2015 - 2016
- Thực trạng tiểu tiện khó của sản phụ sau sinh

THỰC TRẠNG TIỂU TIỆN KHÓ CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TẠI KHOA SẢN, BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG, NĂM 2015- 2016

Nguyễn Thanh Phong1, Hoàng Thu Hương1, Hoàng Thị Lan Hương1,

Đào Thị Phương Dung1, Lê Phương Thảo1

(1) Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

TÓM TẮT

Hoàn cảnh, lý do nghiên cứu: Rối loạn tiểu tiện là một trong những biến chứng xảy ra sau sinh. Tuy tỷ lệ gặp rối loạn tiểu tiện không cao nhưng thường ảnh hưởng nhiều đến đến chất lượng chăm sóc sau sinh cũng như chất lượng cuộc sống của sản phụ. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thu thập các chỉ số về việc theo dõi, điều trị, chăm sóc của 360 sản phụ sau sinh tại khoa Sản- bệnh viện đa khoa Đức Giang từ 09/2015 đến 04/2016. Kết quả: Có 75,3% sản phụ đã đi tiểu sau sinh đường âm đạo 6 giờ và sau khi rút sonde tiểu 6 giờ (đối với sản phụ sinh mổ). Nguyên nhân chưa đi tiểu: không mót tiểu (34,8%); mót, không đi được (31,5%) và sợ không đi (22,5%). Có 18,6% sản phụ có hiện tượng tiểu khó sau sinh. 03 phương pháp chính để điều trị rối loạn tiểu tiện sau sinh là: hướng dẫn vận động (71,6%); hướng dẫn uống nhiều nước (64,8%) và hướng dẫn chườm ấm, xoa bàng quang (61,4%). 3 yếu tố liên quan chính đến tình trạng tiểu khó sau sinh là thời gian chuyển dạ trên 15 giờ; giảm đau trong đẻ và chế độ vận động sau đẻ không đúng, sự khác biệt đều có YNTK với các giá trị p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn tiểu tiện của sản phụ sau sinh khá cao, liên quan chính đến 03 yếu tố thời gian chuyển dạ, sử dụng giảm đau trong đẻ và chế độ vận động sau sinh không đúng. Từ khóa: Sau sinh, tiểu khó.

NỘI DUNG

1. Đặt vấn đề

            Rối loạn tiểu tiện là một trong những biến chứng có thể xảy ra ở các sản phụ sau sinh. Nghiên cứu tại Pháp cho thấy: có 7,6% sản phụ tiểu không tự chủ sau sinh; 3% sản phụ bị đái buốt, đái rắt.. [1]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuấn có 1,2% sản phụ có những bất thường về tiểu tiện sau sinh, như bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt… [2]. Tuy tỷ lệ gặp rối loạn tiểu tiện sau sinh không cao nhưng những rối loạn này thường ảnh hưởng nhiều đến đến chất lượng chăm sóc sau sinh cũng như chất lượng cuộc sống của sản phụ.

              Có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sản phụ sau sinh nói chung và tình trạng tiểu tiện sau sinh nói riêng như các yếu tố về bà mẹ (tuổi bà mẹ, số lần mang thai, số lần đẻ...), các yếu tố liên quan đến cuộc đẻ (thời gian chuyển dạ, trong lượng thai…) và đặc biệt là các yếu tố liên quan đến quá trình chăm sóc và tư vấn sau sinh của nhân viên y tế (chế độ vận động, xoa bàng quang, đi tiểu, tư vấn….) [3]. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước đến nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới về tình trạng tiểu tiện và các yếu tố liên quan hầu như không có. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng tiểu tiện khó của sản phụ sau sinh tại khoa Sản- Bệnh viện đa khoa Đức Giang, năm 2015-2016này nhằm mục tiêu:

  1. Mô tả tình trạng tiểu tiện ở các sản phụ sau sinh tại khoa Sản- Bệnh viện đa khoa Đức Giang, năm 2015-2016.
  2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng tiểu tiện khó của các sản phụ sau sinh tại khoa Sản- Bệnh viện đa khoa Đức Giang, năm 2015-2016.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

              Các sản phụ sau sinh tại khoa Sản- bệnh viện đa khoa Đức Giang từ 09/2015 đến 04/2016, sinh thai đủ tháng, sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ và đồng ý tham gia nghiên cứu. Loại trừ các sản phụ bị các bất thường của mẹ hoặc con cần phải nằm điều trị tại bệnh viện hoặc chuyển tuyến; những sản phụ không đủ năng lực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

              Thiết kết nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

* Cỡ mẫu nghiên cứu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả tỷ lệ mắc quần thể như sau:                                            

Trong đó: p = 0,012 (Tỷ lệ SP có rối loạn tiểu tiện sau đẻ theo NC Nguyễn Đức Thuấn) [2].

         - Lấy thêm 10% sản phụ vào nghiên cứu phòng trường hợp bỏ nghiên cứu.

         - Vậy cỡ mẫu được chọn tối thiểu cho mỗi nhóm sản phụ là: 20 (SP).

         - Chúng tôi nhân cỡ mẫu lên cho một số nhóm sản phụ như: con so/con rạ; đẻ thường/đẻ mổ; giảm đau/không giảm đau trong đẻ... (18 nhóm). Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 360 sản phụ.

*  Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

            Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn hệ thống với khoảng cách mẫu là 3 (1200/360 = 3,33) đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.

* Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

- Công cụ thu thập: Phiếu nghiên cứu (Phụ lục 1)

- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các chỉ số nghiên cứu về việc theo dõi, điều trị, chăm sóc theo mẫu.

2.4. Xử lý số liệu

              Bằng phần mềm SPSS 18.0 với các chỉ số: số lượng, tỷ lệ %, OR, 95%CI, p. Xác định sự khác biệt dựa vào 95%CI và p theo kiểm định x2 và Fisher exact.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thực trạng tiểu tiện sau sinh

Biểu đồ 1. Đặc điểm tiểu tiện tại thời điểm thăm khám đầu tiên*

*: Thời điểm thăm khám đầu tiên với sản phụ sinh đường âm đạo là sau đẻ 6 giờ và sinh mổ là sau khi rút sonde tiểu 6 giờ.

              - Tại thời điểm thăm khám đầu tiên, có 75,3% sản phụ đã tự đi tiểu.

 

* Khi nghiên cứu trên 271 sản phụ sau sinh đã đi tiểu, chúng tôi thu được kết quả sau: Thời điểm đi tiểu lần đầu trung bình của nhóm sản phụ sinh đường âm đạo là 4,34 ± 1,23 giờ sau sinh; của nhóm sản phụ sinh mổ là 26,46 ± 3,22 giờ sau mổ.

* Khi nghiên cứu 89 sản phụ chưa đi tiểu, chúng tôi thu được kết quả sau:

Biểu đồ 2. Lý do sản phụ chưa đi tiểu tiện, tiểu khó

              Lý do chính các SP chưa đi tiểu sau sinh là do không có cảm giác mót tiểu (34,8%). có 31,5% mót tiểu nhưng không đi được; 22,5% sợ không dám đi tiểu vì đau, xót.

* Sau khi hướng dẫn 89 SP chưa đi tiểu đi tiểu, chúng tôi thu được các kết quả sau:

Bảng 1. Tình trạng tiểu tiện sau sinh

Đặc điểm

Số lượng (n= 360)

Tỷ lệ %

 Tiểu bình thường

272

75,6

 Tiểu khó

67

18,6

 Tiểu buốt, tiểu rắt

21

5,8

              Có 75,6% sản phụ đi tiểu bình thường sau sinh; 18,6% sản phụ có hiện tượng tiểu khó và 5,8% sản phụ có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh.

Bảng 2. Các phương pháp điều trị rối loạn tiểu tiện*

Đặc điểm

Số lượng (n= 88)

Tỷ lệ %

 Hướng dẫn uống nhiều nước

57

64,8

 Hướng dẫn vận động

63

71,6

 Hướng dẫn chườm ấm, xoa bàng quang

54

61,4

 Sử dụng thuốc prostigmin

3

3,4

 Thông tiểu, bơm glycerin borat

5

5,7

 Thông tiểu và lưu sonde

2

2,3

*Rối loạn tiểu tiện: gồm 67 sản phụ tiểu khó và 21 sản phụ tiểu buốt, tiểu rắt

              03 phương pháp điều trị rối loạn tiểu tiện được sử dụng nhiều nhất là hướng dẫn sản phụ vận động (71,6%); hướng dẫn sản phụ uống nhiều nước (64,8%) và hướng dẫn sản phụ chườm ấm, xoa bàng quang (61,4%).

* Kết quả điều trị rối loạn tiểu tiện

            Có 97,7% sản phụ có rối loạn tiểu tiện được điều trị khỏi trước khi ra viện. Có 2,3% được tư vấn ra viện, hướng dẫn đi khám chuyên khoa tiết niệu.

3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

* Số lần mang thai với tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

Có 24,8% SP mang thai ≥ 3 lần có tình trạng tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ SP có ≥ 3 lần mang thai đủ tháng tiểu khó sau sinh cao gấp 2,86 lần các SP có 1 lần mang thai đủ tháng, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,14- 7,20.

* Thời gian chuyển dạ và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

Bảng 3. Liên quan giữa thời gian chuyển dạ với tình trạng tiểu khó

Tiểu tiện

Thời gian CD

Tiểu khó

n (%)

Bình thường

n (%)

Tổng

OR, 95%CI

≥ 15 giờ

10

(66,7)

5

(33,3)

15

11,10

(3,54- 34,86)

< 15 giờ

29

(15,3)

161

(84,7)

190

1

Tổng

39

166

205

 

 Tỷ lệ sản phụ đẻ thường có thời gian ≥ 15 giờ bị tiểu khó cao gấp 11,10 lần các sản phụ có thời gian < 15 giờ, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 3,54- 34,86.

* Giảm đau trong đẻ và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

Bảng 4. Liên quan giữa giảm đau trong đẻ và tình trạng tiểu khó

Tiểu tiện

Giảm đau

Tiểu khó

n (%)

Bình thường

n (%)

Tổng

OR, 95%CI

34

(23,0)

114

(77,0)

148

3,10

(1,15- 8,38)

Không

5

(8,8)

52

(91,2)

57

1

Tổng

39

166

205

 

Tỷ lệ sản có giảm đau trong đẻ bị tiểu khó cao gấp 3,10 lần các sản phụ không giảm đau, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,15- 8,38.

* Trọng lượng thai và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

Có 36,6% SP sinh con ≥ 3500 gram có tình trạng tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ có trọng lượng thai ≥ 3500 gram bị tiểu khó cao gấp 3,72 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 2,13- 6,51.

* Liên quan giữa sử dụng giảm đau sau sinh và tình trạng tiểu tiện khó

Có 33,3% SP không dùng thuốc giảm đau sau sinh có tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ không sử dụng thuốc giảm đau sau sinh bị tiểu khó cao gấp 2,30 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,14- 4,67.

* Chăm sóc sau sinh và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

Bảng 5. Liên quan giữa chế độ vận động và tình trạng tiểu khó

Tiểu tiện

Vận động

Tiểu khó

n (%)

Bình thường

n (%)

Tổng

OR, 95%CI

Không tốt

33

(32,4)

69

(67,6)

102

2,86

(1,65- 4,96)

Tốt

34

(14,3)

203

(85,7)

237

1

Tổng

67

272

339

 

Tỷ lệ sản phụ vận động không tốt sau sinh bị tiểu khó cao gấp 2,86 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,65- 4,96.

* Liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và tình trạng tiểu khó

Có 38,7% SP có chế độ dinh dưỡng chưa tốt có tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt sau sinh bị tiểu khó cao gấp 3,75 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 2,10- 6,68.

 

* Liên quan giữa cho con bú và tình trạng tiểu tiện khó

Có 26,6% SP cho con bú chưa đúng có tình trạng tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ cho bú chưa đúng sau sinh bị tiểu khó cao gấp 1,95 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,14- 3,35.

* Liên quan giữa tư vấn và tình trạng tiểu tiện khó

Cps 40% SP không được tư vấn có tình trạng tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ SP không được tư vấn sau sinh bị tiểu khó cao gấp 3,11 lần các SP được nhân viên y tế tư vấn, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,214- 7,99.

* Không tìm được sự liên quan có YNTK về tình trạng tiểu khó với tuổi của sản phụ; tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu; nhiễm khuẩn khi mang thai; bất thường do thai nghén; cách sinh; kiểm soát tử cung; bất thường trong đẻ; thông tiểu; sử dụng kháng sinh sau sinh; sử dụng oxytocin

Bảng 6. Mô hình hồi quy đa biến của các yếu tố LQ đến tiểu khó sau sinh

Yếu tố liên quan

OR (95%CI)

p

Mang thai 2 lần

1,24 (0,30- 5,03)

> 0,05

Mang thai từ 3 lần trở lên

3,05 (0,81- 11,47)

> 0,05

Thời gian chuyển dạ trên 15 giờ

11,30 (2,64- 48,39)

< 0,05

Giảm đau trong đẻ

7,19 (2,05- 25,22)

< 0,05

Trọng lượng thai >= 3500gram

1,67 (0,47- 5,92)

> 0,05

Không sử dụng thuốc giảm đau sau đẻ

0,46 (0,11- 1,95)

> 0,05

Chế độ vận động sau đẻ không đúng

5,01 (1,83- 13,67)

< 0,05

Dinh dưỡng sau đẻ không đúng

2,63 (0,96- 7,22)

> 0,05

Cho bú sau đẻ không đúng

1,95 (0,75- 5,06)

> 0,05

Không được tư vấn sau sinh

2,50 (0,50- 12,63)

> 0,05

Những người xung quanh tư vấn

2,46 (0,05- 116,54)

> 0,05

Có 3 yếu tố liên quan chính đến tình trạng tiểu khó sau sinh là thời gian chuyển dạ trên 15 giờ; giảm đau trong đẻ và chế độ vận động sau đẻ không đúng, sự khác biệt đều có YNTK với các giá trị p < 0,05 so với các nhóm còn lại.

4. Bàn luận

4.1. Thực trạng tiểu tiện sau sinh

              Sau thời gian 6 giờ (đối với sản phụ sinh đường âm đạo) và sau rút sonde tiểu 6 giờ (với sản phụ sinh mổ), chúng tôi đã gặp gỡ sản phụ, khám, phỏng vấn và lấy số liệu nghiên cứu. Kết quả có 24,7% sản phụ chưa đi tiểu.

* Khi hỏi và khám 271 sản phụ đã đi tiểu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: thời điểm trung bình đi tiểu lần đầu sau sinh của các sản phụ sau sinh đường âm đạo là 4,34 ± 1,23 giờ, đối với sản phụ sinh mổ là 27,20 ± 2,36 giờ. Việc đi tiểu sớm sau sinh là rất quan trọng, để giảm biến chứng chảy máu sau sinh và các biến chứng tiểu tiện khác như nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, việc đi tiểu thường được khuyến cáo sau sinh khoảng 04- 06 giờ [3].

* Đối với 89 sản phụ chưa đi tiểu sau đẻ, phỏng vấn lý do chưa đi tiểu chúng tôi nhận được kết quả như sau: nguyên nhân hàng đầu làm cho các sản phụ chưa đi tiểu là họ không có cảm giác mót tiểu (34,8%). Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thị Ngân tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2014, có 39,5% sản phụ sau đẻ 6 giờ chưa đi tiểu do họ không có cảm giác mót tiểu [6]. Có 31,5% sản phụ có cảm giác mót tiểu nhưng không đi tiểu được. 22,5% sản phụ sợ không muốn đi tiểu; 13,5% sản phụ không biết là phải đi tiểu sớm. Điều này là do các sản phụ chưa được tư vấn sau sinh hoặc không chú ý khi các nhân viên y tế tư vấn nên không biết là cần phải đi tiểu sớm sau sinh để làm giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện và các biến chứng khác sau sinh.

* Sau khi hướng dẫn 89 sản phụ chưa đi tiểu đi tiểu, chúng tôi thu được kết quả sau:

              Có 75,6% sản phụ đi tiểu bình thường sau sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đến 18,6% sản phụ có tình trạng tiểu khó; 5,8% sản phụ có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai là 2-11% [1]. Theo tác giả Nguyễn Đức Thuấn và cộng sự khi nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của sản phụ sau đẻ tại khoa Sản thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013 cho thấy có có 1,2% sản phụ bị rối loạn tiểu tiện sau đẻ [2].

              Nghiên cứu về các phương pháp điều trị rối loạn tiểu tiện sau sinh, kết quả cho thấy 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất để giúp các sản phụ tiểu khó đi tiểu được sau sinh là: hướng dẫn vận động (71,6%); hướng dẫn uống nhiều nước (64,8%) và hướng dẫn chườm ấm, xoa vùng bàng quang (61,4%). Đây là các phương pháp cơ học nhằm giúp cho bàng quang co bóp tốt hơn, giúp sản phụ đi tiểu được. Tuy nhiên, cần chú ý khi lựa chọn phương pháp hướng dẫn cho sản phụ uống nhiều nước. Phương pháp này chỉ phù hợp cho những trường hợp tiểu khó sau sinh do bàng quang chưa căng. Đối với các trường hợp bàng quang căng, không nên hướng dẫn sản phụ tiếp tục uống nước, nên hướng dẫn sản phụ chườm ấm, xoa vùng bàng quang và vận động.

              Có 5,7% sản phụ được thông tiểu, bơm Glycerin borat vào bàng quang; 3,4% sản phụ được sử dụng thuốc Neostigmin để điều trị tiểu khó. Có 2,3% sản phụ tiểu khó phải thông tiểu và lưu sonde để theo dõi. Các trường hợp này bị rối loạn tiểu tiện nặng và sau 5 ngày điều trị ổn định về sản khoa, đã được khoa Sản cho ra viện và hướng dẫn khám và điều trị tại viện chuyên khoa. Còn lại 97,7% sản phụ bị rối loạn tiểu tiện được điều trị trở về bình thường tại viện và cho ra viện.

4.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

* Số lần mang thai và tình trạng tiểu tiện sau sinh

            Tỷ lệ SP có ≥ 3 lần mang thai đủ tháng tiểu khó sau sinh cao gấp 2,86 lần các SP có 1 lần mang thai đủ tháng, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,14- 7,20. Giải thích sự khác biệt này theo chúng tôi là các sản phụ khi mang thai nhiều lần có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cơ tử cung và bàng quang, làm tăng tình trạng rối loạn tiểu tiện sau sinh. Kết quả của chúng tôi khác biệt so với nghiên cứu của Ngô Thị Thùy Dương, theo tác giả, số lần sinh đẻ không liên quan đặc biệt đến sự xuất hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu [4].

* Thời gian chuyển dạ và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

            Kết quả bảng 3.14 cho thấy có 66,7% sản phụ có thời gian chuyển dạ ≥ 15 giờ và 15,3% sản phụ có thời gian chuyển dạ < 15 giờ bị tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ có thời gian ≥ 15 giờ bị tiểu khó cao gấp 11,10 lần các sản phụ có thời gian < 15 giờ, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 3,54- 34,86. Thời gian chuyển dạ càng kéo dài làm tử cung tỳ đè vào niệu quản và bàng quang càng nhiều, càng lâu, điều này dẫn đến xung huyết bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện sau sinh [3].

* Giảm đau trong đẻ và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

              Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.16 cho thấy có 23% sản phụ được thực hiện giảm đau trong đẻ có hiện tượng tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ có giảm đau trong đẻ bị tiểu khó cao gấp 3,10 lần các sản phụ không giảm đau, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,15- 8,38. Giải thích điều này theo chúng tôi có thể do tác dụng không mong muốn của thuốc gây tê ngoài màng cứng trong giảm đau trong đẻ làm rối loạn chức năng thần kinh tạm thời của bàng quang gây rối loạn tiểu tiện sau sinh.

* Trọng lượng thai và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

            Thai to làm cho tử cung bị giãn nhiều hơn khi mang thai, chèn ép vào niệu quản, bàng quang. Vì vậy, sau khi sinh tử cung có thể ảnh hưởng đến tình trạng tiểu tiện của sản phụ. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.18 của chúng tôi cho thấy có 36,6% sản phụ có trọng lượng thai ≥ 3500 gram và 13,4% sản phụ có trọng lượng thai < 3500 gram bị tiểu khó sau sinh. Tỷ lệ sản phụ có trọng lượng thai ≥ 3500 gram bị tiểu khó cao gấp 3,72 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 2,13- 6,51.

* Sử dụng thuốc sau sinh và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

Sản phụ không sử dụng thuốc giảm đau sau sinh bị tiểu khó cao gấp 2,30 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK (95%CI: 1,14- 4,67). Giải thích điều này theo chúng tôi do sản phụ được sử dụng giảm đau thường là các thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề vì vậy ngoài việc giúp đỡ đau, dễ dàng cho việc vận động, đi tiểu sau sinh còn giúp bàng quang giảm phù nề, giúp sản phụ đi tiểu dễ dàng hơn.

* Chế độ chăm sóc sau sinh và tình trạng tiểu tiện khó sau sinh

            Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 32,4% sản phụ vận động không tốt sau sinh và 14,3% sản phụ vận động tốt sau sinh bị tiểu khó. Tỷ lệ sản phụ vận động không tốt sau sinh bị tiểu khó cao gấp 2,86 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,65- 4,96; Tỷ lệ sản phụ có chế độ dinh dưỡng không đúng/đủ sau sinh bị tiểu khó cao gấp 3,75 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 2,10- 6,68; Tỷ lệ sản phụ cho bú đúng sau sinh bị tiểu khó cao gấp 1,95 lần các sản phụ còn lại, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,14- 3,35; Tỷ lệ sản phụ không được tư vấn sau sinh bị tiểu khó cao gấp 3,11 lần các sản phụ được nhân viên y tế tư vấn, sự khác biệt có YNTK với 95%CI là 1,214-7,99. Như vậy, chế độ chăm sóc sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của sản phụ sau sinh.

* Mô hình hồi quy đa biến của các yếu tố LQ đến tiểu khó sau sinh

Khi xử lý đa biến 09 yếu tố liên quan đến tiểu khó sau sinh chúng tôi xác định được 3 yếu tố liên quan chính đến tình trạng tiểu khó sau sinh là thời gian chuyển dạ trên 15 giờ; giảm đau trong đẻ và chế độ vận động sau đẻ không đúng, sự khác biệt đều có YNTK với các giá trị p < 0,05 so với các nhóm còn lại.

5. Kết luận

5.1. Tình trạng tiểu tiện sau đẻ

            - Có 75,3% sản phụ đã đi tiểu sau sinh đường âm đạo 6 giờ và sau khi rút sonde tiểu (đối với sản phụ sinh mổ) 6 giờ. Thời điểm đi tiểu lần đầu trung bình đối với sản phụ sinh đường âm đạo là 4,34 ± 1,23 giờ và sinh mổ là 27,20 ± 2,36 giờ sau sinh.

            - Nguyên nhân chưa đi tiểu sau đẻ: không mót tiểu (34,8%); mót, không đi được (31,5%) và sợ không đi (22,5%).

            - Có 18,6% sản phụ có hiện tượng tiểu khó sau sinh; 5,8% sản phụ có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt.

            - 03 phương pháp chính để điều trị rối loạn tiểu tiện: hướng dẫn vận động (71,6%); hướng dẫn uống nhiều nước (64,8%) và hướng dẫn chườm ấm, xoa bàng quang (61,4%).

5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiểu tiện sau đẻ

3 yếu tố liên quan chính đến tình trạng tiểu khó sau sinh là thời gian chuyển dạ trên 15 giờ; giảm đau trong đẻ và chế độ vận động sau đẻ không đúng, sự khác biệt đều có YNTK với các giá trị p < 0,05.

6. KIẾN NGHỊ

Cần tư vấn cho thai phụ về chăm sóc sau sinh nói chung và chăm sóc tiểu tiện từ quá trình mang thai, thời kỳ trước, trong và sau sinh. Cần hướng dẫn cho các sản phụ đi tiểu càng sớm càng tốt để làm giảm nguy cơ rối loạn tiểu tiện sau sinh.

Đối với những sản phụ có thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc được sử dụng giảm đau trong đẻ, cần chăm sóc tích cực để giảm biến chứng rối loạn tiểu tiện sau sinh.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phạm Phương Lan (2014), Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2014.
  2. Nguyễn Đức Thuấn (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sản phụ sau đẻ tại khoa Sản thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2013.
  3. Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành (2007), “Hậu sản thường”, Bài giảng sản phụ khoa- sách đào tạo bác sĩ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 121- 127.
  4.  Ngô Thị Thùy Dương (2005), Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng ở phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2005.
  5. Mc Isaac W, Carroll JC, Biringer A, Bernstein P, Lyons E, Low DE, Permaul JA (2005), “Screening for asymptomatic bacteriuria in pregnancy”, J Obstet Gynaecol Can 27 (1). pp 20-24.
  6. Ngô Thị Ngân (2014), “Thực trạng tiểu tiện của sản phụ sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản Trung Ương”, Đề tài Tốt nghiệp cử nhân hệ cử nhân vừa học vừa làm, khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long, năm 2014.

SUMMARY

Circumstances, research reasons: urinary disorders is one of the complications occurred after birth. Although the ratio of urination disorder is not high, but usually affect the quality of postnatal care as well as the quality of life of women. Subjects and methods: The cross-sectional descriptive study design to collect imformation of monitoring, treatment, care under care of 360 woman after childbirth at Duc Giang Faculty Hospital from 09/2015 to 04/2016. Results: There were 75.3% of women urinating after vaginal birth after 6 hours and withdraw sub sonde 6 hours (for women with Caesarean). The cause had not postpartum urinate: not a sub (34.8%); glean, not urinate (31.5%) and fear do not urinate (22.5%). There were 18.6% of women with postpartum difficulty urinating. 03 primary method for treating urinary disorders after birth were: guiding athletes (71.6%); instructions to drink plenty of water (64.8%) and guide warm compresses, massage bladder (61.4%). 3 main factors related to difficulty urinating after birth status were the duration of labor over 15 hours; pain during labor and postpartum movement is not correct, the differences were statistically significant with p-values ​​<0.05. Conclusions: Prevalence of urinary disorders after childbirth was high, relative to the 03 key elements of labor time, using pain therapy in labor and postpartum movement is not correct. Keywords: After birth, difficulty urinating.