Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2016 - 2017
- Xác định tỷ lệ và tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn

Tên đề tài:

Xác định tỷ lệ và tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa tại bệnh viện Việt Đức, năm 2016-2017 

Hà Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thanh Huyền, Bùi Huy Tùng, Nguyễn Thanh thủy

ĐẶT VẤN ĐỀ

            Nhiễm khuẩn là một bệnh thường gặp ở Việt Nam. Tác nhân gây nhiễm khuẩn thường do vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. Trong đó hầu hết các vi khuẩn kỵ khí gây bệnh đều thuộc vi hệ vi khuẩn của người nên phải có một số điều kiện cần thiết để các vi khuẩn này gây bệnh như: ứ trệ tuần hoàn, thiếu máu, hoại tử tổ chức. Vì vậy các nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện ở các bệnh nhân sau phẫu thuật, đa chấn thương, đái đường …[2].

            Vi khuẩn kỵ khí thường gây nhiễm trùng đường tiêu hóa sau phẫu thuật là các loài thuộc trực khuẩn gram âm như chi Bacteroid, Prevotella,… Tuy nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí khá phổ biến nhưng việc phân lập vi khuẩn kỵ khí khó khăn hơn nhiều so với vi khuẩn hiếu  khí. Hiện nay có ít các nghiên cứu về vai trò của vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn ngoại khoa và tính nhạy cảm với kháng sinh của các vi khuẩn kỵ khí[2].

        Trước thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức, là một bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa trong cả nước. Nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị, dự phòng và phục vụ việc học tập/giảng dạy chúng tôi tiến hành với 2 mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tiêu hóa tại các khoa ngoại, bệnh viện Việt Đức.

2. Xác định tỷ lệ  nhạy cảm với kháng sinh của các vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa.

Chương  2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Người bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa nghi do vi khuẩn kỵ khí: Mủ có mùi rất thối, có sinh hơi, nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí âm tính.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Khoa Vi sinh bệnh viện Việt Đức.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2016 đến 3/2017

2.3. Vật liệu, phương tiện nghiên cứu

Môi trường, sinh phẩm của hãng Bio- Merieux: môi trường nuôi cấy, môi trường xác định MIC

Kháng sinh bột: clindamycin, imipenem, metronidazon, piperacillin- tazobactam, doxycyclin, chloramphenicol …

 Một số thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm và dụng cụ tiêu hao: dụng cụ chuyên dụng của phòng xét nghiệm: tủ an toàn sinh học cấp 2, tủ ấm CO2, thiết bị tạo khí trường

  Để tạo khí trường kỵ khí sử dụng túi hóa chất  Genbag của hãng Bio Merieux.

- Bệnh phẩm: Máu, mủ, dịch ổ ap xe sâu, tổ chức….đựng vào lọ vô trùng có nắp đậy.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Thiết kế: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại thời điểm nghiên cứu, phân lập được vi khuẩn kỵ khí.

2.4.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn  mẫu:

- Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn  mẫu:

+ Cỡ mẫu: toàn bộ người bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa nghi do vi khuẩn kỵ khí: Mủ có mùi rất thối, có sinh hơi, nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí âm tính.  từ các dịch sau phẫu thuật hệ tiêu hóa được tại khoa Vi sinh - Bệnh viện Việt Đức.

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: toàn bộ người bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa nghi do vi khuẩn kỵ khí  tại khoa Vi sinh - Bệnh viện Việt Đức từ 10/2016 đến 3/2017.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nuôi cấy, định danh vi khuẩn được thực hiện theo kỹ thuật thường quy của khoa Vi sinh, Bệnh viện Việt Đức, theo hướng dẫn của CLSI 2016.

Kiểm tra chất lượng:

- Kiểm tra chất lượng môi trường kị khí bằng thanh giấy test.

- QC B. fragilis ATCC 25285.

 Thử nghiệm tính nhạy cảm với kháng sinh: Xác định MIC bằng kỹ thuật vi pha loãng trong môi trường canh thanh Brucella bổ sung 5µg/mL hemin, 5µg/mL VTM K, máu ngựa ly giải 5% [9].

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Bacteroid spp[9].

2.5. Xử lý số liệu: Theo tets thống kê, tỷ lệ % và phầm mềm SPSS 20.

2.6. Y đức trong nghiên cứu:

Trung thực khách quan trong nghiên cứu

Được sự đồng ý của khoa Vi sinh Bệnh viện Việt Đức.

2.7. Sai số và hạn chế sai số

Thực hiện đúng qui trình nuôi cấy, phân lập và làm kháng sinh đồ.

QC với B. fragilis ATCC 2528

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Xác định tỷ lệ  vi khuẩn kỵ khí  phân lập được

Bảng 3.1. Xác định tỷ lệ vi khuẩn  kỵ khí phân lập được

Vi khuân

n

Tỷ lệ %

 B.  fragilis

90

78,3

 

 

94,8%

 B. ovatus

3

2,6

  B. thetaiotaomicron

5

4,3

 B. distasonis

3

2,6

 Bacteroid spp

8

7,0

  Fusobacterium

6

5,2

 

Tổng số

115

100%

 

            Nhận xét: Vi khuẩn kỵ khí phân lập được  chủ yếu là  Bacteroid spp chiếm đa số là 94,8% ( trong đó B.  fragilis chiểm 78,3%)  và Fusobacterium 5,2%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ vi khuẩn kỵ khí phân lập được theo khoa điều trị

Khoa

n

Tỷ lệ %

PT tiêu hóa

43

37,4

Phẫu thuật gan mật

39

33,9

PT nhiễm khuẩn

6

5,2

Khoa hồi sức

7

6,1

Các khoa khác

20

17,4

Tổng số

115

100%

            Nhận xét: Phân bố vi khuẩn kỵ  khí  gặp chủ yếu ở khoa phẫu thuật tiêu hóa là 37,4%; khoa phẫu thuật gan mật 33,9%;  khoa phẫu thuật  nhiễm khuẩn là 5,2%; khoa hồi sức 6,1%; và khoa khác là 17,4%.

Bảng 3.3. Tỷ lệ  vi khuẩn kỵ khí phân lập được theo bệnh phẩm

Bệnh phẩm

n

Tỷ lệ %

Dịch ổ bụng

59

51,3

Dịch mật

22

19,1

Mủ

14

12,2

Dịch khác

20

17,4

Tổng số

115

100%

            Nhận xét: Bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn kỵ khí  là dịch ổ bụng (51,3%); dịch mật (19,1%); dịch mủ (12,2%), và dịch khác (17,4%).

Trong nghiên cứu vi khuẩn kỵ khí phân lập được  chủ yếu là  Bacteroid spp chiếm đa số là 93,9% ( trong đó B. fragilis chiếm 78,3%) và Fusobacterium 6,1%.  Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của  Mercedes Treviño và cs nghiên cứu tại Tây Ban Nha với 830 chủng Bacteroid spp trong đó B. fragilis chiếm 59,5%[9].

            Vi khuẩn kỵ  khí trong nghiên cứu gặp chủ yếu ở khoa phẫu thuật tiêu hóa là 37,4%; khoa phẫu thuật gan mật 33,9%;  khoa phẫu thuật  nhiễm khuẩn là 5,2%; khoa hồi sức 6,1%; và khoa khác là 17,4%. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh học của vi khuẩn kỵ khí (nhất là Bacteroid sppFusobacterium).

            Bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn kỵ khí  thường gặp là là dịch ổ bụng (51,3%); dịch mật (19,1%); dịch mủ (12,2%), và dịch khác (17,4%). Điều này cũng phù hợp vì Bacteroid sppFusobacterium gây bệnh nhiễn khuẩn hệ tiêu hóa sau phẫu thuật và đường mật nên bệnh phẩm là dịch ổ bụng và dịch mật trong nghiên cứu chiếm 70,4%.

3.2. Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí

3.2.1. Tỷ lệ  nhạy cảm với kháng sinh của Bacteroid spp

Bảng 3.4. Tỷ lệ  nhạy cảm với kháng sinh của Bacteroid spp

Kháng sinh

         S

 

         R

 

 

n

%

n

%

Piperacillin - Tazobactam (TZP)

99

91,7

10

9,2

Clindamycin (CLI)

18

16,5

91

83,5

Chloramphenicol (CHL)

86

78,9

23

21,1

Doxycllin (DOX)

64

58,7

45

41,3

Immipenem (IMP)

88

80,7

21

19,3

Metronidazol (METRO)

35

32,1

74

67,9

n1= 109

              Nhận xét:  Tỷ lệ  nhạy cảm với kháng sinh của bacteroid spp  với TZP là 90,8%,

sau đến IMP (80,7%) , CHL (78,9%), DOX (58,7%), METRO (32,1%) và CLI  là 16,5%.

