NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THUỐC GIẢM GLUCOSE MÁU TRỘN LẪN TRONG CÁC CHẾ PHẨM ĐÔNG DƯỢC BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO
Ths. Ma Thị Hồng Nga, Ds. Nguyễn Thị Lan Anh, Ths. Nghiêm Thị Minh,
Ths. Trần Vũ Hoàng Anh – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội; ThS. Đào Thị Cẩm Minh – Học viên NCS – Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm xây dựng qui trình định tính, định lượng glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid trộn lẫn trong các chế phẩm đông dược bằng HPTLC. Bằng cách tham khảo các thành phần dược liệu thường có trong các chế phẩm đông dược trên thị trường, xây dựng công thức nền mẫu trắng. Tiến hành khảo sát dung môi xử lý mẫu, hệ dung môi pha động. Methanol được chọn là dung môi chiết. Đồng thời các điều kiện sắc kí cũng được đưa ra trong đó pha động là 5% acid formic trong n-butyl acetat; bước sóng phát hiện 254 nm; bước sóng quét phổ để định lượng 235 nm. Phương pháp được thẩm định theo tiêu chuẩn của AOAC trong đó giới hạn phát hiện (LOD) đối với glipizid là 96 ng/vết, glimepirid là 192 ng/vết, glibenclamid là 192 ng/vết, gliclazid là 480 ng/vết. Ứng dụng phương pháp đã xây dựng phân tích 40 mẫu đông dược điều trị và hỗ trợ điều trị tiểu đường thu thập trên thị trường trong đó có 23 mẫu có số đăng kí, 17 mẫu không có số đăng kí. Kết quả không phát hiện thấy có glipizid, glimepirid, gliclazid. Phát hiện có 8 mẫu có chứa glibenclamid chứa từ 0,75 mg/liều tới 2,21mg/liều.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tình trạng tân dược hạ glucose máu được trộn trong đông dược điều trị tiểu đường. Tuy nhiên tại Việt Nam còn ít nghiên cứu về vấn đề này [1].
Do vậy, để góp phần vào công tác kiểm tra phát hiện các thuốc giảm glucose máu không được trộn lẫn trong thuốc đông dược, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định một số thuốc giảm glucose máu trộn lẫn trong các chế phẩm thuốc đông dược bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao”.Với mục tiêu:
1. Xây dựng qui trình định tính, định lượng glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid trộn lẫn trong các chế phẩm đông dược bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao.
2. Ứng dụng phương pháp xây dựng được phân tích 40 mẫu thử đông dược điều trị hoặc hỗ trợ điều trị tiểu đường để phát hiện glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid trộn trái phép (nếu có).
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu.
a. Chất chuẩn: Glipizid, Glibenclamid, Glimepirid, Gliclazid (Viện kiểm nghiệm thuốc TW)
b. Hoá chất : Methanol, n-butyl acetat, acid formic, acid acetic băng, ethanol, dicloromethan, cloroform, n-hexan, bạc nitrat, natri citrat, polyvinylpyrolidon, dimethylformamid… đạt độ tinh khiết thuốc thử phân tích (AR).
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu:
- Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC CAMAG, CAT No 027.6200 (Thuỵ Sỹ) : bộ phận chấm bán tự động, máy chụp ảnh. Phần mềm điều khiển winCAT và phần mềm video Scan của Camag: quét bản mỏng, thu nhận hình ảnh vết sắc ký, xử lý dữ liệu hình ảnh trên máy tính; Bản mỏng TLC Silica gel 60 F254 của Merck (Đức); ....
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu thử: từ 40 chế phẩm đông dược và thực phẩm chức năng dạng bào chế viên nén, viên nang cứng và viên hoàn được sử dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đang lưu hành trên thị trường, được mua tại các nhà thuốc, mua qua các trang mạng internet, của các lương y hoặc do người dùng nghi ngờ yêu cầu kiểm tra.
- Nền mẫu tự tạo: thống kê các loại dược liệu là thành phần trong các chế phẩm đông dược và thực phẩm chức năng. Tiến hành thu mua, sấy khô, nghiền, làm đồng nhất và trộn theo tỷ lệ nhất định.
Công thức nền mẫu tự tạo:
Bảng 1.1 Công thức nền mẫu tự tạo
Dây thìa canh:
6g
Mướp đắng:
Giảo cổ lam:
3g
Câu kì tử :
4g
Mạch môn:
2g
Nhàu:
Diệp hạ châu:
Bạch linh:
Mẫu đơn:
Ngũ vị tử:
1g
Trạch tả:
Quế chi:
Sơn thù:
Hoài sơn:
Sinh địa:
5g
Phụ tử:
Tang diệp:
Ngưu tất:
- Mẫu chuẩn tự tạo: chất chuẩn trộn cùng nền mẫu với tỉ lệ nhất định.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng phương pháp (HPTLC)
2.2.1.1. Khảo sát và lựa chọn điều kiện HPTLC
Tham khảo các bài báo đã nghiên cứu [3] tiến hành lựa chọn một số điều kiện như sau: Bản mỏng silica gel 60 F254, thể tích chấm sắc ký: 5 µl, phát hiện bước sóng phát hiện 254 nm. Cố định các điều kiện trên, khảo sát và lựa chọn điều kiện HPTLC với các hệ dung môi sau:
- Hệ 1: Butanol – acid acetic – H2O (11:2:2)-Methanol : Nước = 4: 6
- Hệ 2: MeOH – H2O – acid acetic băng (6:4:0,25) -Methanol : nước : TFA = 4 : 4: 2
- Hệ 3: n-butanol – acid acetic – H2O – MeOH ( 12:4:1:2)
- Hệ 4: n-butylacetat có chứa 4% acid formic
- Hệ 5: ethyl acetat – toluen – diethyl ether – acid acetic (30:10:10:0,1)
Lựa chọn hệ dung môi tách riêng được hỗn hợp glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid, cho các vết gọn, sắc nét, phổ trùng với phổ chuẩn để định tính.
- Dùng phần mềm chuyên dụng lấy kết quả tích phân của các vết chất phân tích trên sắc ký đồ để xác định mật độ và kích thước vết chất phân tích. Dựa vào đáp ứng của chất phân tích trên sắc ký đồ của mẫu chuẩn, mẫu thử và lượng chất phân tích trong mẫu chuẩn tính lượng chất phân tích trong mẫu thử.
2.2.1.2 Khảo sát điều kiện xử lý mẫu HPTLC
Tiến hành khảo sát khả năng chiết các thuốc tân dược từ nền mẫu bằng các dung môi với nhiều tỉ lệ khác nhau và lựa chọn dung môi chiết hiệu suất cao, cho vết gọn, sắc nét. Các dung môi khảo sát bao gồm: methanol, ethanol, methanol : nước = 20 : 5.
Quy trình xử lí mẫu cho đối tượng phân tích là chế phẩm đông dược, thực phẩm chức năng nghiên cứu dự kiến: Xác định khối lượng trung bình đơn vị mẫu, làm đồng nhất mẫu. Cân chính xác một lượng mẫu vào bình định mức, thêm dung môi chiết, lắc xoáy. Siêu âm 15-30 phút ở nhiệt độ phòng, ly tâm 6000 vòng/phút trong 20 phút. Gạn dịch vào bình định mức, pha loãng tới vạch, lọc qua màng lọc 0,45 µm. Tiến hành sắc ký.
2.2.1.3. Thẩm định quy trình định tính, định lượng nhóm thuốc nghiên cứu:
Theo hướng dẫn của AOAC [2] với các tiêu chí: độ chọn lọc, độ phù hợp của hệ thống, khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ lặp lại, độ đúng.
2.2.2 Ứng dụng phương pháp trên để phân tích 40 mẫu thử đông dược giảm glucose máu phát hiện glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid (nếu có) trộn trái phép
Áp dụng phương pháp HPTLC vừa xây dựng được để xác định hàm lượng 4 chất nhóm sulfonylure (Glipzid, glimepirid, glibenclammid, gliclazid) được trộn lẫn trong một số chế phẩm thu thập được trên thị trường (nếu có). Dựa vào đường chuẩn xây dựng trong cùng ngày phân tích tính hàm lượng chất phân tích được trộn lẫn trong chế phẩm đông dược.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp HPTLC
3.1.1 Khảo sát và lựa chọn điều kiện HPTLC
Tiến hành quét phổ UV tại vị trí vết của 4 chất phân tích glipizid, glimepirid, glibenclamid và gliclazid trong sắc đồ của chuẩn đơn và chuẩn hỗn hợp kết quả cho thấy Glibenclamid có cực đại hấp thụ ở bước sóng 235nmm và 310 nm; Glipizid có cực đại hấp thụ tại bước sóng 233 nm và 279 nm; Gliclazid có cực đại hấp thụ tại bước sóng 232 nm và glimepirid có cực đại hấp thụ tại bước sóng 235 nm. Do đó, lựa chọn bước sóng 235 nm để phát hiện khi phân tích lấy kết quả định lượng của cả 4 chất phân tích.
3.1.2 Khảo sát điều kiện xử lý mẫu HPTLC
Kết quả khả năng chiết (A/m) đối với 3 hệ dung môi là methanol, ethanol, methanol : nước (20:5) của glipizid lần lượt là 4,17%, 3,48%, 3,47%; glimepirid lần lượt là 2,83%, 1,87%, 2,69%; glibenclamid lần lượt là 3,34%, 3,28%, 2,83%; gliclazid lần lượt là 1,85%, 1,65%, 1,81%.
Kết quả cho thấy: khả năng chiết (A/m) của dung môi methanol đối với 4 chất phân tích (Glipizid, Glimepirid, Glibenclamid, Gliclazid) là cao nhất, cho vết sắc ký gọn, sắc nét. Do đó lựa chọn dung môi methanol để chiết đồng thời 4 chất phân tích từ chế phẩm đông dược.
Từ các kết quả khảo sát trên, điều kiện phân tích được lựa chọn như sau: làm đồng nhất mẫu, lấy ½ -1 liều dùng chế phẩm, thêm 25ml methanol, lắc xoáy 5 phút, siêu âm 20 phút, ly tâm 6000 vòng trong 20 phút, lọc. Dịch lọc được cô cách thủy đến cắn. Cắn pha trong thể tích chính xác methanol. Lọc qua màng lọc 0,45 μ m và tiến hành sắc kí.
Điều kiện sắc ký : Bản mỏng : silica gel 60 F254 với các kích thước (20x20 cm) và (10x20 cm) ; pha động n-butyl acetat – acid formic (5% acid formic trong n- butyl acetat); thể tích mẫu 5 µl ; Bước sóng phát hiện 254 nm ; bước sóng quét phổ để định lượng 235 nm.
3.1.3 Thẩm định phương pháp HPTLC
Phân tích đồng thời 3 mẫu: dung dịch hỗn hợp chuẩn chất phân tích, mẫu trắng là nền mẫu đông dược và mẫu trắng thêm chuẩn trên hệ thống HPTLC.
Trên sắc ký đồ của mẫu trắng thêm chuẩn có các vết chính có cùng hình dạng, màu sắc, giá trị Rf với các vết chính trong sắc ký đồ của mẫu chuẩn. Sắc ký đồ của mẫu trắng không xuất hiện các vết tương ứng với các vết chính trên sắc ký đồ của mẫu chuẩn và mẫu trắng thêm chuẩn. Do đó, phương pháp có tính chọn lọc đảm bảo để phát hiện 2 chất trên nền các chế phẩm đông dược khảo sát.
Phân tích lặp lại 6 lần dung dịch hỗn hợp chuẩn 4 chất phân tích tại nồng độ 1 mg/ml trên hệ thống HPTLC với các điều kiện đã lựa chọn. Kết quả thu được RSD (%) diện tích pic của glipizid là 1,91%; glimepirid là 0,91%; glibenclamid là 1,34%; gliclazid là 2,78%.
Diện tích pic thu được của 6 lần sắc ký lặp lại mẫu chuẩn của 4 chất phân tích có giá trị RSD (%) < 3%, đạt yêu cầu theo AOAC. Như vậy hệ thống HPTLC đạt yêu cầu để phân tích 4 chất: glipizid, glimepirid, glibenclamid và gliclazid trong chế phẩm đông dược.
Pha riêng dãy dung dịch chuẩn glipizid có nồng độ từ 50 - 400 µg/ml, dãy dung dịch chuẩn glimepirid có nồng độ từ 40 - 160 µg/ml, dãy dung dịch chuẩn glibenclamid có nồng độ từ 50 – 400 µg/ml và dãy dung dịch chuẩn gliclazid có nồng độ từ 40 - 320 µg/ml từ các dung dịch chuẩn gốc rồi tiến hành phân tích trên hệ thống HPTLC. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ chất phân tích và diện tích pic tương ứng.
Kết quả phương trình tuyến tính và hệ số tương quan của các chất là:
Chuẩn bị các dung dịch chuẩn gồm 4 chất phân tích glipizid, glimepirid, glibenclamid, gliclazid có nồng độ lần lượt 140 µg/ml. Cân chính xác khoảng ½ liều dùng nền mẫu tự tạo, thêm vào mẫu 1ml dung dịch chuẩn trên, lắc nhẹ đồng nhất, xử lý mẫu. Phân tích bằng phương pháp HPTLC với các điều kiện đã chọn. Làm 6 mẫu song song. Ở mỗi mức thêm chuẩn, tính kết quả dựa vào đường chuẩn được xây dựng trong cùng ngày phân tích với 0,99 ≤ r ≤ 1. Độ lặp lại của quy trình phân tích được xác định dựa vào RSD (%) của 6 kết quả thu được trong ngày. Làm lặp lại ở 2 ngày khác nhau. Độ chính xác trung gian được xác đinh dựa vào RSD (%) của 12 kết quả thu được ở 2 ngày.
Kết quả tại mức hàm lượng chất trong khoảng 0,01-0,1%, độ thu hồi của phương pháp đều đạt 90-107% và độ lặp lại của phương pháp đều có RSD ≤ 5,3%. Kết quả cho thấy độ thu hồi và độ lặp lại của glipizid, glimepirid, glibenclamid, gliclazid nằm trong khoảng giới hạn cho phép, đạt yêu cầu của AOAC.
Giới hạn phát hiện là nồng độ thấp nhất có S/N khoảng 3 (tín hiệu đáp ứng của pic gấp khoảng 3 lần đường nhiễu nền), giới hạn định lượng được tính theo công thức LOQ = LOD x 3,3.
Từ các dung dịch chuẩn gốc 1 mg/ml tiến hành pha loãng thành dãy các dung dịch có nồng độ giảm dần như sau: Glipizid: 100, 50, 25 µg/ml; Glimepirid: 100, 50, 25 µg/ml; Glibenclamid: 100, 50, 25 µg/ml; Gliclazid: 500, 250, 125 µg/ml.
Thêm vào khoảng ½ liều dùng bột nền mẫu tự tạo lần lượt 1 ml các dung dịch chuẩn đã chuẩn bị ở trên rồi tiến hành xử lý mẫu, tiến hành phân tích HPTLC với các điều kiện đã chọn.
Bảng 3.1. Kết quả xác định LOD, LOQ của 4 chất phân tích
Lượng chuẩn
(µg/vết)
Chiều cao pic
Chiều cao nhiễu
S/N
LOD
(ng/vết)
LOQ
Glipizid
96
2,7
0,7
3,86
316,8
Glimepirid
192
2,3
3,29
633,6
Glibenclamid
3,5
1
Gliclazid
480
2,5
0,8
3,12
1584
3.1.4 Ứng dụng phương pháp HPTLC để phân tích mẫu thực
40 mẫu chế phẩm đông dược được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó 23 mẫu mua tại nhà thuốc có số đăng ký, 17 mẫu đặt mua qua mạng internet hoặc của lương y, lương dược không có số đăng ký. Đây là các thuốc đông dược, thực phẩm chức năng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường dạng rắn bao gồm: 15 chế phẩm hoàn cứng, 15 chế phẩm viên nang, 04 chế phẩm viên nén, 02 chế phẩm trà túi lọc, 01 chế phẩm hoàn mềm, 03 chế phẩm thuốc bột. Các mẫu chế phẩm được xử lý và phân tích bằng phương pháp HPTLC với các điều kiện đã chọn.
Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu nghi ngờ đều âm tính với glipizid, glimepirid và gliclazid; có 2 mẫu trộn lẫn glibenclamid (HCD18, HCD19). Chồng phổ các vết dương tính.
Dựa vào đường chuẩn xây dựng trong cùng ngày phân tích tính được hàm lượng glibenclamid trong các chế phẩm dương tính. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả định lượng glibenclamid trong các mẫu thử
Mẫu thử
Khối lượng thử
(g)
Thể tích
(µl)
Diện tích
( AU)
Hàm lượng trộn/đơn vị (mg)
Hàm lượng trộn/liều
(mg)
HCD 09
0,6512
11427,9
0,34
2,04
HMD 10
3,004
2
11357,9
2,21
BD 11
1,1142
5
18513,17
0,68
HCD 13
0,9653
11437,4
0,25
1,27
HCD 18
0,7799
7567,4
0,79
1,58
HCD 19
1,0215
8171,6
0,66
1,32
HCD 22
0,969
10
6057,3
0,18
1,8
VND 41
0,3439
7842,3
0,57
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phương pháp đã được ứng dụng phân tích 40 mẫu chế phẩm đông dược đang lưu hành trên thị trường. 100% các mẫu phân tích không phát hiện gliclazid, glimepirid, glipizid; phát hiện thấy 08 mẫu có trộn lẫn glibenclamid - chiếm tỷ lệ 47% trong tổng số các mẫu không có số đăng ký; 20 % tổng số mẫu đã lấy với lượng tính theo liều dùng từ 0,75 mg/liều tới 2,21mg/liều.
Tiếp tục sử dụng phương pháp HPTLC mà đề tài đã xây dựng kiểm nghiệm các chế phẩm đông dược điều trị và hỗ trợ điều trị tiểu đường lưu hành trên thị trường để phát hiện glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid (nếu có) phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
STUDY OF DETERMINATION OF SOME MEDICINE BLOOD GLUCOSE DISEASE IN PHARMACEUTICAL PREPARATIONS BY HIGH PERFORMANCE THIN LAYER CHROMATOGRAPHY
Study to develop qualitative and quantitative procedures for glibenclamide, gliclazide, glimepiride, glipizide mixed in traditional pharmaceutical preparations by HPTLC. By referring to the ingredients commonly found in traditional herbal medicines on the market, formulate a white background formula. Conducted a sample solvent analysis, dynamic phase solvent system. Methanol is selected as the extract solvent. Simultaneous chromatography conditions are also provided wherein the mobile phase is 5% formic acid in n-butyl acetate; Wavelength of 254 nm; Wavelength scanning spectrum to quantify 235 nm. The method was evaluated in accordance with AOAC criteria, where the detection limit (LOD) for glipizide was 96 ng / trace, glimepiride was 192 ng / trace, glibenclamid was 192 ng / trace, gliclazid was 480 ng / trace. Application of the methodology was based on the analysis of 40 samples of traditional herbal medicines and diabetic support in the market, of which 23 were registered and 17 were not registered. The results showed no glipizide, glimepiride, gliclazide. There were eight samples containing glibenclamide containing 0.75 mg / dose to 2.21 mg / dose.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Thái Nguyễn Hùng Thu (2016), "Bước đầu nghiên cứu ứng dụng phổ Raman trong việc phát hiện nhanh thuốc chống lao giả", Tạp chí Dược học, 477(56), tr. 6-11.
2. INTERNATIONAL AOAC (2016), Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements.
3. Kumasaka Kenichi, Kojima Takashi, Honda Hideo, Doi Kayo (2005), "Screening and quantitative analysis for sulfonylurea-type oral antidiabetic agents in adulterated health food using thin-layer chromatography and high-performance liquid chromatography", Journal of health science, 51(4), pp. 453-460.
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
Họ và tên
ĐV công tác
Ths. Ma Thị Hồng Nga
Khoa Dược - Trường CĐ Y tế Hà Nội
DS. Nguyễn Thị Lan Anh
Ths. Nghiêm Thị Minh
Ths. Trần Vũ Hoàng Anh
Khoa Khoa học cơ sở - Trường CĐ Y tế Hà Nội
ThS. Đào Thị Cẩm Minh
Học viên NCS – Trường Đại học Dược Hà Nội
XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH