Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2014 - 2015
- Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ

TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC, NĂM 2014 – 2015.

Hà Thị Nguyệt Minh và cộng sự

TÓM TẮT

Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh từ 139 chủng vi khuẩn phân lập được từ 111 bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa Vi sinh, Bệnh viện Việt Đức trong 6 tháng (từ tháng 11/2014 đến 4/2015), cho kết quả phân lập được 12 loại vi khuẩn trong đó chủ yếu là : acinetobacter là 16,6%, E. coliP. aeruginosa cùng là 15,9%, E. faecalis là 14,3%, klebsiella 13,7%, Enterobacter 4,3% và S. aureus là 5,8%.

Tỷ lệ kháng của S. aurreus là  MRSA là 37,5%, erythromycin 75%, tetracyclin 62,5%, ciprofloxacin và cefuroxim 50%, getamycin 37,5%, trong nghiên cứu của chúng tôi vancomycin vẫn là kháng sinh nhạy cảm.

Tỷ lệ kháng của faecalis với erythromycin 80%, tetracyclin là 40%, ciprofloxacin là 35%, cefuroxim 40%, vancomycin nhạy cảm 100% .

Tỷ lệ kháng của Acinetobacter với cefuroxim 47,8%, amikacin 39,2%, ciprofloxacin là 34,8%, imipenem là 30,5%, ticarcillin + a.clavulanic 17,4% .

Tỷ lệ kháng của E.coli với cefuroxim, amikacin 63,6%, ciprofloxacin 40,9%, cefepim 27.3%,  ticarcillin + a.clavulanic 18,2%, imipenem là 13,6% .

Tỷ lệ kháng của P. aeruginosa  với cefuroxim 72,7%; amikacin 63,6%, ciprofloxacin 45,4%, ticarcillin + a.clavulanic 27,3%, imipenem 18,2%.

Tỷ lệ kháng của Klebsiella với cefuroxim 63,2%; amikacin 52,6%, ciprofloxacin 41,2%, imipenem là 15,7% và  ticarcillin + a.clavulanic 15,7%.

Summary

Determine the percentage of antibiotic resistance from 139 strains isolated from 111 patients with surgical site infection in the Department of Microbiology, Vietnam-Germany Hospital in 6 months (from 11/2014 to 4/2015), resulting in the 12 isolated bacteria which are mainly: Acinetobacter (16.6%), E. coli and P. aeruginosa and 15.9%, E. faecalis (14.3%), Klebsiella(13.7%), Enterobacter (4.3%)  and S. aureus (5.8%).
S. aureus were resistant to cefoxitin ( 37.5% - MRSA), erythromycin, 75%, tetracycline (62.5%), ciprofloxacin (50%), cefuroxime (50%), getamycin (37.5%), in our study of the antibiotic vancomycin is still susceptible.
E. faecalis were resistant to erythromycin (80%), tetracycline (40%) , ciprofloxacin is 35%, cefuroxime (40%), antibiotic vancomycin is still susceptible.
Acinetobacter were resistant to cefuroxime(47.8%),  amikacin (39.2%), getamycin (34.8%), ciprofloxacin (34.8%), imipenem (30.5%), ticarcillin + a.clavulanic (17.4%).
E. coli were resistance to cefuroxime and cefotaxime (72.7%); amikacin (63.6%), ciprofloxacin (40.9%), ticarcillin + a.clavulanic 18.2%, imipenem (13.6%).
P. aeruginosa were resistance to cefuroxime (72.7% ), amikacin (63.6%), ciprofloxacin (45.4%), ticarcillin + a.clavulanic (27.3%), imipenem (18.2%).
Klebsiella were resistant to cefuroxime (63.2%), getamycin (52.6%), ciprofloxacin (41.2%), imipenem (15.7%), ticarcillin + a.clavulanic (15.7%).

 

  1. Đặt vấn đề

                     Nhiễm khuẩn vết mổ là nguyên nhân hay gặp nhất tại các nước đang phát triển. Do vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn vết mổ như các cầu khuẩn Gram dương Staphylococci, Enterococci và các trực khuẩn Gram âm Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginsa…Đây là các vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh mạnh, thường đa kháng kháng sinh. Do vậy, khi điều trị gặp nhiều khó khăn, làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện và giảm chất lượng cuộc sống. 

          Trước thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu đề tài tại Bệnh viện Việt Đức, là một bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa trong cả nước, số lượng bệnh nhân cũng như bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng. Hàng ngày thực hiện rất nhiều các loại phẫu thuật cho người bệnh. Bệnh viện đã áp dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cùng với sự ra đời của nhiều kháng sinh thế hệ mới đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung cũng như nhiễm khuẩn vết mổ nói riêng. Tuy nhiên, mô hình vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ, khả năng đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn này cũng thay đổi và gia tăng theo thời gian.

 Để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học chúng tôi tiến hành đề tài: “ Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Việt Đức, năm 2014- 2015”  với 2 mục tiêu:

1.  Xác định tỷ lệ % một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Việt Đức.

2. Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ.

2. §èi t­îng, vËt liÖu vµ ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

100 chủng vi khuẩn hiếu khí đã được phân lập từ dịch vết mổ, máu.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành tại khoa vi sinh - Bệnh viện Việt Đức

- Thời gian nghiên cứu từ 11/2014 đến 4/2015.

2.3. Vật liệu, phương tiện nghiên cứu

- Môi trường, sinh phẩm của hãng Bio- rad, biomerieux .

+ Thạch máu (Blood agar)

+ Thạch Mc conkey

+ Thạch Chocolat

+ Chapman

+ Thạch MH (Muller – Hinton)

+ Bộ thử tính chất sinh vật hóa học của cầu khuẩn gram (+)

+ Bộ thử tính chất sinh vật hóa học của trực khuẩn gram (-): Api 20

+ Khoanh giấy kháng sinh các loại…

+ Bộ dụng cụ làm kháng sinh đồ.

+ Chủng vi khuẩn chuẩn quốc tế: S. aureus ATCC 25923 và E. coli ACTT 11775

- Một số thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm và dụng cụ tiêu hao: dụng cụ chuyên dụng của phòng xét nghiệm vi sinh.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.Thiết kế: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại thời điểm được khoa lâm sàng chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ.

2.4.2. Cì mÉu vµ kü thuËt chän mÉu:

- Cỡ mẫu: 100 chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch vết mổ, máu và một số dịch khác tại khoa Vi sinh - Bệnh viện Việt Đức.

- Kỹ thuật chọn mẫu: 111 chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch vết mổ, máu và dịch khác trong cơ thể tại khoa Vi sinh - Bệnh viện Việt Đức, từ 11/2014 đến 4/2015.

2.4. Kỹ thuật và nội dung nghiên cứu

2.4.1. Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và xác định mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo sổ lưu tại khoa vi sinh- Bệnh viện Việt Đức.

- Ph­¬ng ph¸p lÊy bÖnh phÈm, ph©n lËp vµ ®Þnh danh vi khuÈn

- Ph­¬ng ph¸p nu«i cÊy, ph©n lËp vi khuÈn: §­îc thùc hiÖn theo kü thuËt th­êng quy cña khoa Vi sinh  BV Việt Đức.

- Bệnh phẩm được nhuộm gram thấy vi khuẩn  và cấy phân vùng trên môi trường thạch máu, thạch Mc conkey, thạch chocolate để tủ ấm 37oC trong thời gian từ 18 – 24 giờ, chọn khuẩn lạc nghi ngờ để làm thử nghiệm tiếp theo :

* Cầu khuẩn gram (+)

          + Nhuộm gram thấy cầu khuẩn gram (+)

          + Catalase (+)

          + Coagulase (+)

+ Cấy trên môi trường chapmann để tìm tính chất lên men đường malnitol (+).

           +  Ngưng kết latex hoặc  Pastorex.

           Kháng sinh đồ bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trên thạch của Kirty Bauer cải tiến.

   *  Trực khuẩn gram (-)

          + Thử oxydae

          + Thử các tính chất sinh vật hóa học.

          + Ngưng kết latex hoặc pastorex để định danh,

          + Kháng sinh đồ bằng kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trên thạch của Kirty Bauer cải tiến.

- Thử nghiệm tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh: theo kỹ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trên thạch của Kirby Bauer cải tiến và MIC theo CLSI, năm 2012 [14].

2.5. Xử lý số liệu: Theo tets thống kê, tỷ lệ % và phầm mềm SPSS 20.

2.6. Y đức trong nghiên cứu :

Trung thực khách quan trong nghiên cứu

2.7. Sai sè: 

  Trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu cã thÓ gÆp mét sè sai sè sau:

-  Møc ®é tu©n thñ chØ ®Þnh cÊy khuÈn: NÕu b¸c sü kh«ng cho BN lµm xÐt nghiÖm vi sinh th× sÏ ®Ó sãt NKVM.

-  Tu©n thñ kü thuËt vµ thêi ®iÓm lÊy mÉu bÖnh phÈm: Kh¶ n¨ng ph©n lËp VK  thÊp nÕu t¹i thêi ®iÓm cÊy mÉu bÖnh phÈm BN vÉn ®ang sö dông KS.

2.8. H¹n chÕ sai sè

-   Lùa chän thµnh viªn cã ®ñ n¨ng lùc, cã kinh nghiÖm vµ tr¸ch nhiÖm tham gia.

-   Thực hiện theo đúng qui trình nuôi cấy, phân lập và làm kháng sinh đồ.

3. Kết quả và bàn luận

3.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Phân bố các chủng vi khuẩn gây NKVM theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Tuổi

n

Tỷ lệ %

≤ 15

2

1,8

16  -  60

66

59,5

≥ 61

43

38,7

Tổng số

111

100

Theo bảng 3.2. Số bệnh nhân NKVM ở lứa tuổi 16 – 60 chiếm đa số là 59,5%, ở lứa tuổi ≥ 61 chiếm 38,7%. Có thể do đặc thù Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa chủ yếu dành cho người lớn, nên số lượng bệnh nhi ít chỉ chiếm 1,8%, còn số lượng bệnh nhân chủ yếu là từ 16- 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 59,5%. Đặc biệt là bệnh nhân ≥ 61 chiếm 38,7%, đây chính là những bệnh nhân dễ bị NKBV, đặc biệt là NKVM do sức đề kháng yếu.

Bảng 3.3. Phân bố các chủng vi khuẩn gây NKVM theo khoa điều trị

Khoa điều trị

n

Tỷ lệ %

Khoa PT gan mật

25

22,5

Hồi sức cấp cứu

19

17,1

PT Lồng ngực

18

16,2

Chấn thương

13

11,7

PT tiêu hóa

20

18

PTTN

7

6,3

Các khoa khác

9

8,2

Tổng số

111

100

Qua bảng 3.3 có tỷ lệ phân lập được vi khuẩn gây NKVM cao nhất là khoa Phẫu thuật gan mật là 22,5%, sau đó khoa Phẫu thuật tiêu hóa (phòng 3-4 và 7-8) là 18%, khoa Hồi sức cấp cứu là 17,1%, khoa Phẫu thuật lồng ngực và khoa Chấn thương chỉnh hình lần lượt là 16,2% và 11,7%, khoa Phẫu thuật tiết niệu 6,3%, các khoa khác là 8,2%.

Bảng 3.4. Phân bố các chủng vi khuẩn gây NKVM theo bệnh phẩm của đối tượng nghiên cứu

Bệnh phẩm

n

Tỷ lệ %

Dịch vết mổ

52

46,8

Máu

15

13,5

Dịch phế quản

15

13,5

Dịch khác

29

26,2

Tổng số

111

100

Theo bảng 3.4 tỷ lệ bệnh phẩm là dịch vết mổ là 46,8%, máu và dịch phế quản là 13,5%, các dịch khác là 26,2%

    1. Xác định tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ gây nhiễm khuẩn vết mổ.

Bảng 3.5: Phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ.

STT

Tên vi khuẩn gây NKVM

n

Tỷ lệ %

1

Acinetobacter sp

23

16,6

2

Citrobacter

6

4,3

3

E. coli

22

15,9

4

Enterobacter 

6

4,3

5

Klebsiella

19

13,7

6

P. aeruginosa

22

15,9

7

Proteus

2

1,4

8

S. aureus

8

5,8

9

S. epidermidis

7

5

10

Srteptococcus

2

1,4

11

E. faecalis

20

14,3

12

Stenotrophomonas

2

1,4

 

Tổng số

139

100

Qua bảng 3.5. cho kết quả: phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đều gặp cả ở nhóm cầu khuẩn gram (+) và trực khuẩn gram (-). Tuy nhiên tỷ lệ phân bố chủ yếu là acinetobacter là 16,6%, E. coliP. aeruginosa cùng là 15,9%, E. faecalis là 14,3%, klebsiella 13,7%, Enterobacter 4,3% và S. aureus là 5,8%. (Ghi chú do có 2 chủng vi khuẩn không định danh được, nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã loại ra khỏi nghiên cứu).

Qua bảng 3.5 cho thấy kết quả phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đều gặp cả ở nhóm cầu khuẩn gram (+) và trực khuẩn gram (-). Tuy nhiên tỷ lệ phân bố chủ yếu là Acinetobacter là 16,6 %, E. coliP. aeruginosa cùng là 15,9%, E. faecalis là 14,3%, klebsiella 13,7%, Enterobacter 4,3% và S. aureus là 5,8%.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Tuyên Hồng Dương và cs tại Bệnh viện Giao thông vận tải 5/2011- 11/2011 là Acinetobacter là 25 %, E. coli 18,8%, klebsiella 21,9%, Enterobacter 4,3% và S. aureusStenotrophomonas là 9,4%.[6]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có E. faecalis chiếm 14,3%. Đây là cầu khuẩn gram (+) bình thường sống chủ yếu trong đường tiêu hóa và hiện nay cũng là tác nhân gây 1 số bệnh ở người như viêm đường tiết niệu, nhất là những bệnh nhân có đặt sonde tiểu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng gan mật, nhiễm trùng ổ bụng, NTVM.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cs tại khoa ngoại - Bệnh viện Nam Định về các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ 2010 thì có tỷ lệ E. coli 47,1%; Klebsiella 17,6%; Proteur 11,8%, Candida 17,6%, Enterococci 5,9%.[8].

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ chủ yếu là trực khuẩn gram (-) chiếm đa số 78 %;  cầu khuẩn gram (+) là 22 %. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp các đồng nghiệp trên. Tác nhân chủ yếu gây NKVM là những vi sinh vật gây bệnh ở đường tiêu hóa như E. coli, klebsiella, E. faecalis …Vì vậy có thể nói hầu hết các nhiễm khuẩn nội sinh tại cơ thể bệnh nhân thường do các phẫu thuật tiến hành trên cơ quan tiêu hóa. [8].

3.3. Xác định tỷ lệ kháng với kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ.

3.3.1. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của cầu khuẩn gram (+)

3.3.1.1. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của S. aureus

Bảng 3.6. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của S. aureus

Kháng sinh

           S

 

          I

 

         R

 

 

n

%

n

%

n

%

Cefoxitin (FOX)

5

62.5

0

0

3

37.5

Tetracycline (TE)

3

37.5

0

0

5

62.5

Cefuroxim (CMX)

4

50.0

0

0

4

50.0

Gentamycin (GN)

5

62.5

0

0

3

37.5

Ciprofloxacin

4

50.0

0

0

4

50.0

Erythromycin

2

25

0

0

6

75

Vancomycin

8

100

 

 

0

0

Theo bảng 3.6. và biểu đồ 3.3. tỷ lệ kháng của S. aureus là cefoxitin là 37,5% (MRSA 37,5% ), tetracyclin 62,5%, erythromycin 75%, ciprofloxacin và cefuroxim 50%, getamycin 37,5%, vancomycin nhạy cảm 100%.

3.3.1.2. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của E.  faecalis

Bảng 3.7. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của E.  faecalis

Kháng sinh

           S

 

          I

 

         R

 

 

n

%

n

%

n

%

Vancomycin (VA)

20

100

0

0

0

0

Tetracycline (TE)

12

60

0

0

8

40

Cefuroxim (CMX)

12

60

0

0

8

40

Gentamycin (GN)

7

35

0

0

13

65

Ciprofloxacin

13

65

0

0

7

35

Erythromycin

4

20

0

0

16

80

Theo bảng 3.7. tỷ lệ kháng của E. faecalis với tetracyclin là 40%, erythromycin 80%, ciprofloxacin là 35%, cefuroxim 40%, vancomycin nhạy cảm 100% .

Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ MRSA là 37,5% thấp hơn so với một nghiên cứu tổng hết tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập thường qui tại phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong năm 2003- 2004: có tỷ lệ MRSA đến 79% [13]. Có thể do số chủng của chúng tôi còn chưa nhiều.

Trong nghiên cứu của Phạm Hùng Vân cho kết quả là 42% kháng với gentamycin, 63% kháng với erythromycin, 39% với ciprofloxacin, 34% với cefuroxim,...[12]. Tuy nhiên trong nghiên cứu cũng ghi nhận có 2 kháng sinh vancomycin vẫn là  kháng sinh đặc trị S. aureus, vẫn nhạy cảm 100% [13].

Nghiên cứu của Nguyễn Thái Sơn về diễn biến kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện 103 giai đoạn 2007 - 2010, cho thấy tỷ lệ đề kháng của S. aureus. Kháng vancomycin 11,11% năm 2007 và 29,63% vào năm 2008 [11]

Theo bảng 3.7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E. faecalis là với tetracyclin 40%, erythromycin 80%, ciprofloxacin là 40%, cefuroxim 40%, còn vancomycin là kháng sinh nhạy cảm 100% .

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiên cứu của Vũ Minh Châu và cs tỷ lệ cầu khuẩn gram (+) kháng với cefotaxim là 36,36%, MRSA 45,45%, erythromycin 72,73%, gentamycin 18,18%, ciprofloxacin 54,55%.[3].

Như vậy nhìn chung, có thể nói rằng hiện nay tình hình S. aureus nhạy cảm kháng sinh là khá thấp, lý do chính là do tỷ lệ khá cao vi khuẩn là MRSA, và chính vì tỷ lệ cao MRSA này đã làm cho tỷ lệ đề kháng nhiều kháng sinh khác cũng cao. Sở dĩ S. aureus kháng methicillin thường kéo theo sự đề kháng các kháng sinh khác là vì cơ chế đề kháng của S. aureus đối với methicillin là biến đổi protein bám penicillin (PBP) chỉ do một gen qui định (mecA) và kháng thuốc kiểu này là kháng thuốc một cấp, nghĩa là một khi đã đề kháng được methicillin thì vi khuẩn đề kháng được tất cả các kháng sinh b- lactam và có thể kháng các kháng sinh khác nữa.

3.3.2. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của trực khuẩn gram (-)

3.3.2.1.Tỷ lệ  kháng với kháng sinh của Acinetobacter spp

Bảng 3.8. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của Acinetobacter spp

Kháng sinh

           S

 

          I

 

         R

 

 

n

%

n

%

n

%

Amikacin  (AN)

12

52.2

2

8.7

9

39.1

Cefuroxim (CMX)

12

52.2

0

0

11

47.8

Gentamycin (GN)

15

65.2

0

0

8

34.8

Ciprofloxacin

15

65.2

0

0

8

34.8

Imipenem

16

69.5

0

0

7

30.5

Ticarcillin + a.clavulanic (TCC)

19

82.6

 

 

4

17.4

Cefotaxim (CTX)

11

47.8

 

 

12

52.2

Theo bảng 3.8. tỷ lệ kháng của Acinetobacter với amikacin 39,2%, getamycin là 34,8%,  ciprofloxacin là 34,8%, cefuroxim 47,8%; imipenem là 30,5%, ticarcillin + a.clavulanic 17,4% .

Acinetobacter tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện, nhất là nhiễm khuẩn tại các khoa hồi sức cấp cứu, Acinetobacter spp ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà lâm sàng và nhà vi sinh do có khả năng gây nhiều loại nhiễm trùng khác nhau như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do NKBV, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ,.... Một đặc điểm của vi khuẩn này là khả năng kháng lại rất nhiều kháng sinh, nhiều chủng kháng lại với kháng sinh β- lactam phổ rộng như cephalosporin thế hệ 3, carboxypenicillin, carbapenem. Tạo ra nhiều enzym bất hoạt các amynoglycoside và nhiều chủng kháng lại với các fluoroquinolone. Trong Acinetobacter spp thì Acinetobacter baumannii thường gặp nhất trong các NKBV. Hiện nay đây là loại vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh quan trọng nhất. [2].

3.3.3.2. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của E. coli

Bảng 3.9. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của E. coli

Kháng sinh

           S

 

          I

 

         R

 

 

n

%

n

%

n

%

Amikacin  (AN)

14

36.4

0

0

8

36.4

Cefuroxim (CMX)

6

27.3

0

0

11

72.7

Gentamycin (GN)

12

54.5

0

0

10

45.5

Ciprofloxacin

13

59.1

0

0

9

40.9

Imipenem

18

81.8

1

4.5

3

13.6

Cefepim (FTP)

16

72.7

0

0

6

27.3

Ticarcillin + a.clavulanic (TCC)

18

81.8

0

0

4

18.2

Cefotaxim (CTX)

6

27.2

0

0

16

72.7

Theo bảng 3.9. cho biết tỷ lệ kháng của E.coli với cefuroxim và cefotaxim 72,7%; amikacin 63,6%, getamycin là 45,4%, ciprofloxacin 40,9%, imipenem là 13,6%, ticarcillin + a.clavulanic 18,2%, cefepim 27.3% .

Theo Văn Bích và cs tiến hành khảo sát tỷ lệ đề kháng của E. coli tại bệnh viện Gia Định cho kết quả: với ciprofloxacin là 38,86%, cefotaxim 38,68%, gentamycin 33,02%, imipenem 38,68%. [12]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu trên với ciprofloxacin, gentamycin. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ kháng kháng sinh với các cephalosporim thế hệ 3 cao hơn hẳn có thể do thời điểm nghiên cứu và địa điểm chúng tôi tiến hành tại bệnh viện ngoại khoa tuyến cuối, do đó kết quả của chúng tôi cao hơn.

3.3.3.3. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của P. aeruginosa  

Bảng 3.10. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của P. aeruginosa 

Kháng sinh

           S

 

          I

 

         R

 

 

n

%

n

%

n

%

Amikacin  (AN)

6

27.3

2

9

14

63.6

Cefuroxim (CMX)

6

27.3

0

0

16

72.7

Gentamycin (GN)

7

31.8

0

0

15

68.2

Ciprofloxacin

12

54.5

0

0

10

45.4

Imipenem

17

77.3

1

4.5

4

18.2

Ticarcillin + a.clavulanic (TCC)

16

72.7

 

 

6

27.3

Cefotaxim (CTX)

7

31.8

 

 

15

68.2

Theo bảng 3.10. có tỷ lệ kháng của P. aeruginosa  với cefuroxim 72,7%; cefotaxim 68,2%; amikacin 63,6%, getamycin là 68,2%, ciprofloxacin 45,4%, imipenem 18,2%, ticarcillin + a.clavulanic 27,3%.

Trực khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều kháng sinh thông dụng (penicillin, ampicillin, chloramphenicol và tetracyclin), nhất là những chủng gây nhiễm trùng bệnh viện. Người ta thường dùng aminoglycosides (gentamicin, amikacin, tobramycin) hoặc cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidime) hoặc imipenem để điều trị các nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh. [2].

3.3.3.4. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của Klebsiella  

Bảng 3.11. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của Klebsiella 

Kháng sinh

           S

 

          I

 

         R

 

 

n

%

n

%

n

%

Amikacin  (AN)

9

47.4

0

0

10

52.6

Cefuroxim (CMX)

7

36.8

0

0

12

63.2

Gentamycin (GN)

9

47.4

0

0

10

52.6

Ciprofloxacin

11

57.9

0

0

8

42.1

Imipenem

16

84.2

0

0

3

15.7

Ticarcillin + a.clavulanic (TCC)

16

84.2

0

0

3

15.7

Cefotaxim (CTX)

8

42.1

 

 

11

57.9

Theo bảng 3.11 tỷ lệ kháng cefuroxim 63,2%; amikacin và getamycin là 52,6%, ciprofloxacin là 41,2%, imipenem là 15,7%, ticarcillin + a.clavulanic 15,7%; cefotaxim là 57,9% .

Khả năng đề kháng với kháng sinh của Klebsiella  là cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng sinh ra 2 loại enzym: β- lactamase phổ rộng và carbampenemase. Các enzym này gây biến đổi, phá hủy cấu trúc hóa học của kháng sinh β- lactam. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoài Anh, tỷ lệ kháng của klebsiella với Ciprofloxacin là 42,86%, gentamycin 28,57%, Amikacin 20%, Imipenem 2,86%, Ceftazidim 51,43%..[1] Trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ klebsiella kháng cao với imipenem, amikacin, gentamycin có thể do thời điểm chúng tôi nghiên cứu sau 5 năm và chúng tôi tiến hành tại bệnh viện ngoại khoa tuyến cuối, do đó kết quả của chúng tôi cao hơn.

 

4. Kết luận

4.1.Xác định tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ gây nhiễm khuẩn vết mổ.

Tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đều gặp cả ở nhóm cầu khuẩn gram (+) và trực khuẩn gram (-). Tuy nhiên tỷ lệ phân bố chủ yếu là acinetobacter là 16,6%, E. coliP. aeruginosa cùng là 15,9%, E. faecalis là 14,3%, klebsiella 13,7%, Enterobacter 4,3% và S. aureus là 5,8%.

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ chủ yếu là trực khuẩn gram (-) chiếm đa số 78%;  cầu khuẩn gram (+) là 22%.

Đa số trong 1 bệnh phẩm chỉ có 1 loại vi khuẩn gây NKVM chiếm 78,8%, phân lập được 2 vi khuẩn là 21,3%.

4.2. Xác định tỷ lệ kháng với kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ.

4.2.1. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của cầu khuẩn gram (+)

4.2.1.1. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của S. aureus là: cefoxitin là 37,5% (MRSA 37,5%), erythromycin 75%, tetracyclin là 62,5%, ciprofloxacin là 50% và cefuroxim 50%, getamycin 37,5%, vancomycin nhạy cảm 100%.

4.2.1.2. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của E. faecalis : erythromycin 80%, ciprofloxacin là 40%, tetracyclin và cefuroxim 40%, còn vancomycin là kháng sinh còn nhạy cảm 100% .

4.3.2. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của trực khuẩn gram (-)

4.3.2.1.Tỷ lệ kháng với kháng sinh của Acinetobacter spp : cefuroxim 47,8%, amikacin 39,2%, getamycin là 34,8%, ciprofloxacin là 34,8%, imipenem là 30,5%, ticarcillin + a.clavulanic 17,4% .

5.3.3.2. Tỷ lệ  kháng với kháng sinh của E. coli : cefuroxim và cefotaxim 72,7%; amikacin 63,6%, getamycin là 45,4%, ciprofloxacin là 40,9%, cefepim 27,3%, ticarcillin + a.clavulanic 18,2%, imipenem là 13,6%,

4.3.3.3. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của P. aeruginosa cefuroxim 72,7%; và cefotaxim là 68,2%; amikacin 63,6%, getamycin là 68,2%,  ciprofloxacin là 45,4%, imipenem là 18,2%, ticarcillin + a.clavulanic 27,3%.

4.3.3.4. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của Klebsiella cefuroxim 63,2%; cefotaxim là 57,9 %;

 

 amikacin và getamycin là 52,6%; ciprofloxacin là 41,2%; imipenem và ticarcillin + a.clavulanic 15,7%.

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phạm Thị Hoài Anh (2010), khảo sát sự kháng kháng sinh của K. pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 2- 2010

2. Bộ Y tế (2009), Vi khuẩn y học, sách đào tạo cho bác sỹ và học viên sau đại học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

3. Vũ Bảo Châu (2009), Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sụ đề kháng kháng sinh tại bệnh viện 175, Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 1- 2009: 234-   327.

4. Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính, Phạm văn Ca (2001), một số kết quả của chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp, thông tin kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, số 5.

5. Lê Thu Hồng (1998), Kháng sinh đồ, sách dùng cho cử nhân cao đẳng kỹ thuật y học, Học viện Quân y, Hà Nội , tr 27 – 30.

6. Lê Tuyên Hồng Dương (2011), Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật tại bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, tạp chí Y học thực hành số 4/ 2011.

7. Trần Đỗ Hùng, Dương Văn Hoành (2009), Nghiên cứu tình hình nhiễm   khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa Cần Thơ, Tạp chí YHTT, số 2- 2009.

8. Nguyễn Việt Hùng và cs (2010), Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại Bệnh viện Ninh Bình, năm 2010, tạp chí y học thực hành, số 4/2011.

9. Phan Quèc Hoµn vµ CS (2008 - 2009), Xu h­ưíng kh¸ng kh¸ng sinh cña c¸c chñng vi khuÈn g©y bÖnh t¹i BÖnh viªn Trung ương QĐ 108, 2007 - 2009 , B¸o c¸o héi nghi khoa häc Häc viÖn Qu©n Y, tr 153.

10. Đặng Hồng Thanh (2011), Nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện đa khoa Ninh      Bình, năm 2011. tạp chí YHTH, số 3- 2011.

11. NguyÔn Th¸i S¬n vµ cs (2007 - 2010), DiÔn biÕn kh¸ng kh¸ng sinh cña c¸c vi khuÈn g©y bÖnh t¹i BÖnh viªn 103, 2007 - 2010,B¸o c¸o héi ngh khoa häc Häc viÖn Qu©n Y, tr 145

12. Nguyễn Thái Sơn (2008), Kháng sinh và vi khuẩn và cầu khuẩn gây bệnh,  Vi sinh vật y học (giáo trình sau đại học), Bộ môn vi sinh y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr 124 - 134, 137 – 152.

13. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2005), Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện trên 235 chủng vi khuẩn, tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế.

Tiếng Anh

14. CLSI/NCCLS (2009), "Performance Standards for Antimicrobial Supceptibility Testing", Nineteenth Informational Supplement, pp. 52- 59.

15.  Miller, L. G., Diep, B. A. (2008), “Colonization, Fomites, and Virulence: Rethinking the Pathogenesis of Community-Associated Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Infection.” Clinical Infectious Diseases 46: 752-760

16. Nakamura, M. M., McAdam, A. J., Sandora, T. J., Moreira, K. R., Lee, G. M. (2010), “Higher Prevalence of Pharyngeal than Nasal Staphylococcus aureus Carriage in Pediatric Intensive Care Units.”J. Clin. Microbiol. 48: 2957-2959

17. Noskin, G. A., Rubin, R. J., Schentag, J. J., Kluytmans, J., Hedblom, E. C., Smulders, M., Lapetina, E., Gemmen, E. (2005), “The Burden of Staphylococcus aureus Infections on Hospitals in the United States: An Analysis of the 2000 and 2001 Nationwide Inpatient Sample Database.” Arch Intern Med 165: 1756-1761

18. Rohrer, S., H. Maki, et al. (2003). "What makes resistance to methicillin heterogeneous?" J Med Microbiol 52(Pt 8): 605-607.

         19. Su, CH; Wang, JT; Hsiung, CA; Chien, LJ et al. (2012). "Increase of carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii infection in acute care hospitals in Taiwan: Association with hospital antimicrobial usage".

20. Koulenti, D; Lisboa, T; Brun-Buisson, C; Krueger, W; Macor, A; Sole-Violan, J; Diaz, E; Topeli, A; Dewaele, J; Carneiro, A; Martin-Loeches, I; Armaganidis, A; Rello, J; EU-VAP / CAP học, Group (tháng 8 năm 2009). Chăm sóc Critical Y 37 (8) "Spectrum thực hành trong chẩn đoán viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân cần thở máy trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt của châu Âu".:. 2360-8.