2017 - 2018
- Nghiên cứu mức độ tổn thương giải phẫu bệnh mạch máu

Nghiên cứu mức độ tổn thương giải phẫu bệnh mạch máu tại khoảng cửa trên bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Quân Y 103

Nguyễn Hồng Phúc, Phạm Thị Hạnh, Trần Chung Anh,

Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Trọng Tấn.

          Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu mô gan của 60 bệnh nhân, trong đó nhóm chứng n =10, nhóm bệnh nhân xơ gan n = 50. Các mẫu mô gan được nhuộm bằng Hematoxylin & Eosin (HE) để xác định các giai đoạn xơ hóa từ F1 đến F4; sau đó nhuộm hóa mô miễn dịch với hai kháng thể là α smooth mucsle actin (α – SMA) và CD31. Kết quả thu được như sau: các mẫu gan của nhóm chứng đều dương tính (+) đối với α – SMA và CD31; các mẫu gan của nhóm xơ hóa F1 dương tính (+) với α – SMA và dương tính (+) với CD31; các mẫu gan của nhóm xơ hóa F2 dương tính (++) với α – SMA và dương tính (+) với CD31; các mẫu gan của nhóm xơ hóa F3, F4 dương tính (+++) với α – SMA và dương tính (++) với CD31.

1. Đặt vấn đề

Trong xơ gan, tổ chức xơ hóa và các nốt tân tạo xâm lấn khoảng cửa, chèn ép trong các xoang gan gây cản trở sự lưu thông của dòng máu dẫn đến tăng sức cản dòng máu chảy qua xoang. Những thay đổi như mất cân bằng giữa các yếu tố giãn mạch và yếu tố co mạch, xơ hóa thành mạch… cũng đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng xơ hóa gan ngày càng nặng hơn, xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.Tuy nhiên, những nghiên cứu hình thái, mô bệnh học của gan, hay sự thay đổi trong cấu trúc của các cấu trúc trong gan chỉ mới bắt đầu được quan tâm đến và vẫn còn rất hạn chế. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài này nhằm nghiên cứu về cấu trúc mô bệnh học của thành các mạch máu trong gan trên bệnh nhân xơ gan.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Nhóm chứng: mẫu mô gan của 10 bệnh nhân có các tổn thương gan không xơ hóa như viêm gan mạn, ung thư gan...

- Nhóm bệnh: mẫu mô gan của 50 bệnh nhân xơ gan theo các giai đôạn mô học từ F1 đến F4.

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Giải phẫu bệnh – Pháp Y, Bệnh viện 103.

Các mẫu mô gan sẽ được nhuộm HE và hóa mô miễn dịch với kháng thể α – SM và CD31 để xác định sự có mặt của tế bào nội mô thành mạch và tế bào cơ trơn..

3. Kết quả và bàn luận

3.1. Kết quả nhuộm HE

 

Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm bệnh theo mức độ xơ gan

          Trong nghien cứu của chúng tôi,tỷ lệ bệnh nhân xơ gan F1 (nhẹ) chiếm 30%, bệnh nhân xơ gan F2 (vừa) chiếm tỷ lệ cao nhất với 42%, nhóm bệnh nhân xơ gan F3 và F4 (nặng) chiếm 28%.

3.2. Nhuộm HMMD

          Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn marker là α-SMA, đây là protein có trong các tế bào sợi cơ là cấu trúc quan trọng trong thành mạch. Marker thứ hai là CD31 chỉ thị sinh học cho tế bào nội mô thành mạch nhằm phát hiện sự thay đổi về cấu trúc của các tế bào nội mô thành mạch và quá trình hình thành các mạch máu tân tạo.

3.2.1. Nhuộm HMMD với α-SMA

 

Hình 3.3: Viêm gan mạn, nhuộm HMMD α-SMA x400, mã số mẫu C07 (+)

 

Hình 3.4: Xơ gan F1 (xơ hóa nhẹ), nhuộm HMMD α-SMA x200, mã số mẫu R24 (++)

 

Hình 3.5: Xơ gan F3 (xơ hoá nặng), nhuộm HMMD α-SMA x200, mã số mẫu R09 (+++)

          Kết quả nhuộm α-SMA trên nhóm chứng cho thấy hình ảnh các tế bào dương tính bắt màu nâu xuất hiện chủ yếu ở thành mạch máu và thành ống dẫn mật trong khoảng cửa với mức độ yếu. Điều này phù hợp với cấu trúc bình thường của các mạch máu và ống dẫn mật bình thường. Thành động mạch gan có lớp áo giữa dày có nhiều tế bào cơ trơn, nên có hình ảnh bắt màu đậm hơn so với thành của tĩnh mạch cửa.

          Trên nhóm bệnh nhân xơ gan vừa và nặng các tế bào dương tính với α-SMA bắt màu mạch, co mặt tại khoảng cửa và xâm lấn cả vào nhu mô gan. Đặc biệt, trong xơ gan nặng tổ chức xơ phát triển mạnh thay thế gần như hoàn toàn mô liên kết trong khoảng cửa.  Các tế bào cơ trơn ở thành mạch cũng biểu hiện mạnh, hình ảnh thành mạch rất dày, rất khó phân biệt được cấu trúc đông mạch, tĩnh mạch...

3.2.2. Nhuộm HMMD với CD31

 

Hình 3.6: Viêm gan mạn, nhuộm HMMD CD31 x200, mã số mẫu C07 (+)

 

Hình 3.13: Xơ gan F1 (xơ hoá nhẹ), nhuộm HMMD D31 x200, mã số mẫu R15 (+)

 

Hình 3.15: Xơ gan F3 (xơ hoá nặng), nhuộm HMMD D31 x200, mã số mẫu R30 (++)

          Kết quả nhuộm kháng thể CD31 ở nhóm chứng và nhóm xơ hóa nhẹ, cho thấy chỉ có các tế bào nội mô lót thành mạch tại khoảng cửa biểu hiện với mức độ yếu, hình ảnh lớp tế bào mỏng nằm ở phía trong lòng mạch. Kết quả nhuộm CD31 với nhóm xơ hóa vừa và nặng cho thấy các tế bào nội mô có sự biến đổi mạnh, phát triển dày hơn trong lòng mạch, đồng thời cũng quan sát thấy số lượng mạch máu tăng lên rõ rệt, đặc biệt là trong khoảng cửa, các tế bào nội mô bắt màu ở mức độ trung bình.

          Các yếu tố kích thích đến các tế bào nội mô gồm các tín hiệu hóa học được sản sinh ra bởi các tế bào gan bị hủy hoại, các tế bào bạch cầu, đại thực bào, tương bào, … trong khi thực hiện chức năng loại bỏ các thành phần hư hại của mô, tạo điều kiện cho mô mới thay thế vào đó. Khi cấu trúc mô mới được hình thành, các yếu tố tăng trưởng tiếp tục kích thích các tế bào nội trong các mạch máu gần kề phát triển tạo thành những chồi mạch mới tiến sâu và mô để nuôi dưỡng mô vừa hình thành kết quả là xuất hiện hình ảnh các mạch máu tân tạo tại khoảng cửa.

           Quá trình hủy hoại tế bào, sửa chữa hư hỏng, hình thành tổ chức xơ mới, phát sinh chồi mạch liên tục diễn ra, khiến cho các mạch máu luôn phải chịu sự kích thích tăng trưởng và biệt hóa dẫn đến biến đổi về cấu trúc, tăng về kích thước, kết hợp với sự xơ hóa của các tế bào cơ trơn trong thành mạch dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc của các mạch máu, lòng mạch bị nhỏ hẹp lại, thành mạch xơ hóa giảm tính đàn hồi, máu chảy chậm dẫn đến hậu quả là giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng mô, khiến mô bị hoại tử.

          Quá trình này cứ lặp đi lặp lại dẫn đến hậu quả là gan ngày càng bị tổn thương nặng hơn, và khó phục hồi. Tổ chức xơ ngày càng phát triển mạnh, xuất hiện nhiều các nốt tái tạo, cấu trúc gan bị đảo lộn, các mạch máu tân tạo xuất hiện không theo quy luật nào dẫn đến sự rối loạn tuần hoàn trong gan hậu quả là xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm như tăng áp lực tĩnh mạch của với nhiều biến chứng nguy nhiểm.

 

Biểu đồ 3.2: Mức độ dương tính của tế bào khi nhuộm HMMD với kháng thể α-SMA và CD31 tương ứng với giai đoạn xơ gan

          Từ kết quả biểu đồ 3.12 chúng tôi nhận thấy có sự tương ứng giữa các giai đoạn xơ hóa gan với mức độ dương tính của tế bào nội mô và tế bào cơ trơn ở thành mạch. Giai đoạn xơ hóa càng nặng thì mức độ biểu hiện của các tế bào càng mạnh. Marker α-SMA biểu hiện dương tính với tế bào cơ trơn thành mạch, xơ hóa càng nặng thì cấu trúc thành mạch càng dày, α-SMA dương tính càng mạnh. Marker CD31 biểu hiện dương tính với các tế bào nội mô thành mạch, ở các giai đoạn xơ hóa càng nặng thì cấu trúc của tế bào nội mô thành mạch càng dày. Đồng thời sự xuất hiện thêm mạch máu mới cũng chứng minh quá trình phát sinh mạch trong cơ chế phục hồi tổn thương do viêm mạn tính. Sự xơ hóa thành mạch và hình thành các mạch máu tân tạo hoàn toàn tương ứng với sự hình thành của tổ chức xơ trong các giai đoạn khác nhau.

4. Kết luận

          Từ những kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi rút ra những kết luận sau:

          - 100% mẫu mô gan của nhóm chứng nhuộm HMMD dương tính (+) với α – SMA và CD31.

          - 100% mẫu mô gan của nhóm bệnh nhân xơ gan giai đoạn F1 (nhẹ) dương tính (+) với với α – SMA và CD31.

          - 100% mẫu mô gan của nhóm bệnh nhân xơ gan giai đoạn F2 (vừa) dương tính (++) với với α – SMA và dương tính (+) với CD31.

          - 100% mẫu mô gan của nhóm bệnh nhân xơ gan giai đoạn F2 (vừa) dương tính (+++) với với α – SMA và dương tính (++) với CD31.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Alexis Desmoulibre, Antoine Geinoz, Franfoise Gabbiani, and Giulio Gabbiani (1993) Transforming Growth Factor-ill Induces u-Smooth Muscle Actin Expression in Granulation Tissue Myofibroblasts and in Quiescent and Growing Cultured Fibroblasts” The Journal of Cell Biology, Volume 122, Number 1, July 1993, 103-111.

2.     Marc P. Pusztaszeri et al (2006). “Immunohistochemical Expression of Endothelial Markers CD31, CD34, von Willebrand Factor, and Fli-1 in Normal Human Tissues”. Journal of Histochemistry & Cytochemistry, Volume 54(4): 385–395, 2006.

3.      Paola Tonino, Carmen Abreu et al (2011). “Microvessel Density Is Associated with VEGF and –SMA Expression in Different Regions of Human Gastrointestinal Carcinomas” Cancers 2011, 3, 3405-3418; doi: 10.3390 /cancers 3033405

4.      Sun KHChang YReed NISheppard D et al (2016). α-Smooth muscle actin is an inconsistent marker of fibroblasts responsible for force-dependent TGFβ activation or collagen production across multiple models of organ fibrosis”. Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol. 2016 May 1; 310 (9):L824-36. 

5.      Zana Saratlija Novakovic (2012), “The interstitial expression of alpha-smooth musclen actin in glomerulonephritis is associated with renal function”, Med Sci Monit, 2012.

STUDY ON THE EXTENT OF VASCULAR ANESTHESIA AT PORTAL TRAID OF THE PATIENTS WITH CIRRHOSIS

AT MILITARY MEDICAL CENTER 103

            The study was conducted on liver tissue samples of 60 patients, in which the control group n = 10, patients with cirrhosis n = 50. Hematoxylin & Eosin (HE) samples were stained for phase identificationfibrosis from F1 to F4; Immunohistochemical staining with two antibodies is α smooth mucle actin (α - SMA) and CD31. The results were as follows: liver samples from the control group were positive for α - SMA and CD31; Liver samples of F1 (+) positive brosis group with α - SMA and positive (+) with CD31; liver samples of F2 (+) positive fibrosis with α - SMA and positive (+) with CD31; Liver samples of fibrosis group F3, F4 positive (+++) with α - SMA and positive (++) with CD31.