ Acinetobacter kháng lại các loại kháng sinh tương đối cao, đa số trên 60%, các chủng phân lập được kháng lại các kháng sinh thông thường. Tỷ lệ kháng cao nhất ở Aztreonam 97%.
3.2.2. Mức độ kháng kháng sinh của Klebsiella
Các chủng Klebsiella phân lập được nhạy cảm với đa số các kháng sinh (tỷ lệ kháng dưới 50%); kháng lại trên 50% gồm các kháng sinh CRO (71,4%), ATM (69,4%), CXM (68,2%), CAZ (56,5%) và CTX (54,3%). Chúng còn nhạy cảm cao với các kháng sinh thuộc nhóm aminoside và nhóm carbapenem.
3.2.3. Mức độ kháng kháng sinh của Stenotrophomonas
Các chủng Stenotrophomonas phân lập được kháng cao với đa số các loại kháng sinh thường dùng, kháng lại (trên 90%) với các kháng sinh: ATM,FOS, CAZ, IMP, MEM, CRO, CTX, PIP và AMP. VK này còn nhạy cảm với vài kháng sinh, nhưng cũng đã thấy kháng lại: SXT (11%), LEV (21%) và MIN (25%).
3.2.4. Mức độ kháng kháng sinh của Burkholderia
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ kháng kháng sinh của Burkholderia
Burkholderia kháng cao (trên 90%) với nhiều loại kháng sinh thường dùng như TZP, CIP, TOB, AN và đặc biệt là kháng lại (100%) với các thuốc TIC, TIM, CN và IPM. VK này có tỷ lệ kháng thấp ở các thuốc SXT (5.2%), LEV (15.3%), CAZ (21.2%) và MEM (18.1 %).
4.1. Đặc điểm phân bố của các vi khuẩn mới nổi
- Từ tháng 01/2015 đến hết tháng 12/2017 phân lập được 219 chủng Acinetobacter, 150 chủng Klebsiella, 50 chủng Stenotrophonas, 39 chủng Burkholderia và 19 chủng một số trực khuẩn Gram âm hiếm gặp khác.
- Đa số các vi khuẩn mới nổi phân lập được tập trung chủ yếu trong bệnh phẩm máu, sau đó là bệnh phẩm hô hấp.
- Acinetobacter là vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở khoa hồi sức (65,9%) và khoa ngoại (39.2%). Tại khoa nội và khoa truyền nhiễm nổi lên là Klebsiella với tỷ lệ tương ứng 31.8% và 48.8%.
- Sự nhiễm các vi khuẩn mới nổi này tăng dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng lớn.
4.2. Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn mới nổi
- Acinetobacter kháng lại hầu hết các kháng sinh thông thường sử dụng trong điều trị với tỷ lệ cao (trên 60%) và chỉ còn nhạy cảm cao với colistin và Amikacin.
- Klebsiella có tỷ lệ kháng kháng sinh thấp hơn so với các vi khuẩn mới nổi khác.
- Stenotrophomonas kháng cao với đa số các loại kháng sinh thường dùng (trên 90%), kháng hoàn toàn với PIP và AMP. Kháng mở rộng là loại kháng điển hình của chủng vi khuẩn này.
- Burkholderia kháng cao (trên 90%) với nhiều loại kháng sinh thường dùng và đặc biệt là kháng hoàn toàn với các kháng sinh TIC, TIM, CN và IPM. Đa kháng là loại kháng điển hình của chủng vi khuẩn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Minh Giao (2009), "Khảo sát đặc điểm nhiễm Burkholderia cepacia tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13, pp. 112-119.
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), "Nghiên cứu đặc điểm phân bố và mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh mới nổi và tái nổi tại bệnh viện Quân y 103 (01/2012 - 6/2015)", Luận văn Thạc sĩ Y học.
3. Abbott I. J., Peleg A. Y. (2015), "Stenotrophomonas, Achromobacter, and nonmelioid Burkholderia species: antimicrobial resistance and therapeutic strategies", 36(01), pp. 099-110.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute C. (2014), "Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-Fourth Informational Supplement, M100- S24".
5. Henry D. I. (2010), "Clinical Microbiology procedured handbook -3rd", American Society for Microbiology, 3.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH