KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH – SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG NĂM CUỐI VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI NĂM 2016
Mai Thị Minh Nghĩa, Lê Thị Thúy Quỳnh, Trần Vũ Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thúy Anh, Nguyễn Thị Thu Trang
(1)Trường Cao đẳng y tế Hà Nội
TÓM TẮT
NỘI DUNG
1.Đặt vấn đề
Trước đây nếu giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận thì ngày nay, với sự phát triển của toàn cầu hóa của nền kinh tế thị trường hoạt động giáo dục không còn mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận mà đã bước đầu trở thành “dịch vụ giáo dục”. Với quan điểm xem giáo dục như một dịch vụ và học sinh – sinh viên như một khách hàng thì vai trò của học sinh – sinh viên ngày càng quan trọng trong công cuộc nâng cao chất lượng đào tạo vì học sinh – sinh viên có thể cung cấp thông tin phản hồi nhằm giúp người quản lý có thể điều chỉnh các hành vi nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo tại trường.
Như vậy, chất lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ không phải theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng,... theo quy định. Trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng dịch vụ qua ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm là người học (HSSV) đang trở nên hết sức cần thiết. Với ý nghĩa như vậy nên chúng tôi chọn nghiên cứu: “Khảo sát sự hài lòng của học sinh – sinh viên điều dưỡng năm cuối về một số lĩnh vực phục vụ hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2016” với các mục tiêu
1. Mô tả sự hài lòng của HSSV điều dưỡng năm cuối đối với một số lĩnh vực phục vụ hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội;
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của HSSV điều dưỡng năm cuối đối với một số lĩnh vực phục vụ hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cưu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Sinh viên cao đẳng điều dưỡng năm thứ 3 hệ chính quy
+ Học sinh trung cấp điều dưỡng năm thứ 2 hệ chính quy
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2.Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
- Cỡ mẫu
n= z2(1-α/2)p(1-p)/d2
Trong đó:
→ theo công thức trên tính được: n = 384 học sinh - sinh viên
Cỡ mẫu tối thiểu là 384 HSSV, chúng tôi lấy tròn là 400
- Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
+ Lập danh sách các lớp: gồm 15 lớp cao đẳng điều dưỡng và 5 lớp trung cấp điều dưỡng.
+ Mỗi lớp chọn: 384/20 = 19- 20 sinh viên
+ Tại mỗi lớp: chọn số sinh viên vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn hệ thống.
+ Lập danh sách sinh viên theo ABC
+ Chọn ngẫu nhiên sinh viên thứ 1
+ Sinh viên thứ 2 được chọn bằng cách: cách sinh viên thứ 1 với khoảng cách là k= số sv trong lớp/19-20 ~ 3.
+ Các sinh viên tiếp theo cách sinh viên trước là 3, lần lượt đến khi đủ 19-20 sinh viên.
2.3. Xử lý số liệu: trên máy vi tính, sử dụng phần mềm SPSS 18.0
Sử dụng các thuật toán: tính tỷ lệ %, điểm trung bình + SD
Phân tích các yếu tố liên quan: P
Số liệu có được bằng việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ (1.Rất không hài lòng, 2.Không hài lòng, 3.Không chắc chắn, 4.Hài lòng, 5.Rất hài lòng) được mã hóa thành 2 nhóm: chưa hài lòng với điểm < 4 và hài lòng với điểm > 4 đối với từng tiểu mục. Từ đó, tính được số lượng HSSV thuộc từng nhóm đối tượng với từng tiểu mục.
HSSV được đề nghị cho biết ý kiến của mình về 8 yếu tố với 58 tiểu mục:
1. Yếu tố hài lòng về hoạt động phòng Đào tạo = trung bình cộng tổng điểm của 6 tiểu mục.
2. Yếu tố hài lòng về hoạt động phòng Thanh tra – Khảo thí và KĐCL = trung bình cộng tổng điểm của 4 tiểu mục.
3. Yếu tố hài lòng về hoạt động phòng Quản lý HSSV = trung bình cộng tổng điểm của 5 tiểu mục.
4. Yếu tố hài lòng về hoạt động của một số phòng/tổ = trung bình cộng tổng điểm của 13 tiểu mục.
5. Yếu tố hài lòng về đội ngũ giáo viện chủ nhiệm = trung bình cộng tổng điểm của 4 tiểu mục.
6. Yếu tố hài lòng về cơ sở vật chất = trung bình cộng tổng điểm của 14 tiểu mục.
7. Yếu tố hài lòng về hoạt động ngoại khóa = trung bình cộng tổng điểm của 5 tiểu mục.
8. Yếu tố hài lòng với kết quả đạt được = trung bình cộng tổng điểm của 7 tiểu mục.
Điểm giới hạn kết quả sự hài lòng chung của HSSV với nhà trường = trung bình cộng tổng điểm của 58 tiểu mục.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Sự hài lòng của HSSV điều dưỡng năm cuối đối với một số lĩnh vực phục vụ hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hài lòng nói chung của HSSV về nhà trường
Kết quả cho thấy điểm trung bình hài lòng của HSSV về nhà trường còn chưa cao. Tỷ lệ HSSV chưa hài lòng về nhà trường ở mức cao (79,3%).
Bảng 3.4: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV
về hoạt động phòng Đào tạo
Mã
Nội dung
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
A1
Kế hoạch giảng dạy thông báo đầy đủ
3,84
0,37
A2
Bố trí thời gian học tập thuận lợi cho HSSV
3,35
0,49
A3
Thời khóa biểu dễ xem
3,95
0,39
A4
Cung cấp kịp thời điểm tổng kết kỳ học, khóa học
3,20
0,50
A5
Cung cấp lịch thi, lịch học từ đầu kỳ học
4,01
0,38
A6
Nhân viên phòng đào tạo sẵn sàng lắng nghe và giải quyết thắc mắc của HSSV
3,56
0,44
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ hài lòng của HSSV với hoạt động của phòng Đào tạo
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về hoạt động của phòng Đào tạo từ 3,20 đến 4,01. Trong đó, tiểu mục “cung cấp kịp thời điểm tổng kết học kỳ, khóa học” có điểm trung bình hài lòng thấp nhất là 3,20 + 0,50 (tỷ lệ 47,2%); và tiểu mục “cung cấp lịch thi, lịch học từ đầu kỳ học” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 4,01 + 0,38 (tỷ lệ 86,5%).
Bảng 3.5: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV
về hoạt động phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng
B1
Công tác thanh tra – kiểm tra không gây phiền hà cho HSSV
3,81
B2
Công tác tổ chức thi nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định
4,03
0,34
B3
Đề thi kết thúc học phần nằm trong bộ câu hỏi lượng giá
3,69
0,41
B4
Nhân viên phòng Thanh tra – Khảo thí và KĐCL sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của HSSV
3,72
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ hài lòng của HSSV với hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng tương đối cao, từ 3,69 đến 4,03. Trong đó, tiểu mục “công tác tổ chức thi nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 4,03 + 0,34 (tỷ lệ 88,4%).
Bảng 3.6: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV
về hoạt động phòng Quản lý HSSV
C1
Giải quyết kịp thời, đúng quy định các giấy tờ liên quan đến HSSV
3,60
C2
Đảm bảo công bằng trong quy trình đánh giá rèn luyện
3,74
C3
Thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống
0,29
C4
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi công tác phát triển Đảng trong HSSV
0,36
C5
Nhân viên phòng QLHSSV sẵn sàng lắng nghe và giải quyết thắc mắc của HSSV
3,75
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hài lòng của HSSV với hoạt động của phòng Quản lý HSSV
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về hoạt động của phòng Quản lý HSSV tương đối cao, từ 3,60 đến 4,01. Trong đó, tiểu mục “thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 4,01 + 0,29 (tỷ lệ 89,2%).
Bảng 3.7: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV
về hoạt động của một số phòng, tổ khác trong trường
D1
Bộ phận văn thư có thái độ cởi mở với HSSV
3,67
D2
Nhân viên phòng y tế ân cần, thân thiện
3,62
D3
Nhân viên tổ giảng đường sẵn sàng giải đáp thắc mắc của HSSV về giảng đường
3,87
D4
Nhân viên phòng tài chính kết toán sẵn sàng giải đáp thắc mắc của HSSV
0,33
D5
Công tác thu học phí thuận lợi
0,42
D6
Nhân viên thư viện có thái độ phục vụ tốt
0,35
D7
Nhân viên thư viện hỗ trợ bạn đọc hiệu quả
3,65
D8
Quy trình mượn tài liệu, SGK tại ThV thuận lợi
3,55
D9
Nhân viên giữ xe vui vẻ, đúng mực
0,45
D10
NV tại phòng TH nhiệt tình, biết lắng nghe
3,83
0,32
D11
Nhân viên căng tin vui vẻ, thân thiện
3,64
D12
Nhân viên bảo vệ lịch sự, đúng mực
3,37
0,51
D13
Nhân viên dọn vệ sinh có thái độ đúng mực
2,91
0,55
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ hài lòng của HSSV với hoạt động của phòng,
tổ khác trong trường
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về hoạt động của phòng, tổ khác trong trường không cao, từ 2,91 đến 3,87. Trong đó, tiểu mục “nhân viên dọn vệ sinh có thái độ đúng mực” có điểm trung bình hài lòng thấp nhất 2,91 + 0,55 (tỷ lệ 36,9%), và tiểu mục “nhân viên tổ giảng đường sẵn sàng giải đáp thắc mắc của HSSV về giảng đường” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 3,87 + 0,33 (tỷ lệ 78,4%). Không có tiểu mục nào có điển trung bình hài lòng đạt 4 điểm.
Bảng 3.8: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
E1
GVCN ân cần, thân thiện
4,33
E2
GVCN thông báo kịp thời cho HSSV những thay đổi của nhà trường
4,21
E3
GVCN tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ
4,06
0,40
E4
GVCN luôn sẵn sàng giúp đỡ HSSV
4,25
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ hài lòng của HSSV về đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm rất cao, đều trên 4 điểm (4,06 đến 4,33). Trong đó, tiểu mục “giáo viên chủ nhiệm ân cần, thân thiện” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 4,33 + 0,34 (tỷ lệ 92,7%). Đây là yếu tố đánh giá được HSSV hài lòng nhất.
Bảng 3.9: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV về cơ sở vật chất của nhà trường
F1
GĐ LT đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ, đủ chỗ ngồi
3,40
0,47
F2
PH trang bị màn chiếu, máy chiếu đầy đủ
3,66
F3
Phòng thực hành sạch sẽ, có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu học tập của HSSV
3,77
F4
TLTK tại thư viện phong phú
3,58
F5
Phòng máy tính đáp ứng nhu cầu HT của HSSV
3,49
F6
Phòng đọc thư viện yên tĩnh, mát mẻ, sạch sẽ
F7
Thư viện điện tử tiện lợi, dễ tra cứu, download
F8
Tài liệu học tập đáng ứng yêu cầu
F9
Hệ thống wifi hoạt động tốt
2,41
0,58
F10
Webside cung cấp đầy đủ TT cần thiết đv HSSV
3,63
F11
Quang cảnh sư phạm sạch sẽ
F12
DVYT đáp ứng được nhu cầu CSSK của HSSV
3,54
F13
Nhà vệ sinh sạch sẽ, hệ thống nước đầy đủ
2,67
0,61
F14
Căng tin sạch sẽ, hợp vệ sinh
3,76
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ hài lòng của HSSV về Cơ sở vật chất của nhà trường
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về Cơ sở vật chất của nhà trường không cao, từ 2,41 đến 3,87. Trong đó, có 2 tiểu mục có điểm trung bình < 3 điểm: “hệ thống wifi hoạt động tốt” có điểm trung bình hài lòng là 2,41 + 0,58 (tỷ lệ 20,9%) và tiểu mục “nhà vệ sinh sạch sẽ, hệ thống nước đầy đủ” có điểm trung bình hài lòng là 2,67 + 0,61 (tỷ lệ 34,2%); và tiểu mục “phòng đọc thư viện yên tĩnh, mát mẻ, sạch sẽ” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 3,87 + 0,34 (tỷ lệ 81,9%).
Bảng 3.10: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV về các hoạt động ngoại khóa
G1
Hoạt động thể dục thể thao diễn ra thường xuyên
G2
Hoạt động văn nghệ thu hút nhiều HSSV tham dự
G3
Hoạt động tình nguyện được tuyên truyền rộng rãi đến HSSV
G4
Hoạt động hiến máu nhân đạo thu hút nhiều HSSV tham dự
G5
Các buổi nói chuyện chuyên đề bổ ích
3,42
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ hài lòng của HSSV về các hoạt động ngoại khóa
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về các hoạt động ngoại khóa ở mức trung bình, từ 3,35 đến 3,64. Không có tiểu mục nào có điểm trung bình hài lòng đạt 4 điểm.
Bảng 3.11: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV
về kết quả đạt được khi học tập tại trường
H1
HSSV được rèn luyện về đạo đức, tác phong, nhân cách
3,96
0,31
H2
Khóa học đáp ứng mong đợi của cá nhân
H3
Khóa học nâng cao khả năng tự học, tư NC
H4
Khóa học nâng cao năng lực tu duy sáng tạo
3,61
H5
Khóa học nâng cao kỹ năng giao tiếp
H6
Khóa học nâng cao khả năng làm việc nhóm
H7
Kiến thức có được từ khóa học giúp HSSV tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ hài lòng của HSSV về kết quả đạt được
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về kết quả đạt được khi học tập tại trường từ 3,55 đến 3,96. Trong đó, tiêu mục “HSSV được rèn luyện đạo đức, tác phong, nhân cách” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 3,96 + 0,31 (tỷ lệ 85,1%). Không có tiểu mục nào có điểm trung bình hài lòng đạt 4 điểm.
Bảng 3.12: Điểm trung bình sự hài lòng của HSSV về từng yếu tố
I1
Hoạt động của phòng Đào tạo
0,28
I2
Hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm đinh chất lượng
0,27
I3
Hoạt động của phòng Quản lý HSSV
I4
Hoạt động của các phòng, tổ khác
0,24
I5
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
I6
Cơ sở vật chất
I7
Hoạt động ngoại khóa
3,53
I8
Kết quả đạt được
3,68
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ hài lòng của HSSV về từng tiểu mục
Nhận xét: Điểm trung bình hài lòng của HSSV về các yếu tố đánh giá từ 3,49 đến 4,21. Trong đó, yếu tố “hài lòng về cơ sở vật chất” có điểm trung bình thấp nhất 3,49 + 0,28 (tỷ lệ 15,5%); và yếu tố “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” có điểm trung bình hài lòng cao nhất là 4,21 + 0,32 (tỷ lệ 78%).
3. Một số yêu tố liên quan đến sự hài lòng của HSSV điều dưỡng năm cuối đối với một số lĩnh vực phục vụ hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
Bảng 3.13: Sự hài lòng với các hoạt động của trường theo
giới tính của HSSV
Nam
Nữ
p
Hoạt động của phòng Đào Tạo
p = 0,048 < 0,05
55,8
44,2
69,5
30,5
Hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và KĐCL
p = 0,196 > 0,05
40,4
59,6
50
p = 0,858 > 0,05
53,8
46,2
55,3
44,8
Hoạt động của các phòng, tổ khác trong trường
p = 0,597 > 0,05
78,8
21,2
81,9
18,1
p = 0,358 > 0,05
26,9
73,1
21,3
78,7
p = 0,015 < 0,05
86,2
13,8
p = 0,648 > 0,05
63,5
36,5
66,7
33,3
p = 0.525 > 0,05
51,9
48,1
56,6
43,4
Nhận xét: Tỷ lệ nữ sinh chưa hài lòng với hoạt động đào tạo và cơ sở vật chất của nhà trường cao hơn so với nam sinh, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê (p< 0,05), còn các yếu tố khác không thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Bảng 3.14: Sự hài lòng với các hoạt động của trường theo HSSV
Học sinh
Sinh viên
P
p < 0,001
41,3
58,7
77
23
29,8
70,2
55,4
44,6
61,5
38,5
p = 0,047 < 0,05
75
25
83,8
16,2
p = 0,286 > 0,05
18,3
81,7
23,3
76,7
p = 0,005 < 0,01
76
24
87,5
12,5
42,3
57,7
74,7
25,3
33,7
66,3
63,9
36,1
Nhận xét: Tỷ lệ HS hài lòng với hoạt động đào tạo của nhà trường cao hơn SV rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) , ngoại trừ yếu tố “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” có p > 0,05.
Bảng 3.15: Sự hài lòng với các hoạt động của trường theo nơi ở của HSSV
Ở cùng gia đình
Ở trọ
p = 0,226 > 0,05
65,8
34,2
71,9
28,1
p = 0,764 > 0,05
49,3
50,7
47,7
52,3
p = 0,730 > 0,05
54,4
45,6
56,3
43,8
p = 0,310 > 0,05
80,1
19,9
84,4
15,6
p = 0,035 < 0,05
p = 0,400 > 0,05
83,5
16,5
86,7
13,3
p = 0,683 > 0,05
66,9
33,1
64,8
35,2
p = 0,616 > 0,05
55,1
44,9
56
44
Nhận xét: HSSV ở trọ hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cao hơn HSSV ở cùng gia đình, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), còn các tiêu chí khác không thấy có sự khác biệt.
Bảng 3.16: Sự hài lòng với các hoạt động của trường theo xếp loại kết quả học tập của HSSV
Xuất sắc
Giỏi
Khá
Trung bình khá
Trung bình
F, p
F = 1,979
p = 0,097 > 0,05
73,3
26,7
72,6
27,4
69,7
30,3
54
46
60
40
F = 1,300
p = 0,269 > 0,05
49,6
50,4
49,2
50,8
45
55
F = 0,954
p = 0,433 > 0,05
56,4
43,6
55,7
44,3
F = 0,639
p = 0,635 > 0,05
93,3
6,7
82,9
17,1
7,9
21,1
82,5
17,5
85
15
F = 0,666
23,1
76,9
22,7
77,3
15,9
84,1
20
80
F = 3,506
p = 0,008 < 0,01
100
0
88,9
11,1
85,4
14,6
76,2
23,8
65
35
F = 1,875
p = 0,114 > 0,05
70,9
29,1
66,5
33,5
60,3
39,7
F = 1,895
p = 0,110 > 0,05
62,4
37,6
44,4
55,6
Nhận xét: Kết quả học tập của HSSV càng cao thì tỷ lệ hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường càng thấp (F = 3,506; P <001), còn các tiêu chí khác sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Sự hài lòng của HSSV về một số lĩnh vực phục vụ đào tạo tại trường là một vấn đề mang tính nhạy cảm cao. Trong NC này chúng tôi sử dụng 8 yếu tố: hoạt động phòng Đào tạo, phòng Thanh tra – Khảo thí và KĐCL, phòng Quản lý HSSV, một số phòng, tổ, giáo viên chủ nhiệm, cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa, kết quả đạt được để mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của HSSV. Qua những kết quả nghiên cứu chúng tôi có những nhận xét sau
4.1. Đặc điểm của mẫu NC
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số HSSV tham gia nghiên cứu là sinh viên (74%), là nữ giới (87%). Điều này là phù hợp với đặc thù ngành đào tạo của nhà trường (nữ sinh nhiều hơn nam sinh) và chỉ tiêu đào tạo sinh viên nhiều hơn học sinh như hiện nay.
Chủ yếu HSSV hiện đang ở cùng gia đình (68,0%) và không có HSSV nào hiện đang ở kí túc xá của trường. Điều này phản ánh đúng tình trạng hiện nay của nhà trường, đó là tỷ lệ HSSV ở trong kí túc xá rất ít. Có lẽ là do điều kiện cơ sở vật chất và sinh hoạt hiện tại ở kí túc xá của trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu của HSSV.
Tỷ lệ HSSV có xếp loại học tập khá (46,3%) là cao nhất; tuy nhiên, tỷ lệ % HSSV có xếp loại học tập giỏi cũng tương đối cao (29,3%). Điều này cho thấy chất lượng đầu vào của HSSV là khá tốt, thêm vào đó là trình độ đào tạo tại nhà trường cũng được khẳng định qua rất nhiều thế hệ HSSV ra trường có tay nghề tốt và được các cơ sở y tế tuyển dụng.
4.2. Sự hài lòng của HSSV điều dưỡng năm cuối đối với một số hoạt động phục vụ đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
Từ kết quả ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy điểm trung bình hài lòng chung của HSSV về nhà trường chưa cao (3,72 + 0,45). Tỷ lệ HSSV chưa hài lòng với nhà trường cũng ở mức cao (79,2%). Điều này cho thấy nhà trường cần phải có các điều chỉnh trong hoạt động đào tạo và phục vụ để đáp ứng được nhu cầu của HSSV.
4.2.1. Hoạt động của phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo là một trong những nơi mà HSSV tiếp cận đầu tiên và nhiều nhất trong quá trình học tập tại trường. Việc cung cấp kế hoạch giảng dạy, bố trí thời gian học tập, sắp xếp thời khóa biểu, cung cấp lịch học, lịch thi và điểm tổng kết cuối kỳ học, khóa học cũng như việc giải đáp các thắc mắc của HSSV về vấn đề đào tạo là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với HSSV.
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về hoạt động của phòng Đào tạo chỉ đạt mức 3,65 + 0,28 điểm. Điều này cho thấy HSSV chưa hài lòng với hoạt động của Phòng. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy tiểu mục “cung cấp kịp thời điểm tổng kết cuối kỳ học, khóa học” có điểm trung bình thấp nhất 3,20 + 0,5 (tỷ lệ hài lòng 47,2%). Sự không hài lòng của HSSV ở tiểu mục này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhà trường đã có quy định sau khi HSSV thi kết thúc học phần 10 ngày giảng viên phải trả điểm về phòng Đào tạo. Việc GV trả điểm muộn do một số học phần (một số học phần khó tuyển GV) thiếu GV không chấm kịp, một số học phần có sự kết hợp của nhiều bộ môn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấm thi. Về nguyên nhân chủ quan vẫn còn hiện tượng một số GV chấm thi xong không làm điểm tổng hợp học phần ngay mà chờ chấm xong cả khóa mới làm điểm và nộp về phòng Đào tạo, trả cho HSSV. Ngoài ra, khi có GV trả điểm phòng Đào tạo cũng chưa cập nhật ngay điểm lên website mà thường chờ đủ điểm của cả kỳ học mới đưa điểm lên hệ thống website và gửi về các lớp cho HSSV.
Ngoài ra tiểu mục “bố trí thời gian học tập thuận lợi cho HSSV” có điểm trung bình là 3,35 + 0,49 (tỷ lệ hài lòng 55,6%). Với thời lượng đào tạo 3 năm đối với SV ( 160 ĐVHT) và 2 năm đối với HS (99 ĐVHT) đo đặc thù của ngành Y chương trình đào tạo thời lượng thực hành, thực tế chiếm trên 50% nên thời gian học của HSSV nhiều hơn các ngành khác do đó việc bố trí thời gian học tập có thể chưa thuận lợi cho HSSV. Hơn nữa, lịch học có khi được phòng Đào tạo sắp xếp ưu tiên cho GV (GV tham gia điều trị tại các bệnh viện, đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số học phần khó tuyển GV…) nên lịch học nhiều khi bố trí không cân đối giữa các tuần, giữa các ngày trong tuần làm HSSV có thể bị động trong việc làm thêm hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Kết quả này cũng là vấn đề nhóm nghiên cứu rất quan tâm và mong muốn sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở các đề tài tiếp theo để xem HSSV mong muốn gì từ Nhà trường trong việc bố trí thời gian học tập.
Tiểu mục có điểm trung bình hài lòng cao nhất 4,01 + 0,38: là “cung cấp lịch học, lịch thi từ đầu kỳ học” (tỷ lệ hài lòng 86,5%). Điều này phản ánh đúng thực tại và thể hiện những nỗ lực của phòng Đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo giúp HSSV chủ động trong việc học tập.
4.2.2. Hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Hoạt động của phòng liên quan đến công tác thanh tra – kiểm tra việc học tập của HSSV; công tác ra đề thi, tổ chức thi, thanh tra - kiểm tra việc dự thi của HSSV; cũng như việc giải đáp các thắc mắc liên quan đến thi cử của HSSV. Đây là các hoạt động cũng vô cùng quan trọng đối với chất lượng đào tạo chung của nhà trường.
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng đạt mức 3,81 + 0,27 điểm. Điều này cho thấy HSSV chưa thực sự hài lòng với hoạt động của phòng. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy tiểu mục “công tác tổ chức thi nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định” có điểm trung bình hài lòng cao nhất 4,03 + 0,34 (tỷ lệ hài lòng 88,4%). Điều này cho thấy HSSV thực sự mong muốn và hài lòng với sự công bằng, nghiêm túc trong công tác tổ chức thi của nhà trường. Có được sự đánh giá cao của HSSV là do ngay từ khi mới thành lập, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Phòng đã xây dựng được quy trình tổ chức thi xuyên suốt từ khâu trộn đề, coi thi, chấm thi rất chặt chẽ.
Kết quả NC cũng cho thấy vẫn còn 5 HSSV rất không hài lòng, 29 HSSV không hài lòng và 98 HSSV không chắc chắn với nội dung của đề thi kết thúc học phần. Vấn đề này cũng rất khó lý giải tại sao HSSV không hài lòng vì nhóm nghiên cứu chưa tìm hiểu được kết quả này là do GV không cung cấp ngân hàng câu hỏi cho HSSV hay HSSV không ôn thi, không nắm chắc kiến thức nên không chắc chắn đề thi kết thúc học phần có nằm trong ngân hàng câu hỏi hay không.
4.2.3. Hoạt động của phòng Quản lý HSSV
Phòng Quản lý HSSV cũng là nơi mà HSSV tiếp cận sớm và nhiều nhất khi học tập tại trường vì đây là nơi HSSV có thể được giải đáp các thắc mắc của mình, được hướng dẫn và được giải quyết các giấy tờ có liên quan; cũng như là nơi đưa ra và tổ chức các hoạt động động nhằm mục đích giáo dục tư tưởng, đạo đức và lối sống cho HSSV; là nơi tuyên truyền, phổ biến và thực hiện công tác phát triển Đảng trong HSSV cũng như đảm bảo công bằng trong việc đánh giá rèn luyện, 1 trong các tiêu chí liên quan đến xét duyệt học bổng cho HSSV.
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về hoạt động của phòng Quản lý HSSV đạt mức 3,77 + 0,27 điểm. Điều này cho thấy HSSV chưa thực sự hài lòng với hoạt động của phòng. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 cho thấy tiểu mục “thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống” có điểm trung bình hài lòng cao nhất 4,01 + 0,29 điểm (tỷ lệ hài lòng 89,2%). Điều này cho thấy công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của phòng đã thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu của HSSV; góp phần hình thành nên đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ y tế của đất nước trong tương lai.
4.2.4. Hoạt động của các phòng, tổ khác
Các hoạt động cũng như thái độ của nhân viên ở các phòng, tổ khác trong nhà trường như bộ phận văn thư, y tế, tài chính kế toán, thư viện, tổ giảng đường, tổ bảo vệ hay các nhân viên phòng thực hành, nhân viên căng tin, trông giữ xe và nhân viên vệ sinh cũng đóng góp không nhỏ vào việc đem lại sự hài lòng của HSSV khi học tập tại nhà trường.
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về hoạt động của phòng, tổ khác chỉ đạt mức 3,61 + 0,24 điểm. Điều này cho thấy HSSV chưa hài lòng với hoạt động của các phòng, tổ này. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho thấy tiểu mục “nhân viên dọn vệ sinh có thái độ đúng mực” có điểm trung bình hài lòng thấp nhất 2,91 + 0,55 điểm (tỷ lệ hài lòng 36,9%), và tiếp theo là tiểu mục “nhân viên bảo vệ lịch sự, đúng mực”, điểm trung bình hài lòng là 3,37 + 0,51 điểm. Điều này cho thấy cần có sự điều chỉnh, thay đổi về thái độ của nhân viên bảo vệ và nhân viên vệ sinh khi tiếp xúc với HSSV. Không có tiểu mục nào có điểm trung bình đạt điểm 4. Tiểu mục có điểm trung bình hài lòng cao nhất là “nhân viên tổ giảng đường sẵn sàng giải đáp thắc mắc của HSSV về giảng đường” cũng chỉ đạt 3,87 + 0,36 điểm. Điều này cho thấy nhân viên tổ giảng đường phần nào đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của HSSV.
4.2.5. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm có thể được ví như người mẹ ở trường của HSSV, là người mà HSSV tin tưởng, tâm sự, giãi bày tâm tư, tình cảm của mình. HSSV luôn cần sự giúp đỡ, thái độ ân cần, thân thiện ở họ. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người cung cấp và cập nhật các thông tin về các hoạt động của nhà trường tới HSSV thông qua các buổi sinh hoạt lớp định kỳ hay đột xuất để HSSV nắm bắt được kịp thời.
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về hoạt động của GVCN đạt mức 4,21 + 0,32 điểm; đạt điểm trung bình cao nhất trong 8 yếu tố đánh giá hài lòng. Điều này cho thấy HSSV thực sự hài lòng với hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hiện nay của nhà trường. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.8 cho thấy tất cả các tiểu mục đánh giá điều có điểm trung bình hài lòng > 4 điểm và tỷ lệ hài lòng đều > 80%. Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên của nhà trường đang hoạt động thực sự có hiệu quả.
4.2.6. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng, đóng góp nên sự thành công trong hiệu quả đào tạo của nhà trường. Hệ thống phòng học, phòng thực hành, phòng máy tính, phòng đọc được trang bị đầy đủ trang dụng cụ, máy móc, thiết bị dạy và học, đảm bảo đủ ánh sáng, sạch sẽ, thoải mái cho HSSV. Ngoài ra, các phương tiện hỗ trợ học tập khác như thư viện điện tử, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cũng như hệ thống webside và wifi cũng quan trọng. Hệ thống nước sạch, căng tin, nhà vệ sinh cũng vô cùng cần thiết cho các nhu cầu thiết yếu của HSSV.
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về cơ sở vật chất chỉ đạt mức 3,49 + 0,28 điểm, mức điểm thấp nhất trong 8 yêu tố đánh giá hài lòng. Điều này cho thấy HSSV thực sự chưa hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.9 cho thấy tiểu mục “hệ thống wifi hoạt động tốt” có điểm trung bình hài lòng thấp nhất, chỉ đạt 2,41 + 0,58 điểm (tỷ lệ hài lòng 20,9%); tiếp theo là tiểu mục “nhà vệ sinh sạch sẽ, hệ thống nước đầy đủ” có điểm trung bình hài lòng chỉ là 2,67 + 0,61 (tỷ lệ hài lòng 31,2%). Không có tiểu mục nào đạt điểm 4. Tiểu mục đạt điểm cao nhất là “phòng đọc thư viện yên tĩnh, mát mẻ, sạch sẽ” cũng chỉ đạt 3,87 + 0,34 (tỷ lệ hài lòng 81,9%). Điều này cho thấy phòng đọc của thư viện hiện nay đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của HSSV.
4.2.7. Hoạt động ngoại khóa
Các hoạt động ngoại khóa góp phần tạo nên các cơ hội cho HSSV được mở mang tầm hiểu biết thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề; được rèn luyện thể lực cũng như bộc thể hiện các năng khiếu của bản thân thông qua các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ; có cơ hội được tham gia các hoạt động có ích cho bản thân và cho cộng đồng như tham gia hiến máu nhân đạo hay các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện.
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về các hoạt động ngoại khóa ở mức thấp thứ 2 (sau yếu tố “hài lòng về cơ sở vật chất) chỉ đạt 3,53 + 0,34 điểm. Điều này cho thấy các hoạt động ngoại khóa của nhà trường chưa đáp ứng hết nhu cầu của HSSV. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.10 và biểu đồ 3.10 cho thấy điểm trung bình hài lòng của hầu hết tiểu mục chỉ đạt mức trung bình, từ 3,35 + 0,47 đến 3,64 + 0,42 điểm. Điều này cho thấy HSSV hầu như chưa hài lòng với hầu hết các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức hiện nay.
4.2.8. Kết quả thu được
Nhà trường luôn mong muốn HSSV khi học tập tại trường sẽ nâng cao được khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm cũng như năng lực tư duy sáng tạo của bản thân, đáp ứng được các nhu cầu cá nhân, được rèn luyện đạo đức, tác phong, nhân cách và có đủ tự tin với lượng kiến thức có được khi đi tìm việc làm.
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy điểm trung bình của yếu tố hài lòng về kết quả thu được khi học tập tại trường đạt mức 3,68 + 0,33 điểm. Điều này cho thấy HSSV chưa thực sự hài lòng với những kết quả bản thân đạt được. Theo kết quả phân tích ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.11 cho thấy hầu hết các tiểu mục đều có điểm trung bình hài lòng > 3,5 điểm (từ 3,55 đến 3,96 điểm). Tiểu mục “HSSV được rèn luyện đạo đức, tác phòng, nhân cách” có điểm trung bình hài lòng cao nhất 3,96 + 0,31. Điều này cho thấy HSSV dường như hài lòng với hoạt động rèn luyện đạo đức, tác phong, nhân cách cho HSSV của nhà trường. Không có tiểu mục nào đạt điểm trung bình hài lòng là 4. Điều này cho thấy HSSV chưa thực sự tự tin vào kiến thức thu được của bản thân, cung như việc nâng cao các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm hay năng lực tuy duy sáng tạo của bản thân.
4.3. Một số yêu tố liên quan đến sự hài lòng của HSSV điều dưỡng năm cuối đối với một số hoạt động phục vụ đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hầu hết các yếu tố đánh giá (ngoại trừ yếu tố “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” tỷ lệ chưa hài lòng cao hơn tỷ lệ hài lòng ở cả học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở yếu tố “hài lòng về hoạt động của phòng Đào tạo” và yếu tố “hài lòng về cơ sở vật chất” với p < 0,05.
Có 5/8 yếu tố đánh giá (ngoại trừ 3 yếu tố “hài lòng về hoạt động của các phòng, tổ khác”; “hài lòng về cơ sở vật chất” và “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm”) tỷ lệ hài lòng của học sinh cao hơn tỷ lệ chưa hài lòng trong khi ở sinh viên thì ngược lại (tỷ lệ hài lòng thấp hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các yếu tố với p < 0,05, ngoại trừ yếu tố “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” có p > 0,05.
Có 6/8 yếu tố đánh giá (ngoại trừ 2 yếu tố “hài lòng về hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng” và “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm”) tỷ lệ chưa hài lòng của HSSV dù ở cùng gia đình hay ở trọ cao hơn tỷ lệ hài lòng. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở yếu tố “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” với p < 0,05.
Chỉ có 3/8 yếu tố đánh giá là “hài lòng về hoạt động của phòng Đào tạo”, “hài lòng về hoạt động của của các phòng, tổ khác trong trường” và “hài lòng về cơ sở vật chất” tỷ lệ chưa hài lòng đều cao hơn tỷ lệ hài lòng ở tất cả HSSV có xếp loại học tập khác nhau. Còn ở yếu tố “hài lòng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm” ngược lại, tỷ lệ hài lòng cao hơn tỷ lệ chưa hài lòng ở tất cá HSSV có xếp loại học tập khác nhau. Yếu tố “hài lòng về hoạt động của phòng Thanh tra – Khảo thí và Kiểm định chất lượng” thì tỷ lệ hài lòng cao hơn tỷ lệ chưa hài lòng ở hầu hết các HSSV có xếp loại học tập từ giỏi đến trung bình, duy chỉ có HSSV xếp loại học tập xuất sắc là tỷ lệ chưa hài lòng cao hơn. Yếu tố “hài lòng về hoạt động của phòng Quản lý HSSV” thì HSSV có xếp loại trung bình khá và trung bình có tỷ lệ hài lòng cao hơn tỷ lệ chưa hài lòng, điều này ngược lại với các HSSV có xếp loại học tập xuất sắc, giỏi và khá (tỷ lệ hài lòng thấp hơn). Yếu tố “hài lòng về hoạt động ngoại khóa” thì hầu hết HSSV có xếp loại học tập từ giỏi đến trung bình khá đều có tỷ lệ chưa hài lòng cao hơn tỷ lệ hài lòng, duy chỉ có HSSV xếp loại học tập trung bình thì ngược lại (tỷ lệ hài lòng cao hơn). Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở yếu tố “hài lòng về cơ sở vật chất” với p < 0,05.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết quả khảo sát sự hài lòng của HSSV đối với hoạt động phục vụ đào tạo tại trường tuy không đạt kết quả đánh giá ở mức tốt nhất nhưng cũng không quá xấu.
Yếu tố được đánh giá cao nhất (4,21 – mức độ “ đồng ý” và “rất đồng ý”) là hoạt động của giáo viên chủ nhiệm. Điều này cho thấy đối ngũ giáo viên chủ nhiệm của trường đã thực hiện rất tốt công việc của mình.
Hai tiểu mục được đánh giá thấp nhất (2,41 – là hệ thống wifi của nhà trường; 2,67 – nhà vệ sinh sạch sẽ, hệ thống điện nước đầy đủ). Điều này cũng đúng với thực trạng hiện tại của trường. Thiết nghĩ nhà trường nên xây dựng lại hệ thống wifi, thường xuyên kiểm tra vệ sinh ở các nhà vệ sinh công cộng, thường xuyên kiểm tra, nâng cấp các giảng đường
Có sự liên quan về giới đối với hoạt động đào tạo và cơ sở vật chất của trường, tỷ lệ nữ sinh chưa hài lòng với hoạt động đào tạo và cơ sở vật chất của nhà trường cao hơn so với nam sinh. Liên quan về bậc học, tỷ lệ HS hài lòng với hoạt động của nhà trường cao hơn SV rõ rệt ngoại trừ yếu tố “ hài lòng về đội ngũ GVCN”. Liên quan đến nơi ở với GVCN, HSSV ở trọ hài lòng về đội ngũ GVCN cao hơn HSSV ở cùng gia đình. Liên quan giữa kết quả học tập với cơ sở vật chất của nhà trường, kết quả học tập của HSSV càng cao thì tỷ lệ hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường càng thấp.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Về công tác quản lý
- Đổi mới công tác quản lý, xây dựng và công khai hệ thống các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính tại mỗi phòng, tổ;
- Kiểm tra định kỳ hoạt động của các phòng, tổ thông qua bản mô tả công việc;
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ các phòng, tổ;
- Coi công tác đánh giá chất lượng đào tạo thông qua khảo sát sự hài lòng của HSSV là một việc làm thường xuyên và coi đó như là một kênh thông tin giúp nhà trường nhận biết được chất lượng đào tạo của mình từ đó không ngừng cải tiến chất lượng để mang đến sự hài lòng của HSSV;
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện chuyên đề cho HSSV gắn với ngành học, liên quan đến phương pháp học tập (phương pháp tự học, tự nghiên cứu, cách thức đọc và ghi chép tài liệu…).
5.2.2. Về hoạt động khác
- Nhà trường xây dựng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo trong đó có sự phân quyền đến các giảng viên để giảng viên nhập điểm đánh giá học phần và sau khi chấm thi kết thúc học phần phòng Đào tạo có thể cập nhật ngay điểm lên hệ thống;
- Nhanh chóng nghiệm thu bộ công cụ lượng giá các học phần và đưa lên website;
- Cung cấp cho HSSV sổ tay HSSV khi nhập học trong đó nêu rõ sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chức năng nhiệm vụ của các phòng, chương trình đào tạo, mô tả môn học…để HSSV có thể thuận tiện trong tra cứu thông tin và có kế hoạch học tập tốt hơn.
- Cải thiện hệ thống mạng wifi (phủ sóng thêm wifi tại cơ sở 2) để đảm bảo cho việc truy cập thông tin từ internet phục vụ hoạt động dạy/học;
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ việc dạy/hoc đặc biệt nâng cấp phòng máy tính nhằm đảm bảo điều kiện học tập của HSSV;
- Thư viện cần tăng cường cập nhật sách, báo, tài liệu phục vụ nhu cầu học tập của HSSV.
- Nhà trường cần cải tạo, nâng cấp và thường xuyên kiểm tra công trình vệ sinh và điện nước phục vụ HSSV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Website tham khảo
15. http://www.coe.uga.edu/sdp/articlesandpapers/lyons.html. Truy cập ngày 1/4/2016
16. http://www.oseipe.univ-paris5.fr/. Truy cập ngày 1/4/2016