2015 - 2016
- Khảo sát thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI, NĂM 2015

ThS. Trần Thuý Liễu;

  ThS. Trần Thọ Tuấn; BS. Ngô Thị Liên;     

                                                    CN. Ngô Thị Bích Hạnh; CN. Đỗ Cẩm Vân.   

Đánh giá thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ có trầm cảm ở sinh viên cao đẳng Điều dưỡng chính quy và mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Sinh viên cao đẳng Điều dưỡng chính quy, năm học 2015-2016; phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm chung: 9,3%. Những sinh viên giải quyết khó khăn bằng cách tâm sự nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ nguy cơ bị trầm cảm chỉ bằng 0,34 lần. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên cao đẳng Điều dưỡng chính quy trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 9,3%. Giải quyết khó khăn bằng cách tâm sự nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ được xác định là có liên quan đến rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu này.

SURVEY OF STATUS OF DEPRESSION AND RELATED FACTORS IN COLLEGE STUDENTS NURSING REGULAR MEDICAL COLLEGES HANOI, 2015

Tran Thuy Lieu ;

                                                                        Tran ThoTuan ; Ngo Thi Lien ;

                                                                    Ngo Thi Bich Hanh ; Do Cam Van.

Assessment of the status of mental health issues in medical college students. Target: Describes the rate of depression in students of Nursing College and describes some of the factors related to depression in students. The object and method of the study: Students of Nursing College, the academic year 2015-2016; the method describes the horizontal cut. Results: General depression rate: 9.3%. Students resolve difficulties by making the mind thanks to the help of his parents at risk of depression only by 0.34 times. Conclusion: The rate of depression in students of Nursing College formally Hanoi Medical College is 9.3%. To resolve difficulties by making the mind thanks to the help of my parents are identified as related to bipolar disorder depression in this study.

 I. Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của xã hội, rối loạn trầm cảm (TC) đang trở thành một trong những vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần cộng đồng, có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời, làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập và lao động, tách rời xã hội, không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Theo WHO [5] có từ 3%-5% dân số trên thế giới (khoảng 200 triệu người) có các triệu chứng TC ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Sinh viên (SV) là đối tượng nguy cơ của nhiều rối loạn tâm thần, ở các trường đại học, sức khỏe tâm thần của SV là một thách thức lớn hiện nay [3]. Đề tài được tiến hành với mong muốn tìm hiểu về thực trạng vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở SV của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên cao đẳng Điều dưỡng chính quy, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, năm học 2015-2016.

2.2.  Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3. Quy trình xử lý số liệu: Các số liệu được nhập bằng chương trình EpiData và xử lý bằng phương pháp thống kê y học theo chương trình SPSS 16.0. Trung bình, độ lệch chuẩn và tỉ lệ được dùng để mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Test "χ2 " dùng kiểm định sự khác biệt giữa các tỉ lệ. Test “t” dùng kiểm định sự khác biệt giữa 2 trị số trung bình.

III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Bảng 3.1: Các triệu chứng TC của đối tượng nghiên cứu (Theo nhóm triệu chứng của PHQ-9)

Dấu hiệu/ hành vi

Tỷ lệ có dấu hiệu/hành vi

n (%)

Giá trị trung bình nam

Giá trị trung bình nữ

Giá trị trung bình chung

p

Triệu chứng 1: Ít muốn làm điều gì hoặc ít có cảm giác thích thú khi làm bất cứ điều gì.

203 (75,2)

0,80±0,61

0,85±0,62

0,85±0,62

0,652

Triệu chứng 2: Cảm thấy nản chí, trầm buồn hoặc tuyệt vọng.

84 (31,1)

0,37±0,49

0,35±0,58

0,35±0,57

0,851

Triệu chứng 3: Khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ thẳng giấc hoặc ngủ quá nhiều

183 (67,8)

1,10±0,84

0,87±0,79

0,90±0,80

0,138

Triệu chứng 4: Cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít sinh lực

203 (75,2)

0,87±0,68

0,88±0,65

0,87±0,65

0,947

Triệu chứng 5: Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.

168 (62,2)

0,57±0,57

0,78±0,76

0,76±0,74

0,131

Triệu chứng 6: Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình- hoặc cảm thấy mình là người thất bại hoặc cảm thấy mình đã làm cho gia đình và chính bản thân thất vọng.

135 (50)

0,37±0,61

0,65±0,74

0,62±0,73

0,043

Triệu chứng 7: Khó tập trung vào công việc, như đọc báo hoặc xem ti vi.

140 (51,8)

0,53±0,63

0,64±0,72

0,63±0,71

0,431

Triệu chứng 8: Vận động hoặc nói quá chậm đến mức người khác có thể nhận thấy được. Hoặc quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên đến mức bạn đi đi lại lại nhiều hơn thong thường.

48 (17,8)

0,17±0,38

0,24±0,58

0,23±0,56

0,513

Triệu chứng 9: Có ý nghĩ làm điều gì đó gây đau đớn cho bản thân hoặc nghĩ rằng thà mình chết đi cho rồi.

20 (7,4)

0,07±0,25

0,10±0,38

0,09±0,37

0,684

Tổng điểm PHQ-9

Min-Max

0-27

4,83±3,02

5,36±3,38

5,30±3,34

0,418

Nhận xét: Trong 9 dấu hiệu của bảng PHQ-9: dấu hiệu hành vi hay gặp nhất là triệu chứng 1 " Ít muốn làm điều gì hoặc ít có cảm giác thích thú khi làm bất cứ điều gì" và triệu chứng 4 " Cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít sinh lực" với tỉ lệ 75,2% và ít gặp nhất là triệu chứng 9 " Có các suy nghĩ cho rằng chết là điều tốt hơn cho anh/chị hoặc anh/chị tính đến chuyện tự gây tổn hại cơ thể mình" với tỷ lệ 7,4%. Ở triệu chứng 6 " Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình- hoặc cảm thấy mình là người thất bại hoặc cảm thấy mình đã làm cho gia đình và chính bản thân thất vọng" trung bình điểm của nam là 0,37±0,61 và nữ là 0,65±0,74, ( p<0,05). Keeta quả nghiên cứu cho thấy hầu như mỗi SV trong nghiên cứu đều có ít nhất một dấu diệu TC. Một số công trình nghiên cứu sử dụng thang đo khác cũng cho thấy tỷ lệ cao các triệu chứng TC như: Công bố từ một cuộc khảo sát tại Hong Kong thì tỷ lệ SV đại học có các rối loạn với tâm trạng chán nản là 50% [6].

          Bảng 3.2 : Tỷ lệ sinh viên có TC theo khối     

Sinh viên

Năm 1

(1)

n (%)

Năm 2

(2)

n (%)

Năm 3

(3)

n (%)

Chung

n (%)

p

Trầm

cảm

Nhẹ

8 (8,9)

7 (7,7)

6 (6,7)

25 (9,3)

p (1-2)=0,340

 

p(2-3)=0,2603

 

p (1-3)=0,008

Trung bình

2 (2,2)

1 (1,1)

0

Nặng

1 (1,1)

0

0

Có nguy cơ TC

30 (33,3)

41 (45,6)

52 (57,8)

123 (45,6)

Không TC

49 (54,5)

41 (45,6)

33 (35,6)

122 (45,2)

p(1-2): so sánh tỷ lệ trầm cảm chung giữa nhóm SV năm thứ nhất và thứ hai; p(2-3): so sánh tỷ lệ trầm cảm chung giữa nhóm SV năm thứ hai và thứ ba;

p(1-3): so sánh tỷ lệ trầm cảm chung giữa nhóm SV năm thứ nhất và thứ ba.

Nhận xét: Số SV năm thứ nhất có TC là 12,2% (8,9% mức nhẹ, 2,2% mức trung bình và 1,1% mức nặng). Số SV năm thứ hai có TC là 8,9% (mức nhẹ là 7,7%, mức trung bình là 1,1% và không có mức nặng). Số SVnăm thứ ba có TC mức nhẹ là 6,7%, không có sinh viên mắc TC mức trung bình và nặng. Có sự khác biệt về tỷ lệ SV mắc TC giữa năm thứ nhất và năm thứ ba (p<0,05).

Tỷ lệ TC và mắc TC mức độ nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với kết quả của một số nghiên cứu: Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Vinh: tỷ lệ sinh viên bị rối loạn TC là 66,2% (trong đó 32,1% mức độ nhẹ; 29,8% mức độ vừa và 4,3% mức độ nặng) [1]. Trong cuộc khảo sát tại Hong Kong, tỉ lệ sinh viên mắc TC mức độ nặng là 20% - 30% [6]. Sự khác biệt này có thể được giải thích do việc sử dụng thang đo khác nhau để đo lường mức độ TC trong SV.  

Trong ba khối cao đẳng Điều dưỡng: tỷ lệ TC gặp ở khối năm đầu cao nhất (12,2%) và khối năm thứ ba là thấp nhất (6,7%), p<0,05. Khi bắt đầu khóa học mới, SV thường phải sống xa nhà, phải làm quen với môi trường sống và học tập mới, bạn bè và các mối quan hệ mới, … trong khi đó bản thân lại chưa có nhiều kinh nghiệm, điều này làm SV có nhiều lo lắng, mệt mỏi. Kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Wong và cộng sự (2006): sinh viên đại học năm đầu tiên có nguy cơ bị RLTC cao hơn hẳn các năm còn lại (p<0,005) [6].

Bảng 3.4: Phân tích hồi quy logicstic đa biến hiệu chỉnh các yếu tố liên quan đến TC

Yếu tố liên quan

Năm 1

OR(95%CI)

Năm 2

OR(95%CI)

Năm 3

OR(95%CI)

Chung

OR(95%CI)

Tâm sự, nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ

1,05

(0,19 - 5,83)

0,16

(0,01 - 1,76)

 

0,34*

(0,12 - 0,96)

Nhận xét: Kết quả phân tích đa biến thấy có 1 yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa với nguy cơ mắc TC, đó là: Tâm sự, nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ khi gặp khó khăn.

Cụ thể: Những SV giải quyết khó khăn bằng cách tâm sự nhờ sự giúpđỡ của cha mẹ nguy cơ bị TC chỉ bằng 0,34 lần những SV không nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ ( CI: 0,12-0,96).

Sự hỗ trợ của gia đình rất quan trọng cho sự thành công trong học tập và cuộc sống của sinh viên, sinh viên càng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình thì càng có ít nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm [2]. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu của các nữ sinh viên đại học người Mỹ gốc Phi, những sinh viên có mức hỗ trợ từ gia đình của họ nhiều hơn được báo cáo mức độ thấp hơn triệu chứng trầm cảm. Nghiên cứu này cũng cho thấy những sinh viên nữ nhận được sự hỗ trợ và tình cảm từ người mẹ cũng có ít triệu chứng trầm cảm hơn [4].

IV. Kết luận và khuyến nghị

* Kết luận:

          - Tỷ lệ trầm cảm chung ở sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng là 9,3%; trong đó: Khối năm thứ nhất có tỷ lệ cao nhất, chiếm 12,2%; Số sinh viên năm thứ hai có trầm cảm là 8,9%; Số sinh viên năm thứ ba có trầm cảm là 6,7%.

          - Xác định được 1 yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với rối loạn trầm cảm là: tâm sự nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ khi gặp khó khăn, cụ thể: Những sinh viên giải quyết khó khăn bằng cách tâm sự nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ nguy cơ bị trầm cảm chỉ bằng 0,34 lần những sinh viên không nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ ( CI: 0,12-0,96).

* Khuyến nghị:

          + Về phía sinh viên: Có ý thức chia sẻ, trao đổi thông tin và tâm sự với bạn bè, thầy cô và người thân về khó khăn của bản thân, nhất là đối với những sinh viên năm thứ nhất.

          + Về phía nhà trường: Tăng cường các buổi sinh hoạt trao đổi giữa các thầy/cô hoặc phòng ban đại diện Nhà trường với sinh viên nhằm nắm bắt và hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn của sinh viên.

 

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Diệu Ngọc (2013) “Thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh năm 2013”. Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng,Trường Đại học Y tế Công cộng.

2. Niobe  Way  and  Melissa  G.Robinson  (2003),  "A  longitudinal  study  of  the effects of family, friends, and school experiences on the psychological adjustment of ethnic minority, low-SES adolescents", Journal of Adolescent Research, 18(4), pp. 324-346.

3. Ravi Rana, Eileen Smith and Julie Walking (1999), The impact increasing levels of psycological disturbance amongst students in high education.

4. Reed  M.K  and  et  al.  (1996),  "Depressive  symptoms  in  African-American.

5. WHO (2000). Child and Adolescent Disorders, Management of Mental Disorders, Voi 2, p. 516-537.

6. Wong JC and et al. (2006), "Web-based  survey of depression,  anxiety and stress  in first-year  tertiary  education  students  in Hong  Kong",  Aust N Z  J Psychiatry, 40(9), pp. 777-782.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH