2016 - 2017
- Đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục sức khỏe xử trí sốt

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE XỬ TRÍ SỐT CHO NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHI DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA NĂM 2016 – 2017

Phan Thùy Dương, Đặng Hương Giang, Hoàng Lan Hương,

Nguyễn Lê Thủy, Quản Thị Ngát

Tóm tắt

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em, sự hiểu biết và thực hành xử trí sốt của người chăm sóc trẻ là rất quan trọng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: đánh giá kiến thức và thực hành xử trí sốt của người chăm sóc trẻ và đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục sức khỏe lên kiến thức và thực hành xử trí sốt của người chăm sóc trẻ. Phương pháp: nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng, đánh giá kiến thức và thực hành của 206 người chăm sóc bệnh nhi dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đống Đa trước và sau can thiệp. Kết quả: trước can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ có kiến thức ở mức đạt ở cả hai nhóm thấp (1,9%), thực hành ở mức đạt thấp (nhóm chứng 19,4%, nhóm can thiệp 13,6%), sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Sau can thiệp, ở nhóm chứng tỉ lệ người chăm sóc có kiến thức đạt ở nhóm chứng tăng từ 1,9% lên 4,9%, thực hành đạt tăng từ 19,4% lên 29,1%, sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), ở nhóm can thiệp tỉ lệ này tăng lên lần lượt từ 1,9% lên 60,2%, 13,6% lên 76,7%, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,01. So sánh các tỉ lệ này giữa 2 nhóm sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Từ khóa: sốt, kiến thức, thực hành.

  1. Đặt vấn đề

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng ở trẻ em khi sốt cao từ 38,5 độ trở lên lại có thể gây ra hàng loạt các biến chứng như co giật, rối loạn điện giải, thở nhanh và thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời[2]. Ở nước ta đã có một số các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành xử trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi và kết quả đều ghi nhận kiến thức cũng như thực hành của các bà mẹ về xử trí sốt cho trẻ còn thấp [5].  Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến giải pháp can thiệp giúp cải thiện tình trạng này vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục sức khỏe xử trí sốt cho người chăm sóc bệnh nhi dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2016 – 2017” với mục tiêu sau:

  • Đánh giá kiến thức và thực hành xử trí sốt của người chăm sóc bệnh nhi dưới 5 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2016 – 2017.
  • Đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục sức khỏe xử trí sốt cho người chăm sóc bệnh nhi dưới 5 tuổi điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2016-2017.
  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    1. Đối tượng nghiên cứu:
  •  Các cặp người chăm sóc trẻ và trẻ dưới 5 tuổi có sốt (nhiệt độ ≥ 38,5°C đo được ở nách) điều trị taị khoa Nhi bệnh viện Đống Đa từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017, và có thời gian nằm viện ít nhất 5 ngày.
    1. Phương pháp nghiên cứu:
  • Thiết kế nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng
  • Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu để đo lường sự khác biệt giữa hai tỉ lệ [3], nghiên cứu chọn 103 cặp người chăm sóc trẻ và trẻ cho mỗi nhóm can thiệp và chứng
  • Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
  • Các chỉ tiêu nghiên cứu

+ Kiến thức xử trí sốt của người chăm sóc được chia thành 3 mức: tốt (điểm kiến thức ≥ 70 điểm), trung bình (điểm kiến thức ≥ 50 điểm - <70 điểm), và kém (điểm kiến thức <50 điểm). Đánh giá kiến thức đạt nếu người chăm sóc trẻ có kiến thức tốt. Đánh giá kiến thức không đạt nếu người chăm sóc trẻ có kiến thức trung bình và kém.

+ Thực hành xử trí sốt của người chăm sóc được chia thành 3 mức: tốt (điểm thực hành ≥ 70 điểm), trung bình (điểm thực hành ≥ 50 điểm - <70 điểm), và kém (điểm thực hành <50 điểm). Đánh giá thực hành đạt nếu người chăm sóc trẻ có thực hành tốt. Đánh giá thực hành không đạt nếu người chăm sóc trẻ có thực hành trung bình và kém.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp:

CSHQ của nhóm can thiệp = (Psct – Ptct)/Ptct

CSHQ của nhóm chứng      = (Psc – Ptc)/Ptc

Chỉ số can thiệp = CSHQ nhóm can thiệp – CSHQ nhóm chứng

- Qui trình can thiệp:

+ Xây dựng tài liệu: tài liệu gồm 2 phần: phần 1 là hướng dẫn xử trí sốt và phần 2 là theo dõi nhiệt độ của trẻ.

+ Tập huấn nhân viên y tế của khoa nhi thống nhất cách tiến hành tư vấn người chăm sóc trẻ.

+ Tiến hành điều tra trước can thiệp

+ Can thiệp tư vấn cho người chăm sóc trẻ: hình thức can thiệp là tư vấn trực tiếp. Người can thiệp là nhân viên y tế của khoa nhi bệnh viện Đống Đa trực tiếp làm nhiệm vụ điều trị, chăm sóc trẻ. Can thiệp lần 1 được thực hiện ngay khi trẻ được phát hiện có sốt và các lần can thiệp sau được thực hiện khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên trong suốt thời gian trẻ nằm viện.

+ Điều tra sau can thiệp: Đánh giá kiến thức của người chăm sóc trẻ sau 5 ngày và thực hành sau 2 ngày kể từ lần đầu tiên tiến hành can thiệp.

  • Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.
  1. Kết quả và bàn luận
    1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm chung của người chăm sóc

 

Đặc điểm

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

 

p

SL

n= 103

Tỷ lệ

%

SL

n = 103

Tỷ lệ

%

Tuổi

x±2SD

32,2 ± 6,09

32,4 ± 4,8

p>0,05

Trình độ VH của người CS

PTCS

1

1,0

7

6,8

 

p>0,05

THPT trở lên

102

99

96

93,2

Mối quan hệ với trẻ

Cha mẹ

95

92,2

97

94,2

 

p>0,05

Ông bà

8

7,8

6

5,8

Nhận xét: Có sự tương đồng về độ tuổi trung bình của người chăm sóc trẻ giữa 2 nhóm, hầu hết người chăm sóc trẻ là cha hoặc mẹ của trẻ, có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên (trên 90%), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa (p>0,05)

Bảng 2. Đặc điểm chung của trẻ

 

Đặc điểm

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

 

 p

SL

n = 103

Tỷ lệ

%

SL

n = 103

Tỷ lệ

%

Tuổi

≥12th – 5 tuổi

82

79,6

78

75,7

p>0,05

Chẩn đoán bệnh

Bệnh hô hấp

78

75,7

82

79,6

p>0,05

Nhận xét: trên 70% số trẻ có độ tuổi từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, nhập viện vì các bệnh lý đường hô hấp. Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa (p>0,05)

Bảng 3. Đặc điểm bệnh của trẻ trước can thiệp

 

Đặc điểm

Nhóm chứng

Nhóm CT

 

p

SL

n= 103

Tỷ lệ

%

SL

n = 103

Tỷ lệ

%

Nhiệt độ hiện tại

≥39,5°C

38

36,9

46

44,7

p>0,05

Ý thức

Mệt

44

42,7

48

46,6

p>0,05

bàn tay bàn chân

Lạnh

82

79,6

79

76,7

p>0,05

Nhận xét: Tại thời điểm trước can thiệp ở mỗi nhóm có khoảng 45% trẻ đang có nhiệt độ ≥39,5°C, và có biểu hiện mệt, gần 80% trẻ có biểu hiện sờ thấy lạnh bàn tay bàn chân. Các đặc điểm này ở 2 nhóm can thiệp và chứng là tương đương với P>0,05.

 

    1.  Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe xử trí sốt cho người chăm sóc trẻ.

 

Bảng 4. Hiểu biết của người chăm sóc về xử trí sốt trước và sau can thiệp

 

 

Chỉ số

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

 

pc2

%

pc2

%

pc2

Cởi bớt quần áo

Trước CT

19,4

 

p>0,05

22,3

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

25,9

81,6

P<0,01

Đắp thêm chăn

Trước CT

75,7

 

p>0,05

71,8

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

68,8

11,7

p<0,01

Nằm nơi thoáng

Trước CT

27,2

 

p>0,05

28,2

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

37,6

84,5

p<0,01

Uống nhiều nước/bú mẹ

Trước CT

34,0

 

p<0,05

24,3

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

52,4

81,6

p<0,01

Chườm ấm

Trước CT

46,6

 

p<0,05

51,5

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

64,1

98,1

p<0,01

Chườm lạnh

Trước CT

26,2

 

p<0,05

29,1

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

12,5

1,0

p<0,01

 

Nhận xét: Sau can thiệp tỉ lệ người chăm sóc trẻ biết cởi bớt quần áo cho trẻ, đặt trẻ nằm ở nơi thoáng tăng lên so với trước can thiệp  nhưng ở nhóm chứng tăng không có ý nghĩa (p>0,05), ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa (p<0,01), tỉ lệ người chăm sóc biết cho trẻ uống nhiều nước/bú mẹ nhiều hơn, chườm ấm tăng lên có ý nghĩa. So sánh các tỉ lệ này giữa 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Các hành vi xử trí sốt sai như đắp thêm chăn cho trẻ và chườm lạnh ở nhóm can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,01).

 

Bảng 5. Hiểu biết của người chăm sóc trẻ về sử dụng thuốc hạ sốt trước và sau can thiệp

 

Chỉ số

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

 

pc2

%

pc2

%

pc2

Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc

Trước CT

 

55,3

 

p>0,05

54,4

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

63,1

92,2

p<0,01

Liều thuốc hạ sốt

Trước CT

5,8

 

p>0,05

6,8

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

11,7

70,9

P<0,01

Nhận xét: Sau can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ biết tính liều hạ sốt và biết khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là từ 4-6 giờ ở nhóm can thiệp tăng cao hơn hẳn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01).

Bảng 8. Kiến  thức xử trí sốt của người chăm sóc trẻ trước và sau can thiệp

 

Chỉ số

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

 

pc2

%

pc2

%

pc2

Kiến thức đạt

Trước CT

 

1,9

 

p>0,05

1,9

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

4,9

60,2

P<0,01

Nhận xét: so sánh thời điểm trước và sau can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc ở nhóm chứng có kiến thức ở mức đạt tăng từ 1,9 lên 4,9% (p>0,05), ở nhóm can thiệp tăng từ 1,9% lên 60,2% (p<0,01). So sánh tỉ lệ này giữa 2 nhóm chứng và can thiệp ở thời điểm sau can thiệp sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,01.

Bảng 9. Thực hành xử trí sốt của người chăm sóc trẻ trước và sau can thiệp

 

Chỉ số

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

 

pc2

%

pc2

%

pc2

Thực hành đạt

Trước CT

 

19,4

 

P<0,05

13,6

 

p<0,01

p>0,05

Sau CT

29,1

76,7

P<0,01

Nhận xét: Sau can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ ở nhóm chứng có thực hành ở mức đạt tăng từ 19,4% lên 29,1% (p<0,05), tỉ lệ này ở nhóm can thiệp tăng từ 13,6% lên 76,7% (p<0,01). So sánh tỉ lệ này giữa 2 nhóm ở thời điểm sau can thiệp có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Bàn luận

  • Tại thời điểm trước can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ có hành vi xử trí sốt đúng còn thấp dưới 50%, vẫn còn tỉ lệ lớn người chăm sóc trẻ có hành vi xử trí sốt sai như đắp thêm chăn cho trẻ (trên 70%), chườm lạnh (gần 30%). Có tới trên 90% số người chăm sóc trẻ không biết tính liều thuốc hạ sốt cho trẻ, trong số đó có gần 50% không biết khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là từ 4 – 6 giờ. Tỉ lệ người chăm sóc trẻ có kiến thức đạt ở cả 2 nhóm đều rất thấp (1,9%), tỉ lệ thực hành đạt thấp (nhóm chứng 19,4%, nhóm can thiệp 13,6%), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05, ở trẻ em khi sốt cao rất dễ dẫn đến co giật, nếu người chăm sóc trẻ không nhận biết và xử trí sốt kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Bích tiến hành tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỉ lệ bà mẹ có hành vi xử trí sốt sai lên tới 70,9% [4].
  • Sau can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ có các hành vi xử trí sốt đúng như cởi bớt quần áo cho trẻ, đặt trẻ nằm ở nơi thoáng có tăng lên, nhưng ở nhóm chứng tăng không có ý nghĩa (p>0,05), các tỉ lệ này ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa (p<0,01). Tỉ lệ người chăm sóc trẻ biết chườm ấm khi trẻ sốt ở nhóm chứng tăng từ 46,6% lên 64,1% có ý nghĩa (p<0,05), ở nhóm can thiệp tăng từ 51,5% lên 98,1% có ý nghĩa (p<0,01), các hành vi xử trí sốt sai như đắp thêm chăn cho trẻ ở nhóm chứng có giảm từ 75,7% xuống 68,8% nhưng không có ý nghĩa (p>0,05), ở nhóm can thiệp tỉ lệ này giảm từ 71,8% xuống 11,7% có ý nghĩa (p<0,01), tỉ lệ người chăm sóc trẻ chườm lạnh ở cả hai nhóm giảm có ý nghĩa. So sánh các tỉ lệ này ở 2 nhóm thấy sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,01. Sau can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc có kiến thức và thực hành đạt ở nhóm chứng tăng lần lượt từ 1,9% lên 4,9% và 19,4% lên 29,1% nhưng không có ý nghĩa (p>0,05), các tỉ lệ này ở nhóm can thiệp tăng từ 1,9% lên 60,2% và 13,6% lên 76,7% có ý nghĩa (p<0,01). So sánh sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
  1. Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

  • Trước can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ có kiến thức và thực hành xử tri sốt còn rất thấp (1,9% và dưới 20%), vẫn còn tỉ lệ lớn người chăm sóc có các hành vi xử trí sốt sai như đắp thêm chăn cho trẻ (trên 70%), chườm lạnh khi trẻ sốt (20%).
  • Sau can thiệp, tỉ lệ người chăm sóc trẻ đắp thêm chăn cho trẻ khi trẻ sốt ở nhóm chứng giảm không có ý nghĩa (p>0,05), ở nhóm can thiệp giảm có ý nghĩa (p<0,01), tỉ lệ người chăm sóc có kiến thức và thực hành xử trí sốt đạt ở 2 nhóm có tăng lên, nhưng ở nhóm chứng tăng không có ý nghĩa (p>0,05), ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa (p<0,01). Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa với p<0,01.

Kiến nghị

  • Nhân viên y tế tại khoa Nhi cần hướng dẫn thật tỉ mỉ và thường xuyên người chăm sóc trẻ về cách chăm sóc trẻ sốt và cần đánh giá kiến thức thực hành xử trí sốt của người chăm sóc trẻ để có biện pháp hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp trẻ.
  • Ngành y tế cần phối hợp với các đơn vị truyền thông phổ biến các kiến thức về xử trí sốt một cách rộng rãi trong cộng đồng.
  • Các trường Y cần trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng cho sinh viên y để sinh viên có khả năng chăm sóc trẻ sốt một cách hiệu quả ngay khi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế.

 

EVALUATIVE EFFICIENCY EDUCATION ADMINISTRATIVE HEALTH EDUCATION FOR PEOPLE WHO TAKE CARE OF CHILDREN UNDER 5 YEARS TREATMENT AT PEDIATRIC DEPARTMENT OF DONG DA GENERAL HOSPITAL 2016 – 2017

Sumary

Fever is a common symptom in children, and it is important for the caregiver to understand and handle the fever. We conducted a study aimed at: evaluating the knowledge and practice of caregiver management of fever and evaluating the effectiveness of health education counseling on the caregiver knowledge and practice of caregivers management. . Method: a controlled intervention study evaluating the knowledge and practice of 206 caregivers of pediatric patients under 5 years of age who were treated at Pediatric Hospital of Pediatrics before and after intervention. Results: before intervention, the rate of caregivers in both groups was low (1.9%), low practice (control group 19.4%, intervention group 13, 6%), the difference was not significant (p> 0.05). After intervention, in the control group the proportion of caregivers with knowledge in the control group increased from 1.9% to 4.9%, the practice increased from 19.4% to 29.1%, the difference was not Mean (p> 0.05), in the intervention group the proportion increased from 1.9% to 60.2%, 13.6% to 76.7%, the difference was significant (p <0.01). Comparisons of these rates between the two intervention groups were statistically significant at p <0.01.

Keywords: fever, knowledge, practice.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế (2008). Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ.
  2. Bộ Y tế (2007). Sinh lý bệnh và miễn dịch. NXB Y học Hà Nội. Tr.83,126 – 129.
  3. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2007), Xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
  4. Hồ Thị Bích (2013), Tìm hiểu kiến thức và hành vi chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con nhập viện tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi trung ương, Tạp chí Điều dưỡng (3), p.69 – 73.
  5. Tạ Thị Thanh Phương (2008), Đánh giá kiến thức và thực hành xử trí trẻ sốt của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại một số trạm y tế thuộc Hà Nội năm 2008.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI