Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2014 - 2015
- Xác định tỷ lệ nhiễm và đánh giá kiến thức về phòng lây nhiễm virus

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ PHÒNG LÂY NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B CỦA HỌC SINH CÁC LỚP HỘ SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI NĂM 2014

Nguyễn Thị Việt Hà, Đinh Quốc Khánh, Nguyễn Thị Huệ

                                                               Lê Phương Thảo, Triệu Thị Thủy

Tóm tắt:

Học sinh, sinh viên nghành y nói chung (đặc biệt là chuyên nghành hộ sinh) luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh do thường xuyên tiếp xúc với máu và những dịch tiết từ cơ thể người bệnh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và đánh giá kiến thức về phòng lây nhiễm viêm gan virus B của học sinh các lớp hộ sinh trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2014. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 125 học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ½ ĐTNC có kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B biết về tình trạng mắc viêm gan B của bản thân trước khi được xét nghiệm (3,2% so với 6,4%). ĐTNC có kiến thức phòng lây nhiễm đạt khá cao chiếm 72%, tuy nhiên ĐTNC năm thứ nhất có kiến thức không đạt cao cao gấp 3,3 lần so với nhóm năm thứ hai [OR = 3.31 (1.46- 7.51); χ2  = 8,598;  p<0,05]. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức với với địa dư, tiền sử mắc bệnh, nghe nói về viêm gan B; giữa tỷ lệ HbsAg(+) với tiền sử phơi nhiễm vật sắc nhọn và tiền sử quan hệ tình dục.Vì vậy ĐTNC biết tình trạng nhiễm và có kiến thức phòng lây nhiễm virus VGB góp phần phòng lây nhiễm VGB cho bản thân và người xung quanh.

  1. Đặt vấn đề

Viêm gan B (VGB) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do vi rút viêm gan B gây ra- một bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ước tính hơn một phần ba dân số thế giới đã từng bị nhiễm HBV với khoảng 350 triệu người mang HBV (HBsAg+) mạn tính. Những người này là nguồn truyền nhiễm quan trọng trong cộng đồng. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người mang vi rút mạn chết do hậu quả suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan [4].

          Việt Nam, một trong 9 quốc gia có tỷ lệ bệnh viêm gan virus B lưu hành cao nhất thế giới với khoảng từ 10 đến 20% tổng dân số [1]. Báo cáo tại hội thảo khoa học về “Phòng ngừa viêm gan B và ung thư gan” năm 2008 tại Thành phố Hồ chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhân viên y tế cao hơn 3-5 lần người dân bình thường, trong đó nhân viên y tế bi nhiễm virus viêm gan B thì có 17,6% là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân như điều dưỡng và hộ sinh [6].

Học sinh, sinh viên nghành y nói chung (đặc biệt là chuyên ngành hộ sinh) là những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với máu và những dịch tiết từ cơ thể người bệnh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, việc nhận thức đúng trong việc phòng chống lây nhiễm viêm gan B nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung ở những đối tượng này luôn là nội dung quan trọng được nhà trường quan tâm. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng nhiễm virus viêm gan B và kiến thức phòng lây nhiễm bệnh viêm gan B ở hộ sinh trung cấp cũng như áp dụng trong thực tiễn giảng dạy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

+ Tiến hành phỏng vấn 125 học sinh theo mẫu phiếu

+ Lấy máu xét nghiệm: Phát hiện HbsAg trong huyết thanh bằng phương pháp ELISA

  1. Kết quả và bàn luận
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu: 20,61 tuổi (tuổi tối thiểu 18 tuổi và tuổi tối đa 40 tuổi)

- Tiền sử của ĐTNC

 

* Nhận xét: Khoảng ½ ĐTNC đã tiêm phòng vacxin viêm gan B( 48.8%) cao hơn so với sinh viên Trường Nông Nghiệp I tỷ lệ tiêm phòng 32,5% [2].  ĐTNC đã từng phơi nhiễm với vật sắc nhọn chiếm tỷ lệ cao nhất 37.6%; đã có quan hệ tình dục 22.4%; một số tiền sử khác chiếm tỷ lệ thấp

Bảng 3.3: Nguồn nhận thông tin về viêm gan B (n = 125)

 

Nguồn nhận thông tin về bệnh viêm gan B

Được nhận

Tần số

Tỷ lệ %)

Giáo viên

107

85.6

Ti vi

98

78.4

Đài, loa truyền thanh

68

54.4

Sách, báo

77

61.6

Tranh ảnh

44

35.2

Cán bộ y tế cơ sở

92

73.6

Gia đình và bạn bè

55

44.0

Nhận xét: Nguồn thông tin cung cấp nhiều nhất từ ba nguồn là giáo viên, ti vi, cán bộ y tế (85,7%; 78,4% và 73,6%). Đây là nguồn thông tin rất quan trọng vì dễ dàng nắm bắt, có nhiều thuận lợi của ĐTNC đang trong quá trình đạng học tập tại trường và thực tập tại bệnh viện. ĐTNC không chỉ có tiếp thu kiến thức của giáo viên còn có sự trau dồi kiến thức qua tài liệu sách báo, nhân viên y tế . Có thể đây là một trong những yếu tố tác động đến kiến thức tốt của ĐTNC về phòng lây nhiễm viêm gan B. Khác biệt so với sinh viên trường Nông Nghiệp I [2]nguồn nhận thông tin qua Ti vi chiếm tỷ lệ cao nhất 60,5%

3.2. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B

 

Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan theo kết quả xét nghiệm và

theo câu trả lời

Nhận xét: Từ số liệu biểu đồ 3.2. cho thấy chỉ có ½ ĐTNC có kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B biết về tình trạng mắc viêm gan B của bản thân trước khi được xét nghiệm (3,2% so với 6,4%).

3.3. Kiến thức phòng lây nhiễm virus viêm gan B của ĐTNC:

Bảng 3.1: Kiến thức về nguyên nhân của bệnh viêm gan B (n = 125).

Kiến thức

Nguyên nhân gây bệnh VGB

n

Tỷ lệ (%)

Đúng

Vi rút

110

88.0

Sai

Vi khuẩn

1

0.8

Ký sinh trùng

0

0.0

Nấm

0

0.0

Không biết

 

14

12.2

Tổng

 

125

100

Nhận xét: Có khoảng 88.0% đối tượng nghiên cứu hiểu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do vi rút cao hơn so với NC Chu Thị Thu Hà [3] 56,9%.

Bảng 3.2: Kiến thức về đường lây truyền của bệnh viêm gan B (n =125)

Kiến thức

Yếu tố lây truyền bệnh viêm gan B

Tần số

Tỷ lệ (%)

Đúng

Mẹ truyền sang con

110

88,0

Do truyền máu

114

91,4

Do dùng chung bàn chải đánh răng

61

48,8

Dùng chung dao cạo râu

62

46,2

QHTD không an toàn

102

81,6

Do dùng BKT chung

95

76,0

Phơi nhiễm vật sắc nhọn

74

59,2

Sai

 Dùng chung bát đũa

10

8,0

Qua muỗi truyền

23

18,4

   Không biết

 

1

0.8

Nhận xét: Những kết quả nêu ở bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu biết bệnh viêm gan B lây qua truyền máu là 91,4%, mẹ truyền cho con trong thời kỳ thai sản (88,0%), quan hệ tình dục không an toàn (81,6%), dùng chung bơm kim tiêm (76,0%). Hiểu biết bệnh VGB lây qua bàn chải đánh răng và dao cạo râu thấp hơn (48,8% và 46,2%). Tỷ lệ ĐTNC hiểu sai đường lây truyền của bệnh viêm gan B là 26,4% (dùng chung bát đũa: 8,0% và qua muỗi đốt: 18,4%). Đáng chú ý tỷ lệ rất thấp khi 0,8% đối tượng được phỏng vấn hoàn toàn không biết một yếu tố lây nhiễm nào của bệnh viêm gan B.

 

Nhận xét: Kiến thức về các biện pháp lây nhiễm  của ĐTNC cao, số trả lời đúng tất cả các câu hỏi về phòng bệnh 50,4%.

Biểu đồ 3.4. Kiến thức của ĐTNC về tiêm vacxin viêm gan B

Nhận xét: ĐTNC biết có vắc xin phòng bệnh VGB rất cao chiếm 96%, đặc biệt ĐTNC là học sinh hộ sinh có kiến thức về tiêm vắc xin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau khi sinh (88,8%) giúp học sinh tư vấn tốt cho sản phụ khi thực tập tại khoa sản . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà (49,8%). Tuy nhiên ½ ĐTNC được biết số mũi tiêm từ 3 mũi trở lên có tác dung bảo vệ cơ thể

Kiến thức của học sinh về phòng chống lây nhiễm viêm gan B (n =125)

* Nhận xét: Kiến thức phòng chống viêm gan B của đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt là 72% cao hơn sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 66,6%. Phù hợp với thực tế vì ĐTNC là học sinh hộ sinh

3.4. Những yếu tố liên quan đến người có HbsAg dương tính và kiến thức phòng lây nhiễm viêm gan B

 

Bảng 3.3: Mối liên quan giữa khóa học và kiến thức phòng lây nhiễm VGB

Khóa học

Kiến thức phòng chống bệnh VGB

Không đạt

Đạt

Tổng số

Năm thứ nhất

23

33

56

Năm thứ hai

12

57

69

Tổng số

35

90

125

OR = 3.31 (1.46- 7.51); χ2  = 8,598;  p = 0,005

* Nhận xét: Tỷ lệ có kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B không đạt của nhóm sinh viên năm thứ nhất cao gấp 3,3 lần tỷ lệ này của nhóm sinh viên năm thứ hai [OR = 3.31 (1.46- 7.51)], sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2  = 8,598;  p<0,05). Có thể sự khác biệt này là do chương trình học của sinh viên năm học thứ 2 đã được  tiếp nhận thông tin về bệnh viêm gan B trong môn học Truyền nhiễm và đã có quá trình thực tập tại nhiều bệnh viện nên những sinh viên này có kiến thức tốt hơn so với sinh viên năm thứ nhất

Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức với địa dư, tiền sử mắc bệnh, nghe nói về viêm gan B; giữa tỷ lệ HbsAg(+) với tiền sử phơi nhiễm vật sắc nhọn và tiền sử quan hệ tình dục do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn so với các nghiên cứu khác.

4. Kết luận và kiến nghị

          Có 6,4% ĐTNC nhiễm virus viêm gan B. Trong số đó chỉ ½ ĐTNC biết mình nhiễm virus viêm gan B. Đối tượng bị phơi nhiễm vật sắc nhọn chiếm tỷ lệ cao nhất 37,6%, chưa tiêm phòng hoặc không nhớ 51,2%

Tỷ lệ kiến thức đạt về phòng lây nhiễm viêm gan B là 72%

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B không đạt của nhóm năm thứ nhất cao gấp 3,3 lần tỷ lệ này của nhóm năm thứ hai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chưa tìm thấy mối liên quan địa dư, tiền sử mắc bệnh, nghe nói về viêm gan B; giữa tỷ lệ HbsAg(+) với tiền sử phơi nhiễm vật sắc nhọn và tiền sử quan hệ tình dục (p>0,05)

Vì vậy ĐTNC biết tình trạng nhiễm và có kiến thức phòng lây nhiễm virus VGB góp phần phòng lây nhiễm viêm gan B cho bản thân và người xung quanh.

Kiến nghị

         - Nên lồng ghép xét nghiệm viêm gan B vào chương trình khám sức khỏe đầu vào cho học sinh, sinh viên. Việc sinh viên biết được tình trạng mắc viêm gan B của bản thân có thể giúp các em nâng cao ý thức trong việc dự phòng lây nhiễm viêm gan B cho bản thân và những người xung quanh.

         - Nên tiến hành thêm các nghiên cứu về kiến thức, thực hành về viêm gan B và một số yếu tố liên quan.

Identifying the percentage of carrying and determining knowledge toward Hepatitis B viruses’transmission and prevention in Midwifery students at Hanoi Medical College, 2014

Abstract:

Medical student in general and midwifery students in particular face the threat of percutaneous injuries with consequent risk of contracting blood-borne infections such as HBV and HCV infection while studying at clinical settings. This study was conducted to identify the percentage of carrying and to determine knowledge toward HBV’s transmission and prevention in Midwifery students at Hanoi Medical College, 2014. This cross-sectional study was conducted with sample size of 125 Midwifery students. The results indicated that among those having positive laboratory tests, only haft of them knew that they were carrying HBV (3.2% compared to 6.4%). Overall, 72% of the study’s participants had a good knowledge level toward HBV transmission and prevention. However, a significant difference in knowledge between the first year and the second year studentswas found. The incorrect knowledge of the first year students was 3.3 times higher than that of the second year students [OR = 3.31 (1.46- 7.51); χ2  = 8,598;  p<0,05]. No correlation between knowledge and living area, medical history, heard about HBV; between positive HbsAg test and history of exposure to the sharp objects, history of sexual activities was found. So participants knew about their infection status and had knowledge toward HBV prevention that would assist to stop the spread of HBV in the community.

5. Tài liệu tham khảo

1. Phạm Song (2009), viêm gan virus B, D, C, A, E, GB cơ bản, hiện đại và cập nhật,  Nhà xuất bản Y học.

2. Nguyễn Thị Thúy Vinh (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống viêm gan B của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội năm 2005, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng.

3. Chu Thị Thu Hà (2007), Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn vi rút viêm gan B, khả năng lây truyền cho con  ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 2004 - 2006 và giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, Hà Nội, tr. 70-74.

4. World Health Organization (2004), Wkly Epidemiol Rec 79(28), 253- 264

5. Taylor V.M, Yasui Y, Li L, Burke N & Jackson JC (2005), " Hepatitis B awareness, testing, and knowledge among Vietnamese American men and women", J Community Health. 2005 Dec, 30(6), pp. 477-90.

 

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH