2014 - 2015
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ DINH DƯỠNG CỦA NỮ SINH NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI, NĂM 2015.

Nguyễn Thị Hiếu; Bùi Văn Dũng; Nguyễn Khánh Chi,

                                    Nguyễn Hải Yến, Bùi Thu Hằng.

TÓM TẮT

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI và kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng y tế Hà Nội năm 2015.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) khá cao (36,7%), trong đó, tỷ lệ CED độ I là 79,4%; CED độ II: 14,5%; CED độ III: 6,1%. Tỷ lệ nữ sinh thừa cân/béo phì ở mức độ thấp 2,2 % theo thang phân loại của WHO và ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ nữ sinh có kiến thức về dinh dưỡng ở mức độ tốt là 52,7 %; trung bình  43,7 %; kém 3,6%. Tỷ lệ nữ sinh có thực hành về dinh dưỡng ở mức độ tốt là 30,0 %; trung bình  60,5%; kém 9,5 %. Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành về dinh dưỡng cho các nữ sinh viên.

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh đẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tuổi sinh đẻ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất về dinh dưỡng vì vậy họ cần được bảo vệ sức khỏe và duy trì dinh dưỡng tốt để lao động sản xuất và làm tròn thiên chức sinh sản.

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn con người ăn vào và tình trạng sức khỏe.

Nghiên cứu tiến hành tại trường cao đẳng Y tế Hà Nội, do đặc thù nghề nghiệp, nữ sinh viên theo học tại đây chiếm khoảng 85% tổng số sinh viên.

Mục tiêu nghiên cứu

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nữ sinh viên cao đẳng điều dưỡng năm thứ nhất, trường cao đẳng y tế Hà Nội năm 2015.

2. Đánh giá kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của nữ sinh viên cao đẳng điều dưỡng năm thứ nhất, trường cao đẳng y tế Hà Nội năm 2015.

II. TỔNG QUAN

2.1.  Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ

2.1.1.  Khái niệm

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [2]. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể.

2.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) khuyến nghị dùng "chỉ số khối cơ thể" (Body Mass Index, BMI) để nhận định tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành [7].

2.1.3.  Thiếu năng lượng trường diễn

Thiếu năng lượng trường diễn là tình trạng một cá thể ở trạng thái thiếu cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dẫn đến cân nặng và dự trữ năng lượng của cơ thể thấp.

2.1.3.1. Nguyên nhân thiếu năng lượng trường diễn

Thiếu năng lượng khẩu phần, thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, thiếu kiến thức, thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường và dịch vụ y tế kém là những nguyên nhân dẫn tới thiếu năng lượng trường diễn.

2.1.3.2. Hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn

- Ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai

- Ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

2.1.4. Thừa cân - Béo phì

Thừa cân, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.Nguyên nhân gây thừa cân-béo phì ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là do khẩu phần ăn và tập quán ăn uống không hợp lý, hoạt động thể lực kém, yếu tố di truyền, hay điều kiện kinh tế văn hóa xã hội: Các yếu tố văn hóa, dân tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo là những yếu tố môi trường làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào theo nhiều cách khác nhau.

2.1.5. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở nữ sinh viên

Theo kết quả tổng điều qua dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn khá cao (26,3%) năm 2000, năm 2005 là 20,9% và đến năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 18,5% [1]. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của sinh viên cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn đặc biệt là nữ sinh viên đang ở mức khá cao tình trạng thừa cân/béo phì với tỷ lệ thấp và ở mức độ nhẹ [3,4,5].

2.2. Kiến thức và thực hành về dinh dưỡng

2.2.1. Những kiến thức và thực hành về dinh dưỡng hợp lý

* Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng người.

-  Hợp lý về tỷ lệ các chất sinh năng lượng:

-Hợp lý về protei

-Hợp lý về chất béo

- Hợp lý về chất đường bột

- Hợp lý về khoáng chất

- Hợp lý về vitamin

* Tổ chức bữa ăn: Người trưởng thành nên ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 4-5 giờ; thời gian ăn tối tốt nhất là vào khoảng 18h, và đi ngủ sau đó 4 tiếng; thời gian cho mỗi bữa ăn không nên kéo dài hơn 60 phút và không nên nhanh hơn 30 phút.

* Nhu cầu về nước của con người: Người trưởng thành nên uống 1,5-2 lít nước/ngày.

2.2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của phụ nữ về dinh dưỡng

Do sự phát triển và phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã có điều kiện hơn khi tiếp cận với những kiến thức hợp lý về dinh dưỡng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiến thức, thực hành của các đối tượng khác nhau, đặc biệt chú trọng đến đối tượng là phụ nữ trong chăm sóc trẻ nhỏ, phòng chống các bệnh dinh dưỡng, chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai… Nghiên cứu về kiến thức dinh dưỡng hợp lý ở nữ thanh niên còn rất hiếm nghiên cứu đề cập.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chọn toàn bộ nữ sinh viên cao đẳng điều dưỡng Y khóa 9, đồng ý tham gia nghiên cứu ở khóa 9 cao đẳng điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015

3.3. Vật liệu nghiên cứu: Cân trọng lượng, thước đo chiều cao đứng, mẫu phiếu điều tra.

3.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang

-  Cỡ mẫu, chọn mẫu: mẫu toàn thể (357 nữ sinh viên)

3.5. Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp nhân trắc (đo chiều cao, cân nặng):

 + Phương pháp phỏng vấn: Dùng bộ câu hỏi thiết kế, phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng, điền câu trả lời vào mẫu phiếu in sẵn.

3.6. Nội dung nghiên cứu   

* Tình trạng dinh dưỡng:

- Trọng lượng cơ thể: trọng lượng TB, trọng lượng ở mức rất thấp (<40kg).

- Chiều cao: chiều cao trung bình, chiều cao ở mức rất thấp (<145cm).

- Chỉ số BMI: Xác định chØ sè BMI trung b×nh

* Thực trạng kiến thức và thực hành về dinh dưỡng

3.7. Phương pháp đánh giá:

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng phụ nữ dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI:

                         Cân nặng (kg)

          BMI =  -----------------------

                        (Chiều cao)2(m)  

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo ngưỡng phân loại của WHO:

Phân loại của WHO:

BMI < 18,5

Thiếu năng lượng trường diễn

BMI 18,5 - 22,9

: Bình thường

BMI ≥ 25,0

Thừa cân/béo phì

- Đánh giá kiến thức, thực hành:  Xây dựng thang điểm đánh giá, cho điểm đối với từng câu hỏi. Điểm tối đa cho mỗi phần là 100 điểm. Dựa vào tổng số điểm đối tượng đạt được, đánh giá theo các mức độ:

- Tốt:                    75- 100 điểm (đạt 75- 100%)

- Trung bình:                   50 - 74 điểm (đạt 50 - 74%)

- Kém:                  < 50 điểm (dưới 50%)

3.8. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được mã hoá và làm sạch và nhập bằng chương trình EPI-INFO 6.04, xử lý số liệu bằng chương trình phần mềm SPSS .

- Tính tần số, tính tỷ lệ %,

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình trạng dinh dưỡng

* Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

- Chủ yếu ở tuổi 18 (86,0%); đều chưa kết hôn, chưa có con đẻ; kinh tế GĐ ở mức trung bình chiếm đa số (87,9%); 65% nữ sinh sống ở ngoại thành.

Bảng 4.1: Cân nặng, chiều cao, BMI trung bình

Đặc điểm

Cân nặng ± SD (kg)

Chiều cao ±  SD (cm)

BMI ± SD

Sống tại nội thành                (n= 125)

47,4 ± 5,6

156,7 ± 4,8

19,8 ± 6,9

Sống ở ngoại thành/các tỉnh (n= 232)

47,1 ± 5,4

156,8 ± 5,0

19,2 ± 2,1

p

>0,05

>0,05

>0,05

Kinh tế GĐ khá/giầu                (n= 8)

43,7 ± 5,5

154,8 ± 3,9

18,3 ± 1,5

Kinh tế GĐ trung bình         (n= 314)

47,3 ± 5,5

156,9 ± 4,9

19,4 ± 4,7

Kinh tế GĐ nghèo                  (n= 35)

46,8 ± 4,8

155,6 ± 4,8

19,2 ± 1,9

p

>0,05

>0,05

>0,05

Chung  (n = 357)

47,1 ± 5,5

156,0 ± 4,9

19,4 ± 4,4

Nhận xét bảng 4.1: Trọng lượng trung bình cả các nữ sinh là 47,1kg, chiều cao trung bình là 156 cm, chỉ số BMI trung bình là 19,4. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng, chiều cao, chỉ số BMI giữa các nhóm nữ theo địa điểm sinh sống và kinh tế gia đình.

Tình trạng nữ sinh có trọng lượng cơ thể ở mức rất thấp:Số nữ sinh có chiều cao ở mức rất thấp (<145 cm) chỉ là 0,5%. Số nữ sinh có trọng lượng cơ thể <40 kg là 4,2%.


Bảng 4.2:  Chỉ số khối cơ thể (BMI) theo phân loại của WHO (t? l? %)

 

Đặc điểm

< 18,5

18,5 - 24,9

≥25

P

n

%

n

%

n

%

Sống tại nội thành (n=125 )

42

33,6

79

63,2

4

3,2

>0,05

Sống ở ngoại thành/tỉnh (n=232)

89

38,4

139

59,9

4

1,7

Kinh tế GĐ khá/giầu (n=8)

2

25,0

6

75,0

0

0,0

 

>0,05

Kinh tế GĐ trung bình (n =314)

118

37,6

188

59,9

8

2,5

Kinh tế GĐ nghèo (n=35)

11

31,4

24

68,6

0

0,0

Chung(n= 357)

131

36,7

218

61,1

8

2,2

 

Nhận xét bảng 4.2: Số nữ sinh trong tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 36,7%, không có sự khác biệt về tỷ lệ CED giữa các nhóm nữ sinh theo địa điểm sinh sống và hoàn cảnh kinh tế gia đình khác nhau. Theo thang phân loại của WHO, số nữ sinh có tình trạng thừa cân/béo phì là 2,2%.

Mức độ thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân/béo phì:Số n? sinh có tình trạng thừa cân hoàn toàn ở mức độ I (100%). Không có trường hợp thừa cân mức độ II, III theo cả 2 thang phân loại của WHO và thang phân loại c?a FAO.

4.2. Tình trạng kiến thức, thực hành về dinh dưỡng

Kiến thức về cơ cấu bữa ăn: Hầu hết nữ sinh viên đã biết đúng về số lượng bữa ăn chính trong một ngày là 3 bữa (86,9%). Số nữ sinh không biết về tỷ trọng bữa ăn sáng nên có chiếm tỷ lệ cao (80,1%). Chỉ có 29,4% nữ sinh biết đúng về thời gian cho bữa ăn chính.

Kiến thức về nguồn cung cấp chất dinh dưỡng: Hầu hết nữ sinh viên có kiến thức tốt về nguồn gốc thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng. Tỷ lệ nữ sinh biết nguồn thực phẩm cung cấp protit, lipit, gluxit, vitaminA đều trên 80%.

Kiến thức về số nhóm thực phẩm sử dụng trong khẩu phần: Chỉ có 26,6% nữ sinh biết khẩu phần ăn hàng ngày của người trưởng thành cần 6 nhóm thực phẩm. Tỷ lệ nữ sinh biết khẩu phần cần ít hơn 5 nhóm thực phẩm là 5,9%.

Kiến thức về cách chế biến thực phẩm nên hạn chế: Có 59,6% đối tượng nghiên cứu biết cách chế biến nướng thực phẩm cần hạn chế, chế biến rán là 52,4%. Chỉ có 18,8% đối tượng chọn hạn chế cách sào thực phẩm.

Bảng 4.3 : Tổng hợp kiến thức chung về dinh dưỡng của nữ sinh viên

Phân loại kiến thức

n

%

Kiến thức tốt

187

52,7

Kiến thức trung bình

155

43,7

Kiến thức kém

13

3,6

Nhận xét: Có 52,7% nữ sinh viên có kiến thức tốt về dinh dưỡng hợp lý, số nữ sinh có kiến thức trung bình là 43,7%, số có kiến thức kém là 3,6%.

Thực trạng về bữa ăn: Số nữ sinh ăn 3 bữa chính trong ngày là 52,9%, ăn 2 bữa là 41,2%. Có 16,5% nữ sinh viên đã không ăn sáng trong cả 3 ngày liên tục, số sinh viên ăn đủ 3 bữa sáng liên tục là 53,5%.

