KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP KÈM SUY THẬN MẠN TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2014
Phan Thị Thanh Tâm, Hoàng Thị Minh Hiền, Trần Thị Nhị Hà,
Nguyễn Văn Hưng, Hoàng Thị Nguyệt Phương
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa khám bệnh – bệnh viện Hữu Nghị năm 2014 và phân tích hiệu quả sử dụng thuốc sau 3 tháng và 6 tháng điều trị liên tục.
Kết quả: Qua khảo sát 140 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014 được chẩn đoán xác định là THA có kèm suy thận mạn. Kết quả cho thấy :
Về đặc điểm mẫu nghiên cứu: Tuổi trung bình của tất cả các bệnh nhân là 63,84 ± 8,76 năm, tỷ lệ nam nhiều gấp 3,83 lần nữ. Tại thời điểm khảo sát, có 87 bệnh nhân đã được điều trị ( nhóm 1) và có HA được kiểm soát (87,3% bệnh nhân đạt HA mục tiêu và HA bình thường cao ). Còn nhóm chưa được điều trị hay điều trị gián đoạn (nhóm 2) phần lớn là tăng HA độ 2 (60,4%) và THA độ 3 (24,5%).Các bệnh nhân đều có mức độ suy thận độ 3.
Về sử dụng thuốc: Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin và thuốc chẹn kênh calci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất. Có 69,3% bệnh nhân phải thay đổi phác đồ điều trị trong đó 52,1% phải thay 1 lần và 17,2 % là phải thay phác đồ 2 lần. Có 96,4% bệnh nhân phải sử dụng phác đồ phối hợp thuốc, cặp phối hợp thường gặp là chẹn thụ thể Angiotensin và chẹn kênh calci nhóm dihydropyridin sau đó đến chẹn thụ thể Angiotensin phối hợp với lợi tiểu.
Về hiệu quả điều trị: Sau 6 tháng theo dõi không còn bệnh nhân THA độ 2 và độ 3 chỉ còn 11,3% bệnh nhân THA độ 1. HA bình thường/bình thường cao (< 140/90mmHg) đạt được ở 88,7 % và huyết áp mục tiêu (<130/80 mmHg) chỉ đạt ở 43,6 %. Kết quả điều trị trên thận rất khả quan 104 bệnh nhân tăng độ thanh thải creatinin, trong đó có 43,5% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn tổn thương thận nhẹ hơn và 1,4% BN chuyển sang giai đoạn tổn thương thận nặng hơn.
Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tác dụng không mong muốn rất nhỏ (5,7%).
Kết luận: Việc kiểm soát HA trên bệnh nhân suy thận cần được quản lý tốt, có đến 96,4% bệnh nhân phải sử dụng phác đồ phối hợp thuốc, đặc biệt phối hợp 2 thuốc là chẹn thụ thể Angiotensin và chẹn kênh calci nhóm dihydropyridin. Sau 6 tháng theo dõi điều trị kết quả kiểm soát bệnh nhân tăng huyết áp rất tốt không còn bệnh nhân THA độ 2 và độ 3 và kết quả điều trị trên thận rất có ý nghĩa có đến 104 bệnh nhân tăng độ thanh thải creatinin.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới tăng huyết áp là một trong 10 bệnh nguy hiểm nhất hành tinh. Bệnh ngày càng phổ biến và có tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng nhanh ở các nước có nền kinh tế đang phát triển. Các biến chứng và hậu quả của bệnh luôn là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở người cao tuổi. Suy thận vừa là biến chứng sớm, vừa là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh diễn biến nặng hơn. Việc điều trị cho đối tượng bệnh nhân bị tăng huyết áp kèm suy thận trở nên khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn.
Nền y dược ngày càng phát triển, các thuốc điều trị ngày càng phong phú cả về hoạt chất và các dạng bào chế, các khuyến cáo về điều trị bệnh tăng huyết áp cũng có nhiều đổi mới, đặc biệt là bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận. Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo mục tiêu kiểm soát tốt huyết áp và cải thiện được chức năng thận.
Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt với các bệnh nhân điều trị ngoại trú. Khoa khám bệnh – bệnh viện Hữu Nghị là đơn vị quản lý và chữa bệnh tăng huyết áp có uy tín trong nước. Số lượng bệnh nhân ngoại trú điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện Hữu Nghị khá ổn định. Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp kèm suy thận mãn chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa khám bệnh - bệnh viện Hữu Nghị năm 2014” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa khám bệnh – bệnh viện Hữu Nghị năm 2014
2. Phân tích hiệu quả sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa khám bệnh – bệnh viện Hữu Nghị năm 2014.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014 được chẩn đoán xác định là THA có kèm STM.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tiêu chuẩn loại trừ:
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu bệnh án theo tiêu chuẩn lựa chọn, các số liệu nghiên cứu được điền vào mẫu phiếu thu thập thông tin (phụ lục 1).
2.2.2. Các chỉ số trong nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 1 đến tháng 12/2014 có 140 BN tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh bệnh viện Hữu Nghị được chẩn đoán xác định là THA có kèm suy thận mãn.
3.1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và tuổi
Nhóm tuổi
(năm)
Nam
Nữ
Tổng
Số BN
Tỷ lệ(%)
Tỷ lệ (%)
< 50
7
6,3
2
6,9
9
6,4
50 – 59
23
20,7
8
27,6
31
22,1
60 – 69
54
48,6
11
37,9
65
46,4
70 – 79
24
21,6
6
30
21,4
≥ 80
3
2,7
5
3,6
111
100,0
29
140
Tỷ lệ theo giới tính (%)
79,3
Tuổi TB(năm)
63,85 ± 8,43
63,83 ± 10,08
63,84 ± 8,76
p > 0,05
Nhóm tuổi dưới 50 chiếm tỷ lệ thấp ( 6,4%), nhóm tuổi 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất ( 46,4%). Tuổi trung bình của bệnh nhân trong toàn mẫu nghiên cứu là 63,84 ± 8,76. BN cao tuổi nhất là 85 tuổi và thấp nhất là 41 tuổi. Sự khác biệt về tuổi trung bình giữa hai nhóm BN nam và BN nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Về giới: số bệnh nhân nam gấp 3,8 lần số BN nữ, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (1998)
Phân độ HA theo WHO
Tại thời điểm khảo sát, bệnh nhân nghiên cứu được tách thành 2 nhóm: Nhóm 1 là nhóm đã điều trị liên tục trên 6 tháng trước.Nhóm 2 là nhóm điều trị không liên tục 6 tháng hay chưa được điều trị trước đó (tính tại thời điểm BN tham gia vào nghiên cứu).
Bảng 3.1: Bảng phân độ HA
Phân loại THA
Nhóm 1
Nhóm 2
HA mục tiêu
33,3
0
0,0
HA bình thường cao
47
54,0
33,6
THA độ 1
12,6
15,1
19
13,6
THA độ 2
32
60,4
22,9
THA độ 3
13
24,5
9,3
87
53
Ở nhóm 1, hầu hết các bệnh nhân đã đưa được về mức huyết áp bình thường cao (54 %) và huyết áp mục tiêu( 33,3 %). Nhóm 2, phần lớn là tăng huyết áp độ 2 (60,4%) và độ 3( 24,5%). Qua đó chúng ta có thể thấy được hiệu quả của các nhóm thuốc hạ áp khi được sử dụng liên tục.
Bảng 3.2: Phân loại mức độ suy thận qua độ thanh thải creatinin
Mức suy thận
Clcr (ml/phút)
Giai đoạn 1
≥ 90
Giai đoạn 2
60 – 89
Giai đoạn 3
30 – 59
Giai đoạn 4
15 – 29
Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều suy thận giai đoạn 3, đây là mức độ tổn thương trung bình của thận. Đặc điểm này đồng nhất ở tất cả các BN sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả điều trị rõ ràng hơn.
Khi điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, các nhà lâm sàng luôn quan tâm đến yếu tố nguy cơ cũng như tổn thương cơ quan đích để có phác đồ điều trị hợp lý. Trong nghiên cứu, bên cạnh biến chứng suy thận, đối tượng nghiên cứu còn gặp nhiều biến chứng trên các cơ quan khác :
Bảng 3.3: Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố
Tuổi cao (Nam > 55, Nữ >65)
106
75,7
Béo phì (BMI ≥ 25)
Rối loạn lipid huyết
116
82,9
Hút thuốc lá
7,9
Uống rượu
25
17,9
Tiền sử gia đình có BMV
5,7
Theo JNC VIII (2014) thì từ 55 tuổi trở đi khi tăng thêm 1 tuổi đọ lọc cầu thận sẽ giảm tự nhiên 1- 2 ml/phút /năm, nếu huyết áp không được kiểm soát tốt thì mức giảm này tăng lên tùy mức độ là 4 – 8 ml/phút/năm.
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn.
Bảng 3.4: Phác đồ điều trị khởi đầu
Liệu pháp ban đầu
Đơn trị liệu
Đa trị liệu
Phối hợp 2 nhóm thuốc
77
55,0
Phối hợp 3 nhóm thuốc
43
30,7
Phối hợp 4 nhóm thuốc
12
8,6
Nhận xét:
- Nhóm bệnh nhân khởi đầu với liệu pháp đơn trị liệu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất ( 5,7%), nhóm chẹn thụ thể Angiotensin được sử dụng nhiều nhất ( 3,6%). Hầu hết các bệnh nhân khởi đầu phác đồ phối hợp 2 nhóm thuốc (55%) và phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc (30,7%); chỉ có 8,6% là sử dụng phác đồ phối hợp 4 nhóm thuốc.
- Nhóm điều trị phác đồ phối hợp 2 nhóm thuốc (55%), cặp phối hợp chẹn thụ thể Angiotensin và chẹn kênh calci được sử dụng nhiều nhất (13,7%) sau đó là phác đồ phối hợp chẹn thụ thể Angiotensin với lợi tiểu (10,7%). Kết quả này phù hợp với các khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp hiện nay. Khuyến cáo của JNC VIII (2014), hội tim mạch thế giới và châu Âu (ESH – ISH – 2008)
Bảng 3.5: Sự phân bố các liệu pháp điều trị ở phác đồ thay thế
Phác đồ điều trị
Phác đồ thay thế 1 (sau 3 tháng điều trị)
Phác đồ thay thế 2 (Sau 6 tháng điều trị)
2,1
61
43,6
55
39,3
66
47,1
15
10,7
16
11,4
- Tại thời điểm khảo sát có 8 BN sử dụng phác đồ đơn trị liệu và 77 BN sử dụng phác đồ phối hợp 2 nhóm thuốc.
Tại thời điểm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị, chẹn thụ thể Angiotensin là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất (73,6%, 75,7%), tỷ lệ này tăng lên so với phác đồ điều trị khởi đầu. Tiếp đó là nhóm chẹn kênh calci (69,3%, 70,7%). Nhóm chẹn beta giao cảm cũng tăng hơn so với thời điểm khởi đầu ( 57,1%, 60,7%); nhóm lợi tiểu và ức chế men chuyển được sử dụng giảm đi từ 35%, 27,1% ở phác đồ thay thế 1 xuống 33,6% và 26,4% ở phác đồ thay thế 2.
Sau khi dùng phác đồ điều trị khởi đầu nhiều BN đã phải thay đổi phác đồ điều trị do chưa đạt được HA mục tiêu hay không dung nạp thuốc.
Bảng 3.6: Tỷ lệ đổi phác đồ trong quá trình điều trị
Số lần đổi phác đồ
1
73
52,1
17,2
Số BN không phải thay đổi phác đồ chiếm 30,7 %. Có 52,1% số BN phải thay đổi 1 lần phác đồ điều trị và 17,2% số BN phải thay đổi 2 lần phác đồ điều trị. Lý do thay đổi chủ yếu là để kiểm soát HA tốt hơn, cũng có một số trường hợp bệnh đã ổn định nên giảm số thuốc dùng xuống.
Vì nhóm 1 là nhóm đã được điều trị liên tục trước đó, các BN phần lớn đã đưa về mức HA bình thường nên chúng tôi chỉ tổng kết sự thay đổi trị số HA trên BN thuộc nhóm 2 là nhóm chưa được điều trị hay điều trị gián đoạn.
Bảng 3.7: Sự thay đổi trị số HA trước và sau điều trị của nhóm 2
Thời điểm
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
TB
Mức giảm
p
Trước điều trị (0)
167,8±12,25
97,1±7,76
Sau 3 tháng (1)
136,3±8,12
31,3±13,71
P1-0<0,01
75,0±6,72
22,1±10,54
Sau 6 tháng (2)
136,8±6,33
30,8±14,42
P2-0<0,01
74,6±5,90
22,5±9,82
Sau 3 tháng đầu điều trị với mức HATT và HATTr ban đầu là 167,8 mmHg và 97,1 mmHg là mức HA rất cao đã giảm xuống còn 136,3 mmHg và 75,0 mmHg. Các tháng tiếp theo HA đều giảm có ý nghĩa thống kê so với mức HA ban đầu. Sau 6 tháng điều trị HATT và HATTr trung bình là 136,8 mmHg và 74,6 mmHg. Khi đã đưa về mức HA tương đối ổn định thì sự biến đổi trị số HA này qua các tháng là không nhiều.
Bảng 3.8: Sự thay đổi mức độ HA của nhóm 2 sau thời gian theo dõi
Bình thường/ bình thường cao
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Tỷ lệ
Trước điều trị
56,6
28,3
Sau 3 tháng
48
92,3
4
7,5
1,9
Sau 6 tháng
88,7
11,3
Trước điều trị số BN THA độ 2 và độ 3 chiếm tỷ lệ lớn 56,6% và 28,3%. Sau thời gian điều trị số BN THA ở các độ này giảm dần và sau 6 tháng điều trị không có BN nào THA độ 2 và độ 3, phần lớn HA đã về mức bình thường hoặc bình thường hoặc ở độ 1.
Sau 6 tháng theo dõi tỷ lệ BN đạt HA mục tiêutăng từ 20,7% lên đến 43,6%.Vấn đề đạt HA mục tiêu với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như suy thận cần phải được quan tâm hơn nữa.
Bảng 3.9 : Sự thay đổi các chỉ số độ thanh thải creatinin trước và sau điều trị
Độ thanh thải creatinin (ml/phút)
X ± SD
Mức tăng
48,77 ± 7,1521
51,15± 10,7909
2,45±9,5008
55,50± 13,2598
6,81±10,9902
Sau 6 tháng theo dõi độ thanh thải creatinin tăng dần từ 48,77 ml/phút lên đến 55,5 ml/phút, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Sau 6 tháng điều trị số BN tăng độ thanh thải creatinin chiếm tỷ lệ lớn 74,3 %, có 25,7% BN không tăng độ thanh thải creatinin.
IV. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau.
Study of drugs used to treat high blood pressure in patients with hypertension with chronic renal insufficiency in Huu Nghi Hospital in 2014
Objective: The aim of research is the study of drugs used to treat high blood pressure in patients with hypertension with chronic renal insufficiency in Huu Nghi Hospital in 2014 and analyze efficiency and medication after 3 months and 6 months continuous treatment.
Results: The survey of 140 patients with hypertension with chronic renal insufficiency undergoing outpatient treatment at the Department of Examination of the Huu Nghi Hospital from 1/2014 to 3/2014. Results showed:
For Sample characteristics: mean age of all patients was 63.84 ± 8.76 years, with men and women more than 3.83 times. In the survey, 87 patients were treated (group 1) and with controlled BP (87.3% of patients achieved target BP and high normal BP). And untreated group or treatment interruption (group 2) hypertension mostly Level 2 (60.4%) and grade 3 hypertension (24.5%). There are 77.8% of patients with 2 or more risk factors; the common risk factors are dyslipidemia and high age.
For use of medication and treatment effect: Angiotensin receptor blockers and calcium channel blockers are two classes of drugs are used most commonly. While 69.3% of patients to change treatment regimens in which 52.1% to 17.2% instead of 1 time and that a change in regimen and 96.4% 2 times patients have to use drug combination regimens. Common coordinate pair is Angiotensin receptor blockers and dihydropyridine calcium channel blocker group later to angiotensin receptor blocker combination with a diuretic.
Effectiveness of treatment, after 6 months of follow-up is no longer hypertensive patients 2 and level 3 of only 11.3% of patients with hypertension 1. Bp normal / high level normal (<140 / 90mmHg) was achieved in 88 , 7% and goal blood pressure (<130/80 mmHg) was only 52.1% of patients. The results of treatment in 104 renal positive patients increased creatinine clearance, which has 43.5% of patients transitioned to a lighter kidney damage and 1.4% of patients transitioned to severe kidney damage more.
The percentage of patients get side effects was small (5.7%).
Conclusion :. The BP control in patients with kidney impairment should be managed well, with 96.4% of patients had to use combination drug regimens, particularly 2-drug combination as angiotensin receptor blockers and calcium channel blockers after dihydropyridine group Angiotensin receptor blockers then coordinate with diuretics. After 6 months of follow-up treatment hypertension patients very well no longer hypertensive patients between BP level 2 and BP level 3 and the results of treatment on kidney significant increase. There are 104 patients with creatinine clearance.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Gia Khải & CS (2012), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học - Đại hội Tim mạch học Quốc gia lần thứ XII, tạp chí tim mạch học số 23/2012, pp 178-192.
2. Viện Tim mạch Việt Nam và Bệnh viện Nội tiết Hà Nội (2002), Điều tra dịch tễ học bệnh THA và các yếu tố nguy cơ tại 12 phường nội thành Hà nội 2001, pp 642-659.
3. Hội Tim mạch Mỹ (JNC VIII - 2014), Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh gía và điều trị cao huyết áp 2014, JNC8, pp 1-7.
4. Hội Tim mạch học Việt Nam (2013), Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp người lớn, Khuyến cáo 2013 về bệnh lý tim mạch & chuyển hóa; Tr 185-237.
5. Võ Phụng, Võ Tam (2008), Suy thận mạn, Giáo trình bệnh học nội khoa, Đại học Y-Dược Huế, tập 2, tr. 67 – 74.
Tiếng Anh
6. Aubrey Morrison, Anithe Vijayan (2013), Hypertension, The washington manual of medicel therapeutics 32nd edition, Tr 102-118.