2015 - 2016
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của sinh viên

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THỰC HÀNH Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIÈU DƯƠNG KHOA 8 THựC TẬP TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI, NĂM 2015

Tóm tắt: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 797 sinh viên cao đẳng điều dưỡng khoá 8 - trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đang thực tập 8 bệnh viện ở Hà Nội. Một mẫu phiếu tự điền và một bảng kiếm đã được sử dụng nhằm tìm hiểu về nhận thức và thực hành y đức của ĐTNC. Ket quả nghiên cứu cho thấy giáo viên và internet là hai nguồn cung cấp thông tin y đức chính của sinh viên (81,1% và 78,9%); Nhận thức và thực hành y đức của sinh viên tưong đối hạn chế (tỷ có nhận thức đạt và thực hành đạt lần lưọt chiếm 62,6% và 9,9% ĐTNC). Kết quả tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực hành y đức cho thấy, sinh viên tham gia chăm sóc >10 NB/ngày, sinh viên chăm sóc NB vào buổi sáng, sinh viên không yêu nghề , và sinh viên có nhận thức y đức không đạt có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao hơn những sinh viên còn lại (p<0,05).

NỘI DUNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và ngưòi bệnh không chỉ đon thuần thông qua các hoạt động chuyên môn, mà còn đòi hỏi những chuấn mực đạo đức nghề nghiệp.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tồn tại các hiện tưọng điêu dưỡng viên vi phạm đạo đức đặc biệt là các hiện tượng quát tháo, gây phiền hà cho người bệnh; hiện tượng nhận tiền/phong bì của người nhà NB...

Sinh viên trường Cao đẳng y tế đi thực tập tại các bệnh viện có tham gia chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiếu về nhận thức và thực hành y đức của nhóm sinh viên điều dưống. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của sinh viên cao đăng điều dưỡng khoá 8 thực tập tại một so bệnh viện ở Hà Nội, năm 2015” vói hai mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng nhận thức, thực hành y đức của sinh viên cao đắng điều dưỡng khoá 8.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành y đức của sinh viên cao đắng điều

dưỡng khoá 8.           •

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ sinh viên cao đang điều dưỡng khoá 8.

2.2. Địa điểm và thòi gian nghiên cửu

Địa điểm nghiên cứu: 8 bệnh viện ở Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

 

2.5. Cỡ mâu và kĩ thuật chọn mâu

Cỡ mẫu: Toàn bộ 797 sv cao đẳng điều dưỡng khoá 8 đang thực tập tại 8 bệnh viện tại Hà Nội trong thời gian điều tra. Những sv nghỉ học hoặc không đồng ý tham gia được loại khỏi nghiên cứu.

2.6. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

  • Điều tra bằng bộ câu hỏi tự điền để tìm hiểu về nhận thức y đức của sv.
  • Quan sát: Quan sát sv thực hành chăm sóc một người bệnh cụ thế bằng bảng kiểm, sử dụng phương pháp mù đơn.

2.7. Các sai số có thế gặp và biện pháp khổng chế sai so

  • Các sai số có thể gặp: sai số do công cụ thu thập thông tin, do điều tra viên, do bỏ sót thông tin và do nhập liệu
  • Biện pháp khống chế sai số: Chuẩn hóa công cụ và tập huẫn kĩ cho ĐTV trước khi điều tra, làm sạch sỗ liệu và kiếm tra ngẫu nhiên 10% số phiếu nhập.

2.8. Phương pháp xử lỷ và phân tích số liệu:Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0. Một số thuật toán được sử dụng để tính tần số, tỷ lệ %, tỷ suất chênh (OR).

2.9. Nội dung và biến so nghiên cứu

  • Nhận thức y đức và thực hành y đức của sinh viên

- Nguồn thông tin về y đức qua các kênh thông tin

- Lý do không tuân thủ y đức của sinh viên (tỷ lệ sinh viên lựa chọn các lý do)

- Nhận thức về y đức

- Thực hành y đức

  • Một số yếu tố liên quan tới thực hành y đức: Chúng tôi tìm hiếu mối liên quan giữa thực hành y đức và một số yếu tố sau: thời điểm quan sát, số người bệnh chăm sóc trung bỉnh/ngày, sự yêu nghề và nhận thức y đức.
    1. Tiêu chí đánh giá:Xây dụng thang điểm đánh giá nhận thức: sv được >25/35 điếm được xếp vào nhóm có nhận thức đạt, còn lại thuộc nhóm không đạt. Đánh giả thực hành: sv thực hiện đủ cả 8 hành vi y đức sẽ được xếp vào nhóm có thực hành đạt và ngược lại.
    2. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ được thực hiện trên những sv tự nguyện tham nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về ĐTNC được bảo mật hoàn toàn.

- Ket quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho bộ môn, nhà trường nhằm góp phần nâng cao kiến thức và thực hành y đức cho ẩính viên.

2.12. Hạn chế của đề tài

Trong nghiên cứu này, chúng tôi mới chỉ đánh giá nhận thức và thực hành y đức của sinh viên mà chưa tìm hiếu đánh giá từ phía NB. Các câu hỏi đánh giá nhận thức và thực hành còn có một số hạn chế. Chúng tôi chỉ tiến hành quan sát sinh viên chăm sóc một người bệnh cụ thể mà chưa có điều kiện để quan sát trong thời gian dài hơn.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu

 

> r nr ^ A

Tân sô (n = 797)

Tỷ ỉệ %

Tuổi

20

539

67,6

>20

258

32,4

Giới

Nam

83

10,4

Nữ

714

89,6

Nơi ở

Hà Nội

628

78,8

Tỉnh khác

169

21,2

Thu nhập bình quân của HGĐ

<750.000đ/người/tháng

298

37,4

>750.000đ/người/tháng

499

62,6

Số NB chăm sóc/ngày (trung bình)

<10

589

73,9

>10

208

26,1

Yêu nghề

716

89,8

Không

81

10,2

Hài lòng với nghề

643

80,7

Không

154

19,3

 

Sô liệu bảng trên cho thây, phân lớn sinh viên ở độ tuôi 20 (67,6%), là nữ giới (89,6%), ở Hà Nội (78,8%), có thu nhập bình quân HGĐ >750.0000đ/ngu'ời/tháng (62,6%), yêu nghề (89,8%). Có khoảng 1/4 sinh viên tham gia chăm sóc >10 NB mỗi ngày (26,1%) và 1/5 sinh viên không hài lòng với nghề (19,3%)..

3.2.Nhận thức và thực hành y đức của sinh viên 3.2.1. Nhận thứcy đức của sinh viên

Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin vềy đức mà sinh viên được nhận Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin vềy đức mà sinh viên được nhận Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin vềy đức mà sinh viên được nhận Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin về y đức mà sinh viên nhận được Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin vềy đức mà sinh viên được nhận Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin vềy đức mà sinh viên được nhận Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin vềy đức mà sinh viên được nhận Giáo viên và internet là hai nguồn cung cấp thông tin về y đức chính của nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu (tỷ lệ tiếp nhận thông tin về y đức qua hai nguồn này lần lượt chiếm 81,1% và 78,9%). Ngoài những nguồn đã liệt kê, gần 1/5


Ngoài những nguồn đã liệt kê, gần 1/5 sô sinh viên tiêp cận thông tin vê y đức từ các kênh khác như sách báo, gia đình, bạn bè... (17,3%).

Bỉều đò 3.2. Tỷ lệ sv có nhận thức y đức đạt (37,4%).

 

3.2.2. Thực hành y đức của sinh viên

   

Trên 1/3 số sinh viên tham gia nghiên cứu có kiến thức về y đức chưa đạt

hành vi 3 hành vỉ 4 hành vi      5 hành vỉ       6 hành ví 7 hành vỉ ổ hành vỉ

{thụ c hành đạt)

Biểu đồ 3.3. Số hành vi liên quan đến y đức dược thực hanh (kết quả quan sát)

Tỷ lệ sinh viên có thực hành y đưc đạt chỉ chiếm 9,9%. Chào hỏi và cảm ơn là hai hành vi được phần lớn sinh viên thực hiện khi tham gia chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế (90,0%).

  1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành y đức củạ sinh viên

Bảng 3.3 2. Mối liên quan giữa thực hành y đức và so bệnh nhân chăm

 

Thực hành y đức

OR

(95% CI)

p

Không đạt

Đạt

Thời điểm quan

sát

Sáng

541

43

2,56

(1,59-4,11)

0,00

Chiều

177

36

Số NB chăm sóc

>10

198

10

2,63

0,03

 

trung bình/ngày

<10

520

69

(1,33 -5,20)

 

Yêu nghề

Không

79

2

4,76

0,02

639

77

(1,15-19,75)

Nhận thửc về y

Không đạt

439

60

2,01

0,01

đức

Đạt

436

59

(1,17-3,44)

Nhóm sinh viên tham gia chăm sóc trung bình >10 NB/ngày có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp gần 2,7 lần so với nhóm chăm sóc trung bình <10 NB/ngày (p<0,05). Nhóm sinh viên không yêu nghề có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 4,8 lần so với tỷ lệ này của nhóm sinh viên yêu nghề (p <0,05). Khi tham gia chăm sóc người bệnh vào buổi sáng, sinh viên có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 2,6 lần so với khi chăm sóc NB vào buổi chiều (p<0,05). Nhóm sinh viên có kiến thức không đạt có nguy cơ thực hành không đạt khi tham gia chăm sóc NB cao gấp 2 lần so với nhóm sinh viên đạt có kiến thức y đức . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

4. BÀNLUẠN

4.1. Nhận thức và thực hành y đức của sinh viên 4.1.1Nhận thức y đức của sinh viên

Giáo viên và internet là hai nguồn cung cấp thông tin về y đức chính của nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu (81,1% và 78,9%). Đối tượng sinh viên cao đắng điều dưỡng chính qui này được học một số học phần liên quan đến y đức, đồng thời, vấn đề giáo dục y đức cho học sinh, sinh viên cũng được đội ngũ giảng viên và cán bộ của Nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên được khuyến khích tra cứu dữ liệu từ internet, hệ thống thư viện điện tử và wifi của Nhà trường cũng luôn sẵn có. Có lẽ điều này phần nào lý giải cho việc internet là nguồn cung cấp thông tin y đức phổ biến thứ hai của sinh viên.

Tỷ lệ sinh viên có kiến thức không đạt ở nghiên cứu này cao hơn so vói tỷ lệ kiến thức không đạt ở nhóm điều dưỡng viên trong nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng [3] (37,4% so với 24,8%). Sự khác biệt này lẽ do đối tưọng của nghiên cứu này là sinh viên còn đối tượng nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng là những ĐDV đang công tác tại bệnh viện Nhi Trung ương.

4.12. Thực hành y đức của sinh viên

Tỷ lệ sinh viên có thực hành y đức đạt tương đối thấp (9,9%). Chào hỏi và cảm ơn là hai hành vi được phần lớn sinh viên thực hiện khi tham gia chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế (90,0%). Tỷ lệ này cao hơn%0 với tỷ lệ thực hiện hành vi chào hỏi, mời ngồi và hỏi tên NB trong nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng (2014) [3] trên nhóm cán bộ điều dưỡng tại BV Nhi Trung ương (77,6%) và thấp hơn tỷ lệ đón tiếp NB với thái độ niềm nở của nghiên cứu đó (93,0%).

4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành y đức của sinh viên Số NB chăm sóc trung bình/ngày càng nhiều thì thực hành y đức của sinh viên điều dưỡng càng yếu. Nhóm sinh viên chăm sóc trung bình >10 NB/ngày có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 2,7 lần so với nhóm chỉ tham gia chăm sóc

<10 NB/ngày (có ý nghĩa thống kê, p<0,05). Kết quả này phù họp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng [3], tỷ lệ vi phạm y đức ở nhóm cán bộ điều duỡng chăm sóc >20 NB/ngày cao gấp 2,4 lần tỷ lệ này của nhóm phải chăm sóc <20 NB/ngày (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Tiến Thắng (2010) đánh giá sụ hài lòng nguời bệnh nội trú thông qua kĩ năng giao tiếp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Sơn Tây và một số tác giả khác cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh công việc quá tải, nhiều điều dưỡng viên đã ưu tiên hoàn thành những công việc chuyên môn trong chăm sóc NB hon là chú ý một cách thích đáng đối vói vấn đề y đức, trong đó có thái độ phục vụ và giao tiếp với người bệnh và người nhà của họ [10],[11],[ 12]. Đồng thời, kết quả này phù họp vói quan điểm của sinh viên rằng công việc quá tải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến không tuân thủ y đức của sinh viên.

Đồng thời phù hợp vói kết quả trên, sinh viên khi tham gia chăm sóc người bệnh vào buổi sáng có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 2,6 lần so vói sinh viên chăm sóc NB vào buổi chiều [có ý nghĩa thống kê, p<0,05]. Ket quả này có thể đưọ'c giải thích do thực tế cường độ làm việc vào buổi sáng của điều dưỡng viên (bao gồm cả sinh viên điều dưỡng) thường lớn hơn so với cưòng độ làm việc vào buổi chiều của họ do công việc chăm sóc NB của các cơ sở y tế nói chung thưòng được ưu tiên thực hiện vào buối sáng.

Sự yêu nghề ảnh hưởng tới thực hành y đức của sinh viên, nhóm sinh viên yêu nghề có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 4,8 lần so với nhóm sinh viên yêu nghề ( có ý nghĩa thống kê, p<0,05). Ket quả này tưong đồng với kết quả nghiên cúu của Đỗ Mạnh Hùng [3], nhóm ĐDV không yêu nghề cũng vi phạm y đức nhiều hơn so với nhóm yêu nghề (p<0,05). Có lẽ việc yêu nghề khiến cho sinh viên có ý thức thực hành y đức tốt hơn so với sinh viên không yêu nghề.

Nhận thức y đức có tác động tói hành vi y đức của cả sinh viên. Nhóm sinh viên có kiến thức không đạt có nguy cơ thực hành y đức không đạt khi tham gia chăm sóc NB cao gấp 2 lần so vói nhóm sinh viên có kiến thức y đức đạt ( có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng [3] cũng tìm thấy mối liên quan giữa nhận thức y đức với việc vi phạm y đức và thực hành chuyên môn của cán bộ điều dưỡng (p<0,05). Kiến thức được coi là nền tảng cho thực hành. Rất nhiều nghiên cứu cũng như tài liệu đã chỉ ra rằng những người có kiến thức tốt thường có xu hướng thực hành tốt hơn và ngược lại. Phù họp với thực tế đó, nhóm sinh viên có hiểu biết y đức đạt thì cũng có thực hành y đức tốt hơn so vói nhóm có kiến thức không đạt.

5. KẾT LUẬN

5.1. Nhận thức và thực hành y đửc của sinh viên

  • Có tới hơn 1/3 sinh viên nhận thức về y đức không đạt (37,4%).

Chỉ có chưa tới 1/10 số sinh viên được quan sát có thực hành y đức đạt (9,9%). Chào hỏi và cảm on là hai hành vi y đức được sinh viên thực hiện nhiều nhất (90,0%). Tỷ lệ thực hiện đúng các bước trong qui trình kĩ thuật khi cho người bệnh dùng thuốc thấp nhất trong số 8 hành vi y đức được quan sát (31,9%).

5.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành y đức của sinh viên

  • Sinh viên tham gia chăm sóc >10 NB/ngày có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 2,6 lần so với nhóm tham gia chăm sóc < lONB/ngày (p<0,05).
  • Nhóm sinh viên tham gia chăm sóc NB vào buổi sáng có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 2,6 lần so với tham gia chăm sóc NB vào buối chiều (p<0,05).
  • Sinh viên không yêu nghề có nguy cơ thực hành y đức không đạt cao gấp 4,8 lần so với nhóm yêu nghề (p<0,05).
  • Sinh viên có nhận thức y đức không đạt có nguy cơ thực hành không đạt khi tham gia chăm sóc NB cao gấp 2 lần so với nhóm sinh viên có nhận thức y đức đạt (p<0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TẢI LIỀU TIẾNG VĨẼT:

  1. Bộ Y tế (2012), Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, Ban hành kèm theo quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012, tr.1-14
  2. Nguyễn Thị Linh (2007), Đánh giá kỹ năng giao tiếp trong điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận năm 2006, Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, ữ. 176-180.
  3. Chu Văn Long (2010), Thực trạng giao tiếp ứng xử của cán bộ ỵ tế đổi với người bệnh và gia đình người bệnh tại bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần VI, tr. 134-144.
  4. Hà Thị Soạn (2007), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh tại một so bệnh viện tỉnh Phú Thọ năm 2006-2007, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần III, tr. 17-23.

TÀI LIÊU TIẾNG ANH:

  1. Ann Gallagher (2012), Slow ethics for nursing practice, Nursing Ethỉcs 19(6) 711-713

Summary: A cross sectional study has been implemented in 797 the third-year- students of nurse - Hanoi Medical College who were studying in 8 hospitals in Hanoi. A self-administrated questionare and a check-up form were used to assess their knowledge and practice related to medical ethics. The results showed that teacher and internet are the major sources provided ethics iníbrmation for the participants. Ethics knowledge and practice of students were relatively limited (62.6% and 9.9% of the participants have good knowledge and good practice respectively). Those who participated in taking care of >10 patients per day, nursing in the moming, who did not love nursing job and had limited knowledge tended to períorm medical ethics worse than those of the opposite ones (p<0,05).