2015 - 2016
- Nghiên cưú đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học

NGHIÊN CƯÚ  ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ PHÂN TỬ  TIÊN LƯỢNG CỦA UNG THƯ HẠ HỌNG

TẠI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Như Ước và cộng sự

Tóm tắt: Nghiên cứu hồi cứu 45 bệnh nhân  có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư hạ họng được điều trị tại Khoa B1- Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương từ 1/2012 đến 12/2013, nhuộm hóa mô miễn dịch các dấu ấn p53, Ki67 và EGFR theo phương pháp ABC với các kit của Dako. Kết quả: Biểu hiện triệu chứng nuốt vướng/nuốt đau có 15 trường hợp (33,3%). Gặp 13 trường hợp nuốt vướng/khàn tiếng (28,9%). Nuốt vướng 10 trường hợp (22,2%). Nuốt vướng/khó thở có 4 trường hợp (8,9%). U khu trú ở xoang lê và ở xoang lê/ thanh quản là nhiều nhất (28,9% và 31,1% tương ứng). Tổn thương dạng sùi là chủ yếu (42,2%). Typ ung thư biểu mô vảy chiếm nhiều nhất (93,4%). Tỷ lệ p53 dương tính chiếm 75,6%, trong đó dương tính mạnh chiếm 42,3%, tỷ lệ Ki67 dương tính 100%, trong đó dương tính mạnh chiếm 71,1% và tỷ lệ EGFR dương tính chiếm 71,1%, trong đó dương tính mạnh chiếm 53,3%.

Summary: Descriptive study of 45 patients with a histologic diagnosis of Pharyngo Carcinoma at the Department of Otolaryngology of National ENT hospital from 1/2012 to 12/2013, immunohistochemical staining markers p53, Ki67 and EGFR by ABC method with the Dako kit. Results: Difficulty swallowing symptoms/odynophagia with 15 cases (33,3%); 13 cases of swallowing difficulties/hoarseness (28,9%), difficulty swallowing 10 cases (22.2%). Tumor confined to the piriform sinus and piriform sinus/larynx is most (28.9% and 31,1% respectively). Tumor have the a characteristic finger-like pattern of growth (42,2%). Squamous cell carcinoma type accounts for most (93.4%). The rate of p53, Ki67 and EGFR expression in SCC was 75,6%,100% and 71,1%.

* Key words: Pharyngo Carcinoma, ung thư hạ họng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư hạ họng (UTHH) là nhóm u ác tính vùng đầu cổ khá phổ biến là khối u xuất phát từ vùng hạ họng. Ở Việt Nam UTHH đứng hàng thứ 2 trong các ung thư vùng đầu - cổ, chỉ sau ung thư vòm mũi họng. Các UTHH hầu hết chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Để phát hiện các tổn thương ung thư nói chung, UTHH nói riêng ngoài căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, người ta còn dựa vào tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính…), các biểu hiện qua nội soi, chẩn đoán mô bệnh học (MBH). Ở Việt Nam hiện nay còn ít các công trình nghiên cứu về UTHH đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về xác định các dưới typ và dưới typ mô học cũng như xác định sự bộc lộ một số gen liên quan đến yếu tố tiên lượng như: Ki67,  Gen p53, EGFR. Với mong  muốn có thể đóng góp một phần nhỏ trong nỗ lực phát hiện bệnh sớm, nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố phân tử tiên lượng của ung thư hạ họng tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương” 

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm tất cả trường hợp ung thư hạ họng được khám, chẩn đoán xác định và điều trị tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ 1/2012 đến 12/2013.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

- Tất cả các bệnh nhân UTHH  khám, điều trị và theo dõi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp.

- Có đầy đủ thông tin chẩn đoán lâm sàng, giai đoạn bệnh.

- Có chẩn đoán MBH xác định là UTHH , còn đủ bệnh phẩm để làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch hoặt cắt nhuộm lại.

* Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu

- Tất cả các trường hợp không thỏa mãn một trong bất kỳ điều kiện chọn mẫu nào đã nêu ở trên.

- Các trường hợp có 2 ung thư, những trường hợp không thể xác định vị trí nguyên phát của mô u.

- Các ung thư thứ phát, di căn tới hạ họng hay hạ họng, các trường hợp UTHH tái phát, đã điều trị bằng hóa chất hay xạ trị trước đó.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

*Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu

*Cỡ mẫu: Chọn mẫu không xác suất, loại mẫu chủ đích. gồm tất cả các bệnh nhân

* Các biến số nghiên cứu

- Đặc điểm lâm sàng của ung thư hạ họng

+ Các triệu chứng cơ năng: Khó thở, nuốt nghẹn, nuốt vướng, nuốt đau, sặc.

+ Các triệu chứng thực thể: Vị trí u, hình thái, kích thước, mức độ xâm lấn, hach cổ to, dấu hiệu di căn xa.

- Đặc điểm mô bệnh học của ung thư hạ họng: Ung thư BM vẩy, ung thư BM lympho, ung thư BM tế bào khổng lồ, ung thư dạng týp tuyến nước bọt  

- Một số yếu tố phân tử có giá trị tiên lượng UTH:  Tỷ lệ bộc lộ P53, tỷ lệ bộc lộ Ki67,tỷ lệ bộc lộ EGFR.

* Quy trình nghiên cứu

- Nghiên cứu lâm sàng

+ Mô tả các triệu chứng cơ năng: Khó thở, nuốt nghẹn, nuốt vướng, nuốt đau, sặc.

+ Mô tả các triệu chứng thực thể: Vị trí u, hình thái, kích thước, mức độ xâm lấn, hach cổ to, dấu hiệu di căn xa

- Nghiên cứu mô bệnh học: Mô tả đặc điểm mô bệnh học ung thư BM vẩy, ung thư BM lympho, ung thư BM tế bào khổng lồ, ung thư dạng týp tuyến nước bọt  

-  Nghiên cứu hóa mô miễn dịch

Tất cả các trường hợp nghiên cứu sẽ được nhuộm với dấu ấn p53, Ki67 và EGFR. Tất cả các trường hợp này được nhuộm tại Bộ môn Giải phẫu bệnh- Đại học Y Hà Nội theo phương pháp ABC với các kit của hãng Dako.

* Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch của p53 và Ki67: Bắt màu ở nhân tế bào

+  Âm tính: Nhân tế bào u không bắt màu nâu.  

+ Dương tính (+): Khi có nhiều hơn 10% - 30% tế bào u có nhân bắt màu nâu.

 + Dương tính (++): Khi có > 30% tế bào u có nhân bắt màu nâu.

+ Dương tính (+++): Khi có nhiều hơn 30% tế bào u  bắt màu nâu đậm.

* Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch của EGFR: Bắt màu ở  bào tương tế bào

+ Âm tính:  <10% màng bào tương tế bào u bắt màu nâu.  

+ Dương tính (+): Khi có nhiều hơn 10% - 30% tế bào u có màng bào tương bắt màu nâu.

 + Dương tính (++): Khi có > 30% tế bào u có màng bào tương bắt màu nâu.

+ Dương tính (+++): Khi  >30%  màng bào tương  và bào tương tế bào u  bắt màu nâu đậm.

Tất cả các trường hợp nhuộm hóa mô miễn dịch đều có chứng dương và âm.

2.3. Xử lý số liệu:

Số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng chương trình SPSS 15.0.

2.4. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự chấp thuận của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.

- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị  bệnh cho bệnh nhân, không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                               

3.1. Đặc điểm lâm sàng

* Triệu chứng cơ năng của ung thư hạ họng

Bảng 3.1. Triệu chứng cơ năng của ung thư hạ họng

 

Ung thư

HH

Ung thư

HH-TQ

Tổng

Tỷ lệ %

Nuốt vướng

8

2

10

22,2

Nuốt vướng / Nuốt đau

10

5

15

33,3

Nuốt vướng / Khàn tiếng

0

13

13

28,9

Nuốt vướng /Khó thở

0

4

4

8,9

Nuốt vướng /Nuốt nghẹn

1

0

1

2,2

Nuốt vướng /Sặc

2

0

2

4,4

Tổng

21

24

45

100,0

- Triệu chứng nuốt vướng/ nuốt đau có 15 trường hợp (33,3%). Gặp 13 trường hợp nuốt vướng/khàn tiếng (28,9%). Nuốt vướng 10 trường hợp (22,2%). Nuốt vướng/khó thở có 4 trường hợp (8,9%) và nuốt vướng/sặc gặp 2 trường hợp (4,4%).  Chúng tôi gặp 1 trường hợp nuốt vướng/nuốt nghẹn chiếm (2,2%).

* Vị trí khối u của ung thư hạ họng

Bảng 3.2. Vị trí khối u của ung thư hạ họng

Vị trí

Ung thư

HH  (n/%)

Ung thư

HH-TQ (n/%)

Tổng

(n/%)

Xoang lê

13 (28,9)

-

13 (28,9)

Xoang lê/ Thanh quản

-

14(31,1)

14(31,1)

Xoang lê/Thanh quản/ Sau nhẫn phễu

-

3 (6,7)

3 (6,7)

Xoang lê/Sau nhẫn phễu

5 (11,1)

-

5 (11,1)

Sau nhẫn phễu / Thanh quản

-

7 (15,6)

7 (15,6)

Sau nhẫn phễu / Miệng thực quản

2 (4,4)

-

2 (4,4)

Thành sau họng

1 (2,2)

-

1 (2,2)

Tổng

21 (46,7)

24(53,3)

45 (100,0)

- Khối u khu trú ở xoang lê có 13 trường hợp (28,9%). Có 14 trường hợp ở xoang lê/thanh quản (31,1%). Tổn  thương Xoang lê/Thanh quản/ Sau nhẫn phễu 3 trường hợp (6,7%). Có 7 trường hợp tổn thương sau nhẫn phễu/thanh quản (15,6%). Tổn  thương xoang lê/sau nhẫn phễu 5 trường hợp (11,1%). Tổn thương sau nhẫn phễu/miệng thực quản (4,4%). Tổn thương thành sau họng cùng 1 trường hợp (2,2%).

* Hình thái tổn thương trên nội soi của ung thư hạ họng

Bảng 3.3. Hình thái tổn thương trên nội soi của ung thư hạ họng

 

Ung thư

HH  (n/%)

Ung thư

HH-TQ (n/%)

Tổng

(n/%)

Sùi

7 (15,6)

12(26,7)

19 (42,2)

Sùi /Loét

5 (11,1)

6(13,3)

11 (24,4)

Sùi /Thâm nhiễm

1 (2,2)

5 (11,1)

6(13,3)

Phối hợp ( Sùi/ Loét/ Thâm nhiễm)

-

1 (2,2)

1(2,2)

Không rõ tổn thương

8(17,8)

-

8(17,8)

Tổng

21 (46,7)

24(53,3)

45 (100,0)

- Có 8 trường hợp xoang lê có hình ảnh đầy không rõ hình thái tổn thương (17,79%). Tổn thương dạng sùi là chủ yếu  19 trường hợp (42,2%). Tổn thương dạng sùi/loét gặp 11 trường hợp (24,44%). Tổn thương sùi/ thâm nhiễm gặp 6 trường hợp (13,33%). Dạng phối  hợp  sùi/loét/thâm nhiễm  gặp 1 trường hợp (2,22%).

* Mức độ lan rộng  của ung thư hạ họng

Bảng 3.4 Mức độ lan rộng tại chỗ ( T)

 

N

%

Ung thư HH

21

(46,7)

Ung thư HH-TQ

24

(53,3)

- Có 21 tồn thương hạ họng (46,7%), di căn thanh quản gặp 24 trường hợp (53,3%).

* Tình trạng di căn hạch của ung thư hạ họng.

Bảng 3.5 Tình trạng di căn hạch (N)

 

Cùng bên

Khác bên

Hai bên

 

n

%

 

%

 

%

Ung thư HH

8

17,8

-

 

-

 

Ung thư HH-TQ

11

24,4

1

2,2%

5

11,1

Tổng

19

42,2

1

2,2%

5

11,1

- Trên lâm sàng có 25 trường hợp di căn hạch cổ (55,6%)  trong đó 19 trường hợp di căn hạch cổ cùng bên ( 42,2 %) trong đó 8 của ung thư hạ họng (17,8%) và  11 của ung thư hạ họng đã lan vào thanh quản (24,4%). Có 1 trường hợp di căn hạch cổ khác bên (2,2%) và  5 trường hợp di căn hạch cổ hai bên (11,1%) đều là của ung thư hạ họng - thanh quản. 

* Tình trạng di căn xa của ung thư hạ họng.

Bảng 3.6 Tình trạng  di căn xa M

 

Thực quản

Đáy lưỡi

 

n

%

n

%

Ung thư HH

-

-

-

-

Ung thư HH-TQ

2

4,4

3

6,7

Tổng

2

4,4

3

6,7

- Chúng tôi phát hiện  thấy có 02 trường hợp di căn thực quản ( 4,4%) và  có 03 trường hợp di căn đáy lưỡi (6,7%) là của ung thư hạ họng đã lan vào thanh quản.

3.2.Mô tả đặc điểm mô bệnh học của ung thư hạ họng .

Bảng 3.7.Tỷ lệ các typ mô bệnh học

Typ mô bệnh học

Biến thể

N

%

 

Ung thư biểu mô vảy

UTBMV

42

93,4

UTBMV dạng mụn cơm

1

2,2

UTBMV dạng tế bào đáy

1

2,2

UTBMV dạng nhú

1

2,2

- Typ mô bệnh học của cả 45 trường hợp đều là ung thư biểu mô vảy, trong đó có 3 biến thể: gồm có 1 biến thể dạng mụn cơm, 1 biến thể tế bào dạng đáy, 1 biến thể nhú.

3.3. Sự bộc lộ các dấu ấn p53, Ki67 và EGFR

*Tỷ lệ và mức độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch p53

Bảng 3.8. Tỷ lệ và mức độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch p53

Mức độ bộc lộ

N

(%)

Âm tính

11

24,4

Dương tính +

6

13,3

Dương tính ++

9

20,0

Dương tính ++

19

42,3

Tổng

45

100%

- Tỷ lệ p53 dương tính chiếm 75,6%, trong đó dương tính +++ chiếm 42,3%.

*Tỷ lệ và mức độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch Ki67.

Bảng 3.9. Tỷ lệ và mức độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch Ki67.

Mức độ bộc lộ

N

(%)

Âm tính

0

0,0

Dương tính +

5

11,1

Dương tính ++

8

17,8

Dương tính ++

32

71,1

Tổng

45

100%

- Tỷ lệ Ki67 dương tính 100%, trong đó dương tính +++ chiếm 71,1%.

*Tỷ lệ và mức độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch EGFR

Bảng 3.10. Tỷ lệ và mức độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch EGFR

Mức độ bộc lộ

N

(%)

Âm tính

13

28,9

Dương tính +

4

8,9

Dương tính ++

4

8,9

Dương tính ++

24

53,3

Tổng

45

100%

- Tỷ lệ EGFR dương tính chiếm 71,1%, trong đó dương tính +++ chiếm 53,3%.

4. BÀN LUẬN

4.1.Về đặc điểm lâm sàng

- Trong các  triệu chứng cơ năng; triệu chứng nuốt vướng/ nuốt đau có 15 trường hợp (33,3%). Gặp 13 trường hợp nuốt vướng/khàn tiếng (28,9%). Nuốt vướng 10 trường hợp (22,2%). Nuốt vướng/khó thở có 4 trường hợp (8,9%) và nuốt vướng/sặc gặp 2 trường hợp (4,4%).  Gặp 1 trường hợp nuốt vướng/nuốt nghẹn chiếm (2,2%).

- Về vị trí khối U các ung thư hạ họng xuất phát từ xoang lê 75,6%, khối u xuất phát từ sau nhẫn phễu là 22,2%, và 2,2% là tỷ lệ khối u xuất phát từ thành sau họng. Theo tác giả Nguyễn  Đình  Phúc từ 2000 - 2004 [1] tỷ lệ là 75,4%, 19,7% và 4,9%. Khối u ở vị trí xuất phát 14 (31,1%) còn lại 31 (68,9%) đã bị lan rộng đây là tỷ lệ tương đối tốt so với 13,1% và 86,9% của tác giả Nguyễn  Đình  Phúc từ 2000-2004 [1]. Có 3 bệnh nhân đã lan rộng ra 3 vị trí chiếm 6,67% và không gặp bệnh nhân ở 4 vị trí tổn thương.  

- Trong nghiên cứu có 8 trường hợp xoang lê có hình ảnh đầy không rõ hình thái tổn thương (17,8%) đây là những bệnh nhân  chỉ có biểu hiện nuốt vướng được phát hiện sớm ở giai đoạn T¹NoMo. Tổn thương sùi là chủ yếu  23 trường hợp (51,2%). Tổn thương sùi/loét gặp 11 trường hợp (24,4%). Tổn thương sùi/ thâm nhiễm gặp 2 trường hợp (4,4%). Tổn thương phối  hợp  sùi/loét/thâm nhiễm  gặp 1 trường hợp.(2,2%).

- Về mức độ lan rộng và xâm lấn trong nghiên cứu phát hiện  thấy 11,1% thấp hơn nhiều so với 36,1% của tác giả Nguyễn  Đình  Phúc giai đoạn 2000-2004 [1]. Điều này cho thấy  UTHH ngày càng được phát hiện sớm khi tỷ lệ lan rộng và xâm lấn còn ít. Trong đó có 02 trường hợp di căn thực quản ( 4,4%), có 03 trường hợp di căn đáy lươĩ  (6.7%). Các di căn khác như di căn sụn giáp, tuyến giáp chúng tôi không gặp.

- Trong 45 bệnh  nhân ung thư hạ họng phát hiện trên lâm sàng có 25 trường hợp di căn hạch cổ (55,6%)  trong đó 19 trường hợp di căn hạch cổ cùng bên gồm 8 của ung thư hạ họng (17,8%) và  11 của ung thư hạ họng – thanh quản (24,4%). Có 1 trường hợp di căn hạch cổ khác bên (2,2%) và  5 trường hợp di căn hạch cổ hai bên (11,1%) đều là của ung thư hạ họng – thanh quản. 

- Trong nghiên cứu chúng tôi không gặp trường hợp nào di căn xa.

4.2.Về đặc điểm mô bệnh học

 Trong nghiên cứu này, với 45 trường hợp, chúng tôi chỉ  gặp ung thư biểu mô vảy, không gặp các typ khác  như trong phân loại của Tổ chức y tế thế giới. Trong số 45 trường hợp ung thư biểu mô vảy, có 1 trường hợp là ung thư biểu mô vảy biến thể dạng mụn cơm, 1 trường hợp ung thư biểu mô vảy biến thể tế bào dạng đáy, 1 trường hợp ung thư biểu mô vảy biến thể nhú. Kết quả này cũng tương tự như kết quả phận loại mô bệnh học của một số tác giả khác. Theo tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2009), tất cả các trường hợp UTTQ đều là ung thư biểu mô vảy, trong đó tỷ lệ ung thư biểu mô vảy biệt hóa có cầu sừng chiếm nhiều nhất với 71% [8]. Theo tác giả Tống Xuân Thắng (2013) về 34 trường hợp UTTQ cũng cho thấy typ ung thư biểu mô vảy chiếm 100% [9]. Kết quả định typ mô bệnh học các trường hợp UTTQ của Tanadech Dechaphunkul cũng cho thấy typ ung thư biểu mô vảy chiếm từ >96% đến gần 99% [10]. Kết quả của Victor Wünsch Filho (2004) trong tổng số 129 bệnh nhân UTTQ được định typ mô bệnh học có 121 trường hợp ung thư biểu mô vảy (93,7%), 0,8% là typ ung thư dạng mụn cơm, 0,8% ung thư biểu mô tuyến và cũng có 0,8% ung thư biểu mô thần kinh nội tiết, có 4 trường hợp được xác định là ung thư thanh quản – hạ họng [11].

4.3. Về sự bộc lộ các dấu ấn p53, Ki67 và EGFR

Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự tương đồng rất cao của sự bộc lộ protein p53 quá mức với đột biến gen p53 [12]. Tuy nhiên, đột biến gen p53 đã được đề xuất đáng tin cậy hơn so với sự bộc lộ quá mức protein p53 [12]. Nhiều tác giả đã đề xuất sử dụng kết quả đột biến p53 để xem xét việc điều trị các tổn thương tiền ung thư của thanh quản [12]. Nghiên cứu của Nikolaos S Mastronikolis và CS (2008) cũng thấy rằng  EGFR bộc lộ quá mức ngay từ đầu và rất thường xuyên trong ung thư biểu mô vảy thanh quản [12]. Sự bộc lộ EGFR  có giá trị tiên đoán độc lập cho kết quả điều trị và đánh giá thời gian sống thêm cũng như tình trạng tái phát và di căn [12].  Hiện nay, sự bộc lộ EGFR là dấu ấn sinh học đáng tin cậy nhất cho đặc tính ác tính và xâm lấn của ung thư biểu mô vảy thanh quản [12]. Ki67 là một kháng nguyên nằm trong nhân tế bào, hiện diện ở kỳ hoạt động của các tế bào . Ki67 liên quan mật thiết với hình thái tăng trưởng tế bào, đặc biệt là chỉ số nhân chia. Sự bộc lộ mạnh của Ki67 cho thấy một tiên lượng tồi, điều trị  ít hiệu quả, nhất là khả  năng đáp ứng xạ trị [14]. Nhiều công trình cũng đã nghiên cứu sự bộc lộ của Ki-67 trong các UT BM  đầu cổ và đều nhất trí cho rằng, tiên lượng xấu luôn đi cùng với sự bộc lộ cao của dấu ấn này [15]. Sử dụng phương pháp phát hiện gián tiếp qua sự bộc lộ của protein p53 bất thường bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 75,6% các trường hợp UTBMV hạ họng có bộc lộ p53, trong đó bộc lộ ở mức độ (+++) là cao nhất với 42,3%, tiếp đến là bộc lộ mức độ (++) với 20,0% và thấp nhất là mức độ (+) với 13,3%. Tỷ lệ bộc lộ Ki67 mạnh (+++) chiếm nhiều nhất với 71,1%. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR dương tính là 71,1%, trong đó dương tính (+++) chiếm nhiều nhất với 53,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự một số nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Anwar K và CS trên 43 trường hợp UTTQ (25 trường hợp ung thư nguyên phát, 13 trường hợp di căn và 5 trường hợp tái phát), 13 mẫu mô thanh quản bình thường và 7 mẫu sinh thiết từ nốt lành tính của thanh quản, sử dụng kháng thể đa dòng CM-1 bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch [13]. Kết quả cho thấy protein p53 bộc lộ trung bình là 65% với các UTTQ, trong đó bộc lộ 60% ở u nguyên phát, 69% ở u di căn và 80% ở các u tái phát; không có sự bộc lộ nào ở các mẫu mô thanh quản bình thường và mô lành tính ở nốt thanh quản [13]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Wen và CS nghiên cứu sự bộc lộ của EGFR trên 68 mẫu bệnh phẩm sinh thiết UTTQ đã chuyển đúc trong paraffin, nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy EGFR bộc lộ ở 42,6%, tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của Ling Ling Luo Minjie Lai Maode và CS (1999) ở 30 trường hợp UTTQ và 10 mẫu mô thanh quản bình thường về sự bộc lộ dấu ấn EGFR cho thấy EGFR hoàn toàn âm tính ở mẫu mô thanh quản bình thường và bộc lộ ở 48% các trường hợp UTTQ.

5. KẾT LUẬN: Qua  nghiên cứu 45 trường hợp ung thư hạ họng về lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố tiên lượng chúng tôi rút ra kết luận sau:

5.1.Đặc điểm lâm sàng ung thư hạ họng.

- Nuốt vướng gặp ở tất cả các trường hợp.

- Ung thư hạ họng xuất phát từ xoang lê 75,6%, sau nhẫn phễu 22,2%, thành sau họng 2,2%. Tổn thương dạng sùi là chủ yếu 51,2%. Không rõ hình thái tổn thương 17,8%. U xâm lấn ra ngoài hạ họng  khoảng 11,1% và di căn hạch cổ chiếm 55,6%

5.2.Đặc điểm lâm sàng ung thư hạ họng.

- Typ ung thư biểu mô vảy chiếm tỷ lệ rất cao (93,4%).

5.3.Về tỷ lệ bộc lộ một số dấu ấn phân tử có giá trị tiên lượng 

- P53 bộc lộ 75,6% các trường hợp, trong đó mức độ (+++) là cao nhất với 42,3%.

- Ki67 bộc lộ ở 100% các trường hợp, trong đó bộc lộ (+++) với 71,1%.

- Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR dương tính là 71,1%, trong đó dương tính (+++) chiếm nhiều nhất với 53,3%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Phúc (2009) “Vị trí xuất phát và lan tràn của ung thư hạ họng ”. Y học thực hành 665 số 6/2009, tr 57-60.

2. Nguyễn Đình Phúc (2005) “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật UTTQ và HH tại khoa u bướu Bv TMH TW từ 2000-2004”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học hội nghị TMH toàn quốc, tr 106-113.

3. Trần Hữu Tuân (1990), “Nhận xét 321 trường hợp UT HH-TQ từ 1960-1988” Nội san TMH số 1/1990, tr 65 -73.

4. Trần Hữu Tước (1984), “Nhận xét 173 trường hợp ung thư thanh quản và hạ họng thanh quản  từ 1955-1975”  Nhà xuất bản Y học 1984, tr 90-98.

5. Beckhardt RN, Kiyokawa N, (1995), HER-2/neu oncogene characterization in head and neck squamous cell carcinoma. Arch Otolaryngol Head Neck Surg;1265–1270.

6. Bonner JA, Harari PM, Giralt J, et al (2006), Radiotherapy plus cetuximab for squamous-cell carcinoma of the head and neck. N Engl J Med; 354:567–578.

7. Capaccio P, Pruneri G, Carboni N, et al (2000), Cyclin D1 expression is predictive of occult metastases in head and neck cancer patients with clinically negative cervical lymph nodes. Neck; 22:234–240.

8. Nguyễn Thanh Tùng, Võ Hiếu Bình, Lâm Huyền Trân (2009), Một số nhận xét về hiệu quả của kỹ thuật khâu đóng họng kiểu túi trên bệnh nhân cắt thanh quản toàn phần. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 161 – 164.

9. Tống Xuân Thắng (2013),  Đánh giá tổn thương tại chỗ (T)  của ung thư thanh quản trong và sau mổ. Tạp chí Tai mũi họng Việt Nam, Volume (58-14), N02, 5-8.

10. Tanadech Dechaphunkul (2011),  Epidemiology , Rick factors and Overall Survival Rate of Laryngeal Cancer in Songklanagarind Hospital. J  Med Assoc Thai 2011; 94 (3): 355-60.

11. Victor Wünsch Filho (2004), The epidemiology of laryngeal cancer in Brazil. Sao Paulo Med. J. Vol.122 N05 São Paulo.

12. Nikolaos S Mastronikolis, Theodoros A Papadas, Panos D Goumas, Irene-Eva Triantaphyllidou (2008), Head and neckLaryngeal tumors: an overview, In Atlas of Genetics and Cytogeneticss in Oncology and Heamatology

13. Anwar K, Nakakuki K, Imai H, Naiki H, Inuzuka M (1993), Overexpression of p53 protein in human laryngeal carcinoma . Int J Cancer. 1;53(6):952-6.

14. Mumbluc S, Karakok M, Baglam T, Karatas E, (2007), Immunohistochemical Analysis of PCNA, Ki67 and p53 in Nasal Polyposis and Sinonasal Inverted Papillomas. Journal of International Medical Research. Vol. 35, No 2, 237-241.

15. Raybaud H, Fortin A, Bairati I, et al (2000), Nuclear DNA content, an adjunct to p53 and Ki-67 as a marker of resistance to radiation therapy in oral cavity and pharyngeal squamous cell carcinoma. Int J Oral Maxillofac Surg 29: 36-41.