Bảng 3.5. Phân bố giá trị MIC Metronidazon của Bacteroid spp

Giá trị MIC (µg/ml)

Kháng sinh Metronidazon

Mức độ nhạy cảm (%)

n

%

≥ 128

4

3,7

 

R= 67,9

64

23

21,1

32

47

43,1

8

4

3,7

 

 

S= 32,1

4

10

9,1

2

14

12,8

1

3

2,8

0,5

4

3,7

Tổng

109

100

 

Từ bảng trên ta có tỷ lệ kháng với metronidazon là 67,9%; MIC kháng chủ yếu > 32 µg/ml.

Bảng 3.6. Phân bố giá trị MIC Imipenem của Bacteroid spp

Giá trị MIC (µg/ml)

Kháng sinh Imipenem

Mức độ nhạy cảm (%)

n

%

64

1

0,9

 

R = 19,3

32

4

3,6

16

16

14,7

2

9

8,3

 

 

S =  80,7

1

48

44

0,5

15

13,8

0,25

15

13,8

0,125

1

0,9

Tổng

109

100

 

Từ bảng trên ta có tỷ lệ kháng với Imipenem là 19,3%; MIC nhạy cảm chủ yếu ở > 1 µg/ml.

            Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả trên thế giới như theo Jesús Oteo-Iglesias đã nghiên cứu 200 chủng B. fragilis được thu thập từ 1998 và 2001 tại Tây Ban Nha cho kết quả: clindamycin tỷ lệ kháng từ 49% năm 1998 và 56% năm 2001[8].

            Theo nghiên cứu của E. Nagy và cs (2010) đã tiến hành ở 13 nước tại khu vực Châu Âu, đã thu thập được 824 chủng B. fragilis cho kết quả: clindamycin có tỷ lệ kháng cao nhất với B. fragilis là 32,4%; với imipenem là 1,2% và  metronidazon là < 1%, có thể do thời điểm nghiên cứu cách xa và đặc điểm địa lý. Trong nghiên cứu cũng đề cập đến sự kháng biệt về kháng thuốc theo khu vực địa lý, như Moxifloxacin kháng cao ở các nước Bắc Âu là 21,4% so với khu vực Địa Trung Hải là 5,4%. Với clindamycin kháng cao ở Đại Trung Hải 41,8%, khu vực Bắc Âu là 22,5% [6].

            Theo Mercedes Treviño và cs nghiên cứu tại Tây Ban Nha với 830 chủng B. fragilis nhạy cảm với piperacillin – tazobactam là 91,8%; imipenem là 98,2%; clindamycin 53,4%; metronidazon là 96,4%[9].

            Chia-Ying Liu tại Đài Loan trong báo cáo tính nhạy cảm của vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm trùng bệnh viện từ năm 1990 đến 2006 có kết quả: Xu hướng giảm nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí như ampicilin- sulbactam, clindamycin, cefmetazol, chloramphenicol. Trong năm 2006 từ 207 mẫu máu tỷ lệ kháng của imipenem và ertapenem là 7% và 12% với B. fragilis; năm 2002 tỷ lệ kháng cao hơn với carbamapenem của  B. fragilis[4].

     Theo Jeffrey M. Schapiro, trong nghiên cứu năm 2010 tại Mỹ đã có 1 chủng B.

fragilis kháng metronidazon (MIC >32 µg/mL) và thấy có sự xuất hiện gen nimA là gen mã hóa nitroreductase, là gen đã kháng trung gian 5- nitroimidazon từ Châu Âu và Châu Phi của B. fragilis trên những bệnh nhân đã bị điều trị thất bại. Ngoài ra chủng này cũng kháng với MIC cao của các kháng sinh như: Ampicillin >256; cefotaxim > 256; piperacillin >256 µg/ml.... Nhạy cảm với chloramphenicol, clindamycin, imipenem…[7]. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi khi MIC kháng chủ yếu ≥ 32 µg/ml. Đây cũng là thuốc điều trị đặc hiệu của vi khuẩn kỵ khí, khi giá trị MIC kháng cao thì cũng có thể dẫn đến điều trị thất bại.

3.2.2. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Fusobacterium

Bảng 3.7. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Fusobacterium

Kháng sinh

         S

 

         R

 

 

n

%

n

%

Piperacillin - Tazobactam (TZP)

5

83,3

1

16,7

Clindamycin (CLI)

2

33,3

4

66,7

Chloramphenicol (CHL)

4

66,7

2

33,3

Doxycllin (DOX)

5

83,3

1

16,7

Immipenem (IMP)

6

100

0

0

Metronidazol (METRO)

4

66,7

2

33,3

n2= 6

            Từ bảng trên có mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Fusobacterium spp với IMP là 100%,  sau đến TZP và DOX  là (83,3,4%), CHL và METRO (66,7%), CLI (33,3%). Tuy nhiên chỉ có 6 chủng Fusobacterium trong nghiên cứu nên tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này ít có giá trị.  

            Do tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí rất thay đổi theo từng khu vực địa lý, thời gian và đặc điểm lâm sàng, nên việc theo dõi giám sát tính kháng thuốc của các vi khuẩn kỵ khí nên được đánh giá thường quy nhằm tăng hiệu quả điều trị và có các biện pháp hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn kỵ khí.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN

5.1. Xác định tỷ lệ  vi khuẩn kỵ khí  phân lập được

            Bacteroid spp là vi khuẩn kỵ khí phân lập được  chiếm đa số là 94,8% (trong đó B.  fragilis chiểm 78,3%) và Fusobacterium 5,2%.

            Vi khuẩn kỵ  khí  phân lập được gặp chủ yếu ở khoa phẫu thuật tiêu hóa là 37,4%; khoa phẫu thuật gan mật 33,9%;  khoa phẫu thuật  nhiễm khuẩn là 5,2%; khoa hồi sức 6,1%; và khoa khác là 17,4%.

            Bệnh phẩm phân lập được vi khuẩn kỵ khí  là dịch ổ bụng (51,3%); dịch mật (19,1%); dịch mủ (12,2%), và dịch khác (17,4%).

5.2. Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí

5.2.1. Mức độ  nhạy cảm với kháng sinh của Bacteroid spp

            Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của bacteroid spp  với TZP là 90,8%, sau đến IMP (80,7%) , CHL (78,9%), DOX (58,7%), METRO (32,1%) và CLI  là 16,5%.

               Mức độ kháng với clindamycin  là 83,5%; MIC kháng chủ yếu > 8µg/ml.              

               Mức độ kháng với metronidazon là 67,9%; MIC kháng chủ yếu > 32 µg/ml.

               Mức độ kháng với Imipenem là 19,3%; MIC nhạy cảm chủ yếu ở > 1 µg/ml.

   5.2.2. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Fusobacterium

               Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Fusobacterium spp  với IMP là 100%, sau đến   TZP và DOX  là (83,3%), CHL là 66,7%, CLI và METRO (33,3%).

KIẾN NGHỊ

Với các bệnh nhân nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa nên tiến hành nuôi cấy, định danh và làm kháng sinh đồ với vi khuẩn kỵ khí. 

Thường xuyên theo dõi tỷ lệ, mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí, nhất là metronidazon và  carbamapenem để có lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.

TÓM TẮT

Mục tiêu:  Xác định tỷ lệ và tính nhạy cảm với kháng sinh của các vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật hệ tiêu hóa tại bệnh viện Việt Đức, năm 2016-2017

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ Bacteroid spp phân lập được chiếm đa số là 94,8% (trong đó B.  fragilis chiểm 78,3%)  và Fusobacterium 5,2%. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của bacteroid spp  với Piperacillin - Tazobactam là 90,8%, sau đến imipenem (80,7%), Chloramphenicol (78,9%), Doxycllin (58,7%), Metronidazon (32,1%) và Clindamycin là 16,5%.

Mức độ kháng với Metronidazon là 67,9%; trong đó MIC kháng chủ yếu > 32 µg/ml. Mức độ kháng với Imipenem là 19,3%; MIC nhạy cảm chủ yếu ở > 1 µg/ml.

Kết luận: Tỷ lệ nhạy cảm của bacteroid spp với metronidazon là 32,1%.

ABSTRACT

Objective: The rate and antibiotic susceptibility of anaerobics bacteria after surgical digestive tract in the VietDuc hospital, 2016-2017

Materials and methods: Descriptive study.

 Results:  Rate of Bacteroid spp was 94.8%, in which B. fragilis was 78.3% and Fusobacterium 5.2%. The rate of antibiotic susceptibility of bacteroid spp was Piperacillin-Tazobactam was 90.8%, imipenem (80.7%), chloramphenicol (78.9%), Doxyclins (58.7%), Metronidazone (32, 1%) and Clindamycin was 16.5%. Extent of  antibiotic resistant to metronidazone was 67.9%; In which resistance MIC was  > 32 μg/ ml. Extent of  antibiotic resistant to imipenem is 19.3%; In which resistance MIC was > 1 μg/ml.

Conclusion: The susceptibility of bacteroid spp to metronidazone was 32.1%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thái Sơn (2008) “Vi khuẩn kỵ khí”, Vi khuẩn Y học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 250-270.

2. Nguyễn Thị Vinh (2009), “Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc”, Vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, tr 468-475.

Tiếng Anh

3. Carmen Betriu, Esther Culebras, Marı´a Go´mez, Fa´tima Lo´pez, Iciar Rodrı´guez-Avial, Juan J. Picazo (2008), “Resistance Trends of the Bacteroides fragilis Group over a 10-Year Period, 1997 to 2006, in Madrid, Spain”,  Antimicrobial agents and Chemotherapy, July 2008, p. 2686–2690 Vol. 52, No.7.

4. Chia-Ying Liu, Yu-Tsung Huang, Chun-Hsing Liao, Li-Ching Yen, Hsiu-Ying Lin, Po-Ren Hsueh (2006), “Increasing Trends in Antimicrobial Resistance among Clinically Important Anaerobes and Bacteroides fragilis Isolates Causing Nosocomial Infections: Emerging Resistance to Carbapenems”, Antimicrobial agents and Chemotherapy, Sept. 2008, p. 3161–3168 Vol. 52, No.

5. D. R. Snydman, N. V. Jacobus, L. A. McDermott,R. Ruthazer,Y. Golan, E. J. C. Goldstein (2007), “National Survey on the Susceptibility of Bacteroides fragilis Group: Reportand Analysis of Trends in the United States from 1997 to 2004”, Antimicrobial agents and Chemotherapy, May 2007, p. 1649–1655 Vol. 51, No. 5.

6. E. Nagy, E. Urban  Carl Erik Nord (2010), “Antimicrobial susceptibility of Bacteroides fragilis group isolates in Europe: 20 years of experience”, Clin Microbiol Infect 2011; 17: 371–379.

7. Jeffrey M. Schapiro, Rachna Gupta, Eric Stefansson, Ferric C. Fang, Ajit P. Limaye (2004), “Isolation of Metronidazole-Resistant Bacteroides fragilis Carrying the nimA Nitroreductase Gene from a Patient in Washington State” Journal of clinical microbiology, Sept. 2004, p. 4127–4129 Vol. 42, No.

8. Jesús Oteo-Iglesias, Juan-Ignacio Alós, José-Luis Gómez-Garcés (2002), “Increase in resistance to new fluoroquinolones from 1998 to 2001 in the Bacteroides fragilis group”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy (2002) 50, 1055–1057.

9. Mercedes Treviño, Paloma Areses, M. Dolores Peñalver, Sandra Cortizo (2012)Susceptibility trends of Bacteroides fragilis group and characterisation of carbapenemase-producing strains by automated REP-PCR and MALDI TOF” Clinical microbiology (2012) Anaerobe  XXX, 1-7.

10. Kyungwon Lee, Yunsop Chong (2010), “Antimicrobial Susceptibility Patterns for Recent Clinical Isolates of Anaerobic Bacteria in South Korea”, Antimicrobial agents and   

Chemotherapy, Sept. 2010, p. 3993–3997 Vol. 54, No. 9.