Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2017 - 2018
- Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2018

 

Lê Thị Thủy, Phương Văn Hoàng, Đỗ Thị Thùy Vân, Lương Anh Vũ, Lưu Thị Bích Ngọc, Phan Thị Thu Huệ- BV Bạch Mai

 

Tóm tắt: Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất và một số yếu tố liên quan tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai năm 2018. Mục tiêu: (1) Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu. (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 246 người bệnh ung thư đại trực tràng đang điều trị hóa chất tại trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: nghiên cứu cho thấy điểm sức khỏe toàn diện của người bệnh là thấp với điểm trung bình là 48,3 (SD±1,33). Điểm trung bình của chức năng là: 70,27 (SD±18,80), điểm trung của triệu chứng là 27,80 (SD±16,90). Nghiên cứu cũng tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLCS của người bệnh ung thư đại trực tràng đang điều trị hóa chất với trầm cảm, sự đau, sự hỗ trợ xã hội và chăm sóc giảm nhẹ.

  1. Đặt vấn đề

Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh thường gặp và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Tỷ lệ mắc bệnh này có xu hướng ngày càng tăng. Ở châu Á hàng năm số người bị ung thư đại trực tràng tăng lên từ 3 - 5%. [12]. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2012, UTĐTT đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp. Ở Việt Nam, UTĐTT cũng nằm trong nhóm 5 bệnh ung thư thường gặp, theo thống kê nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Việt Nam, ung thư đại trực tràng là căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và số ca mắc liên tục tăng lên. Bệnh có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây [1]. Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt, đầu độc các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các loại hóa chất này cũng sẽ tiêu diệt các tế bào lành có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng giống tế bào ung thư [1]. Vì vậy, việc điều trị hóa chất khiến cho bệnh nhân có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng như: mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn nuốt, ăn không ngon, suy giảm khả năng tình dục, rối loạn cảm xúc, đau đớn và nhiều vấn đề khác. Do vậy, mong muốn cải thiện CLCS được coi như một phần quan trọng trong chiến lược điều trị ung thư nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả của điều trị và chăm sóc; Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó, xác định được các biện pháp hỗ trợ để nâng cao CLCS của người bệnH.

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả CLCS và mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng điều trị hóa chất.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh UTĐTT đang điều trị hóa chất tại trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai, có tuổi từ 18 trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

 - Cỡ mẫu: Tính theo công thức:                                                  

                                                  

  • n = 246 người bệnh.
  • Kỹ thuật chọn mẫu : Chọn tất cả người bệnh đang được điều trị hóa chất tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 12/2017 – 3/2018

2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin:

Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn gồm 6 phần : Thông tin chung của người bệnh; Đặc điểm sức khỏe chung; Thang đo khía cạnh về nhận thức hỗ trợ xã hôi (MSPSS); Thang đo đánh giá trầm cảm ở cộng đồng PHQ-9; Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống của người bệnh EORTC QLQ-C30; Thang điểm đánh giá chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh (POS)

2.5. Phân tích dữ liệu:

    • Các số liệu được kiểm tra, làm sạch trước khi nhập dữ liệu.
    • Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 21.0
    • Các thuật toán thống kê, sử dụng. Với p < 0,05 là có ý nghĩa thống kê.

3. Kết quả

3.1.  Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1.1: Thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 246)

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ %

Tuổi

< 50 tuổi

58

23,6

50 - 59 tuổi

45

18,3

60 - 69 tuổi

101

41,1

≥ 70 tuổi

42

17,1

Mean ± SD: 58,62 ±12,44 (min=20; max= 82)

Giới

Nam

127

51,6

Nữ

119

48,4

Nơi ở

Nông thôn

182

74,0

Thành thị

64

26,0

Nghề nghiệp

Cán bộ/ Công nhân

67

27,2

Buôn bán/LĐ tự do/ nội trợ /Làm ruộng

127

51,6

Hưu trí

52

21,1

Học vấn

Tiểu học, trung học cơ sở

136

55,3

Phổ thông trung học

93

37,8

Cao đẳng, đại học trở lên

17

6,9

Bảo hiểm y tế

241

98,0

Không

5

2,0

Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu trẻ nhất là 20 và lớn tuổi nhất là 82, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 58,26. Nhóm bệnh nhân 60 - 69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu tuổi của toàn bộ đối tượng nghiên cứu (41,1%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân <50 tuổi (23,6%), ít nhất là nhóm bệnh nhân >= 70 tuổi chỉ có 17,1%. Kết quả nam giới chiếm tỉ lệ 51,6% cao hơn bệnh nhân nữ giới chiếm tỉ lệ 48,4%; Người bệnh sống ở nông thôn chiếm tỉ lệ 74% cao hơn số bệnh nhân sống ở thành thị 26% . Số người bệnh làm nghề tự do là cao nhất 51,6%, người bệnh nghỉ hưu là đối tượng ít nhất (21,1%), số đối tượng là cán bộ/công nhân là 27,2%. Đa số đối tượng nghiên cứu có sử dụng bảo hiểm y tế (98%), chỉ có 2% đối tượng nghiên cứu không có bảo hiểm y tế.

3.2. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.2.1: Điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu

Lĩnh vực

Điểm TB

Sức khỏe toàn diện

68,3

Chức năng

Điểm TB ±SD  (27,8±16,90)

Chức năng thể chất

72,3

Chức năng hoạt động

66,8

Chức năng nhận thức

71,4

Chức năng cảm xúc

65,0

Chức năng xã hội

63,0

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong lĩnh vực chức năng điểm trung bình CLCS cao nhất là chức năng thể chất (72.3 điểm) tiếp đến là chức năng nhận thức (71,4 điểm), chức năng hoạt động (66,8 điểm), điểm sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu là 48,3 điểm; thấp nhất là chức năng cảm xúc và chức năng xã hội (lần lượt có điểm trung bình 65,0 và 63,0 điểm).

Bảng 3.2.2: Điểm trung bình CLCS lĩnh vực triệu chứng và vấn đề khó khăn tài chính của đối tượng nghiên cứu.

Lĩnh vực

Điểm TB

Triệu chứng

Điểm TB ±SD

(27,8±16,90)

Mệt mỏi

36,2

Buồn nôn và nôn

22,6

Đau

30,6

Khó thở

23,7

Rối loạn giấc ngủ

36,0

Mất cảm giác ngon miệng

29,3

Táo bón

24,5

Tiêu chảy

17,3

Tác động tài chính

69,4

Kết quả cho thấy, điểm trung bình cao nhất là triệu chứng mệt mỏi (36,2 điểm), tiếp đến là rối loạn giấc ngủ (36 điểm), điểm triệu chứng đau (30,6); các triệu chứng mất cảm giác ngon miệng, táo bón, khó thở, buồn nôn và nôn có điểm trung bình dưới 30 điểm. Vấn đề khó khăn tài chính của đối tượng nghiên cứu có điểm trung bình khá cao (69,4 điểm).

3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Bảng 3.3.1. Mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tống quát với một số yếu tố liên quan.

Lĩnh vực

Chức năng(r)

Sức khỏe tổng quát(r)

Sự đau đớn của người bệnh

-0,740(p<0,05)

-0,259(p<0,05)

Nhận thức hỗ trợ xã hội

0,211(p<0,05)

-0,350(p<0,05)

Sự trầm cảm của người bệnh

-0,716(p<0,05)

-0,471(p<0,05)

Chăm sóc giảm nhẹ

-0,658(p<0,05)

-0,136(p<0,05)

Bảng 3.3.1 cho thấy có sự tương quan giữa CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quá với sự đau đớn của người bệnh, sự hỗ trợ xã hội, sự trầm cảm của người bệnh và sự CSGN (p<0.05). Đối với người bệnh UTĐTT điều trị hóa chất, sự CSGN có mối tương quan nghịch biến với sức khỏe tổng quát (r=-0,136) và sự hỗ trợ xã hội có mối liên quan đồng biến đối với CLCS lĩnh vực chức năng (r=0.211). Trong khi đó, CLCS lĩnh vực sức khỏe tổng quát có mối liên quan tỷ lệ nghịch đối với sự đau đớn của người bệnh (r= -0,259), sự hỗ trợ xã hội (r=-0,350) và sự trầm cảm của người bệnh (r=-0,471). Mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực chức năng có mối liên quan tỷ lệ nghịch đối với sự CSGN (r=-0,658). Điểm trung bình CLCS của người bệnh về lĩnh vực chức năng đều có mối liên quan tỷ lệ nghịch tương đối cao đối với sự đau đớn và sự trầm cảm của người bệnh (r=-0,740 và r=-0,716).

Bảng 3.3.2. Mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực vấn dề khó khăn tài chính và triệu chứng với một số yếu tố liên quan.

Lĩnh vực

Vấn đề khó khăn tài chính

(r)

Triệu chứng(r)

Sự đau đớn của người bệnh

0,048(p>0,05)

0,779(p<0,05)

Nhận thức hỗ trợ xã hội

-0,241(p<0,05)

-0,169(p<0,05)

Sự trầm cảm của người bệnh

0,151(p<0,05)

0,562(p<0,05)

Chăm sóc giảm nhẹ

-0.035(p>0,05)

0,660(p<0,05)

Bảng 3.3.2 cho thấy CLCS lĩnh vực vấn đề khó khăn tài chính tỷ lệ thuận với  sự trầm cảm của người bệnh (r=0,151) và tỷ lệ nghịch đối với nhận thức hỗ trợ xã hội (r=-0,241). CLCS lĩnh vực triệu chứng cũng có mối liên quan tỷ lệ nghịch đối với nhận thức hỗ trợ xã hội (r=-0,169). CLCS lĩnh vực triệu chứng đều có tỷ lệ thuận trung bình đối với sự trầm cảm của người bệnh và sự chăm sóc giảm nhẹ với hệ số tương quan lần lượt  (r= 0,562 và r=0,660) và đặc biệt là có tỷ lệ thuận cao nhất đối với sự đau đớn của người bệnh (r=0,779). Trong nghiên cứu này, chưa tìm thấy có mối liên quan giữa sự đau đớn của người bệnh, sự CSGN đối với CLCS của đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực vấn đề khó khăn tài chính (p>0,005).

4. Bàn luận

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:

Trong  tổng số 246 đối tượng tham gia nghiên cứu,  tỷ lệ người bệnh nam giới (51,6%) cao hơn nữ (48,4%). Tỷ lệ này tương đương với các nghiên cứu về tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam [2].

Tuổi của người bệnh trong nghiên cứu là 58,26 (SD±18,44)  điều này có thể được giải thích vì đa số người bệnh UTĐTT có thời gian mắc bệnh nhỏ hơn 90 ngày (56,1%), người bệnh mới phát hiện, khi mà bệnh tật ở giai đoạn 3 (54,9%) và người bệnh có số tiền lương hàng tháng không ổn định (51,6%), chỉ khi bệnh tật làm họ khó chịu thì mới đi khám (đau: 66, 7% ; triệu chứng khác : 19,9% ; phát hiện thấy hạch 6,1%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số người bệnh sống ở vùng nông thôn (74%) và hầu hết đều có bảo hiểm y tế (98%). Lý do đa số người bệnh trong nghiên cứu ở nông thôn vì bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối cùng, tâm lý người bệnh được điều trị trị tại bệnh viện ở trung ương là yên tâm và an toàn.

4.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh UTĐTT điều trị hóa chất tại trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai:

Kết quả đánh giá điểm CLCS chức năng thể chất trong nghiên cứu của chúng tôi đạt được là 72,27 (SD±19,91) cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương [5] là 53,3 và thấp hơn nghiên cứu của Kanae Momino và cộng sự là 75 [10]. Kết quả này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người bệnh ung thư đại trực tràng đang điều trị hóa chất còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương là người bệnh ung thư giai đoạn IV và nghiên cứu của Kannae Moino là người bệnh ung thư vú được can thiệp nhu cầu chăm sóc nhận thức.

Trong nghiên cứu này, điểm trung bình chức năng hoạt động là 66,80 (SD±21,18), tương đương so với nghiên cứu của Kannae Moino là 64,9 [10] và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương là 32,8 điểm [5]. Điểm trung bình đối với chức năng nhận thức của người bệnh trong nghiên cứu này là 71,4 (SD±23,47), kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (64,3) và cao hơn trong nghiên cứu của Kanea Momino.

Điểm trung bình của CLCS chức năng xã hội là thấp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi 62,94 (SD± 30,31) cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (32,8) và thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2014) với điểm trung bình  chức năng xã hội là 67,1 điểm. Kết quả này phù hợp với kết luận trong nghiên cứu của Vũ Lê Ngọc và cộng sự [8] có sự giảm sút về chất lượng sống của người bệnh, chủ yếu liên quan đồng thời đến 3 lĩnh vực chính là thể chất, tâm thần, và quan hệ xã hội của người bệnh.

