2014 - 2015
- Nghiênn cứu tác dụng chống viêm cấp
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CẤP CỦA CAO LỎNG BMD TRÊN THỰC NGHIỆM

ThS Ma Thị Hồng Nga, ThS Nguyễn Thị Hoa Hiên

 và Ths Phạm Hương Lý, Ths Nghiêm Thị Minh,

Ds Nguyễn Thị Hiền – Trường Cao Đẳng Y tế Hà Nội

 

Tóm tắt: Cao lỏng BMD được bào chế từ 3 vị dược liệu hòe hoa, đương quy, diếp cá và được nghiên cứu tác dụng theo hướng điều trị bệnh trĩ. Dự kiến sẽ nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm,  cầm máu, co mạch….của cao lỏng BMD. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng  BMD.

Bằng phương pháp thử tác dụng chống viêm cấp trên chuột cống trắng trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin và mô hình gây viêm màng bụng bằng carrageenin và formaldehyd, đã xác định được: cao lỏng BMD có tác dụng chống viêm ở cả 2 mức liều dùng 1,0g/kg/ngày và 3,0g/kg/ngày, tác dụng chống viêm của cao lỏng BMD ở liều 3,0g/kg/ngàytương đương với aspirin liều 200mg/kg/ngày.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nghiên cứu các thuốc chống viêm từ dược liệu có khả năng đáp ứng điều trị đồng thời dễ dung nạp trên bệnh nhân đang là một yêu cầu đặt ra cho các nhà khoa học. Hòe hoa, đương qui và diếp cá là những dược liệu trị viêm hay được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm. Cao lỏng BMD gồm hòe hoa, đương qui và diếp cá được nghiên cứu để hướng tới việc cho ra đời một sản phẩm thuốc có tác dụng chống viêm hiệu quả và an toàn. Để chứng minh cơ sở khoa học về tác dụng chống viêm của cao lỏng BMD chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:

 - Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD theo phương pháp gây phù chân chuột bằng carrageenin.

- Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD theo phương pháp gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng bằng carrageenin và formaldehyd. 

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. 1.  ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng: Cao lỏng BMD

      Cao lỏng BMD được chiết xuất từ 100g dược liệu  với thành phần như sau:

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)            :  30g

Hoè hoa (Flos Styphnolobii japonici imaturi) :  30g

Diếp cá  (Herba Houttuyniae cordatae)           :  40g

      Các dược liệu trên được bào chế thành 100ml cao lỏng 1/1 theo phương pháp sắc.

2.1.2 Động vật thí nghiệm : Chuột cống trắng, chủng Wistar, cả hai giống của Học viện Quân Y.

2.1.3 Thuốc và hoá chất:

- Aspirin (Aspergic) gói 100mg của Hãng Sanofi, Pháp

            - Carrageenin tinh khiết của Hãng BDH, Anh

- Formaldehyd tinh khiết của Công ty cổ phần Hóa chất Việt Nam.

            2.1.4 Dụng cụ nghiên cứu:

            -Máy sinh hóa: Máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động XC – 55 chemyistry analyzer (Trung Quốc).

         - Máy huyết học: Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil LMG của hãng ABX - Diagnostics, định lượng trên máy Vet abcTM Animal Blood Counter.

2. 2  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp[15-20]

2.2.1.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên mô hình gây viêm chân chuột(Theo phương pháp gây phù chân chuột cống trắng bằng carrageenin)

Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô

Lô 1 (đối chứng): uống nước cất 1 ml/100 g.

Lô 2 (uống aspirin) liều 200 mg/kg.

Lô 3: Cao BMD liều thấp 1 g/kg tương đương lâm sàng

Lô 4: Cao BMD liều cao 3 g/kg gấp 3 lần lâm sàng

Chuột được uống thuốc 4 ngày liên tục trước khi gây viêm. Ngày thứ 4, sau khi uống thuốc thử 1 giờ, gây viêm bằng cách tiêm carrageenin 1% (pha trong nước muối sinh lý) 0,1 ml/chuột vào gan bàn chân sau, bên phải của chuột.

Đo thể tích chân chuột (đến khớp cổ chân) bằng dụng cụ chuyên biệt vào các thời điểm: trước khi gây viêm (V0); sau khi gây viêm 2 giờ (V2), 4 giờ (V4), 6 giờ (V6) và 24 giờ (V24). Kết quả được tính theo công thức của Fontaine.

+ Độ tăng thể tích chân của từng chuột được tính theo công thức:

V0 là thể tích chân chuột trước khi gây viêm, Vt là thể tích chân chuột sau khi gây viêm

+ Tác dụng chống viêm của thuốc được đánh giá bằng khả năng ức chế phản ứng phù (I%)

Trong đó: :: trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô đối chứng

: trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống thuốc

2.2.1.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng

             Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con

             + Lô 1: uống nước cất hoặc dung môi pha thuốc 2ml/100g thể trọng/ ngày

             + Lô 2: uống aspirin liều 200 mg/kg/ ngày

             + Lô 3: Cao BMD liều 1 g/kg tương đương lâm sàng

 + Lô 4: Cao BMD liều 3 g/kg gấp 3 lần lâm sàng

                  Chuột được uống thuốc hoặc dung môi trong 4 ngày liên tục trước khi gây viêm. Ngày thứ 4, sau khi uống thuốc 1 giờ, gây viêm màng bụng bằng dung dịch carragenin 0,05g pha với formaldehyd 1,4 ml, pha trong nước muối sinh lý 0,9% vừa đủ 100ml. Tiêm vào khoang màng bụng với thể tích 2ml/ chuột. Sau 24 giờ gây viêm, mổ ổ bụng chuột hút dịch rỉ viêm. Đo thể tích và đếm số lượng bạch cầu/ml dịch rỉ viêm, định lượng protein trong dịch rỉ viêm.

Các chỉ số đánh giá:

- Thể tích dịch rỉ viêm; Số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm

- Hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm

2.2.2. Xử lý số liệu

     Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê  y sinh học theo T-test Student bằng phần mềm Microsoft Excel.

Các số liệu nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng  ± SD

             Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.

3  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên mô hình gây viêm chân chuột

Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD bằng phương pháp gây phù chân chuột cống trắng bằng carrageenin cho kết quả ở bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4

Bảng 3.1. Tác dụng chống viêm cấp của BMD

trên mô hình gây phù chân chuột cống thời diểm sau 2 giờ

Sau 2 giờ (V1)

Độ phù (%)

Mức giảm phù so chứng (%)

p so với lô chứng

Lô 1: Chứng sinh học

55,21 ± 15,57

 

 

Lô 2: Aspirin(200 mg/kg)

33,11 ± 10,86

40,03

 

p 2-1<0,01

Lô 3: BMD liều thấp 1g/kg

50,50 ± 10,21

 

8,53

p 3-1>0,05

Lô 4: BMD liều cao 3 g/kg

39,34 ± 13,43

 

28,94

p 4-1< 0,05

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:

- Aspirin 200mg/kg có tác dụng chống viêm cấp rõ tại thời điểm sau 2h gây viêm (p < 0,01).

- Cao BMD liều thấp 1g/kg có xu hướng làm giảm viêm ở thời điểm sau gây viêm 2h nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Cao BMD liều cao 3 g/kg làm giảm viêm rõ ở thời điểm sau gây viêm 2h sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng3.2. Tác dụng chống viêm cấp của BMD

trên mô hình gây phù chân chuột cống thời diểm sau 4 giờ

Sau 4 giờ (V2)

Độ phù (%)

Mức giảm phù so chứng (%)

p so với lô chứng

Lô 1:Chứng sinh học

62,39 ± 13,32

 

 

Lô 2: Aspirin(200 mg/kg)

47,79 ± 12,68

23,40

 

p 2-1< 0,05

Lô 3: BMD liều thấp 1g/kg

58,80 ± 8,11

5,75

p 3-1>0,05

Lô 4: BMD liều cao 3 g/kg

48,75 ± 15,09

21,86

p 4-1< 0,05

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

- Aspirin 200mg/kg có tác dụng chống viêm cấp rõ tại thời điểm sau 4h gây viêm (p <0,05).

- Cao BMD liều thấp 1 g/kg không có tác dụng làm giảm viêm ở thời điểm sau gây viêm 4h. 

- Cao BMD liều cao 3 g/kg làm giảm viêm rõ rệt ở thời điểm sau gây viêm 4h, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

 

 

Bảng 3.3. Tác dụng chống viêm cấp của BMD

trên mô hình gây phù chân chuột cống thời diểm sau 6 giờ

Sau 6 giờ (V3)

Độ phù (%)

Mức giảm phù so chứng (%)

p so với lô chứng

Lô 1:Chứng sinh học

50,25 ± 12,36

 

 

Lô 2:Aspirin(200 mg/kg)

40,41 ± 9,73

19,58

p 2-1> 0,05

Lô 3: BMD liều thấp 1g/kg

47,29 ± 14,47

5,89

p 3-1>0,05

Lô 4: BMD liều cao 3 g/kg

46,68 ± 18,82

7,11

p 4-1>0,05

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:

- Aspirin 200mg/kg có xu hướng có tác dụng chống viêm cấp tại thời điểm sau 6h gây viêm nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Cao BMD liều thấp 1g/kg có xu hướng làm giảm viêm ở thời điểm sau gây viêm 6h, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Cao BMD liều cao 3 g/kg có xu hướng làm giảm viêm ở thời điểm sau gây viêm 6h, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng3.4. Tác dụng chống viêm cấp của BMD

trên mô hình gây phù chân chuột cống thời diểm sau 24 giờ

Sau 24 giờ (V4)

Độ phù (%)

Mức giảm phù so chứng (%)

p so với lô chứng

Lô 1:Chứng sinh học

23,98 ± 9,31

 

 

Lô 2:Aspirin(200 mg/kg)

19,76 ± 9,6

17,60

p 2-1>0,05

Lô 3: BMD liều thấp 1g/kg

24,49 ± 12,21

-0,21

p 3-1> 0,05

Lô 4: BMD liều cao 3g/kg

21,56 ± 12,55

10,09

p 4-1>0,05

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:

- Aspirin 200mg/kg có xu hướng chống viêm cấp tại thời điểm sau 24h gây viêm nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Cao BMD liều thấp 1 g/kg không có tác dụng làm giảm viêm ở thời điểm sau gây viêm 24h (p>0,05).

- Cao BMD liều cao 3 g/kg có xu hướng làm giảm viêm tại thời điểm 24 giờ sau gây viêm nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng:

Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng BMD trên mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng cho kết quả ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của BMD đến thể tích dịch rỉ viêm trong ổ bụng chuột

Thể tích dịch rỉ viêm (ml/100g)

p so với lô 1

p so với lô 2

p so với lô 3

Lô 1: Chứng sinh học

2,36 ± 0,70

 

 

 

Lô 2: Aspirin (200 mg/kg)

1,63 ± 0,57

< 0,05

 

 

Lô 3: BMD liều thấp 1 g/kg

1,89 ± 0,32

> 0,05

> 0,05

 

Lô 4 : BMD liều cao 3 g/kg

1,67 ± 0,29

< 0,05

> 0,05

> 0,05

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:      

- Aspirin liều 200mg/kg làm giảm rõ thể tích dịch rỉ viêm (p < 0,05).

- Cao BMD ở cả 2 liều 1 g/kg và 3 g/kg đều làm giảm thể tích dịch rỉ viêm nhưng chỉ ở liều cao mới có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Tác dụng chống viêm thông qua làm giảm dịch rỉ viêm của BMD liều cao 3 g/kg tương đương aspirin 200mg/kg ( p > 0,05).

Bảng3.6. Ảnh hưởng của BMD đến số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm

Số lượng bạch cầu dịch rỉ viêm (G/ml)

p so với chứng

p so với aspirin

Lô 1: Chứng sinh học

10,85 ± 4,42

 

 

Lô 2:Aspirin (200 mg/kg)

6,38 ± 2,35

< 0,05

 

Lô 3: BMD liều thấp 1g/kg

8,93 ± 2,15

> 0,05

< 0,05

Lô 4: BMD liều cao 3g/kg

6,35 ± 1,38

< 0,05

> 0,05

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy:

- Aspirin liều 200mg/kg làm giảm rõ số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm (p < 0,05).

- Cao BMD liều thấp 1g/kg không có tác dụng làm giảm số lượng bạch cầu so với lô chứng.

- Cao BMD liều cao 3 g/kg có tác dụng làm giảm rõ số lượng bạch cầu so với lô chứng (p< 0,05), tác dụng này tương đương so với aspirin liều 200 mg/kg.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của BMD đến hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm

Hàm lượng protein tuyệt đối trong dịch rỉ viêm (mg)

p so với chứng

p so với aspirin

Lô 1: Chứng sinh học

33,61± 14,81

 

 

Lô 2: Aspirin (200 mg/kg)

23,08 ± 5,13

> 0,05

 

Lô 3: BMD liều thấp 1 g/kg

30,94 ± 5,81

> 0,05

> 0,05

Lô 4: BMD liều cao 3 g/kg

26,16 ± 8,00

> 0,05

> 0,05

                     Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:

                     - Aspirin 200mg/kg và cao BMD ở cả 2 liều có xu hướng làm giảm lượng protein trong dịch rỉ viêm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

4.  BÀN LUẬN

4. 1. Về tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống bằng carrageenin.

Đánh giá độ  giảm phù bàn chân chuột, kết quả nghiên cứu cho thấy: tại thời điểm sau 2h gây viêm cao BMD liều thấp 1g/kg có xu hướng làm giảm viêm nhưng ở liều cao 3 g/kg làm giảm viêm rõ ở thời điểm sau gây viêm 2h sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với lô chứng. Tại thời điểm sau 4h gây viêm cao BMD liều cao 3 g/kg làm giảm viêm rõ rệt (p<0,05), tác dụng chống viêm tương đương với Aspirin 200mg/kg. Tuy nhiên đến thời điểm 6h, 24h sau gây viêm, cao lỏng BMD liều 1g/kg, 3g/kg và aspirin 200mg/kg chỉ có xu hướng làm giảm viêm (sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê so với lô chứng với p > 0,05). Cao lỏng BMD ở liều thấp 1g/kg ở cả 4 thời điểm sau 2h, 4h, 6h, 24h sau gây viêm đều không có tác dụng chống viêm.

4. 2. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng bằng carrageenin và formaldehyd.

Đánh giá tác dụng chống viêm thông qua độ giảm thể tích dịch rỉ viêm, kết quả nghiên cứu cho thấy: Cao BMD ở cả 2 liều 1 g/kg và 3 g/kg đều làm giảm thể tích dịch rỉ viêm nhưng chỉ ở liều cao mới có ý nghĩa thống kê (p<0,05), không những thế tác dụng chống viêm của BMD liều cao 3 g/kg  còn mạnh tương đương aspirin 200mg/kg ( p > 0,05).

Đánh giá tác dụng chống viêm thông qua làm giảm lượng bạch cầu trong  dịch rỉ viêm, kết quả nghiên cứu cho thấy: cao BMD liều thấp 1g/kg không có tác dụng làm giảm số lượng bạch cầu so với lô chứng, nhưng Cao BMD liều cao 3g/kg có tác dụng làm giảm rõ số lượng bạch cầu so với lô chứng (p< 0,05), tác dụng này tương đương so với aspirin liều 200 mg/kg.

Tuy nhiên khi đánh giá tác dụng chống viêm thông qua làm giảm lượng protein trong  dịch rỉ viêm, kết quả nghiên cứu cho thấy: aspirin 200mg/kg và cao BMD ở cả 2 liều chỉ có xu hướng làm giảm lượng protein trong dịch rỉ viêm.

Như vậy tác dụng chống viêm của cao lỏng BMD tăng lên khi tăng liều cao gấp 3 lần, ở liều cao 3g/kg tác dụng chống viêm là tương đương với Aspirin liều 200mg/kg (p>0,5)

4.3. Liên quan giữa tác dụng của các vị dược liệu hòe hoa, đương quy, diếp cá và tác dụng chống viêm của cao lỏng BMD

Cao lỏng BMD có thành phần hoa hòe, diếp cá có chứa chất rutin, quercetin có tác dụng làm bền thành mạch, giảm tính thấm của mao mạch, có tác dụng chống viêm, vì thế cao lỏng BMD có tác dụng chống viêm, giảm đau rõ rệt, tác dụng này còn tương đương với aspirin.

Trong thành phần cao lỏng BMD còn có đương quy, các nghiên cứu khoa học cho thấy: đương quy có các tác dụng ức chế quá trình đông máu, đặc biệt là đông máu nội sinh.Theo y học cổ truyền đương quy có tác dụng là bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau phong tê thấp sưng đau, sưng đau do sang chấn. Điều đó chứng tỏ kết quả chống viêm, giảm đau rõ rệt của cao lỏng BMD tương đương với aspirin  là hợp lý.

KẾT LUẬN

            * Về tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm chân chuột

- Cao BMD liều 1g/kg có xu hướng làm giảm viêm cấp so với lô chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

- Cao BMD liều cao 3 g/kg làm giảm viêm cấp rõ rệt mô hình gây viêm so với lô chứng tại thời điểm sau viêm 2 giờ và 4 giờ.

 Tác dụng chống viêm của cao BMD liều cao 3g/kg tương đương aspirin liều 200 mg/kg.

* Về tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng

- Cao BMD liều thấp 1g/kg có xu hướng làm giảm viêm cấp thông qua làm giảm thể tích dịch rỉ viêm, giảm số lượng bạch cầu trong dịch viêm và hàm lượng protein so với lô chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

- Cao BMD liều cao 3 g/kg có tác dụng làm giảm viêm cấp rõ rệt thông qua làm giảm thể tích dịch rỉ viêm, giảm số lượng bạch cầu trong dịch viêm và hàm lượng protein so với lô chứng. 

“Study of the anti-inflammatory effects of BMD liquid concentrated extract on acute inflammation on experiment”

Abstract

BMD concentrated liquid extract prepared from 3 medicinal plants:  Sophora japonica flos, Angelica sinensis,Houttuynia cordata are evaluated on the treatment of hemorrhoids. We expect to study analgesic, anti-inflammatory, hemostatic, vasoconstrictor .... of liquid BMD extract. In this study, we evaluated the anti-inflammatory effects of liquid BMD extract on acute inflammation.

By using anti-inflammatory  effect assay of acute inflammation on rat paw edema model by carragenin and peritonitis caused by carragenin and forrmaldehyde. Results showed that liquid BMD extract has anti-inflammatory at both dose levels 1.0g /kg/ day and 3.0g /kg/ day, anti-inflammatory effects of  liquid BMD extract at 3.0g/ kg / day are equivalent to aspirin of 200mg / kg/day .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Jee Young Choi, Jung Ae Lee and et al (2010), “Anti-Inflammatory Activity of  Houttuynia cordata against Lipoteichoic Acid-Induced Inflammation in Human Dermal Fibroblasts”, Chonnam Medical Journal, Vol. 46, No. 3, p140-147.
  2.  Orley D., Vanesa Celeste A. (2004), Investigation of the Anti-inflammatory and Analgesic Activities of a Sample of Brazilian Propolis, Acta Farm. Bonaerense, 23 (3), p285-291.
  3.  Hyun Pyo Kim, Kun Ho Son and et al (2004), “Anti-inflammatory plant flavonoids and cellular action mechanisms”, Journal of Pharmacological ciences, 96, p229 – 245.
  4.   Gerhard Vogel H. (2008), Drug discovery and evaluation Pharmacological assays, Springer.
  5.   World Health Organization (2000), Working group on the safety and efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH