2015 - 2016
- Đánh giá tác dụng phát triển nang noãn

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHÁT TRIỂN NANG NOÃN VÀ PHÓNG NOÃN CỦA BÀI THUỐC NGŨ TỬ DIỄN TÔNG TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG  BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Tạ Văn Bình1, Thái Thị Hoàng Oanh2, Bùi Thị Huyền Trang2,

Phạm Thị Hoài An3, Nguyễn Xuân Bình1, Nguyễn Thị Thuận3

 

1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, 2Trường Đại học Y Hà Nội,

3Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ươngNghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng phát triển nang noãn và phóng noãn của bài thuốc Ngũ tử diễn tông. Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang trong thời gian từ 10/2015 – 4/2016 tại khoa Phụ-bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Kết quả cho thấy, sau 3 tháng điều trị tỷ lệ bệnh nhân có nang noãn trưởng thành và vượt trội (≥18mm) là 33,3 (p<0,05). Tác dụng phóng noãn chung là 53,33%.

Từ khóa: ngũ tử diễn tông, hội chứng buồng trứng đa nang

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) là bệnh lý rối loạn nội tiết, phóng noãn thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Tỷ lệ mắc hội chứng buồng trứng đa nang là từ 5 – 10% [1].

Trong y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh hội chứng buồng trứng đa nang mà nó  nằm trong nhiều chứng bệnh như kinh sau kỳ, bế kinh, vô sinh nữ, trưng hà... Có nhiều bài thuốc cổ phương dùng để điều trị vô sinh do PCOS, một trong những bài thuốc đó là “Ngũ tử diễn tông ” của danh y Vương Khẳng Đường [2]. Bài thuốc đã được sử dụng nhiều trên lâm sàng tại khoa phụ bệnh viện YHCT trung ương và cho thấy có hiệu quả tốt, có nghiên cứu chứng minh bài thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và phát triển nang noãn [3]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh một cách khoa học tác dụng của bài thuốc, vì vậy đề tài được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng phát triển nang noãn và phóng noãn trên bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Chất liệu nghiên cứu

Chất liệu nghiên cứu là bài thuốc Ngũ tử diễn tông, được bào chế dưới dạng thang, mỗi thang sắc thành 2 túi, mỗi túi 100ml.

    1. Đối tượng nghiên cứu

Là những bệnh nhân có tuổi từ 18 – 40 tự nguyện tham gia nghiên cứu, được chẩn đoán vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang theo YHHĐ và vô sinh thể can thận hư theo YHCT.

    1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lâm sàng mở so sánh trước sau điều trị. Mẫu nghiên cứu chọn theo phương pháp có chủ đích, cỡ mẫu tối thiểu n=30 bệnh nhân.

      1. Phương pháp dùng thuốc

Mỗi bệnh nhân được uống Ngũ tử diễn tông thang trong 3 tháng liên tục. mỗi ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng chiều.

      1. Các chỉ tiêu ngiên cứu
  • Chỉ tiêu lâm sàng: đặc điểm chung, đặc điểm kinh nguyệt, đặc điểm theo YHCT
  • Các chỉ tiêu cận lâm sàng: thể tích buồng trứng, số lượng nang noãn trên 1 diện cắt, kích thước nang noãn,  hiện tượng phóng noãn, nồng độ các hormone trong máu (LH, FSH, estrogen, progesterone)
      1. Phương pháp theo dõi
  • Các chỉ số về lâm sàng được theo dõi tại 4 thời điểm: M0, M1, M2, M3
  • Các chỉ số về siêu âm được theo dõi tại các thời điểm: ngày thứ hai của của CKKN  trước điều trị và sau điều trị; ngày thứ 14 của CKKN giữa các đợt điều trị.
      1. Phương pháp đánh giá kết quả
  1. Tác dụng phát triển nang noãn
  • Có tác dụng: sau điều trị bệnh nhân có nang noãn vượt trội hoặc kích thước nang noãn >14mm.
  • Không có tác dụng: sau điều trị bệnh nhân có nang noãn kích thước ≤14mm.
  1. Tác dụng phóng noãn
  • Có tác dụng: sau 3 tháng điều trị bệnh nhân có ít nhất 1 lần phóng noãn
  • Không tác dụng: sau 3 tháng bệnh nhân không phóng noãn lần nào
    1. Kết quả và bàn luận
      1. Tác dụng phát triển nang noãn

 

Biểu đồ 1: Sự thay đổi tỷ lệ nang noãn trên một diện cắt siêu âm

Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng nang noãn < 12 nang có xu hướng tăng dần sau điều trị (từ 9,65% lên 17,95%) nhưng vẫn chưa có ý nghĩa thống kê.

Bảng 1: So sánh kích thước nang noãn trưởng thành và vượt trội sau điều trị

Kích thước trung bình nang noãn (mm)

Sau đợt điều trị 1

Sau đợt điều trị 2

Sau đợt điều trị 3

X ± SD

14,14 ± 2,33

15,09 ± 1,02

16,73 ± 0,78

p

 

p12 >0,05

p23 <0,05

 

p13 <0,05

Có sự thay đổi kích thước trung bình của nang noãn vượt trội sau điều trị 2 tháng (15,09 ± 1,02mm)  và 3 tháng (16,73 ± 0,78mm) so với trước điều trị (14,14 ± 2,33 mm), có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân có nang noãn trưởng thành và vượt trội sau điều trị

Thời điểm

Sau điều trị đợt 1

Sau điều trị đợt 2

Sau điều trị đợt 3

Số lượng

2

3

10

Tỷ lệ %

6,67

10

33,3

p

 

p12  >0,05

p23 <0,05

 

 

p13  <0,05

 Tỷ lệ bệnh nhân có nang noãn trưởng thành ≥18mm tăng từ 6,7% giữa tháng thứ 1 lên 33,3% ở tháng thứ 3.

Bảng 3: Sự thay đổi tỷ lệ LH/FSH sau điều trị

Tỷ lệ LH/FSH

Trước điều trị

Sau điều trị

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

<1

0

0

6

16,67

 

Từ 1 đến 2

16

53,30

17

56,67

p > 0,05

>2

14

46,70

7

26,66

p < 0,05

Tổng

30

100

30

100

 

Nồng độ LH trung bình có xu hướng giảm sau 3 tháng điều trị (có ý nghĩa thống kê với p <0,05).

Theo YHHĐ khi nồng độ LH trong máu giảm nang noãn sẽ phát triển và estrogen tăng, chính estrogen tăng lại làm nang noãn phát triển đến chín. Theo YHCT nang noãn do thận tinh làm chủ, bài thuốc Ngũ thử diễn tông gồm các vị bổ thận điền tinh, thận tinh đầy đủ nang noãn sẽ phát triển.

      1. Tác dụng phóng noãn

Bảng 4: Tỷ lệ bệnh nhân có phóng noãn

Thời điểm

Sau điều trị đợt 1

Sau điều trị đợt 2

Sau điều trị đợt 3

Số lượng

2

2

12

Tỷ lệ

6,76

6,76

40,00

P

 

p 12 >0,05

p23 <0,05

 

 

 

p13 <0,05

Tỷ lệ bệnh nhân có phóng noãn sau điều trị đợt 3 là 40%, tăng so với điều trị đợt 1 và đợt 2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05).

 

Biểu đồ 2: Ttác dụng phóng noãn chung

Tác dụng phóng noãn chung là 53,33%.

Theo YHHĐ chức năng buồng trứng được điều hòa bởi FSH và LH. Trong đó LH kích thích các tế bào vỏ tổng hợp androgen còn FSH chịu trách nhiệm điều hòa sự tăng sinh và hoạt tính enzyme thơm tại tế bào hạt. Mất cân bằng trong tỷ lệ FSH/LH do tăng LH sẽ dẫn đến gia tăng mạnh sinh tổng hợp androgen tại các tế bào vỏ. Chính do nồng độ androgen tăng cao dẫn tới các noãn không trưởng thành được nên quá trình phóng noãn bị rối loạn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ LH trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu ở ngưỡng cao và tỷ lệ LH/FSH đều >1 (bảng 3). Sau 3 tháng điều trị, nồng độ LH giảm có ý nghĩa thống kê và tỷ lỷ lệ LH/FSH <1 có xu hướng tăng.

Theo YHCT bài thuốc có tác dụng bổ thận điền tinh, khi thận tinh đầy đủ làm nang noãn phát triển đến giai đoạn trưởng thành, nang noãn chín sẽ có khả năng phóng noãn.

      1. Về bài thuốc ngũ tử diễn tông

Bài thuốc được trích từ “Chứng trị chuẩn thằng” của danh y nổi tiếng thời Minh Vương Khẳng Đường (1549 – 1613) [31]. Bài thuốc gồm 5 vị: thỏ ty tử 24g, cây kỷ tử 24g, phú bồn tử 24g, xa tiền tử 6g, ngũ vị tử 6 g. Bài thuốc chỉ có 5 vị nhưng mỗi vị đảm nhiêm một vai trò khác nhau. Thỏ ty tử bổ can thận, cố tinh. Câu kỷ tử bổ can thận âm, ích tinh huyết trong thận để cường tráng nguồn của thủy. Phúc bồn tử bổ can thận cố tinh khí, cố niệu. Ngũ vị tử cố tinh liễm tinh. Xa tiền tử lợi niệu thanh nhiệt. bài thuốc được được dùng trong điều trị vô sinh, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh ở nữ.

Theo YHCT có nhiều nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của buồng trứng đa nang như rối loạn kinh nguyệt, vô sinh… nhưng nguyên nhân chính là do thận tinh kém. Bài thuốc có các vị bổ thận điền tinh làm thận tinh đầy đủ kích thích nang noãn phát triển.

Ở những bệnh nhân mắc PCOS thì nồng độ LH trong máu tăng cao và kéo dài và mất cân bằng trong tỷ lệ LH/FSH dẫn tới các nang noãn không trưởng thành được nên quá trình phóng noãn bị rối loạn. Qua nghiên cứu thấy bệnh nhân có thay đổi nồng độ nội tiết tố LH và tỷ lệ LH/FSH giảm sau 3 tháng điều trị có ý nghĩa thống kê. Như vậy bài thuốc đã tác động vào cơ chế bệnh sinh của buồng trứng đa nang. Đây là minh chứng khoa học tác dụng của bài thuốc theo lý luận của YHCT

    1. Kết luận và kiến nghị
      1. Kết luận

Tỷ lệ bệnh nhân có nang noãn trưởng thành và vượt trội (≥18mm) sau 3 tháng điều trị là 33,3%, tăng so với trước điều trị ( p<0,05). Tác dụng phóng noãn chung là 53.33%

      1. Kiến nghị

Cải dạng thuốc và nghiên cứu tác dụng điều trị vô sinh nữ do hội chứng buồng trứng đa nang

Tài liệu tham khảo

  1. Rotterdam ESHRE/ASRM-Sponsored PCOS Consensus Workshop Group. (2004). Revised 2003 consensus on diagnostic criteria and long-term health risks related to polycystic ovary syndrome. Fertil Steril, 81,19-25
  2. Vũ Thị Phương Thảo (2014), Đánh giá tác dụng của bài thuốc Ngũ tử diễn tông trên bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học y Hà Nội, Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Mai Anh (2001), Nghiêncứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng buồng trứng đa nang, Luận văn tốt nghiệp thác sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
  4. Võ Văn Bình(2004), Ngũ tử diễn tông hoàn, Trung Quốc danh phương toàn tập, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 360-362.

Summary

ASSESS THE FOLLICLE DEVELOPMENT AND OVULATION OF NGU TU DIEN TONG REMEDY ON POLYCYSTIC OVARY SYNDROME PATIENTS

This study is conducted to evaluate the efficacy of Ngu tu dien tong on follicle development and ovulation.The study included 30 patients with polycystic ovary syndrome being selected from 10/2015 to 4/2016 in gynecology department – national traditional medicine hospital, resul shown that after 3 months of treatment, 33.3% of the patients have follicle grown-up. The general ovulatory effect is 53.33%