2016 - 2017
- Thực trạng người mắc tiền đái tháo đường

THỰC TRẠNG NGƯỜI MẮC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG, HÀ NỘI NĂM 2016 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG

                                                                           Đinh Quốc Khánh

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người hiện mắc, phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường tại Công ty Cổ phần May Đức Giang, Hà Nội năm 2016 và đề xuất giải pháp dự phòng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: với 1261 người hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần may Đức Giang được chọn vào tham gia nghiên cứu, với thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở người lao động tại Công ty Cổ phần May Đức Giang, Hà Nội chiếm 1,2% và tiền đái tháo đường chiếm 12,6%. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ ở nhóm ≤40 cao hơn nhóm >40 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra được nhóm lao động thường xuyên làm thêm giờ ở mức >16,7 giờ/tháng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 7 lần so với nhóm làm thấp hơn mức giờ này (p<0,05).

Khuyến nghị chính của nghiên cứu là cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường trên đối tượng là công nhân, đặc biệt là công nhân có làm thêm giờ.

Summary

Prevalence of diabetes in workers at Duc Giang Garment Joint Stock Company, Hanoi accounts for 1.2% and pre-diabetes accounting for 12.6%. The prevalence of diabetes and diabetes in the ≤40 group was higher than the age group of 40 years. The study found that overtime workers at the level of> 16.7 hours per month were seven times more likely to have diabetes than those who did below the hourly rate (p <0.05).

The main recommendation of the study is to expand the study to find out the cause of diabetes on workers, especially workers who work overtime.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường là mô hình bệnh tật chính ở các nước có nền kinh tế phát triển .{Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, 1996 #179;Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, 1996 #179}Vào những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đái tháo đường là bệnh không lây phát triển nhanh nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển, nhưng hiện nay bệnh đái tháo đường có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển nơi mà có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống và tốc độ đô thị hoá. Theo cảnh báo của Quỹ Đái tháo đường thế giới (WDF), sự gia tăng bệnh đái tháo đường ở các nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển lại lên tới 170%. Chi phí cho điều trị bệnh đái tháo đường của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 nghìn tỷ đô la Mỹ, dự báo vào năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 302 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Tỷ lệ mắc bệnh  đái tháo đường ĐTĐ khác nhau ở các Châu lục và các vùng lãnh thổ. Ở Pháp, tỷ lệ dân số mắc bệnh ĐTĐ chiếm 1,4%; tại Mỹ chiếm 6,6% dân số; Singapor là 8,6%; Thái Lan là 3,5%; Malaysia  là 3,01% dân số.

Việt Nam là nước đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật trên. Theo số liệu điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh trong lứa tuổi từ 30 - 64 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0 % đến 10%.

Năm 2013, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế thì tỷ lệ ĐTĐ của người Việt Nam đang ở mức 5,7% và số lượng người bệnh đang có chiều hướng tăng gấp đôi vào năm 2030.

Nhìn chung, ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ học về tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ trong cộng đồng dân cư. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “Việt Nam không nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới, nhưng là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao nhất Châu Á và nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới” . Bên cạnh đó, mặc dù nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện, nhưng vẫn còn ít các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người lao động (NLĐ), đặc biệt là các yếu tố nguy cơ đặc thù nghề nghiệp ...

       Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh. Công ty cổ phần may Đức Giang là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc, trực thuộc tổng công ty dệt may- bộ công nghiệp, trụ sở chính của công ty đặt tại 59 –Thị trấn Đức Giang – Gia Lâm– Hà Nội.. Công ty có mặt bằng rộng rãi với diện tích 4,5 ha, là nơi tập trung nhiều công nhân với hơn 1000 người. Là doanh nghiệp đứng hàng đầu trong ngành may mặc. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng người mắc tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường ở Công ty Cổ phần May Đức Giang, Hà Nội năm 2016 và đề xuất một số giải pháp dự phòng” với mục tiêu:

  1. Xác định tỷ lệ người hiện mắc tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường ở Công ty Cổ phần May Đức Giang, Hà Nội năm 2016.
  2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường tại Công ty Cổ phần May Đức Giang, Hà Nội năm 2016 và đề xuất giải pháp dự phòng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

 Là những công nhân thuộc Công ty Cổ phần May Đức Giang, có hồ sơ sức khỏe quản lý tại Trạm Y tế cơ quan

    1. Phương pháp nghiên cứu               

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu trên 1261 người hiện đang công tác và làm việc tại Công ty Cổ phần may Đức Giang (có Hồ sơ quản lý sức khỏe tại công ty)

Nghiên cứu thu thập thông tin về: tuổi, giới, thâm niên nghề nghiệp, làm thêm giờ, số giờ làm thêm trong tháng, tư thế làm việc, mức độ công việc, chơi thể thao, hút thuốc lá, thời gian ngủ trong ngày, tiền sử bệnh tật, gia đình có người mắc ĐTĐ, đường huyết lúc đói và sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2 giờ.

            Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo Phiếu thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe và sau đó được xét nghiệm đường huyết bằng máy đo đường huyết ONE TOUCH SURESTEPS của hãng Jonhson & Jonhson vào thời điểm trước khi ăn sáng của đối tượng nghiên cứu. Những đối tượng có đường huyết lúc đói từ 5,6mmol/l được tiến hành làm nghiệm pháp tăng đường huyết bằng cách cho uống 75g đường glucose, sau 2 giờ đo lại đường huyết. Kết quả đo đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp uống dung dịch glucose được xác định theo tiểu chuẩn sau:

            - Đường huyết bình thường là thấp hơn 140mg/dL (7,8mmol/L).

            - Mức đường huyết từ 140mg/dL đến 199mg/dL (7,8 đến 11mmol/L) được coi là dung nạp glucose bị suy giảm, hay tiền ĐTĐ.

            - Mức đường huyết là 200mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn là đái tháo đường.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 1261 người đang làm việc tại Công ty cổ phần May Đức Giang, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1. Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường

 

Số lượng

Tỷ lệ %

Tiền ĐTĐ

157

12,6

ĐTĐ

15

1,2

Tỷ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở ĐTNC lần lượt chiếm 12,6% và 1,2%.

Bảng 2. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ theo một số đặc điểm chung

 

Mắc tiền ĐTĐ

ĐTĐ

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Tuổi

> 40 tuổi

58

36,9

7

46,7

≤ 40 tuổi

99

63,1

8

53,3

Giới

Nữ

134

85,3

14

93,3

Nam

23

14,7

1

6,7

Học vấn

≤ THCS

50

31,9

5

33,3

>=THPT

107

68,1

10

66,7

Nghề nghiệp

Công nhân

145

92,3

12

80,0

Khác

12

7,6

3

20,0

 

Tỷ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở nhóm ≤ 40 tuổi cao hơn nhóm >40 tuổi (63,1% so với 36,9% và 53,3 so với 46,7); nữ cao hơn nam. Nhóm trình độ học vấn >=THPT chiếm hơn 2 lần nhóm ≤ THCS. Hầu hết tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm công nhân, chiếm 92,3% và 80%.

Bảng 3. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ  theo tính chất công việc

 

Mắc tiền ĐTĐ

ĐTĐ

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Tư thế làm việc

Đứng làm việc

20

12,7

0

0,0

Ngồi làm việc

137

87,3

15

100

Thời gian làm thêm trung bình/tháng

>  16,7 giờ

145

92,4

15

100

≤  16,7 giờ

12

7,6

0

0

Mức độ công việc

Trung bình

134

85,3

14

93,3

Nặng

23

14,7

1

6,7

 

Tỷ lệ tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ của ĐTNC phải ngồi làm việc và có thời gian làm việc trung bình >16,7 giờ/tháng chiếm cao. Hầu hết ĐTNC đều cho rằng mức độ công việc của họ là trung bình (chiếm 85,3% và 93,3%).

Bảng 4. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ theo thói quen trong cuộc sống

 

Mắc tiền ĐTĐ

ĐTĐ

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Hút thuốc lá

Từng/đang hút

20

12,7

0

0,0

Không hút

137

87,3

15

100

Chơi thể thao

Không

88

56,1

12

80,0

69

43,9

3

20

Thời gian ngủ

>= 7 giờ

127

80,9

8

53,3

< 7 giờ

30

19,1

7

46,7

 

Bảng trên chỉ ra rằng tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ hầu hết gặp ở đối tượng không hút thuốc lá (87,3% và 100%). Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở nhóm không chơi thể thao cao hơn so với tỷ lệ ở nhóm chơi thể thao (56,1% so với 43,9% và 80% so với 20%) và thời gian ngủ  >= 7 giờ cao hơn nhóm ngủ <7 giờ (chiếm 80,9% so với 19,1% và 53,3 so với 46,7%).

3.3 Một số yếu tố liên quan đến mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ

Ở nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố như tuổi, giới, tiền sử ĐTĐ của gia đình, tiền sử hút thuốc lá, gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ và số giờ làm thêm với tình trạng tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ ở nhóm ĐTNC. Kết quả nghiên cứu mối liên quan được trình bày ở phần dưới đây.

Bảng 5. Mối liên quan giữa tình trạng mắc tiền ĐTĐ và một số yếu tố (n=1261)

Đặc điểm

Tiền ĐTĐ

Bình thường

OR (95%CI)

X2; p

Tuổi

>40

58

340

1,29 (0,91- 1,83)

X2= 2,07; p=0,169

  ≤ 40

99

749

Giới

Nữ

134

913

1,12 (0,70- 1,80)

X2= 0,23; p=0,727

Nam

23

176

Từng hút thuốc lá

13

82

1,11 (0,60- 2,04)

X2= 0,11; p= 0,75

Không

144

1007

Gia đình có tiền sử ĐTĐ

2

2

7,01 (0,98- 50,15)

χ2= 5,10; p= 0,08

Không

155

1087

Số giờ làm thêm trung bình/tháng

> 16,7

20

65

2,30 (1,35- 3,91)

χ2= 9,89 ; p= 0,04

≤ 16,7

 

137

1024

Số liệu bảng trên chỉ ra rằng người lao động dưới 40 tuổi có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 1 lần so với người lao động trên 40 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Ở nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa việc làm thêm giờ mà số giờ làm thêm trung bình/tháng vượt quá 16,7 giờ có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp hơn 2 lần nguy cơ này ở nhóm có số giờ làm thêm trung bình/tháng dưới 16,7. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

 Bảng 6. Mối liên quan giữa tình trạng mắc ĐTĐ (theo nghiệm pháp dung nạp glucose) và một số yếu tố (1261)

Đặc điểm

ĐTĐ

Bình thường

OR (95%CI)

X2; p

Tuổi

> 40

7

398

1,86 (0,67- 5,18)

χ2= 1,47; p= 0,23

≤ 40

8

848

Giới

Nữ

14

1047

2,66 (0,35- 20,35)

χ2= 0,96; p= 0,33

Nam

1

199

Nhóm trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp gần 2 lần so với ở nhóm ≤40 tuổi [OR = 1,86 (95CI: 0,67- 5,18), p= 0,23] và đối với nữ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn nam [OR= 2,66 (95CI: 0,35- 20,35), p= 0,33]. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

            Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử ĐTĐ của gia đình, tiền sử hút thuốc lá, gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ  và nguy cơ mắc ĐTĐ ở nhóm người  phải làm thêm giờ.

KẾT LUẬN

  1. Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ
  • Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ là 12,6% và ĐTĐ là 1,2%;
  • Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở nhóm ≤40 cao hơn nhóm >40 tuổi;
  • Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở nhóm không tập thể thao cao hơn nhóm tập thể thao.
  1. Một số yếu tố liên quan đến mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ
  • Nhóm lao động thường xuyên làm thêm giờ ở mức >16,7 giờ/tháng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 7 lần so với nhóm làm thấp hơn mức giờ này (p<0,05);
  • Nhóm trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp gần 2 lần so với ở nhóm ≤40 tuổi [OR = 1,86 (95CI: 0,67- 5,18), p= 0,23] và đối với nữ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn nam [OR= 2,66 (95CI: 0,35- 20,35), p= 0,33]. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

 

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG

Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường trên đối tượng là công nhân, đặc biệt là công nhân có làm thêm ca, thêm giờ.

Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn về cách phát hiện và biện pháp phòng, chống bệnh đái tháo đường trong công ty Cổ phần may Đức Giang nói riêng và trong công nhân nói chung

Khám sức khỏe cho người lao động định kỳ và có hồ sơ theo dõi liên tục các năm, đặc biệt đưa xét nghiệm đường huyết vào yêu cầu bắt buộc như một xét nghiệm thường quy đối với công nhân để phát hiện sớm những trường hợp tiền ĐTĐ.

Cần trang bị một số phương tiện ở trạm y tế công ty như máy đo đường huyết để xét nghiệm định kỳ đối với người làm việc tại công ty hoặc những người có những biểu hiện nghi ngờ đối với bệnh ĐTĐ. Sử dụng bảng tự đánh giá mức độ nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1.       Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường - Tăng đường huyết.

2.       Tạ Văn Bình và cộng sự (2004), Các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 2, Trang 242 - 255.

3.       Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và cộng sự (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng.

4.       Nguyễn Thy Khuê (2007), Bệnh đái tháo đường - Nội tiết học đại cương, Trang 373.

5.       Trường Đại học Y Hà Nội Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (1996), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trang 151; Trang 210.

6.       Trần Đức Thọ (2004), "Bệnh đái tháo đường", Bệnh học nội khoa.

7.    Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2012), Bộ luật lao động.

TIẾNG ANH

8.       PhD  Akiko S. Hosler (2003), "Chronic Disease Epidemiology and Surveillance, New York State Department of Health, Prevalence of Diagnosed Diabetes and Related Risk Factors: JapaneseAdults in Westchester County, New York", American Journal of Public Health August 2003, Vol 93, No. 8.

9.       Kuwahara K, "Overtime work and prevalence of diabetes in Japanese".

10.     N Kawakami (1999), "Overtime, psychosocial working conditions, and occurrence of non-insulin dependent diabetes mellitus in Japanese men", Epidemiol Community Health. 53, tr. 359-363.

11.     Wild S và các cộng sự. (May 2004), "Global prevalence of diabetes: Estimates for the year 2000 and projections for 2030", Diabetes Care. 27 (5), tr. 1047-1053.

12.     World Health Organization (2006), Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia.