Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2014 - 2015
- Mô tả thực trạng học tập học phần điều dưỡng cơ sở 2

MÔ TẢ THỰC TRẠNG HỌC TẬP HỌC PHẦN ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2

CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG TRUNG CẤP KHÓA 46

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI, NĂM 2014

Nguyễn Thanh Thủy; Khúc Thị Hồng Anh; Lê Thị Thủy;

Phạm Thu Hà; Nguyễn Minh Phương

 

Tóm tắt: Học phần Điều dưỡng cơ sở 2 là học phần bắt buộc đối với học sinh của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nói riêng, các trường đào tạo Điều dưỡng nói chung. Học phần này cung cấp cho các em học sinh về kiến thức, thái độ, kỹ năng trước khi đi lâm sàng đồng thời theo suốt các em trong những năm hành nghề. Nghiên cứu được tiến hành tại trường CĐYTHN, năm 2014 nhằm mô tả thực trạng học tập học phần ĐDCS2 của học sinh điều dưỡng trung cấp khóa 46 và mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập học phần ĐDCS2. Áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên 272 học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 62,5% học sinh tích cực học học phần ĐDCS2, HS đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ thấp (2,6%), chủ yếu đạt loại khá 42,3%, vẫn còn 5,1% HS đạt loại yếu kém. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc giới tính, tích cực học học phần ĐDCS2, thời gian học tại nhà, số lần thực hành kỹ năng trong mỗi buổi thực tập, lý do học sinh vào trường, thời gian thực tập tại bộ môn, Projector với kết quả học phần ĐDCS2.

  1. Đắt vấn đề

Điều dưỡng là một nghề không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Chất lượng chăm sóc người bệnh phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của người điều dưỡng, Nhưng qua kết quả nghiên cứu của Lưu Hữu Tự (2006) đã khẳng định: Kiến thức, kỹ năng đào tạo trong nhà trường chưa đủ để điều dưỡng đáp ứng ngay với công việc chuyên môn tại nơi làm việc chiếm tỷ lệ 61,3 – 71,9% [3].

 Học phần Điều dưỡng cơ sở 2 (HP ĐDCS2) là học phần bắt buộc đối với học sinh của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (CĐYTHN) nói riêng, các trường đào tạo Điều dưỡng nói chung. Học phần này không những cung cấp cho các em học sinh về kiến thức, thái độ mà còn đặc biệt cung cấp kỹ năng trước khi đi lâm sàng đồng thời theo suốt các em trong những năm hành nghề.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng học tập học phần ĐDCS2 của HS điều dưỡng trung cấp khoá 46 trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập học phần ĐDCS 2 của HS điều dưỡng trung cấp khoá 46 trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu là học sinh điều dưỡng khóa 46 năm thứ nhất tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Chọn toàn bộ số HS hiện đang học tại khóa 46 của trường CĐYTHN với tổng số 272 HS.

Thông tin được thu thấp bằng phiếu tự điền đồng thời quan sát HS trong khi thực hành tại bộ môn bằng phiếu quan sát, lấy kết quả điểm kết thúc HP tại sổ lên lớp.

3. Kết quả và bàn luận

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 

Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Tần số (n=272)

Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi

 

<20

187

68,8

20 - 30

83

30,5

>30

2

0,7

Giới

 

Nam

51

18,8

Nữ

221

81,2

Kinh tế hộ gia đình

Nghèo

131

48,2

Không nghèo

141

51,8

Điểm TK môn Toán, Sinh lớp 10,11,12

< 42 điểm

148

54,2

≥ 42 điểm

124

45,6

Nhận xét:  Nhóm tuổi <20 chiếm tỉ lệ cao nhất 68,8%, đây là yếu tố thuận lợi vì các em vừa rời trường THPT. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ (81,2%) đây cũng là đặc thù nghề nghiệp. Hộ nghèo chiếm 48,2%. Điểm TK môn Toán, Sinh lớp 10,11,12 < 42 điểm chiếm 54,4% có thể là điều kiện không thuận lợi.

3.2 Thực trạng học tập học phần ĐDCS 2
Bảng 2: Nhận thức và sự tích cực học của HS về học phần ĐDCS 2

Nội dung

Tần số

(n=272)

Tỷ lệ

(%)

Mức độ cần thiết của HP trước khi đi lâm sàng

Không cần thiết

4

1,5

Cần thiết

268

98,5

Nhận thức về độ khó của học phần

Khó

196

72,1

Không khó

76

27,9

Thời gian học bài tại nhà

≤ 1 giờ

125

46,0

>1 giờ

147

54,0

Sự tich cực của HS học

 ĐDCS2

Chưa tích cực

102

37,5

Tích cực

170

62,5

 Nhận xét: 98,5% HS nhận thấy HP ĐDCS2 cần thiết phải học trước khi đi lâm sàng chứng tỏ HS đã nhận thấy tầm quan trọng của HP này.  72,1% HS cho rằng học phần ĐDCS2 là khó với bản thân HS vì HS phải tiếp cận với phương pháp học mới. Vẫn còn 46% HS học bài ở nhà ≤ 1 giờ/ngày, kết quả này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Tạ Thanh Phương (13,6%) [1]. Tỷ lệ HS tích cực học cao hơn chưa tích cực học (62,5%; 37,5%

Bảng 3: Thực trạng học lý thuyết  của HS

                        Mức độ

Nội dung

Không

n

%

n

%

Đọc tài liệu ở nhà trước buổi học

1

0,4

271

99,6

Đọc lại kiến thức sau mỗi buổi học

21

7,7

251

92,3

Tham khảo tài liệu ở thư viện

174

64,0

98

36,0

Làm việc riêng (nói chuyện…)

197

72,4

75

27,6

Ý thức tổ chức kỷ luật

Đi học muộn

44

16,2%

Bỏ tiết

17

6,3%

Nhận xét: HS đã có ý thức được việc học của mình thể hiện có 99,6%. đọc tài liệu trước khi đến lớp. HS đọc lại kiến thức sau mỗi buổi học chiếm 92,3%,  kết quả này cao hơn kết quả trong NC của Nguyễn Thị Vân (15,6%) tuy nhiên việc lên thư viện để mượn hoặc đọc tài liệu thì kết quả lại thấp 36% và thấp hơn so với KQ trong NC của Nguyễn Thị Vân (47,1%) [4]. Ý thức học tập của một số HS chưa tốt: 27,6% HS nói chuyện, dùng điện thoại trong giờ học. HS đi học muộn và bỏ tiết chiếm tỷ lệ (16,2%; 6,3%).  

Bảng 4: Thực trạng học thực hành của HS

Nội dung

Tần số

(n=272)

Tỷ lệ

(%)

HS chủ động thực hành trên mô hình/NB giả định

Không

1

0,4

271

99,6

Số lần thực hiện KN đúng/1KN/buổi

1 lần

141

51,8

≥ 2

131

48,2

Đọc lại quy trình sau mỗi buổi học

Không

64

23,5

208

76,5

Thời gian thực tập tại BM để rèn luyện kỹ năng

Không đủ

101

37,1

Đủ

171

62,9

Nhận xét: HS chủ động thực hành trên mô hình/NB giả định chiểm 99,6%.

Theo quan sát của GV thì HS thực hiện kỹ năng theo đúng quy trình và an toàn cho NB 1 lần/1KN/buổi học là 51,8% và đúng  ≥ 2 lần là 48,2%, điều này lý giải rằng GV luôn quan sát, hướng dẫn HS làm theo bảng kiểm, kết quả này cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Vũ Thanh Tâm khi quan sát điều dưỡng thực hiện 8 quy trình thường gặp trong công tác chuyên môn thì không có quy trình nào điều dưỡng đạt đúng tất cả các bước [2]. Có 76,5% HS đã đọc lại quy trình sau mỗi buổi học. 37,1% HS cho rằng không đủ thời gian cho HS thực tập tại phòng thực hành.

 

 

Nhận xét: Không có HS nào đạt kết quả học tập xuất sắc; chỉ có 7 HS đạt loại giỏi (2,6%); tỷ lệ HS đạt kết quả trung bình khá cao nhất chiếm 42,3%; kết quả TB chiếm 27,2%  tuy nhiên vẫn còn 5,5% HS có kết quả học tập xếp loại yếu và kém.

Bảng 6: Thực trạng giảng dạy LT, TH của GV

Nội dung

Tần số

(n=272)

Tỷ lệ (%)

GV phổ biến chương trình chi tiết cho học sinh, hướng dẫn  đọc và giải thích về chuẩn năng lực

Không

0

0

272

100

GT cho HS về PP đào tạo theo CNL

(lấy NB/người nhà NB làm trung tâm)

Không

11

4,0

261

96,0

Hướng dẫn HS tìm tài liệu

Không

5

1,8

267

98,2

GV áp dụng phương pháp giảng dạy

Chưa tích cực

12

4,4

Tích  cực

260

95,6

GV quan sát, hướng dẫn, uốn nắn nhiệt tình cho HS

Không

1

0,4

271

99,6

Coi chấm thi của giảng viên

Không NT

0

0,0

Nghiêm túc

272

100

Nhận xét: 100% GV phổ biến chương trình chi tiết, hướng dẫn cho học sinh đọc và giải thích về CNL. 96% GV giải thích cho HS hiểu về phương pháp đào tạo theo CNL. 98,2% GV hướng dẫn cho HS biết cách tìm tài liệu. Trong giảng dạy các GV đều áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (95,6%) kết quả này cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Tạ Thanh Phương (80%) [1],  99,6% GV quan sát, hướng dẫn, uốn nắn nhiệt tình cho HS. 92,6% .100% GV coi thi nghiêm túc.

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập của học phần ĐDCS2

Bảng 7: Mối liên quan giữa một số yếu tố với kết quả điểm tổng kết học phần

Nội dung

TK HP

< 5,0

TK HP

5,0

OR

(95%CI)

p

Tuổi

 

< 20

10

177

0,90

(0,29 – 2,73)

0,53

 

≥ 20

5

80

Giới

 

Nam

8

43

0,17

(0,06 – 0,51)

<0.001

Nữ

7

214

Điểm môn toán sinh 10,11,12

< 42

12

136

3,56

(0,98 – 12,91)

0,06

≥ 42

3

121

Tích cực học ĐDCS2

Chưa TC

12

90

7,42

(2,04 – 26,98)

<0,05

Tích cực 

3

167

Thời gian học tại nhà của HS

≤ 1 giờ

11

114

3,45

(1,07 – 11,12)

<0,05

> 1 giờ

4

143

Số lần TH KN/buổi thực hành

1 lần

14

127

14,33

(1,85 – 110,59)

<0,05

≥ 2 lần

1

130

Kinh tế hộ gia đình

 

Nghèo

6

125

0,70

(0,24 – 2,03)

0,52

Không nghèo

9

132

Lý do HS vào trường học

Không yêu nghề

10

34

13,19

(4,22 – 40,71)

<0,001

Yêu nghề

5

223

Nhận xét:  Giới tính là một yếu tố liên quan với điểm tổng kết HP (p<0,001), nam giới có điểm tổng kết HP <5,0 ít hơn 0,17 lần so với nữ giới. Những HS chưa tích cực học học phần ĐDCS2 có nguy cơ điểm tổng kết HP < 5,0 cao gấp gần 7,4 lần so với những HS tích cực học (p<0,001). Thời gian HS học bài tại nhà  ≤1 giờ có nguy cơ điểm tổng kết HP <5,0 cao gấp gần 3,5 lần so với những HS có thời gian học bài tại nhà >1 giờ (p<0,05). Những HS chỉ TH kỹ năng đúng 1 lần/1 KN/buổi có nguy cơ điểm tổng kết HP <5,0 cao gấp 14,3 lần so với những HS thực hiện KN đúng từ 2 lần trở lên (p<0,05). Những HS vào học nhưng không yêu nghề có nguy cơ điểm tổng kết HP <5,0 cao gấp 13,2 lần so với những HS yêu nghề (p<0,001). Theo Slavin RE (2008), khẳng định “một trong những thành phần có tính then chôt nhất trong việc học là động lực học tập…mọi HS đều có động lực học tập” [20]. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, điểm tổng kết toán - sinh lớp 10,11&12, kinh tế hộ gia đình, nơi ở của HS, với điểm tổng kết HP ĐDCS2 (p>0,05)

Bảng 8: Mối liên quan giữa một số yếu tố với kết quả điểm tổng kết học phần

Nội dung

TK HP

<5,0

TKHP

5,0

OR

(95%CI)

p

Thời gian TT tại BM

Chưa đủ

10

91

3,64

(1,21 – 10,99)

<0,05

Đủ

5

166

Phương tiện giảng dạy (Projector)

Chưa tốt

8

47

5,106

(1,76 – 14,77)

<0,05

Tốt

7

210

Số lượng mô hình

Chưa đủ

1

3

6,048

(0,59 – 61, 92)

0,20

Đủ

14

254

Phương pháp giảng dạy

Chưa TC

1

11

1,59

(0,19 – 13,26)

0,50

Tích cực

14

246

Mức độ đề thi của HP

Chưa phù hợp

1

3

6,04

(0,59 – 61,92)

0,20

Phù hợp

14

254

Nhận xét: Những học sinh cho rằng thời gian thực tập tại bộ môn chưa đủ có nguy cơ điểm tổng kết học phần <5,0 cao gấp 3,6 lần so với những học sinh cho rằng đủ thời gian thực tập (p<0,05). Những học sinh cho rằng phương tiện giảng dạy (Projector) chưa tốt có nguy cơ điểm tổng kết học phần <5,0 cao gấp 5,1 lần so với những học sinh cho rằng phương tiện giảng dạy tốt (p<0,05). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa số lượng mô hình, phương pháp giảng dạy của GV, mức độ khó của đề thi kết thúc học phần với điểm tổng kết học phần ĐDCS2 (p>0.05)

4. Kết luận và kiến nghị

Chỉ có 7 HS đạt loại giỏi (2,6%), số HS đạt kết quả học tập trung bình khá cao nhất chiếm 42,3%, HS yếu và kém chiếm 5,5% HS. Phần lớn GV áp dụng phương pháp dạy/học tích cực trong giảng dạy  (95,6%). 100%  GV coi thi kiểm tra, coi/chấm thi hết môn nghiêm túc. HS cho rằng Projecter chưa tốt chiếm 20,2%

Có mối liên quan giữa giới tính; HS chưa tích cực học HP ĐDCS2; thời gian HS học bài tại nhà; HS chỉ TH KN đúng 1 lần/1 kỹ năng/buổi; thời gian thực tập tại bộ môn chưa đủ; phương tiện giảng dạy chưa tốt; HS vào học nhưng không yêu nghề với điểm tổng kết học phần ĐDCS2 (p<0.05).

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, điểm tổng kết toán - sinh lớp 10,11&12, kinh tế hộ gia đình, nơi ở của HS, số lượng mô hình, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy của GV,  mức độ của đề thi hết học phần với điểm tổng kết học phần ĐDCS2 (p>0.05).

Dựa trên kết quả NC chúng tôi có kiến nghị: Phòng Quản lý học sinh – sinh viên nên phối hợp với Phòng Đào tạo, Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm để tổ chức những buổi thảo luận về chuyên môn, phương pháp học tập, tư vấn để các em có những nhìn nhận đúng đắn về nghề Điều dưỡng. Nên sửa hoặc thay một số Projecter chất lượng kém.

Tên đề tài: Description of actual learning of the nursing students with the Nursing Facility - Module 2 in the two-year nursing curriculum – course 46 at Hanoi Medical College, 2014.   

Tóm tắt: The Nursing Facility - Module 2 is the compulsory module for all nursing students at Hanoi Medical College and other nursing colleges as well. . This module provides knowledge, attitudes, and skills for nurse students before they are going to practice in clinical settings and also go through in their careers as practical nurses.  This study conducted at Hanoi Medical College in 2014 to examine the actual learning of nursing students with the Nursing Facility - Module 2 in the two-year nursing curriculum – course 46 and describe some factors related to the results of learning this module. This was a  cross-sectional study design on 272 nursing students. The results indicated that 62.5% of the students were active in their learning this module, only 2.6% of the students achieved an excellent level, the majority of the students (42.3%) achieved good level, and 5.1% was fail because they did not meet the standard requirements. There were significant relationships between gender and active participating in learning this module, self-study time at home, the frequent of practicing each skill in each lesion, personal reasons to study to be a nurse, practice time at Fundamental Department, projector, and the results of learning this module.

5. Tài liệu tham khảo

1. Tạ Thanh Phương (2008), Thực trạng học tập của SV Cao Đẳng điều dưỡng khoá I năm 2006- 2007.

2. Vũ Thanh Tâm (2006), Thực trạng và nhu cầu đào tạo điều dưỡng của 10 bệnh viện thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội.

3. Lưu Hữu Tự (2006), Thực trạng và nhu cầu đào tạo điều dưỡng tại các bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Vân (2008), Thực trạng học tập học phần giải phẫu của HS điều dưỡng trung học khoá 39 trường Cao Đẳng Y tế Hà Nội.

5. Slavin RE. (2008), Motivating Students to Learn, Educational Psychologhy: Theory and Practice (9th Edition), Allyn & Bacon

 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH