THỰC TRẠNG XUỐNG SỮA VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA SẢN PHỤ
SAU ĐẺ MỔ TẠI KHOA SẢN, BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
NĂM 2016- 2017
Nguyễn Thanh Phong1, Hoàng Thu Hương1, Trần Mai Huyên1,
Mã Thị Hồng Liên1, Lê Tùng Lâm1
(1) Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
TÓM TẮT
Hoàn cảnh, lý do nghiên cứu: Thời điểm xuống sữa, đặc điểm của vú, tính chất của sữa ở sản phụ đẻ mổ có thể ảnh hưởng đến quyết định cho trẻ bú sớm và nuôi con bằng sữa mẹ. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập các chỉ số nghiên cứu về thực trạng xuống sữa; nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan theo mẫu phiếu của 220 sản phụ sau đẻ mổ tại khoa Sản- bệnh viện đa khoa Đức Giang từ 09/2016 đến 04/2017. Kết quả: có 39,5% sản phụ xuống sữa sau mổ lấy thai 02 ngày; thời gian xuống sữa trung bình là 3,03 ± 1,09 ngày; 4,5% sản phụ có tình trạng cương vú; 26,4% sản phụ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; 31,3% sản phụ cho bú thường xuyên; 67,7% sản phụ cho con ăn thêm sữa ngoài. 4 yếu tố liên quan chính đến tình trạng xuống sữa là cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; cho trẻ bú đêm; tinh thần sau mổ vui vẻ; được tư vấn bởi những nhân viên y tế. Kết luận: Thời gian xuống sữa trung bình của sản phụ sau đẻ mổ là 3,03 ± 1,09 ngày, 26,4% sản phụ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; 67,7% sản phụ cho con ăn thêm sữa ngoài; liên quan chính đến 04 yếu tố cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; cho trẻ bú đêm; tinh thần vui vẻ; được tư vấn bởi những nhân viên y tế. Từ khóa: Sau sinh, xuống sữa.
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [1]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây chỉ có khoảng 61,7% các bà mẹ thực hiện cho trẻ bú trong vòng 01 giờ đầu sau sinh và 19,6% trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu [2].
Một trong những yếu tố quyết định đến việc cho trẻ bú là hiện tượng xuống sữa. Thời điểm xuống sữa, đặc điểm của vú, tính chất của sữa và sự xuống sữa khác nhau ở sản phụ đẻ mổ có thể ảnh hưởng đến quyết định cho trẻ bú sớm và chăm sóc trẻ [1].
Hiện nay, tỷ lệ mổ đẻ tăng cao, theo nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013, tỷ lệ mổ lấy thai là 39%. Mổ đẻ ảnh hưởng nhiều đến hiện tượng xuống sữa và chăm sóc sơ sinh sau đẻ [3].
Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tình trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là ở các sản phụ sau mổ chưa có nhiều tại Việt Nam và thế giới. Vì vậy, đề tài của chúng tôi nếu được thực hiện sẽ đưa lại những kết quả mới và có giá trị trong thực hành chăm sóc sản phụ.
Chính vì điều đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau đẻ mổ tại khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Đức Giang, năm 2016-2017”. Nhằm mục tiêu:
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các sản phụ sau sinh tại khoa Sản- bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 04 năm 2017: sinh thai đủ tháng; sinh mổ; đồng ý tham gia nghiên cứu.
Loại trừ các sản phụ không đủ năng lực về nhận thức để trả lời câu hỏi nghiên cứu; các sản phụ mắc bệnh về tuyến vú trước khi sinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kết nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả tỷ lệ mắc quần thể: n = Z2(1- α/2)p(1 – p)/(p.έ)2
Trong đó: p = 0,6: tỷ lệ sản phụ đã xuống sữa tại khoa Sản thường- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Trang [4]); έ = 0,11
Vậy, cỡ mẫu nghiên cứu được chọn là: 220 (sản phụ).
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu thuận tiện là chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tại khoa Sản- Bệnh viện đa khoa Đức Giang trong thời gian nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu 220 sản phụ thì dừng lại.
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
* Công cụ thu thập: phiếu nghiên cứu
* Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập các chỉ số nghiên cứu về thực trạng xuống sữa; nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan theo mẫu phiếu.