Thực trạng về thời gian và khoảng cách giữa bữa ăn: Có 47,3% nữ sinh đã sử dụng các bữa ăn cách nhau 4-5 giờ, thời gian cho mỗi bữa ăn 45 -60 phút là 44,0%, có 57,7% nữ sinh đã đi ngủ sau khi ăn 4-5 giờ.

Cơ cấu thực phẩm trong khẩu phần ăn: Số nữ sinh sử dụng đủ 6 nhóm thực phẩm trong khẩu phần là 34,5%; đủ 5 nhóm là 43,9%.

Thực hành hạn chế cách chế biến thực phẩm:Số nữ sinh có thực hành tránh các các chế biến thực phẩm có hại cho sức khỏe như sào, nướng, rán đều ở tỷ lệ thấp <20%.

Số lượng nước uống trong ngày:Tỷ lệ nữ sinh uống nước đạt 1,5 – 2 lit/ngày là 15,7%, tỷ lệ cao hơn ở các số lượng nước uống trong ngày rất ít như 0,5 - 1lit là 37,6%; 1-1,5 lít là 33,0%.

Thực hành uống viên sắt: Chỉ có 15,7% nữ sinh uống viên sắt trong một năm qua.

 

Bảng 4.4: Phân loại thực hành về dinh dưỡng

Phân loại thực hành

n

%

Thực hành tốt

107

30,0

Thực hành trung bình

216

60,5

Thực hành thức kém

34

9,5

Nhận xét:Chủ yếu nữ sinh có thực hành về dinh dưỡng hợp lý ở mức độ trung bình (60,5%). Vẫn còn 9,5% nữ sinh có thực hành kém về dinh dưỡng.

V. BÀN LUẬN

5.1. Tình trạng dinh dưỡng của nữ sinh viên

Tổng hợp những số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi cùng kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác cho thấy: thiếu năng lượng trường diễn là vấn đề nổi bật ở phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là ở phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng núi có lẽ nằm trong vùng địa lý còn nhiều khó khăn, cuộc sống nghèo đói, lao động vất vả… là những nguyên nhân tác động. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các nữ sinh tuổi 18, sống tại nội thành và ngoại thành của thủ đô Hà Nội, các em đang có tình trạng dinh dưỡng khá thấp. Câu trả lời vì sao có đến 36,7% nữ sinh bị thiếu năng lượng trường diễn? Do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, do áp lực học tập của quãng thời gian trước đó (thi tốt nghiệp, thi tuyển địa học/cao đẳng …) do hiện tại đi học quá xa, ăn uống bữa chính trưa thất thường, thường xuyên nhị ăn sáng … là các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của các em. Rất đáng tiếc là trong đề tài này chúng tôi chưa có đủ điều kiện tiến hành thu thập số liệu về cơ cấu khẩu phần và đánh giá mức tiêu hao năng lượng của đối tượng nghiên cứu để có những căn cứ cụ thể giải thích rõ hơn về tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở các nữ sinh viên.

Chúng tôi nhận thấy: tuy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn khá cao nhưng xét về mức độ thì không quá trầm trọng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nữ sinh viên hầu hết thiếu năng lượng trường diễn ở mức độ nhẹ.

Theo báo cáo kết quả cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng năm 2010, chiều cao của nữ thanh niên Việt Nam ở nhóm 22-26 tuổi là 1,54 m [1], Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai, chiều cao trung bình của nữ sinh viên là 154 cm [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều cao trung bình của các nữ sinh viên đạt 156 cm, có tỷ lệ rất thấp nữ sinh có chiều cao <145 cm. Như vậy, về chiều cao, nữ sinh năm nhất trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đã cao hơn 2 cm so với chiều cao trung bình của thành niên Việt Nam.

5.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về dinh dưỡng

Khi chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu, các nữ sinh viên mới nhập trường, chưa học môn dinh dưỡng, kiến thức và thực hành các em có được là kết quả của 18 năm tuổi đời thu nhận được từ cuộc sống, từ sách vở, từ bài giảng của thầy cô … như tất cả các sinh viên các trường khác. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy:

Khi phân tích, cho điểm từng câu hỏi, phân loại theo thang điểm, kết quả cho thấy có 52,7% nữ sinh viên có kiến thức tốt về dinh dưỡng hợp lý, số nữ sinh có kiến thức trung bình là 43,7%, số có kiến thức kém là 3,6%.

Về thực hành: Khi phân tích, cho điểm từng thực hành của sinh viên, phân loại theo thang điểm quy ước, kết quả cho thấy chủ yếu nữ sinh có thực hành về dinh dưỡng hợp lý ở mức độ trung bình (60,5%), vẫn còn 9,5% nữ sinh có thực hành kém về dinh dưỡng.

Như vậy, theo thang điểm và quy ước trong đề tài, kiến thức và thực hành của nữ sinh viên về dinh dưỡng hợp lý còn nhiều hạn chế. Để có một tình trạng dinh dưỡng tốt, tiền đề cho sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu học tập và làm việc các nữ sinh viên cần trau dồi hơn nữa những kiến thức và thực hành đúng về dinh dưỡng. Không chỉ cho bản thân, kiến thức về dinh dưỡng hợp lý của các nữ sinh điều dưỡng rất quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân vậy nên ngoài sự nỗ lực hoàn thiện bản thân các nữ sinh trách nhiệm của đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Dinh dưỡng- Tiết chế cần được đề cao hơn nữa cùng các em trang bị những kỹ năng cơ bản và nâng cao về dinh dưỡng.

 

VI. KẾT LUẬN

    1. . Tình trạng dinh dưỡng

- Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) khá cao (36,7%), trong đó, tỷ lệ CED độ I là 79,4%; CED độ II: 14,5%; CED độ III: 6,1%.

- Tỷ lệ nữ sinh thừa cân/béo phì ở mức độ thấp (2,2 % theo thang phân loại của WHO và 4,8% theo thang khuyến nghị của FAO) và đều ở mức độ nhẹ.

6.2. Thực trạng kiến thức, thực hành

- Tỷ lệ nữ sinh có kiến thức về dinh dưỡng ở mức độ tốt là 52,7%; trung bình  43,7%; kém 3,6%.

- Tỷ lệ nữ sinh có thực hành về dinh dưỡng ở mức độ tốt là 30,0%; trung bình  60,5%; kém 9,5 %.

VII. KHUYẾN NGHỊ

1.Tạo điều kiện, hỗ trợ cho sinh viên đảm bảo dinh dưỡng trong thời gian học tập (bữa sáng, trưa tại căng tin nhà trường).

2. Nâng cao kiến thức và thực hành về dinh dưỡng cho sinh viên qua hoạt động sinh hoạt ngoại khóa.

ASSESS NUTRITION STATUS, KNOWLEDGE AND PRACTICE RELATED TO NUTRITION OF FIRST-YEAR FEMALE STUDENTS – HANOI MEDICAL COLLEGE, 2015

Nguyen Thi Hieu; Bui Van Dung; Nguyen Khanh Chi;

Nguyen Hai Yen; Bui Thu Hang.

SUMMARY: Descriptive research method, cross – sectional study was applied in this survey to assess nutrition status according to Body Mass Index (BMI), knowledge and practice related to nutrition of first-year female students of Hanoi Medical College, 2015.

The results show that the Chronic Energy Deficiency (CED) is rather high within the participants (36.7%), in which CED grade I accounted 79.4%; CED grade II accounted 14.5%; CED grade III accounted 6.1%. The prevalence of overweight and/or obesity (categorized with WHO scale guidance) is quite low (2.2%). Female students have good knowledge accounted 52.7%; median knowledge rated 43.7%; low knowledge rated 3.6%. Female students’ practice related to nutrition is evaluated as good accounted 30.0%; median accounted 60.5% and low rated 9.5%. Based on the results, we offer several recommendations on promotion of nutrition status, knowledge and practice for those students.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2012), "Báo cáo kết quả chính của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009, Hà Nội."

2. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011), "Thống nhất về phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7(2), tr.1-7.

3. Nguyễn Thị Mai (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2011, Luận văn thạc sỹ học, Đại học Y HN.

4. Nguyễn Duy Tân và CS (2013), “Khảo sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên đại học An Giang thông qua khẩu phần ăn”, Tạp chí Dinh dưỡng và sức khỏe, 9(24).

5. Lê Đình Vấn và Cs (2013), Nghiên cứu thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới nhập trường của Đại học Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 24, năm 2004.

6. Save the Children (2012), "State of the World’s mother 2012", pp.16-17.

7. WHO (2008), "Data and analysis on overweight and obesity"