2015 - 2016
- Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Tên đề tài: Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số huyết học ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm  2015-2016.

                  Phùng Thị Phương Chiêm, Nguyễn Thị Thơm, Dương Thị Thu Liễu,

                                                                 Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Thanh Bình

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số  huyết học và mối liên quan giữa các chỉ số huyết học với một số chỉ số hóa sinh trên những bệnh nhân nhồi máu cơ tim  cấp điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm 2015-2016.

Kết quả: Qua khảo sát 78 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp: Hầu  hết  số lượng bạch cầu tăng cao và về bình thường trong quá trình điều trị. Sự tương quan giữa chỉ số b ạch cầu mono có mối tương quan rất chặt chẽ với  CKMB.

Kết luận: Các chỉ số bạch cầu về bình thường sau điều trị.

Summary

Objective: Researching the change of hematology index, the relationship between hematology index and biochemical index in patients with thrombosis infarction in Ha Noi medical University in 2015 – 2016.

Results: The survey of  78 patients with acute thrombosis infarction: Most of the white blood cells rose highly and came back usually in the treatment process. The white blood cell index mono and CKMB had a close interrelation with each other.

Conclusions: The white blood cells came back usually after the  treatment.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

          NMCT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ và các nước châu Âu. Ước tính ở Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT cấp và khoảng 200.000 đến 300.000 BN tử vong hàng năm vì NMCT cấp. Ở Việt Nam, số bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ BN NMCT cấp năm 2003 là 4,2%, đến năm 2007 đã tăng lên 9,1%.

            Tuy nhiên ở Việt Nam, sự thay đổi các chỉ số huyết học ở bệnh nhân NMCT cấp vẫn chưa được nghiên cứu và đề cập nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích:

  1. Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số  huyết học trên những BN NMCT cấp điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, năm 2015-2016.
  2. Khảo sát mối liên quan giữa các chỉ số huyết học với một số chỉ số hóa sinh trong NMCT cấp.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là NMCT cấp và có đầy đủ các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, đông máu cơ bản và hóa sinh.

+ Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp theo tiêu chuẩn năm 2007 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội Tim mạch Châu Âu và liên đoàn Tim mạch thế giới.

+ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang.

+ Số liệu được lấy trong hồ sơ bệnh án trên kho bệnh và khoa xét nghiệm  bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

+ Xử lý kết quả nghiên cứu: Bằng phần mềm SPSS 22.0.

III. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm dịch tễ của nhóm đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về tuổi

Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi

Tuổi

Số BN

Tỷ lệ %

< 45

5

6.4

45 – 60

25

32.1

> 60

48

61.5

Tổng

78

100.0

Trung bình

65.2 ± 13.5 (31 – 95)

Nhận xét:

  • Mẫu nghiên cứu có 78 BN, độ tuổi từ 31 tới 95. Tuổi trung bình của các BN là 65.2 ± 13.5 tuổi.
  • Nhóm tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 61,5%.
  • Nhóm tuổi từ 45 – 60 đứng thứ 2 với tỷ lệ 32,1%.
  • Nhóm tuổi < 45 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 6,4%.

 

Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành. Nguy cơ bệnh mạch vành do xơ vữa tăng theo tuổi.

3.3.2. Các  chỉ số huyết học trong NMCT cấp

Bảng 4: So sánh các chỉ số của hồng cầu BN trong quá trình điều trị.

Chỉ số

Vào viện

Ngày 1-3

 

Ra viện

 

HGB (g/L)

142.6 ± 17.1

130.4 ± 11.5

124.4 ± 11.6

HCT (L/L)

0.46 ± 0.02

0.36 ± 0.05

0.36 ± 0.05

MCV (fL)

89.6 ± 11.1

91.2 ± 5.1

88.8 ± 15.0

MCH (g/L)

31.9 ± 2.8

30.8 ± 1.2

30.9 ± 0.9

MCHC (g/L)

336.7 ± 16.0

335.2 ± 10.3

334.6 ± 10.9

RDW (%)

14.7 ± 0.9

14.6 ± 1.0

14.0 ± 2.4

 

 

Nhận xét:  Lượng hemoglobin lúc vào viện bình thường, giá trị này thay đổi không  đáng kể trong quá trình điều trị và các chỉ số hồng cầu khác thay đổi không  đáng kể trong quá trình điều trị.

Bảng 5: So sánh các chỉ số bạch cầu của BN trong quá trình điều trị.

Chỉ số

Vào viện

 

Ngày 1-3

 

Ra viện

 

WBC (T/L)

13.3 ± 10.1

10.4 ± 3.0

9.1 ± 1.7

NEU (g/L)

9.2 ± 4.2

7.9 ± 3.3

6.7 ± 3.0

LYM (L/L)

2.55 ± 2.0

1.81 ± 0.72

1.48 ± 0.54

MO (fL)

0.64 ± 0.51

0.71 ± 0.32

0.57 ± 0.27

PLT

273.0 ± 59.4

243.5 ± 58.9

266.2 ± 164.8

Nhận xét: Số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu mono tăng cao trong 72h đầu nhập viện, sau đó giảm về bình thường trong quá trình điều trị.

Bảng 6.  Các chỉ số đông máu cơ bản của BN  NMCT cấp

Chỉ số

Bình thường

Giảm

 

Bình thường

 

Tăng

Tổng

n

(%)

n

(%)

N

(%)

PT (%)

70-140 %

 

 

72

100

 

 

72

INR

0,8 – 1,2

 

 

71

98.6

1

1.4

72

APTT (s)

25 – 35 s

9

12.5

58

80.6

5

6.9

72

APTT (b/c)

0,85 – 1,2

16

22.2

50

69.4

6

8.3

72

Fibrinogen (g/l)

2 – 4 g

2

2.8

54

76.1

15

21.1

71

Nhận xét:

- PT (%) nằm trong giới hạn bình thường, rất ít thay đổi trong NMCT cấp.

- APTT  tăng  chiếm 8,3% tổng số bệnh nhân, APTT giảm chiếm 22,2%.

- Fibrinogen tăng chiếm 21,1% , fibrinogen giảm chiếm 2,8% trong tổng số bệnh nhân NMCT.

 

Biểu đồ 2: Xét nghiệm APTT (B/C) trong NMCT

Biểu đồ 3: Xét nghiệm fibrinogen trong NMCT

3.4. Các chỉ số hóa sinh liên quan đến NMCT

                           Bảng 7: Chỉ số hóa sinh của BN NMCT

Chỉ số

Giá trị bình thường

Vào viện

n

Tỷ lệ tăng

Số BN

Troponin T (ng/L)

< 2 ng/L

15

20.0

75

CK  (U/L)

38 – 170U/L

23

71.9

32

CKMB (U/L)

< 10 U/L

30

96.8

31

Glucose (mmol/L)

3,36- 6,16

51

75.0

68

Cholesterol TP (mmol/L)

3,5- 5,2

22

39.3

56

Triglycerid

(mmol/L)

<1,7

21

70.0

30

HDL

(mmol/L)

1- 1,6

1

3.6

28

LDL

(mmol/L)

2,1-3,9

6

23.1

26

CRPhs

(mg/L)

0

33

100

33

3.5. Sự tương quan giữa một số chỉ số huyết học với dấu ấn sinh học trong NMCT cấp

3.5.1. Sự tương quan giữa 1 số  chỉ số tế bào máu với chỉ số hóa sinh

Bảng 8.  Hệ số tương quan giữa chỉ số tế bào máu với chỉ số hóa sinh

Chỉ số

Troponin

CKMB

CK

CRP hs

 

R

P

R

p

R

P

R

p

HCT (L/L)

-0.064

0.591

-0.034

0.855

-0.079

0.667

-0.102

0.572

Bạch cầu (G/L)

0.069

0.556

0.392

0.029

0.308

0.086

0.282

0.112

BC ĐN TT (G/L)

0.419

0.000

0.296

0.106

0.268

0.138

0.280

0.114

Lympho (G/L)

-0.280

0.015

0.386

0.032

0.342

0.055

-0.020

0.914

Mono (G/L)

0.204

0.079

0.825

0.000

0.612

0.000

0.203

0.256

Tiểu cầu (G/L)

-0.252

0.030

-0.068

0.720

-0.149

0.424

-0.224

0.219

 

Nhận xét:

- Số lượng BC ĐNTT  có mối tương quan đồng biến mức độ vừa với Troponin T.

- Số lượng BC mono có mối tương quan rất chặt chẽ với  CK, CKMB

- Số lượng BC có mối tương quan mức độ vừa với CK, CKMB.

3.5.2. Sự tương quan giữa  chỉ số  bạch cầu trung tính  với nồng độ troponin T

 

Biểu đồ 4. Sự tương quan giữa BCĐNTT và troponin T

- Số lượng BC ĐNTT  có mối tương quan đồng biến mức độ vừa với Troponin T với r = 0.419, p = 0.000

3.5.3. Sự tương quan giữa chỉ số SLBC mono với  CKMB

 

Biểu đồ 5. Sự tương quan giữa SLBC và giá trị CK

Sự tương quan giữa chỉ số SLBC mono có mối tương quan rất chặt chẽ với  CKMB với r =  0.825, p= 0.000.

3.6. Sự tương quan giữa các chỉ số đông máu và các chỉ số hóa sinh

Bảng 9. Hệ số tương quan giữa các chỉ số đông máu và chỉ số hóa sinh.

 

Chỉ số

Troponin

CK

CKMB

CRPhs

 

r

P

r

p

r

P

R

P

PT %

-0.039

0.744

-0.453

0.010

-0.291

0.107

-0.321

0.089

INR

-0.025

0.838

0.394

0.028

0.293

0.103

0.275

0.149

APTT b/c

0.062

0.605

0.322

0.077

0.193

0.291

0.168

0.385

Fibrinogen

0.368

0.002

0.242

0.189

0.295

0.101

0.621

0.000

* Mối tương quan giữa fibrinogen với CRPhs

 

                 Biểu đồ 6: Mối tương quan giữa fibrinogen với CRPhs

Nhận xét: Fibrinogen có mối tương quan đồng biến khá chặt chẽ với CRPhs với hệ số tương quan r = 0,621 khi p = 0.000.

 

III. Kết luận

1. Đặc điểm các chỉ số huyết học ở BNNMCT cấp.

-  Chỉ số bạch cầu ngoại vi

SLBC, BCĐNTT  tăng cao khi mới vào viện (3-24h đầu) và tiếp tục tăng từ 24 - 72h tiếp theo, sau đó giảm về giá trị bình thường có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

-  Chỉ số tiểu cầu ngoại vi giảm nhẹ trong quá trình điều trị, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường.

-   Nồng độ fibrinogen tăng nhẹ chiếm 21,1%.

-  Xét nghiệm APTT (22,2%) rút ngắn hơn so với bình thường.

2. Mối tương quan giữa các chỉ số huyết học với chỉ số hóa sinh trong NMCT cấp.

- Số lượng BC ĐNTT  có mối tương quan đồng biến mức độ vừa với Troponin T với r = 0.419, p = 0.000.

- Sự tương quan giữa chỉ số SLBC mono có mối tương quan rất chặt chẽ với  CKMB với r =  0.825, p= 0.000.

- Fibrinogen có mối tương quan đồng biến khá chặt chẽ với CRPhs với hệ số tương quan r = 0,621 khi p = 0.000.

 Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh (2012), Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Phạm Tử Dương (2000), Nhồi máu cơ tim, Bài giảng lớp tập huấn cục quân y, 41-49.

3. Nguyễn Kim Dung (2005), Những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các bệnh nhân dưới 45 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, 6-8.

4. Vũ Đình Hải (1999), Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, Nhà xuất bản Y học, 66-67.

5. Vũ Xuân Tuấn (2005), Những biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng, điện tâm đồ trước và sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, luận văn thạc sỹ Y học.

6. Ping Jiang, De-Zhao Wang, Ya – li Ren et al (2015), Significance of eosinophil accumulation in the thrombus and decrease in peripheral blood in patients with acute coronary syndrome, Coronary artery disease, 101-106.

7. Dodds AJ, Boy MJ (1980), Changes in red cell deformability and other haemorrheological variables after myocardial infarction, British Heart Journal, 44 (5), 508- 11.

8. Pan Y (1995), the change of platelet number in patients with acute myocardiol infartion 34, 19-21.

9. Kung- Ming Jan (1975), Observation on blood viscosity changes after acute myocardial infarction, 51, 1079- 1084.

10. Nguyễn Kim Dung (2005), Những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân ≤ 45 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, 6-8.

11. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng cơ học, Luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, 5-17, 88-89.

12. Yaghoubi A, Golmohamadi Z, Alizadeshasl A. et al (2013), Role of platelet parameters and haematological indices in myocardial infarction and unstable angina, J Pak Med Associ, 1133-7.