Với việc sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ C-30, điểm trung bình lĩnh vực tình trạng sức khỏe toàn diện của đối tượng nghiên cứu là 48,29 (SD±14,33). Kết quả này cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) (45,9 điểm), kết quả này được giải thích rõ vì người bệnh trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương đều đang ở giai đoạn 4, sức khỏe rất kém [5].

Điểm trung bình CLCS lĩnh vực triệu chứng trong nghiên cứu của chúng tôi (27,5±16,9) thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả người Thổ Nhĩ Kỳ (33.01±20.22) [18]. Trong CLCS lĩnh vực triệu chứng, mệt mỏi là triệu chứng có điểm số tiêu cực cao nhất trong lĩnh vực triệu chứng 36,1 (SD±20,73) và thấp hơn trong cả hai nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương và Vũ Văn Vũ với điểm số tương ứng là 44,4 và 70,0 điểm [5,8] Kết quả này cũng thấp hơn đối với đối tượng là người bệnh ung thư vú của tác giả Kanae Momino (45,9 điểm) [10].  Điểm số thấp nhất trong lĩnh vực triệu chứng là tiêu chảy (17,34)  cũng giống như đối với điểm số thấp nhất trong nghiên cứu của tác giả Kanae Momino (9,9 điểm), cao hơn trong nghiên cứu của Đặng Văn Khoa [3, 10].

4.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh UTĐTT điều trị hóa chất tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai.

 Trong nghiên cứu này có 4 mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa CLCS của người bệnh ung thư đại trực tràng lĩnh vực chức năng đối với đau, sự hỗ trợ xã hội, trầm cảm và sự chăm sóc giảm nhẹ. Trong đó đau và trầm cảm có mối tương quan mạnh, tỷ lệ nghịch (r=-0,74 và r=-0,716) với lĩnh vực chức năng của CLCS. Kết quả này tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Oh PJ năm 2016 [27] cũng có mối tương quan mạnh của trầm cảm và CLCS (R2=43%). Sự tương quan này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Kwoun (2016) [21] với mức độ tương quan giữa lo lắng và CLCS (r=-0,59, p<0,01) và trầm cảm (r=-0,53, p<0,01). Điều này được lý giải vì trong nghiên cứu của chúng tôi có đến  75,2% người bệnh UTĐTT có triệu chứng tối thiểu của trầm cảm đến  trầm cảm nặng.

CLCS của người bệnh trong nghiên cứu có mối tương quan thấp đối với sự hỗ trợ xã hội (r<0,4), mối tương quan này được nhấn mạnh trong kết luận của nhà nghiên cứu Leyk năm 2014 đã tìm ra mối tương quan mạnh giữa CLCS và sự hỗ trợ xã hội [19].  Như vậy, với sự hỗ trợ xã hội, đặc biệt từ gia đình và bạn bè, người bệnh sẽ có CLCS tốt hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan giữa CSGN của đối tượng nghiên cứu với CLCS trong lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát (r=-0,658 và r=-0,136), kết quả này tương đương với kết quả của tác giả người Nhật Sakamoto năm 2017 [16] có tỷ lệ tương quan thấp giữa CLCS và CSGN (r=-0,38, p<0,001),  trong nghiên cứu của tác giả Teker năm 2015 cũng chứng minh được mối tương quan giữa CLCS và CSGN. Trong nghiên này chỉ ra mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực triệu chứng với chăm sóc giảm nhẹ và trầm cảm (r=0,66; r=0.56), điều này cũng được chứng minh trong hai nghiên cứu của Kwoun (2015) và Beak (2015) [9, 13], từ đó chúng tôi đưa ra kết luận CSGN và trầm cảm có ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh. Tuy nhiên, không có mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực tài chính đối với đau và CSGN (p>0,05) do vậy không có sự khác biệt về CSGN của nhân viên y tế đối với người bệnh.

5. Kết luận

Điểm sức khỏe toàn diện của người bệnh là 48,3 (SD±14,33) là thấp. ). Điểm trung bình của chức năng là: 70,27 (SD±18,80), điểm trung của triệu chứng là 27,80 (SD±16,90).

Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, có mối tương quan mạnh giữa CLCS đối với điểm số về đau và trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan của CLCS đối với chăm sóc giảm nhẹ. Ngoài ra, có mối tương quan thấp của CLCS lĩnh vực sức khỏe tổng quát, chức năng và triệu chứng  đối trầm cảm. Tuy nhiên, không có mối tương quan giữa CLCS lĩnh vực triệu chứng với đau và chăm sóc giảm nhẹ.

Abstract: A survey of quality of life of colorectal cancer patients for chemotherapy and related factors at the Center for Nuclear Medicine and Oncology of Bach Mai Hospital in 2018. Objectives: (1) Describe the quality of life of patients with colorectal cancer for chemotherapy at the Center of nuclear medicine and oncology. (2) Factors related to the quality of life of patients with colorectal cancer. Methods: A cross-sectional study of 246 colorectal cancer patients receiving chemotherapy at the Center for Nuclear Medicine and Oncology at Bach Mai Hospital. Results: The study showed that the global health status/Quality of life was low with an average score of 48.3 (SD ± 1.33). The mean score for the function was 70.27 (SD ± 18.80), the mean score for the symptom was 27.80 (SD ± 16.90). Quality of Life of patients with colorectal cancer for chemotherapy had relations with: depression, pain, social support and palliative care.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

  1. Bùi Diệu, Nguyễn Thị Hoài Nga và cộng sự (2012), Khảo sát giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại một số cơ sở chuyên khoa ung bướu, Tạp chí Ung thư học Việt Nam (Số 4), Hội phòng chống ung thư Việt Nam, tr 29 – 32.
  2. Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), « Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn iv trước và sau điều trị tại khoa chống đau bệnh viện ung bướu hà nội năm 2013” Tạp chí Ung thư học Việt Nam (số 5).
  3. Nông Văn Dương (2015), Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú tại tt ung bướu bệnh viện đktw thái nguyên, Tạp chí nghiên cứu khoa học, 106 (1) – 2017
  4. Trần Bảo Ngọc, Bùi Diệu, Nguyễn Tuyết Mai ( 2012)“Chất lượng cuộc sống 71 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn muộn sau hóa xạ tuần tự sử dụng bộ câu hỏi QLQ – C30 và QLQ – H&N 35”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam (số1), Hội phòng chống ung thư Việt Nam, tr 218 – 224.
  5. Vũ Lê Ngọc, Hoàng Thy Nhạc Vũ (2016), “Tổng quan chất lượng cuộc sống của người bệnh mãn tính”, Tạp chí Y dược học, số 5.

Tiếng Anh

  1. Baek Y, Yi M (2015), “Factors Influencing Quality of Life during Chemotherapy for Colorectal Cancer Patients in South Korea”. Journal of Korean Academy of Nursing , 45(4):604-12
  2. Kwoun HJ, Shin YH. (2015), “Impact of Bowel Function, Anxiety and Depression on Quality of Life in Patients with Sphincter-preserving Resection for Rectal Cancer”, Journal of Korean Academy of Nursing 45(5):733-41
  3. Mohsen Akhondi-Meybodi ,⇑, Sara Akhondi-Meybodi, Mahmood Vakili, Zahra Javaheri  (2016), “Quality of life in patients with colorectal cancer in Iran”, Arab Journal of Gastroenterology, Volume 17, Issue 3, Pages 111-152
  4. Oh PJ, Kim JH (2016), “Chemotherapy-related Cognitive Impairment and Quality of Life in People with Colon Cancer: The Mediating Effect of Psychological Distress”, Journal of Korean Academy of Nursing, 46(1):19-28
  5. Sakamoto N, Takiguchi S, Komatsu H, Okuyama T, Nakaguchi T, Kubota Y, Ito Y, Sugano K, Wada M, Akechi T. 2017, “Supportive care needs and psychological distress  and/or quality of life in ambulatory Advanced colorectal cancer patients receiving chemotherapy: a cross-sectional study”, Japanese Journal of Clinical Oncology,  47(12):1157-1161
  6. Teker F, Demirag G, Erdem D, Kemal Y, Yucel I, (2015), “Quality of life in colorectal cancer patients during chemotherapy in the era of monoclonal antibody therapies.” J BUON, 20(2):443-51.
  7. Leyk M, Ksiaz˙ek J, Habel A, Dobosz M, Kruk A, Terech S, 2014, "The influence of social support from the family on health related-quality of life in persons with a colostomy", Journal of Wound Ostomy & Continence Nursing, 41(6):581-8