2.5. Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ
3.1.1. Thực trạng xuống sữa
Bảng 3.1. Thời gian xuống sữa
Thời điểm
Số lượng (n= 220)
Tỷ lệ %
Sau mổ 02 ngày
87
39,5
Sau mổ 03 ngày
72
32,7
Sau mổ 04 ngày
37
16,8
Sau mổ 05 ngày
16
7,3
Chưa xuống sữa
8
2,6
Thời điểm xuống sữa trung bình
3,03 ± 1,09 ngày
- Có 39,5% sản phụ (SP) xuống sữa sau mổ lấy thai 02 ngày, 32,7% sau mổ 03 ngày. Còn 2,6% sản phụ chưa xuống sữa tại thời điểm ra viện.
- Tỷ lệ sản phụ có tình trạng vú bất thường (cương sữa) sau mổ lấy thai từ 0,5- 4,5%, cao nhất là vào ngày thứ 04 sau mổ (4,5%).
- Đến ngày thứ 05 khi ra viện, còn 3,6% sản phụ chưa có sữa chính.
3.1.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ
Nội dung
Tỷ lệ sản phụ đã cho trẻ bú mẹ tại thời điểm 48 giờ sau đẻ
179
81,4
Tỷ lệ sản phụ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ nằm cùng mẹ
58
26,4
Tỷ lệ sản phụ cho trẻ ăn thêm sữa ngoài
155/220
70,5
- Có 81,4% sản phụ đã cho trẻ bú mẹ tại thời điểm 48 giờ sau đẻ; 70,5% cho trẻ ăn thêm sữa ngoài; 26,4% cho trẻ bú sớm; 31,3% sản phụ cho bú thường xuyên;
3.2. Các yếu tố liên quan đến sự xuống sữa ở sản phụ sau mổ lấy thai
* Các yếu tố về đặc điểm đối tượng và tiền sử của sản phụ
Có 45,9% SP sinh con rạ có hiện tượng xuống sữa trong vòng 48 giờ và 29,4% SP con so có hiện tượng xuống sữa trong vòng 48 giờ. Tỷ lệ SP con rạ có hiện tượng xuống sữa trong vòng 48 giờ cao hơn 2,04 lần các SP con so, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
* Các yếu tố về quá trình chuyển dạ
Sự khác biệt về thời điểm xuống sữa giữa những SP chuyển dạ dưới 15 giờ và từ 15 giờ trở lên không có ý nghĩa thống kê.
Sự khác biệt về thời điểm xuống sữa giữa những SP đẻ con từ 3500 gram trở lên và những SP sinh con dưới 3500 gram không có ý nghĩa thống kê.
* Các yếu tố về nuôi con bằng sữa mẹ sau mổ
Những sản phụ đã cho trẻ bú sau mổ 48 giờ có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 11,20 lần so với những sản phụ chưa trẻ con bú, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.3. Bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ và sự xuống sữa
Đặc điểm
Thời gian xuống sữa
Tổng
OR
95%CI
≤ 48 giờ
> 48 giờ
Bú sớm
43
(49,4)
15
(50,6)
7,69
(3,89- 15,21)
Không
44
(27,2)
118
(72,8)
162
133
220
- Những SP đã cho con bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ nằm cùng mẹ có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 7,69 lần so với những SP không cho con bú sớm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Những sản phụ đã cho con bú thường xuyên có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 16,19 lần so với những sản phụ chưa cho con bú; những sản phụ thỉnh thoảng cho con bú có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 4,63 lần so với những sản phụ chưa cho con bú, các sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Những sản phụ nuôi con bằng phương pháp Căng gu ru có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 5,62 lần so với những sản phụ không nuôi con bằng phương pháp Căng gu ru, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4. Cho trẻ bú đêm và sự xuống sữa
Cho trẻ
bú đêm
Có
83
(51,9)
77
(48,1)
160
15,09
(5,23- 43,59)
4
(6,7)
56
(93,3)
60
Những sản phụ cho con bú đêm có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 15,09 lần so với những sản phụ không cho trẻ bú đêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
* Các yếu tố về tình trạng sản phụ sau mổ
Bảng 3.5. Tinh thần của sản phụ và sự xuống sữa
Tinh thần của sản phụ
Vui vẻ
76
(45,0)
93
(55,0)
169
2,97
(1,43- 6,18)
Lo lắng
11
(21,6)
40
(78,4)
51
- Những sản phụ có tinh thần vui vẻ sau mổ có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 2,97 lần so với những sản phụ lo lắng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Sự khác biệt về thời điểm xuống sữa giữa những sản phụ có toàn trạng bình thường và những sản phụ mệt mỏi sau mổ không có ý nghĩa thống kê.
* Các yếu tố về chế độ chăm sóc sau mổ
- Sự khác biệt về thời điểm xuống sữa giữa những sản phụ sau mổ không và có sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xuống sữa không có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ xuống sữa sau 48 giờ giữa những sản phụ có chế độ dinh dưỡng sau sinh tốt và chưa tốt.
- Sản phụ có chế độ nghỉ ngơi tốt có hiện tượng xuống sữa trong vòng 48 giờ sau mổ gấp 2,99 lần so với các sản phụ không ngủ đủ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.6. Tư vấn trước sinh và sự xuống sữa
Nhân viên y tế
67
(44,7)
(55,3)
150
8,07
(1,01- 64,66)
Người thân
19
(32,2)
(67,8)
59
4,75
(0,57- 39,75)
Không được tư vấn
1
(9,1)
10
(90,9)
Sản phụ được nhân viên y tế tư vấn có hiện tượng xuống sữa trong vòng 48 giờ sau mổ gấp 8,07 lần so với các sản phụ không được tư vấn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
* Mô hình hồi quy đa biến của các yếu tố liên quan đến xuống sữa
Bảng 3.7. Các yếu tố liên quan đến xuống sữa
TT
Yếu tố liên quan
Nhóm so sánh
OR (95%CI)
Con rạ
Con so
1,63 (0,78- 3,39)
2
Cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ
Không cho bú sớm
4,89 (2,07- 11,57)
3
Cho bú thỉnh thoảng
Không cho bú
0,26 (0,02- 2,93)
Cho bú thường xuyên
0,57 (0,05- 6,64)
5
Nuôi con bằng Căng gu ru
Không nuôi bằng Cangaru
2,33 (0,33- 16,35)
6
Cho trẻ bú đêm
Không cho trẻ bú đêm
11,97 (1,45- 99,15)
7
Tinh thần vui vẻ
Lo lắng, hoảng sợ
2,57 (1,03- 6,38)
Chế độ nghỉ ngơi tốt
Không tốt
1,29 (0,56- 2,99)
9
Nhân viên y tế tư vấn
Không được
12,05 (1,17- 124,15)
Người thân tư vấn
9,98 (0,87- 114,68)
Các biến liên quan trong trong hồi quy đơn biến thì đưa vào hồi quy đa biến
Có 04 yếu tố liên quan đến xuống sữa của SP sau mổ đẻ là: cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; cho trẻ bú đêm; tinh thần vui vẻ và được nhân viên y tế tư vấn.
4. Bàn luận
4.1. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ
* Thời gian xuống sữa
Kết quả cho thấy có 39,5% SP sau mổ đẻ 48 giờ đã có hiện tượng xuống sữa. Thời điểm xuống sữa trung bình của các SP xuống sữa tại viện là 3,03 ± 1,09 ngày. Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Trang trên những SP sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy thời điểm xuống sữa trung bình của sản phụ mổ đẻ là 3,62 ± 0,95 ngày [4].
* Đặc điểm của xuống sữa
Kết quả cho thấy đa số sản phụ có tình trạng vú bình thường qua các ngày nằm trong viện (từ 95,5% đến 99,2%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Trang (98,5%) [4]. Hiện tượng bất thường về bầu vú gặp nhiều nhất vào ngày thứ 04 sau mổ, với tình trạng vú bị cương cứng do cương sữa (4,5%).
Kết quả cho thấy chỉ có 24,5% đến 50% sản phụ có số lượng sữa trung bình trong các ngày sau mổ. Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Trang, có 53,5%-54% sản phụ có lượng sữa về tại 2 vú là trung bình [4]. Việc số lượng sữa sau mổ không đủ cho trẻ bú sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc sử dụng sữa công thức và các sản phẩm lợi sữa [1].
* Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ
Nghiên cứu cho thấy có 81,4% SP đã cho trẻ bú tại thời điểm 48 giờ sau mổ; chỉ có 26,4% SP cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi trẻ được về với mẹ. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Tác giả Wubante A.A nghiên cứu tại Ethiopia năm 2017 cho thấy tỷ lệ SP cho trẻ bú sớm sau sinh là 43,8% [5]. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng (2011), cả nước có 61,7% trẻ bú mẹ trong vòng 01 giờ đầu sau sinh [2]. Sự khác biệt trên là do nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện trên các SP mổ lấy thai nên SP sẽ khó khăn hơn trong việc cho trẻ bú sớm do sau mổ SP được theo dõi trong phòng hậu phẫu khoảng 06 giờ trước khi được về nằm cùng với trẻ. Có 70,5% SP cho trẻ ăn thêm sữa ngoài. Như vậy, chỉ có 29,5% SP cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tâm và cộng sự (25,3%) và Nông Thị Thu Trang (23,1%) [6], [7].
4.2. Các yếu tố liên quan đến sự xuống sữa ở sản phụ sau mổ lấy thai
Những sản phụ đã cho con bú sớm sau mổ 48 giờ có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 7,69 lần so với những sản phụ không cho con bú sớm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Trang [4]. Giải thích điều này theo chúng tôi là do việc cho trẻ bú sớm sẽ kích thích phản xạ tiết sữa sớm hơn vì vậy hiện tượng xuống sữa sẽ về sớm hơn các sản phụ không cho trẻ bú sớm.
Kết quả cho thấy những SP cho con bú đêm có tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ cao gấp 15,09 lần so với những SP không cho trẻ bú đêm. Khi phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến xuống sữa, chúng tôi cũng thấy cho trẻ bú đêm là yếu tố ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú sớm. Giải thích điều này là do hiện tượng xuống sữa do phản xạ Prolactin và hormon này được tiết ra nhiều hơn vào ban đêm. Vì vậy, khi sản phụ cho trẻ bú đêm sẽ kích thích phản xạ này nhiều hơn, tiết nhiều Prolactin hơn giúp xuống sữa sớm hơn.
Khi phân tích mối liên quan giữa tinh thần của sản phụ sau mổ với hiện tượng xuống sữa, chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ xuống sữa trong vòng 48 giờ của sản phụ có tinh thần vui vẻ cao gấp 2,97 lần các sản phụ lo lắng. Khi phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến hiện tượng xuống sữa, chúng tôi cũng nhận thấy tinh thần vui vẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự xuống sữa, sự khác biệt về hiện tượng xuống sữa của nhóm sản phụ vui vẻ và lo lắng có ý nghĩa thống kê.
Kết quả cho thấy sản phụ được nhân viên y tế tư vấn có hiện tượng xuống sữa trong vòng 48 giờ sau mổ gấp 8,07 lần so với các sản phụ không được tư vấn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cả phân tích đơn biến và đa biến.
5. Kết luận
5.1. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ lấy thai
- Có 39,5% và 32,7% sản phụ xuống sữa sau mổ lấy thai 02 ngày và 03 ngày; thời gian xuống sữa trung bình là 3,03 ± 1,09 ngày; có 4,5% sản phụ có tình trạng cương vú sau mổ; 26,4% sản phụ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; 31,3% sản phụ cho con bú thường xuyên; 67,7% sản phụ cho con ăn thêm sữa ngoài.
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuống sữa sau mổ lấy thai
Những sản phụ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ; cho trẻ bú đêm; tinh thần sau mổ vui vẻ; được tư vấn bởi những nhân viên y tế lần lượt có hiện tượng xuống sữa sớm hơn 4,89 lần; 11,97 lần; 2,57 lần và 12,05 lần so với những sản phụ không cho trẻ bú trong vòng 1 giờ từ khi trẻ về với mẹ, không cho trẻ bú đêm; tinh thần lo lắng sau mổ và không được tư vấn sau mổ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
6. Kiến nghị
Hộ sinh và Điều dưỡng cần theo dõi sự xuống sữa hàng ngày, hướng dẫn cho sản phụ và người nhà một số những chế độ giúp xuống sữa nhanh hơn như cho trẻ bú sớm, bú đêm, tinh thần vui vẻ sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SUMMARY
Circumstances, research reasons: The timing of breastfeeding, the characteristics of the breast, the nature of the milk in the woman with caesarean may affect the decision to breastfeed early and breastfeed. Subjects and methods: The cross-sectional descriptive study design to collect imformation of dairy status; breastfeeding and related factor of 220 woman after caesarean at Duc Giang Faculty Hospital from 09/2016 to 04/2017. Results: 39.5% of women gave milk after two days of caesarean; average dairy duration was 3.03 ± 1.09 days; 4.5% of women have erectile dysfunction; 26.4% of women breastfed within 1 hour from their baby were given to them; 31.3% of women breastfeed regularly; 67.7% of women feeding with milk formula. 04 main factors related to dairy status after caesarean were breastfeed within 1 hour from the child returns to the mother; night feeding; post-operative spirit; consulted by medical staff. Conclusions: average dairy duration was 3.03 ± 1.09 days; 26.4% of women breastfed within 1 hour from their baby were given to them; 67.7% of women feeding with milk formula. o4 main factors related to dairy status after caesarean were breastfeed within 1 hour from the child returns to the mother; night feeding; post-operative spirit; consulted by medical staff. Keywords: After birth, dairy status.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH