2015 - 2016
- Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH NHÀN

Trần Thanh Tâm1, Hoàng Anh Lân1, Phạm Văn Tân1,

Vũ Hồng Vinh1, Nguyễn Thị Huệ1

(1) Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

TỐM TẮT

Hoàn cảnh, lý do nghiên cứu: Hội chứng cai rượu bao gồm một loạt các triệu chứng xuất hiện sau khi bỏ rượu hoặc uống giảm số lượng rượu đáng kể so với trước ở người nghiện rượu. Hội chứng cai rượu là một cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị đúng sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn nặng nề với tỷ lệ tử vong còn rất cao.

Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng đối chứng trước – sau thu thập các chỉ số về việc theo dõi điều trị 34 bệnh nhân có hội chứng cai rượu được điều trị tại khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Thanh nhàn từ 09/2015 đến 03/2016. Kết quả: 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam giới, tuổi trung bình 48,97 ± 10,15 tuổi; 85,3% bệnh nhân xuất hiện hội chứng cai rượu từ 2 ngày đầu sau ngưng rượu; các rối loạn thần kinh thực vật (run, vã mồ hôi); rối loạn tâm thần (lo âu); rối loạn vận động (kích động) giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị; có 3 yếu tố liên quan đến kết quả điều trị là: không có bệnh lý gan từ trước, thời gian  2 ngày xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng rượu, bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu, sự khác biệt đều có YNTK với các giá trị p < 0,05. Kết luận: các rối loạn thần kinh thực vật và tâm thần giảm có ý nghĩa so với lúc trước điều trị, liên quan chính đến 03 yếu tố không có bệnh lý gan từ trước, thời gian từ sau 2 ngày xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng rượu, bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu. Từ khóa: Hội chứng cai rượu.

NỘI DUNG

1. Đặt vấn đề

         Lạm dụng rượu và nghiện rượu đang là vấn đề của toàn xã hội bởi nó gây ra nhiều hậu quả to lớn về mặt xã hội, cũng như về mặt đạo đức và lối sống. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lý Trần Tình thấy tỷ lệ nghiện rượu chiếm 1,2-3,61% ở thành thị và 0,14-0,42% ở nông thôn; nghiện rượu ở người trên 15 tuổi chiếm tỷ lệ 3,24% [2]. Điều trị các bệnh lý do rượu khó khăn do tác động của rượu lên nhiều cơ quan và có xu hướng tái nghiện cao, và một trong những biến chứng hay gặp là hội chứng cai rượu.

        Hội chứng cai rượu bao gồm một loạt các triệu chứng xuất hiện sau khi bỏ rượu hoặc uống giảm số lượng rượu đáng kể so với trước ở người nghiện rượu. Hội chứng cai rượu là một cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị đúng sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn nặng nề, như rối loạn điện giải,  suy thận, co giật, thiếu oxy não, xuất huyết não… với tỷ lệ tử vong còn rất cao (22 – 33%) [2]. Theo các nghiên cứu mới đây, các tác giả nhận thấy số bệnh nhân loạn thần do rượu đặc biệt là hội chứng cai rượu có xu hướng ngày càng gia tăng [4],[1]. Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị sẽ giúp cho việc thực hành lâm sàng đặc biệt là chăm sóc và quản lý người bệnh nghiện rượu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài  “Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu tại bệnh viện đa khoa Thanh nhàn” nhằm mục tiêu:

  1. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng cai rượu tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn, năm 2015 – 2016.
  2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị hội chứng cai rượu tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn, năm 2015 – 2016.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng

Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cai rượu, nằm điều trị nội trú tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 đồng ý tham gia nghiên cứu. Loại trừ các bệnh nhân có các rối loạn tâm thần nặng không do rượu, những bệnh nhân có các bệnh cơ thể nặng không do rượu, bệnh nhân nghiện ma túy.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

       Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng đối chứng trước - sau.

2.3. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu

       Chọn mẫu toàn bộ.

        Chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hội chứng cai tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

       Toàn bộ Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được thu thập thông tin vào bệnh án nghiên cứu đã được thiết kế riêng cho nghiên cứu.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Bằng phần mềm SPSS 18.0 với các chỉ số: số lượng, tỷ lệ %, OR, 95%CI, p. Xác định sự khác biệt dựa vào 95%CI và p theo kiểm định x2 và Fisher exact.

3. Kết quả

3.1.Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Biểu đồ 1: Đặc điểm lứa tuổi và giới tính ở đối tượng nghiên cứu.

 

* Nhận xét:Lứa tuổi gặp nhiều nhất là 41-50 tuổi với 13/34 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 38,2%, trên 40 tuổi gặp 26 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 76,5%; tuổi trung bình 48,97 ± 10,15 tuổi; 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam giới.

Bảng 1: Thời gian từ khi ngừng uống rượu đến khi xuất hiện hội chứng cai

Triệu chứng

Số lượng

Tỷ lệ %

≤ 1 ngày

14

41,2

85,3

2 ngày

15

44,1

>3 ngày

5

14,7

Tổng

34

100

 

* Nhận xét: Thời gian từ lúc ngưng rượu đến lúc xuất hiện hội chứng cai rượu chủ yếu từ 2 ngày đầu tiên (85,3%)

* Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu

Bảng 2: Các triệu chứng rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng

Trước điều trị

Sau điều trị

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Thèm rượu

30

90,9

27

79,4

> 0,05

Mất ngủ

25

73,5

12

35,3

> 0,05

Đau đầu

15

44,1

4

11,8

> 0,05

Buồn nôn, nôn

10

29,4

1

2,9

< 0,05

Run

31

94,1

4

11,8

< 0,05

Vã mồ hôi

23

67,6

4

11,8

< 0,05

* Nhận xét: Các triệu chứng rối loạn cơ thể (thèm rượu, mất ngủ, đau đầu) giảm so với lúc trước điều trị, không có ýnghĩa thông kê với p > 0,05.

       Các triệu chứng run, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn giảm có ý nghĩa thông kê so với trước điều trị, với p <0,05;

Bảng 3: Các triệu chứng rối loạn tâm thần, vận động và năng lực định hướng 

Triệu chứng

Trước điều trị

Sau điều trị

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

ĐH thời gian

8

23,5

1

2,9

< 0,05

ĐH không gian

10

29,4

2

5,8

< 0,05

ĐH bản thân

1

2,9

1

2,9

> 0,05

Lo âu

12

35,3

2

5,8

< 0,05

Hoang tưởng

3

8,8

3

8,8

> 0,05

Ảo giác

6

17,6

4

11,8

> 0,05

Kích động

14

41,2

3

8,8

< 0,05

* Nhận xét:Các triệu chứng rối loạn định hướng không gian và thời gian đều giảm có ý nghĩa thống kê so với lúc trước điều trị;

        Rối loạn lo âu sau điều trị giảm rõ rệt có ý nghĩa với p < 0,05;

        Triệu chứng rối loạn tâm thần như các hoang tưởng gặp 3 bệnh nhân, ảo giác có 6 bệnh nhân, sau điều trị giảm chưa có ý nghĩa.

        Rối loạn vận động như kích động giảm có ý nghĩa thống kê so với lúc trước điều trị.

* Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu

Bảng 4: Mối liên quan giữa thời gian từ khi ngừng uống rượu đến khi xuất hiện

 hội chứng cai với kết quả điều trị

Kết quả điều trị

Thời gian

Đỡ nhiều

Đỡ ít

Tổng

OR, 95%CI

≥  2ngày

18

90,0%

2

10,0%

20

100,0%

9,00

(1,49- 54,32)

≤ 1 ngày

7

50,0%

7

50,0%

14

100,0%

1

Tổng

25

73,5%

9

26,5%

34

100,0%

 

* Nhận xét:Có 90,0% bệnh nhân ngừng uống rượu từ ≥  2ngày xuất hiện hội chứng cai có đỡ nhiều sau điều trị và 50,0% bệnh nhân xuất hiện hội chứng cai ngay ngày đàu tiên khi ngừng rượu có đỡ nhiều sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian từ khi ngừng uống rượu từ 2 ngày trở lên đến khi xuất hiện hội chứng cai sau điều trị đỡ nhiều cao gấp 9,00 lần bệnh nhân đỡ nhiều có thời gian dưới1 ngày từ khi ngừng uống rượu tới khi xuất hiện hội chứng cai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 1,49 – 54,32.

Bảng 5: Mối liên quan giữa có bệnh lý gan đi kèm với kết quả điều trị

Kết quả điều trị

Bệnh lý gan

Đỡ nhiều

Đỡ ít

Tổng

OR, 95%CI

Không

14

93,3%

1

6,7%

15

100,0%

10,18

(1,10- 99,10)

11

57,9%

8

42,1%

19

100,0%

1

Tổng

25

73,5%

9

26,5%

34

100,0%

 

* Nhận xét: Có 57,9% bệnh nhân có tiền sử bệnh gan từ trước thì đỡ nhiều sau điều trị và có 93,3% bệnh nhân không có tiền sử bệnh gan đỡ nhiều sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân không có bệnh lý gan từ trước sau điều trị đỡ nhiều cao gấp 10,18 lần những bệnh nhân có bệnh lý gan từ trước, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 1,10 – 99,10.

Bảng 6: Mối liên quan giữa các rối loạn sinh hóa máu với kết quả điều trị

Rối loạn sinh hóa máu: bao gồm/hoặc (RL điện giải, đường máu, tăng men gan, tăng men cơ, giảm protid máu)

Kết quả điều trị

RL sinh hóa máu

Đỡ nhiều

Đỡ ít

Tổng

OR, 95%CI

Không

19

86,4%

3

13,6%

22

100,0%

6,33

(1,20- 33,39)

6

50,0%

6

50,0%

12

100,0%

1

Tổng

25

73,5%

9

26,5%

34

100,0%

 

*Nhận xét:Có 86,4% bệnh nhân không có rối loạn sinh hóa máu sau điều trị đỡ nhiều và 50,0% bệnh nhân có rối loạn sinh hóa máu đỡ nhiều sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu thì sau điều trị đỡ nhiều cao gấp 6,33 lần những bệnh nhân có các rối loạn sinh hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 1,20 – 33,39.

Bảng 7: Mô hình hồi quy đa biến của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Yếu tố liên quan

OR (95%CI)

p

Không có bệnh lý gan

36,49 (1,39- 952,27)

< 0,05

Thời gian từ khi ngưng rượu tới khi xuất hiện hội chứng cai ≥ 2 ngày

12,37 (1,04- 146,72)

< 0,05

Không có rối loạn sinh hóa

23,55 (1,37- 404,10)

< 0,05

Nhận xét: Khi xử lý đa biến 03 yếu tố liên quan đến kết quả điều trị là: không có bệnh lý gan từ trước, thời gian từ sau 2 ngày xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng rượu, bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu, chúng tôi thấy cả 3 yếu tố liên quan chặt chẽ đến kết quả điều trị, với các giá trị OR và 95%CI lần lượt là 36,49 (1,39- 952,27); 12,37 (1,04- 146,72) và 23,55 (1,37- 404,10), với p < 0,05.

4. Bàn luận

4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân ở lứa tuổi 41– 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,2%), lứa tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,8%) với 5 bệnh nhân; tuổi trung bình 48,97 ± 10,15 tuổi (bảng 3.1); kết quả này phù hợp với tác giả Nguyễn Thị Thu Lan với tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,87 ± 8,92 tuổi [3], Phan Văn Tiếng, Phạm Công Hòa nghiên cứu bệnh nhân sảng rượu cho thấy 42,5% bệnh nhân có độ tuổi từ 31-40 [5].

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy: 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là nam, có lẽ do phong tục tập quán phụ nữ Việt Nam rất ít uống rượu nên hầu như không có bệnh nhân nữ bị nghiện rượu.

Đặc điểm về việc sử dụng rượu

*Về thời gian từ khi ngừng uống rượu đến khi xuất hiện hội chứng cai

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 85,3% bệnh nhân có thời gian xuất hiện hội chứng cai sau khi ngừng uống rượu 1 – 2 ngày; 14,7% bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, kết quả này cũng phù hợp với nhiều tác giả khác. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Lan cho thấy thời gian từ lúc ngưng rượu đến lúc xuất hiện hội chứng cai rượu chủ yếu từ 2-5 ngày (72,8%); theo Trịnh Quỳnh Giang và cs nghiên cứu trên 35 bệnh nhân sảng rượu thấy có 65,7% bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày, 25,7% bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có 8,6% bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi ngừng uống rượu trước1 ngày [6].

4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu

*Các triệu chứng rối loạn cơ thể

Ở bệnh nhân có hội chứng cai, thèm rượu vẫn xuất hiện ở 30/34 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 90,9%, sau điều trị triệu chứng này vẫn tồn tại và sự khác biệt chưa có ý nghiã, điều này giải thích rằng bệnh nhân vào viện với hội chứng cai, chúng tôi mới chỉ điều trị hội chứng cai trong thời gian người bệnh nằm viện, thuốc đặc hiệu để điều trị cai rượu mới được dùng chưa đủ thời gian nên triệu chứng thèm rượu vẫn còn với tỷ lệ rất cao, và điều này đòi hỏi phải có chiến lược quản lý và điều trị những bệnh nhân nghiện rượu.

Các triệu chứng rối loạn cơ thể thường gặp: mất ngủ 25/34 bệnh nhân, chán ăn 21/34 bệnh nhân, đau đầu 15/34 bệnh nhân, sau điều trị đều có thuyên giảm và hết, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, điều này cũng có thể giải thích số ngày trung bình bệnh nhân nằm điều trị nội trú là 9,5 ± 3,4 ngày, ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 22 ngày, vì thế các triệu chứng rối loạn cơ thể chưa được theo dõi toàn bộ diễn biến trên từng bệnh nhân nên kết quả sau điều trị giảm chưa có ý nghĩa thống kê, thông thường các triệu chứng này sẽ giảm và mất đi cùng với hội chứng cai.

*Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật  

Bảng 3.8 cho thấy các triệu chứng run, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn giảm có ý nghĩa thông kê so với trước điều trị, với p <0,05; đây là các triệu chứng thường gặp, cũng là lý do để bệnh nhân cũng như người nhà đưa bệnh nhân vào viện. Các triệu chứng trên thường xuất hiện đầu tiên khi bệnh nhân ngừng uống rượu.Theo McKeon (2008), các triệu chứng cai rượu ban đầu gồm có mất ngủ, run, lo âu nhẹ, khó chịu ở đường tiêu hoá, đau đầu, toát mồ hôi, hồi hộp và chán ăn xuất hiện sau khi ngừng uống rượu khoảng 6-12 giờ. Khi hết các triệu chứng này bệnh nhân có cảm giác thoái mái, dễ chịu và thường xin xuất viện. Các rối loạn về mạch, nhiệt độ và huyết áp sau điều trị giảm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

*Đặc điểm run ở bệnh nhân cai rượu 

Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng run có ở 31/34 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 94,1%, biểu hiện rất đa dạng: gặp  44,1% bệnh nhân run toàn thân, 20,6% bệnh nhân run bàn tay,  38,2 % bệnh nhân run cánh tay; sau khi được điều trị bằng các thuốc an thần, chống kích thích, thuốc ổn định dẫn truyền thần kinh để làm giảm triệu chứng run, thay đổi triệu chứng run trước và sau điều trị giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhiều nghiên cứu cũng có kết quả tương tự với chúng tôi như nghiên cứu của Trịnh Quỳnh Giang: có 100% bệnh nhân trong nghiên cứu có biểu hiện run [6]; Nguyễn Thị Thu Lan với 97,1% bệnh nhân có run tay [3].

*Đặc điểm ra mồ hôi ở bệnh nhân cai rượu

            Ra mồ hôi cũng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của hội chứng cai, trong nghiên cứu chúng tôi gặp 23/34 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 67,6% có biểu hiện run tay xuất hiện ngay từ khi vào viện, với các triệu chứng run toàn thân chiếm tỷ lệ cao nhất với 15 bệnh nhân (44,1%), run bàn tay, cánh tay có các tỷ lệ gặp lần lượt là 20,6% và 38,2%; sau điều trị triệu chứng này giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Robert E. Hales (1999), Nguyễn Văn Ngân, Ngô Ngọc Tản (2005)[4].

*Rối loạn tâm thần, vận động và năng lực định hướng

Các triệu chứng rối loạn định hướng không gian và thời gian, lo âu, hoang tưởng, ảo giác đều giảm so với lúc trước điều trị, các triệu chứng này thường ít gặp nhưng là dấu hiệu cho biết tình trạng nặng của hội chứng cai. Tuy nhiên các triệu chứng này thường thuyên giảm nhanh hơn so với các triệu chứng cơ thể và thần kinh thực vật [3].

Ảo giác gặp trong nhóm nghiên cứu là ảo thanh với 2/34 bệnh nhân và ảo thị 4/34 bệnh nhân; kết quả nghiên cứucủa chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu H.I.Kaplan (1994) [7] cho rằng ảo thanh có nét đặc trưng là bình phẩm, đe dọa; Williams D.B(1998) cho rằng ảo thị cũng rất hay gặp trong loạn thần do rượu [8].

Hoang tưởng: các loại hoang tưởng trong hội chứng cai rượu gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là hoang tưởngbị theo dõi có 1 bệnh nhân, hoang tưởng ghen tuông có 2 bệnh nhân,nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Đỗ Xuân Tĩnh,Cao Tiến Đức (2006), Nguyễn Văn Ngân (2002) nhận thấy hoang tưởng bị hại và hoangtưởng ghen tuông là các loại hay gặp nhất trong loạn thần do rượu.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu

*Liên quan giữa nhóm bệnh nhân có thời gian ngưng uống rượu tới khi xuất hiện hội chứng cai với kết quả điều trị

Có 90,0% bệnh nhân ngừng uống rượu từ ≥  2ngày xuất hiện hội chứng cai có đỡ nhiều sau điều trị và 50,0% bệnh nhân xuất hiện hội chứng cai ngay ngày đàu tiên khi ngừng rượu có đỡ nhiều sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian từ khi ngừng uống rượu từ 2 ngày trở lên đến khi xuất hiện hội chứng cai sau điều trị đỡ nhiều cao gấp 9,00 lần bệnh nhân đỡ nhiều có thời gian dưới1 ngày từ khi ngừng uống rượu tới khi xuất hiện hội chứng cai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 1,49 – 54,32, chúng tôi thấy rằng thời gian xuất hiện hội chứng cai càng muộn kết quả điều trị đỡ nhiều hơn so với thời gian xuất hiện hội chứng cai sớm hơn 1 ngày (gấp 9 lần).

*Liên quan giữa nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh gan  với kết quả điều trị

Có 57,9% bệnh nhân có tiền sử bệnh gan từ trước thì đỡ nhiều sau điều trị và có 93,3% bệnh nhân không có tiền sử bệnh gan đỡ nhiều sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân không có bệnh lý gan từ trước sau điều trị đỡ nhiều cao gấp 10,18 lần những bệnh nhân có bệnh lý gan từ trước, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 1,10 – 99,10, bệnh nhân không có bệnh gan từ trước có kết quả điều trị đỡ nhiều hơn những bệnh nhân có bệnh gan trong tiền sử (gấp 10,18 lần).

*Liên quan giữa nhóm bệnh nhân có rối loạn sinh hóa máu  với kết quả điều trị

              Tỷ lệ bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu thì sau điều trị đỡ nhiều cao gấp 6,33 lần những bệnh nhân có các rối loạn sinh hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là 1,20 – 33,39.

*Mô hình hồi quy đa biến của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Khi xử lý đa biến 03 yếu tố liên quan đến kết quả điều trị là: không có bệnh lý gan từ trước, thời gian từ sau 2 ngày xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng rượu, bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu, chúng tôi thấy cả 3 yếu tố liên quan chặt chẽ đến kết quả điều trị, với các giá trị OR và 95%CI lần lượt là 36,49 (1,39- 952,27); 12,37 (1,04- 146,72) và 23,55 (1,37- 404,10), với p < 0,05.

5. Kết luận

5.1. Kết quả điều trị hội chứng cai rượu

- Các rối loạn thần kinh thực vật: run, vã mồ hôi giảm có ý nghĩa so với lúc trước điều trị.                                                            

- Các rối loạn định hướng không gian, thời gian, các triệu chứng về tâm thần: lo âu, kích động cũng giảm có ý nghĩa so với lúc trước điều trị; các hoang tưởng, ảo giác sau điều trị có giảm chưa có ý nghĩa thống kê.

    - Các rối loạn sinh hóa máu bao gồm tăng đường máu, tăng men gan giảm sau điều trị.

5.2. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cai rượu

3 yếu tố liên quan đến kết quả điều trị là: không có bệnh lý gan từ trước, thời gian từ sau 2 ngày xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng rượu, bệnh nhân không có các rối loạn sinh hóa máu, với p < 0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bùi Quang Huy, Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Nghiện rượu, NXB Y học, Hà Nội, Tr 73 – 81.
  2. Lý Trần Tình (2011), “ Thực trạng lạm dụng rượu và nghiện rượu ở Hà Nội”, tài liệu báo cáo tại hội nghị khoa học viện sức khoẻ tâm thần.
  3. Nguyễn Thị Thu Lan (2014), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng cai rượu tại bệnh viện Quân y 120”, Hội nghị khoa học bệnh viện Quân y 120.
  4. Nguyễn Văn Ngân (2002), “Rối loạn tâm thần do rượu, Rối loạn tâm thần thực tổn”, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội, tr 148- 52.
  5. Phan Văn Tiếng, Phạm Công Hòa (2012), ”Nhận xét kết quả điều trị sảng rượu bằng Diazepam tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2”, Đề tài cấp cơ sở BV Tâm thần trung ương 2.
  6. Trịnh Quỳnh Giang, Bùi Đức Trình, Trương Tú Anh (2012)”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 89(01/2), Tr 47 – 52.
  7. Kaplan & Sadock’s “ Alcohol- Related Disorders”, Substance – Related Disorders, Synopsis of psychiatry, Bihavoral Sciences Clinical Psychiatry, Senventh edition, p. 396 – 410.
  8. W.E.; Williams D.B.; Speir W.A. (1998), “Delirium tremens”, Southern medical journal. 1998 May. 91(5): p 425 – 431.

SUMMARY

Circumstances, research reasons: alcohol withdrawal syndrome includes a variety of symptoms appear after drinking alcohol or taking significantly reduce the amount of alcohol than before in alcoholics. Alcohol withdrawal syndrome is a psychiatric emergency, if not treated properly will lead to a series of severe disorder with mortality rates remain high. Subjects and Methods: The controlled clinical intervention before – after study design collecting the indicators on the track treated 34 patients with alcohol withdrawal syndrome were treated at the Department of Neurology - Hospital 03/2016 09/2015 came from Serenity. Results: 100% of patients in the study group were male, mean age 48.97 ± 10.15 years old; 85.3% of patients with alcohol withdrawal syndrome from the first 2 days after stopping alcohol; the plant neurological disorders (tremor, sweating); psychiatric disorders (anxiety); movement disorders (agitation) statistically significantly reduced compared with before treatment; 3 Factors related to treatment outcome is: no pre-existing liver disease, appearing time 2 days after discontinuation of withdrawal of alcohol, patients without biochemical blood disorders, the differences are there YNTK with p-values ​​<0.05. Conclusion: the neurological disorders and mental plant significantly reduced compared with before treatment, relating to 03 key factors that have no pre-existing liver disease, time from 2 days to appear after withdrawal after discontinuation of alcohol, patients without biochemical blood disorders. Keywords: Alcohol withdrawal syndrome.