Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2015 - 2016
- Nghiên cứu tác dụng chống táo bón

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG TÁO BÓN

VÀ BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG TỪ CAO LỎNG BMD

Ths. Ma Thị Hồng Nga, Ths. Nguyễn Thị Hoa Hiên, Ths. Vũ Thị Phương Thảo,
Ds. Nguyễn Thị Lan Anh – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội;
Ths. Nguyễn Thị Hương – Công ty Cổ phần Armephaco.

Tóm tắt: Cao lỏng BMD được bào chế từ 3 vị dược liệu Hòe hoa, Đương quy, Diếp cá và được nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị bệnh trĩ. Chúng tôi bào chế cao lỏng BMD, xây dựng TCCS và kiểm tra chất lượng theo TCCS. Những mẻ cao đạt TCCS được nghiên cứu tác dụng chống táo bón và bào chế viên nang cứng.

   Nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập ở các nồng độ khác nhau và nhận thấy: Ở 2 nồng độ cao lỏng BMD 0,125% và 0,0625% thì tác dụng làm tăng tần số và biên độ nhu động ruột lại thể hiện rõ rệt (p < 0,001), đặc biệt là nồng độ 0,0625%. Nghiên cứu tác dụng đối kháng với atropin của cao lỏng BMD trên nhu động ruột thỏ cô lập kết quả cho thấy: cao lỏng BMD 0,0625% lần 1 làm tăng rõ rệt tần số và biên độ nhu động ruột thỏ cô lập so với ban đầu (p < 0,001). Atropin làm giảm tần số và biên độ nhu động ruột thỏ so với ban đầu và đặc biệt so với khi dùng BMD 0,0625%  lần 1 (p < 0,05). Dùng cao lỏng BMD 0,0625% lần 2 làm tăng tần số và biên độ nhu động ruột thỏ cô lập so với dùng atropin (p < 0,001).

Bào chế viên nang cứng nghiên cứu đã xây dựng được công thức viên nang cứng bào gồm cao đặc BMD (325 mg), calci carbonat (65 mg), tinh bột sắn (247 mg), magnesi stearat (6,5 mg), talc (6,5 mg) và quy trình bào chế theo phương pháp xát hạt ướt. Đồng thời nghiên cứu đã xây dựng được TCCS bán thành phẩm dạng hạt, viên nang cứng và áp dụng kiểm tra trên những mẻ chế phẩm bào chế được.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cao lỏng BMD được Bộ môn Dược Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nghiên cứu bào chế từ 3 loại dược liệu Hòe hoa, Diếp cá, Đương quy. Với định hướng điều trị trĩ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và giảm đau [1],[2].

Từ những kết quả khả quan của các nghiên cứu đã tiến hành, để đưa tới tay người bệnh những chế phẩm tiện sử dụng, hiệu quả, chất lượng cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao BMD với hai mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng chống táo bón của cao lỏng BMD và  Nghiên cứu bào chế viên nang cứng BMD.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Các dược liệu: Hòe hoa, Diếp cá, Đương quy đạt tiêu chuẩn DĐVN IV.

2.1.2. Cao lỏng BMD được chiết xuất từ 100g dược liệu

Thành phần:

Đương quy  (Radix Angielicae sinensis)         : 30g

Hoè hoa (Flos Styphnolobii japonici imaturi): 30g

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)           : 40g          

Các dược liệu trên được bào chế thành cao lỏng 1/1 theo phương pháp sắc với dung môi là nước.

2.1.3. Các hóa chất sử dụng đạt tiêu chuẩn phân tích

- Atropin dạng bột trắng tinh khiết của Hãng Sicgma. Atropin pha với tỷ lệ 1/1000 dùng làm đối kháng.

- Dung dịch Tyrod A: NaCl:18g; KCl: 8,4g; CaCl2: 2,4g; MgCl2: 0,1g; Nước cất vừa đủ 1000ml.

- Dung dịch Tyrod B: NaHCO3: 50g; Nước cất vừa đủ 1000ml

-  Pha dung dịch Tyrod: Dung dịch A 50 ml + Dung dịch B 10ml + 0,5g glucose 940 ml nước cất vừa đủ.

   - Dung môi: n- butanol, ethanol, ethyl acetat, acid formic, methanol, n-hexan, cyclohexan, acid clohydric, aceton.

- Hóa chất: magnesi carbonat, calci carbonat, talc, magnesi stearat, tinh bột sắn, ethanol, sắt (III) clorid, natri hydroxyd, kẽm hạt, acid boric, acid oxalic, kali hydroxyd, natri phosphat, natri dihydrophosphat.

2.1.4. Trang thiết bị
- Bể nuôi cơ quan cô lập có ổn nhiệt (Two chambers Isolated organ bath 4050) của hãng UIgo Basile (Italia); máy ghi tần số và biên độ (The 2-Channei Recorder GEMINI Cat.7070) của hãng Ulgo Basile (Italia); cốc đựng dung dịch có chia vạch loại 500ml, 100ml, bơm tiêm loại 20ml, 10ml, 5ml, 1ml; cân điện tử nhãn hiệu của hãng YMC.Co.Ltd, Nhật Bản; bình đựng dung dịch Tyrod; dụng cụ phẫu thuật thỏ: bàn mổ, kéo, panh, kẹp, kim khâu, chỉ khâu.
- Bình chiết Soxhlet; bình chạy sắc kí lớp mỏng; tỷ trọng kế, xuất xứ Trung Quốc; tủ sấy; bản mỏng Silica gel 60F254 (Merck, Đức); đèn UV bước sóng 365nm và 254 nm, Model WFH-203B, xuất xứ: Trung Quốc; cân phân tích: PA213, Ohaus - Mỹ; máy đóng nang thủ công; máy thử độ rã; thiết bị đo tỷ trọng và chỉ số Carr của hạt.
2.1.5. Động vật dùng cho nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập: Thỏ chủng Newzealand White, cả 2 giống, khỏe mạnh, trọng lượng 2,2 - 2,5 kg do Trung tâm chăn nuôi động vật thí nghiệm Đan Phượng Hà Tây cung cấp. Động vật thí nghiệm được nuôi 5 – 7 ngày trước khi tiến hành nghiên cứu để thích nghi với môi trường và điều kiện chăn nuôi của phòng thí nghiệm. Trước và trong suốt quá trình nghiên cứu, động vật thí nghiệm được nuôi bằng thức ăn, uống thuốc tự do.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.  Xây dựng TCCS cao lỏng BMD: Bao gồm các chỉ tiêu sau:mô tả, độ tan, độ trong, độ đồng nhất, kim loại nặng, định tính,cắn khô của cao, bảo quản [3].

Ứng dụng TCCS kiểm tra chất lượng 5 mẻ cao lỏng  (500 g/mẻ) bào chế được.

2.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập

2.2.2.1.  Đánh giá tác dụng của cao lỏng BMD trên thí nghiệm được làm trên ruột thỏ cô lập ex vivo và ghi nhu động ruột theo phương pháp Magnus

Thỏ được gây mê ngay sau đó lấy đoạn ruột đáp ứng đúng tiêu chuẩn làm thí nghiệm. Ruột được nuôi trong bể nuôi cơ quan cô lập chứa dung dịch Tyrod có thông khí, luôn được duy trì ở nhiệt độ 37ᵒC nhờ một bộ ổn nhiệt. Một đầu đoạn ruột được cố định bằng chỉ ở đáy bể nuôi, một đầu nối với cần máy ghi. Thời gian ghi nhu động từng đoạn có chu kì 3 – 5 phút.

           Ghi nhu động ruột theo nguyên tắc đòn bẩy qua bút ghi của máy photography 2 pha tốc độ 20 mm/phút tại thời điểm trước và sau khi dùng thuốc thử. Nghiên cứu sự co bóp ruột thỏ trên giấy ghi chuyên dụng, tần số co bóp thể hiện bằng số lần nhu động của ruột trong thời gian 1 phút (tương ứng với 20mm chiều dài) và biên độ co bóp của ruột (được xác định thông qua biên độ trên tiêu bản nhu động ruột).

Nghiên cứu được tiến hành thử trên 3 lô (n = 6 cho mỗi lô): Lô 1: Dùng liều 250mg/100 ml Tyrod (nồng độ 1: 0,25%); Lô 2: Dùng liều 125 mg/100 ml Tyrod (nồng độ 2: 0,125%); Lô 3: Dùng liều 62,5 mg/100 ml Tyrod (nồng độ 3: 0,0625%).

2.2.2.2. Đánh giá tác dụng đối kháng của cao lỏng BMD với atropin trên nhu động ruột thỏ cô lập: Atropin là một chất có tác dụng làm giảm biên độ và tần số co bóp của cơ trơn trên thành ruột. Dùng cao lỏng BMD tỷ lệ (1:1) ở nồng độ 3 đã chọn ở thí nghiệm trên để đánh giá tác dụng tăng nhu động ruột.

2.2.3. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng BMD
2.2.3.1. Xây dựng công thức viên nang cứng

Chúng tôi lựa chọn phương pháp bào chế cao đặc trước khi đóng nang. Cao lỏng được cô ở điều kiện áp suất giảm, nhiệt độ 60℃  đến hàm ẩm dưới 60%. Lựa chọn tinh bột sắn là tá dược độn; talc (1%) và magnesi stearat (1%) là tá dược có tác dụng làm trơn. Tiến hành cố định phương pháp tạo hạt, thay đổi loại và tỷ lệ tá dược để lựa chọn công thức bào chế viên nang cứng BMD thích hợp. Dựa trên các thông số về khả năng bào chế: độ ẩm theo thời gian sấy (đánh giá khả năng sấy khô của hạt), tỷ lệ hạt có kích thước dưới 180μ m, tỷ trọng biểu kiến, chỉ số nén, lựa chọn công thức và phương pháp bào chế tối ưu nhất.

* Lựa chọn hàm lượng cao và loại tá dược hút: Thiết kế các công thức với hàm lượng cao khác nhau lần lượt là 40%, 50%, 60%, 70%, giữ nguyên tỷ lệ tá dược hút tối đa có thể sử dụng trong công thức (tỷ lệ cao dược liệu và tá dược hút là 30%) với tá dược hút magnesi carbonat và calci carbonat. Tiến hành tạo hạt theo quy trình đã chọn. Đo độ ẩm của khối hạt thời điểm 6 giờ sau sấy. Công thức có hàm lượng cao và loại tá dược hút thích hợp là công thức có chứa hàm lượng cao cao nhất và hàm ẩm khối hạt lúc cân bằng  5%.

* Lựa chọn tỷ lệ tá dược hút: Xây dựng các công thức với hàm lượng cao và loại tá dược hút đã chọn, thay đổi hàm lượng tá dược hút lần lượt là 0%, 5%, 10%, 15%. Tiến hành khảo sát các đặc tính của khối bột: độ ẩm tại thời điểm 6 giờ kể từ thời điểm sấy, tỷ trọng hạt, chỉ số nén Carr, tỷ lệ hạt nhỏ hơn 180μ m để lựa chọn công thức tối ưu.

2.2.3.2. Nghiên cứu yếu tố kỹ thuật bào chế viên nang cứng: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến chất lượng bán thành phẩm dạng hạt. Để lựa chọn được nhiệt độ và thời gian sấy thích hợp, tiến hành bào chế theo công thức đã lựa chọn. Sau khi xát hạt, hạt được mang sấy ở các nhiệt độ khác nhau 40, 50, 60, 70℃ . Theo dõi độ ẩm của khối hạt tại các thời điểm 1h, 2h, 3h, 4h, 6h kể từ thời điểm sấy.
2.2.4. Xây dựng TCCS kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm viên nang cứng
2.2.4.1. Xây dựng TCCS hạt đóng nang: Gồm các chỉ tiêu về hình thức, đo độ ẩm của khối hạt, tỷ lệ hạt có kích thước nhỏ hơn 180 μ m, xác định tỷ trọng biểu kiến, chỉ số nén Carr [3].
2.2.4.2. Xây dựng TCCS viên nang cứng BMD: Bao gồm các chỉ tiêu về hình thức cảm quan, độ đồng đều khối lượng, độ rã,định tính bằng SKLM,bảo quản.
2.3. Các chỉ số trong nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập
- Đánh giá tác dụng của cao lỏng BMD trên thí nghiệm được làm trên thỏ cô lập ex vivo và ghi nhu động ruột theo phương pháp Magnus: Tần số co bóp và biên độ co bóp của ruột thỏ cô lập trong 1 phút của lô dùng cao lỏng BMD 3 nồng độ đã chọn so với điều kiện bình thường.

 - Đánh giá tác dụng đối kháng của cao lỏng BMD với atropin trên nhu động ruột thỏ cô lập: Hoạt động của ruột ở điều kiện bình thường; Hoạt động của ruột sau khi nhỏ thuốc cao lỏng BMD ở nồng độ đã chọn lần 1; Hoạt động của ruột sau khi nhỏ thuốc đối kháng (atropin); Hoạt động của ruột sau khi nhỏ thuốc cao lỏng BMD ở nồng độ đã chọn lần 2.

      1. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng BMD và xây dựng TCCS

Tỉ lệ cắn khô của các chất chiết được trong dược liệu; độ ẩm khối hạt; phân bố kích thước hạt; tỷ trọng biểu kiến của hạt; chỉ số nén Carr; thời gian rã của viên nang cứng; tỷ lệ cao đặc trong công thức đóng nang; tỷ lệ tá dược hút trong công thức đóng nang

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập bằng phần mềm Microsolf Excel 2007, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Số liệu được biểu diễn dưới dạng ± SD. Kiểm định các giá trị bằng test t – Student, test t ghép cặp, test ANOVA 2 chiều. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,05.

2.5. Địa điểm nghiên cứu

Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội; Bộ môn Dược – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội; Công ty cổ phần Armephaco.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Xây dựng TCCS cao lỏng BMD

Bảng 3.1. Đánh giá chất lượng cao lỏng BMD

STT

Tiêu chuẩn

Mẻ 1

Mẻ 2

Mẻ 3

Mẻ 4

Mẻ 5

TB

  1.  

Mô tả

Cao lỏng màu nâu nhạt, không có váng mốc, không có cặn bã dược liệu và vật thể lạ. Mùi thơm, vị hơi đắng.

  1.  

Độ tan

Tan trong nước, không gây tủa đục

  1.  

Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc

Chế phẩm trong, đồng nhất. Trong quá trình bảo quản có thể có một lớp cặn mỏng

  1.  

Kim loại nặng

Không quá 10ppm

  1.  

Định tính

 

 

 

 

 

 

5.1

Phản ứng 1

+

+

+

+

+

 

5.2

Phản ứng 2

+

+

+

+

+

 

5.3

Phản ứng 3

+

+

+

+

+

 

5.4

SKLM hòe hoa

+

+

+

+

+

 

5.5

SKLM đương quy

+

+

+

+

+

 

5.6

SKLM diếp cá

+

+

+

+

+

 

  1.  

Tỷ trọng

1.057

1.063

1.038

1.046

1.056

1.052

  1.  

Tỷ lệ cắn khô

13.56

12.89

13.87

13.34

13.76

13.49

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú: (+) là phản ứng dương tính

Nhận xét: Các thông số chất lượng của cao lỏng khá ổn định, đảm bảo tính ổn định của nguyên liệu đầu cho quá trình bào chế.

T: Mẫu cao lỏng BMD

C: Chất đối chiếu Rutin

Dc3: Mẫu Hòe hoa đối chiếu (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

 

                                     

 

 

 

 

Hình 3.1. Sắc kí lớp mỏng định tính Hòe hoa trong cao lỏng BMD

T: Mẫu cao lỏng BMD

Dc1: Mẫu Diếp cá đối chiếu (Herba Houttuyniae cordatae)

Hình 2A: Hình ảnh quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 254 nm trước khi phun thuốc thử.

Hình 2B: Hình ảnh quan sát dưới ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử dung dịch acid boric 10% - acid oxalic 10% trong nước (tỷ lệ 2:1).

Hình 2C: Hình ảnh quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 366 nm sau khi phun thuốc thử dung dịch acid boric 10% - acid oxalic 10% trong nước (tỷ lệ 2:1).

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.2. Sắc kí lớp mỏng định tính Diếp cá trong cao lỏng BMD

 

T: Mẫu cao lỏng BMD

Dc2: Mẫu Đương quy di thực đối chiếu (Radix  Angelicae sinensis)

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.3. Sắc kí lớp mỏng định tính Đương quy trong cao lỏng BMD

3.2. Nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập

3.2.1. Tác dụng của cao lỏng BMD trên nhu động ruột thỏ cô lập

3.2.1.1. Tác dụng làm tăng tần số co bóp

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao lỏng BMD trên tần số co bóp (lần/phút)

Nồng độ thuốc (%)

Số lần co bóp/phút

p

trước sau

Trước dùng thuốc

Sau dùng thuốc

0,0625

12,17 ± 1,47

19,00 ± 2,37

p < 0,001

0,125

12,33  ± 1,86

17,00  ± 2,37

p < 0,01

0,25

15,83 ± 1,17

17,17 ± 1,17

p > 0,05

Nhận xét: Cao lỏng BMD nồng độ 0,0625% làm tăng rõ rệt tần số co bóp nhất so với trước khi dùng thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Cao lỏng BMD nồng độ 0,125% có tác dụng làm tăng tần số co bóp trên ruột cô lập so với trước khi dùng thuốc (p < 0,01). Cao lỏng BMD nồng độ 0,25% có xu hướng làm tăng tần số co bóp trên ruột cô lập so với trước khi dùng thuốc, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

3.2.1.2. Tác dụng làm tăng biên độ co bóp và nhu động ruột của thỏ cô lập

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của của cao lỏng BMD trên biên độ co bóp

Nồng độ thuốc (%)

Biên độ dao động (mm)

p

trước sau

Trước dùng thuốc

Sau dùng thuốc

0,0625

5,35 ± 1,48

11,08 ± 2,58

p < 0,001

0,125

5,85  ± 1,80

10,35  ± 2,71

p < 0,01

0,25

10,72 ± 1,51

13,18 ± 2,17

p > 0,05

Nhận xét: Cao lỏng BMD nồng độ 0,0625% làm tăng rõ rệt biên độ co bóp nhất so với trước khi dùng thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Cao lỏng BMD nồng độ 0,125% có tác dụng làm tăng biên độ co bóp trên ruột cô lập so với trước khi dùng thuốc (p < 0,01). Cao lỏng BMD nồng độ 0,25% có xu hướng làm tăng biên độ co bóp trên ruột cô lập so với trước khi dùng thuốc, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.2.2. Tác dụng đối kháng với atropin của cao lỏng BMD trên nhu động ruột thỏ cô lập

3.2.2.1. Tác dụng trên tần số co bóp

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao lỏng BMD đến tần số co bóp của ruột thỏ cô lập đối kháng với aropin (số lần/phút)

Nồng độ

Tyrod

(1)

BMD lần 1

(2)

Atropin

(3)

BMD lần 2

(4)

0,0625 %

12,00 ± 1,90

18,33  ± 2,16

10,50  ± 1,38

18,00  ± 2,10

p - tyrod

 

p < 0,001

p > 0,05

p < 0,001

p thuốc - atropin

 

 p  < 0,001

p < 0,05

p < 0,001

p lần 1 - 2

 

 

 

p > 0,05

Nhận xét: Cao lỏng BMD 0,0625% làm tăng rõ rệt tần số co bóp ruột thỏ cô lập khi so sánh với thời điểm ban đầu. Atropin làm giảm tần số nhu động ruột so với ban đầu và đặc biệt so với khi dùng BMD lần 1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Dùng cao lỏng BMD lần 2 làm tăng tần số so với dùng atropin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

3.2.2.2. Tác dụng trên biên độ co bóp của ruột thỏ

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cao lỏng BMD đến biên độ dao động của ruột thỏ

cô lập đối kháng với atropin (mm)

Nồng độ

Tyrod

BMD lần 1

Atropin

BMD lần 2

0,0625 %

7,78 ± 1,71

15,53  ± 3,23

7,28  ± 1,88

15,27  ± 3,30

p - tyrod

 

p < 0,001

p > 0,05

p < 0,01

p thuốc - atropin

 

p < 0,001

 

p < 0,001

p lần 1 - 2

 

 

 

p > 0,05

Nhận xét: Cao lỏng BMD 0,0625% làm tăng rõ rệt biên độ co bóp ruột thỏ cô lập khi so sánh với thời điểm ban đầu. Atropin làm giảm biên độ nhu động ruột so với ban đầu, đặc biệt làm giảm rõ rệt nhu động ruột thỏ sau dùng BMD lần 1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Dùng cao lỏng BMD lần 2 làm tăng biên độ rõ rệt so với sau khi dùng atropin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

3.3. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng

3.3.1. Xây dựng công thức viên nang cứng

3.3.1.1. Lựa chọn hàm lượng cao và loại tá dược hút

Bảng 3.6.Công thức thiết kế với tá dược hút magnesi carbonat

 

C1

C2

C3

C4

Cao đặc BMD

40%

50%

60%

70%

MgCO3

12%

15%

18%

21%

Tinhbột sắn

44%

31%

18%

5%

Magnesi stearat

1%

1%

1%

1%

Talc

1%

1%

1%

1%

Bảng 3.7. Quá trình tạo hạt và độ ẩm các công thức thiết kế với tá dược magnesi carbonat

 

Quá trình tạo hạt

Lần đo 1

Lần đo 2

Lần đo 3

TB

C1

Khối ẩm khô, khó tạo hạt, hạt dễ sấy, nhiều hạt bụi nhỏ, tỷ trọng hạt nhỏ, trơn chảy kém

3,12%

3,15%

3,05%

 

3,11%

C2

Khối ẩm có độ ẩm vừa phải, tạo hạt tốt, hạt dễ sấy khô, tỷ trọng hạt nhỏ, trơn chảy kém

3,56%

3,51%

3,57%

 

3,55%

C3

Khối ẩm bị ẩm quá khó tạo hạt, hạt bị vón nhiều sau sấy, tỷ trọng hạt nhỏ, trơn chảy kém

3,86%

3,82%

3,87%

 

3,85%

C4

Khối ẩm bị ẩm quá khó tạo hạt, hạt bị vón nhiều sau sấy, tỷ trọng hạt nhỏ, trơn chảy kém

3,78%

3,89%

3,87%

 

3,85%

Bảng 3.8. Công thức thiết kế với tá dược hút calci carbonat

Thành phần

C1

C2

C3

C4

Cao đặc BMD

40%

50%

60%

70%

CaCO3

12%

15%

18%

21%

Tinhbột sắn

44%

31%

18%

5%

Magnesi stearat

1%

1%

1%

1%

Talc

1%

1%

1%

1%

Bảng 3.9. Quá trình tạo hạt và độ ẩm các công thức thiết kế với tá dược calci carbonat

 

Quá trình tạo hạt

Lần đo 1

Lần đo 2

Lần đo 3

TB (%)

C1

Khối ẩm khô, khó tạo hạt, hạt dễ sấy, nhiều hạt bụi nhỏ, tỷ trọng hạt lớn, trơn chảy tốt

3,05%

3,12%

3,13%

 

3,10

C2

Khối ẩm có độ ẩm vừa phải, tạo hạt tốt, hạt dễ sấy khô, tỷ trọng hạt lớn, trơn chảy tốt

3,51%

3,52%

3,56%

 

3,53

C3

Khối ẩm bị ẩm quá khó tạo hạt, hạt bị vón nhiều sau sấy, tỷ trọng hạt lớn, trơn chảy tốt

3,81%

3,80%

3,87%

 

3,83

C4

Khối ẩm bị ẩm quá khó tạo hạt, hạt bị vón nhiều sau sấy, tỷ trọng hạt lớn, trơn chảy tốt

3,82%

3,78%

3,83%

3,81

Nhận xét: Với hàm lượng cao 40%, với tá dược hút calci carbonat và magnesi carbonat khối ẩm đều bị khô, khó tạo hạt, nhiều hạt bụi nhỏ sau sấy. Với hàm lượng cao từ 60% trở lên, với tá dược hút calci carbonat và magnesi carbonat khối ẩm đều bị ẩm quá, khó tạo hạt, hạt sau sấy hay bị vón. Với hàm lượng cao 50%, khối ẩm có độ ẩm vừa phải, dễ tạo hạt, dễ sấy khô, độ ẩm sau sấy nhỏ hơn 5%. Calci carbonat và magnesi carbonat đều có khả năng hút tốt, tuy nhiên hạt có thành phần calci carbonat có tỷ trọng cao hơn, trơn chảy tốt hơn hạt có thành phần magnesi carbonat.Vì vậy chúng tôi lựa chọn calci carbonat là tá dược hút, hàm lượng cao trong viên nang cứng BMD là 50%.

3.3.1.2. Lựa chọn tỷ lệ tá dược hút

Bảng 3.10. Công thức thiết kế lựa chọn tỷ lệ tá dược hút

Thành phần

H1

H2

H3

H4

Cao đặc BMD

50%

50%

50%

50%

Tá dược hút

0%

5%

10%

15%

Tinh bột sắn

48%

43%

38%

33%

Magnesi stearat

1%

1%

1%

1%

Talc

1%

1%

1%

1%

Bảng 3.11. Đặc tính hạt của công thức H1, H2, H3, H4

Công thức

Quá trình tạo hạt

Độ ẩm

Tỷ trọng

(g/ml)

Chỉ số Carr

Hạt nhỏ hơn 180μ m

H1

Khối ẩm bị ẩm quá, khó tạo hạt, hạt khó sấy

6.25%

0,72

14,31

6,43%

H2

Khối ẩm bị ẩm quá, khó tạo hạt, hạt khó sấy

5.74%

0,85

16,11

7,11%

H3

Khối ẩm có độ ẩm vừa phải, dễ tạo hạt, hạt dễ sấy

3.54%

0,95

18,25

7,15%

H4

Khối ẩm có độ ẩm vừa phải, dễ tạo hạt, hạt dễ sấy

3.49%

1,02

18,56

8,13%

Nhận xét: Với tỷ lệ tá dược hút 0%, 5% thì hạt trơn chảy tốt (thể hiện ở chỉ số Carr), tỷ lệ hạt có kích thước <  180μ m nhỏ, nhưng tỷ trọng hạt nhỏ, khả năng hút kém, khó tạo hạt, độ ẩm sau sấy 6 giờ cao hơn 5%. Với tỷ lệ tá dược hút 10%, 15% thì khả năng hút tốt, dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, hạt trơn chảy tốt, tỷ trọng hạt cao, độ ẩm sau sấy 6 giờ <  5%, tỷ lệ hạt có kích thước <  180μ m tương đối nhỏ. Công thức H3, H4 đều thích hợp để bào chế viên nang cứng BMD.Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn công thức H3 để bào chế viên nang cứng BMD.

3.3.1.3. Công thức đóng nang hoàn chỉnh

Bảng 3.12. Công thức đóng nang hoàn chỉnh

Thành phần

Tỷ lệ khối lượng

Khối lượng (mg)

Cao đặc BMD

50%

325

Tá dược hút

10%

65

Tinh bột sắn

38%

247

Magnesi stearat

1%

6,5

Talc

1%

6,5

3.3.2. Nghiên cứu yếu tố kỹ thuật bào chế viên nang cứng

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đối với độ ẩm của hạt

Nhiệt độ

Độ ẩm tại các thời điểm (%)

1h

2h

3h

4h

6h

40° C

8,21

6,51

5,56

5,32

5,21

50° C

7,13

5,14

4,12

3,12

2,91

60° C

7,02

4,12

3,12

2,65

2,12

70° C

7,01

4,08

2,97

2,56

2,09

Nhận xét: Sấy ở nhiệt độ 40℃ , thời gian sấy lâu. Sau 6 giờ sấy, độ ẩm hạt >  5%. Sấy ở nhiệt độ 50℃ , 60℃ , 70℃  thời gian sấy nhanh. Sau 6 giờ, độ ẩm của hạt <  5%.

Kết luận: Thành phần cao BMD có dược liệu đương quy chứa hoạt chất tinh dầu dễ bị bay hơi ở nhiệt độ cao, nên chúng tôi lựa chọn nhiệt độ sấy sao cho thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo thời gian sấy không quá dài, hàm ẩm của hạt sau sấy <  5%. Do đó, lựa chọn nhiệt độ sấy hạt là 50℃ .

3.3.3. Trình tự bào chế hoàn chỉnh

               Trộn đều tinh bột và calci carbonat theo nguyên tắc đẳng lượng. Trộn đều cao đặc BMD với hỗn hợp tá dược cho đến khi cao thấm đều vào khối bột. Xát hạt qua rây 1,0 mm. Sấy hạt: rải hạt thành lớp mỏng và sấy tĩnh ở 50℃  trong thời gian 6 giờ. Sửa hạt qua rây 1,0 mm.Trộn với tá dược trơn hỗn hợp talc : magnesi stearat = 1: 1 với tỷ lệ 2% của KL hạt. Đóng nang số 0 bằng máy đóng nang thủ công [15].

3.4. Xây dựng TCCS kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm

3.4.1. Xây dựng tiêu chuẩn sơ sở bán thành phẩm hạt đóng nang

  • Hình thức: Hạt có màu nâu, mùi thơm nhẹ của dược liệu, vị đắng.

  • Đo độ ẩm: đo độ ẩm bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô theo Phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam IV. Khối hạt phải đảm bảo độ ẩm  5% trước đóng nang.

  • Tỷ lệ hạt có kích thước nhỏ hơn 180 μ m: Cân 50g bột thuốc, cho qua bộ rây gồm các rây 180μ m lắc đều 5 phút, tính tỷ lệ khối lượng hạt ở dưới rây so với tổng khối lượng hạt.

Yêu cầu: không quá 10%

  • Xác định tỷ trọng biểu kiến: Tỷ trọng biểu kiến sau khi gõ xác định theo USP30 trên máy đo tỷ trọng biểu kiến Pharma test touch.

Yêu cầu: không dưới 0,9 g/ml

  • Chỉ số nén Carr: Nằm từ 16-20, tức là độ trơn chảy khá tốt.

  1. Ứng dụng TCCS bán thành phẩm hạt đóng nang: Kiểm tra chất lượng 5 mẻ hạt bào chế được theo TCCS đã xây dựng. Chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 3.14

Bảng 3.14. Kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm dạng hạt theo TCCS

Tiêu chuẩn

Mẻ 1

Mẻ 2

Mẻ 3

Mẻ 4

Mẻ 5

Hình thức

Hạt có màu nâu, mùi thơm nhẹ của dược liệu, vị đắng.

Độ ẩm (%)

3,41

3,12

2,91

2,81

3,26

Tỷ lệ hạt có kích thước nhỏ hơn 180 μ m (%)

8,15

8,71

9,12

9,21

7,71

Xác định tỷ trọng biểu kiến (g/ml)

0,92

0,93

0,94

0,91

0,92

Chỉ số nén Carr

17,21

18,56

19,21

17,82

18,41

Nhận xét: Chất lượng bán thành phẩm hạt chuẩn bị đóng nang tương đối ổn định, đảm bảo chất lượng đóng nang.

3.4.2. Xây dựng tiêu chuẩn sơ sở viên nang cứng

- Hình thức cảm quan: Nang cứng, hạt trong nang màu nâu nhạt, thơm nhẹ mùi dược liệu.

Phương pháp thử: Quan sát bằng mắt thường, bằng khứu giác, vị giác.

- Độ đồng đều khối lượng: Khối lượng trung bình của thuốc trong nang là 650 mg. Khối lượng thuốc trong nang nằm trong khoảng khối lượng trung bình ±  7,5%

Phương pháp thử: thử theo DĐVN IV, phụ lục 11.3. 

- Độ rã: Thời gian rã không quá 30 phút.    

Phương pháp thử: thử theo DĐVN IV, phụ lục 11.6.

- Định tính: Hòe hoa, Diếp cá, Đương quy

Vết chính trên sắc ký đồ thuđược của dung dịch thử tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

Phương pháp thử:

            Định tính một số vị thuốc trong viên nang cứng bằng SKLM.

            Bản mỏng, dung môi pha động, dung dịch dược liệu chuẩn tương tự mục 3.1.2.

Dung dịch thử: lấy lượng chế phẩm tương đương 2g dược liệu cần định tính, thêm 10 ml methanol (TT), siêu âm 30 phút, lọc. Dịch lọc chấm sắc ký lớp mỏng.

Hình 3.4. Định tính các thành phần trong viên nang cứng bằng sắc kí lớp mỏng

Bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.

3.4.3. Ứng dụng tiêu chuẩn cơ sở

Bảng 3.15. Kết quả kiểm nghiệm viên nang cứng BMD theo tiêu chuẩn cơ sở

Tiêu chuẩn

Mẻ 1

Mẻ 2

Mẻ 3

Mẻ 4

Mẻ 5

Hình thức cảm quan

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Độ đồng đều khối lượng

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Độ rã (phút)

19,21

20,32

21,15

19,78

21,56

Định tính

 

 

 

 

 

- SKLM hòe hoa

+

+

+

+

+

- SKLM diếp cá

+

+

+

+

+

- SKLM đương quy

+

+

+

+

+

Kết luận

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Ghi chú: (+) phản ứng dương tính

4. KẾT LUẬN

4.1. Nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập: Cao lỏng BMD ở nồng độ 0,0625% có tác dụng rất rõ rệt trong việc làm tăng nhu động ruột thỏ cô lập.

4.2. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng

- Xây dựng TCCS cao lỏng BMD như mục 3.1

- Xây dựngcông thức 1 viên nang cứng đóng nang số 0:

Cao đặc BMD

325 mg

Magnesi stearat

6,5 mg

Calci carbonat

65 mg

Talc

6,5 mg

Tinh bột sắn

  1.  

 

 

- Xây dựng quy trình đóng nang hoàn chỉnh như mục 3.3.3

 - Xây dựng TCCS của bán thành phẩm dạng hạt như mục 3.4.1

- Xây dựng TCCS của viên nang cứng như mục 3.4.2

5. BÀN LUẬN

5.1. Nghiên cứu tác dụng chống táo bón ex vivo của cao lỏng BMD trên ruột thỏ cô lập

Nhóm nghiên cứu đã pha cao lỏng BMD theo các nồng độ khác nhau và tiến hành thử nghiệm trên ruột thỏ cô lập. Ở nồng độ cao lỏng BMD 0,25%, tác dụng tăng biên độ và tần số nhu động ruột có thể hiện nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở 2 nồng độ cao lỏng BMD pha loãng hơn là 0,125% và 0,0625% thì tác dụng làm tăng tần số và biên độ nhu động ruột lại thể hiện rõ rệt hơn (p < 0,001), đặc biệt là nồng độ 0,0625%. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chỉ dùng duy nhất 1 nồng độ thể hiện tác dụng tốt nhất là 0,0625% để tiến hành nghiên cứu tiếp theo. Để phần nào lý giải cho kết quả làm tăng rõ rệt tần số và biên độ nhu động ruột thỏ cô lập của nồng độ 0,0625% cao lỏng BMD (là nồng độ thấp nhất) so với 2 nồng độ cao hơn (cao lỏng BMD 0,125% và 0,25%), nhóm nghiên cứu nghĩ đến giả thuyết: cao lỏng BMD ở nồng độ cao hơn có thể chứa một số chất làm ảnh hưởng đến nhu động ruột.

Thí nghiệm tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu tác dụng đối kháng của cao lỏng BMD với atropin trên nhu động ruột thỏ cô lập. Nhóm nghiên cứu sử dụng cao lỏng BMD nồng độ 0,0625%, kết quả cho thấy: cao lỏng BMD 0,0625% lần 1 làm tăng rõ rệt tần số và biên độ nhu động ruột thỏ cô lập so với ban đầu (p < 0,001). Atropin làm giảm tần số và biên độ nhu động ruột thỏ so với ban đầu và đặc biệt so với khi dùng BMD 0,0625% lần 1 (p < 0,05). Dùng cao lỏng BMD 0,0625% lần 2 làm tăng tần số và biên độ nhu động ruột thỏ cô lập so với dùng atropin (p < 0,001). Kết quả này một lần nữa khẳng định cao lỏng BMD ở nồng độ 0,0625% có tác dụng rất rõ rệt trong việc làm tăng biên độ và tần số nhu động ruột thỏ cô lập.

5.2. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng

Chúng tôi đã xây dựng được công thức bào chế viên nang cứng BMD với những tá dược rẻ tiền và dễ kiếm. Đồng thời cũng xây dựng được quy trình bào chế viên nang cứng đơn giản, dễ thực hiện. Nghiên cứu đã xây dựng TCCS của cao lỏng, bán thành phẩm dạng hạt, viên nang cứng cho phép kiểm soát chặt chẽ chất lượng thành phẩm. Từ đây, dạng dùng cao lỏng khó uống, khó bảo quản, thể tích lớn được chuyển thành dạng viên nang cứng tiện dùng, dễ bảo quản, giá thành thấp cho bệnh nhân.

6. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về tác dụng làm tăng nhu động ruột in vivo của cao lỏng BMD chống táo bón của cao lỏng BMD.

- Để tăng hiệu suất sản xuất nang cứng BMD, hạ giá thành sản phẩm, tiến tới sản xuất nang cứng BMD ở quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, chúng tôi kiến nghị tiếp tục nghiên cứu bào chế nang cứng BMD ở quy mô công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Dược (2014),“Nghiên cứu tác dụng giảm đau của cao lỏng BMD trên thực nghiệm theo hướng điều trị trĩ’’, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

2. Bộ môn Dược (2015),“Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên thực nghiệm’’, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2006), Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

4. Gerhard Vogel H. (2002), Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Chapter H: analgesic, anti-inflammatory, anti- pyretic activity, Springer, p669-774.

5. Hans Gerhard Vogel (2008), “Chapter J: Activity on the Gastrointestinal Tract”, Drug discovery and evaluation: Pharmacological Assays”, pp.1191-1322.

6. Winter C.A., Risley E.A and Nuss G.W (1962), "Carrageenin induced edema in hind paw of the rat as an assay for anti inflammatory drug", Proc, exp. Biol. NJ, 111: 544-574.

7.Kojima RDoihara HNozawa KKawabata-Shoda EYokoyama TIto H (2009). Characterization of two models of drug-induced constipation in mice and evaluation of mustard oil in these models.Pharmacology; 84(4): 227-33.

8. Ma C, Tang T, Chen Q, Ni L, Jiang J, Li N (2015). Establishment of rat slow transit constipation model by selective chemical ablation of the enteric plexus, Zhonghua Wei Chang Wai Ke Za Zhi; 18(5): 491- 496.

9.Thielecke F, Maxion-Bergemann S, Abel F, Gonschior A-K (2004). Update in the pharmaceutical therapy of the irritable bowel syndrome, Int J Clin Pract, 58, 4, 374–381.