2014 - 2015
- Kiến thức và thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP DO KIM TIÊM TRUYỀN CỦA HỌC SINH/SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI NĂM 2014 -2015

Nguyễn Thị Hoàng Thu, Phạm Thiều Hoa, Nguyễn Thúy Anh,

                                                                            Trần Thị Hương, Hoàng Minh Phương

TÓM TẮT

Nhân viên y tế (NVYT), đặc biệt là điều dưỡng trong đó có HS/SV có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu do bị kim tiêm truyền đâm. Nếu HS/SV bị nhiễm bệnh và không được phát hiện, bệnh có thể âm thầm diễn tiến dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có khả năng thay đổi cuộc sống của một HS/SV điều dưỡng vì vậy phòng ngừa rất quan trọng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được tiến hành bằng  quan sát và phỏng vấn toàn bộ HS/SV trường cao đẳng Y tế Hà Nội đi lâm sàng khoa Nội ở bệnh viện từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015 cho thấy tỷ lệ HS/SV thực hành phòng ngừa PNNN đạt là 79,53%. Các thao tác phòng ngừa PNNN khi tiêm truyền HS/SV thực hiện chưa tốt là dùng gạc/gòn để bẻ ống thuốc/nước cất (30,9%), không đậy nắp kim tiêm (34,56%), giải thích hướng dẫn NB về kỹ thuật và tư thế tiêm (35,23%). Có có mối liên quan giữa TH với thời gian tham gia TH lâm sàng, kiến thức (p<0,001). Vì vậy trang bị kiến thức về các nguy cơ cũng như các biện pháp dự phòng PNNN ngay khi bắt đầu đi thực hành lâm sàng và nhắc lại liên tục trong suốt quá trình học tập; tăng cường đào tạo các thao tác phòng chống PNNN do kim tiêm truyền đâm cho HS/SV tại các phòng thực tập ĐDCB cũng như trong môi trường lâm sàng  là các biện pháp quan trọng giúp HS/SV phòng ngừa PNNN  do các vật sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho HS/SV, người bệnh và nhân viên y tế.

ĐẶT VẤN ĐỀ

     Nhân viên y tế có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu. Ước tính có 4,4% ca nhiễm HIV và 39% ca nhiễm HBV và HCV ở nhân viên y tế là do phơi nhiễm nghề nghiệp (PNNN)(3). Phơi nhiễm xảy ra do kim đâm là vấn đề đáng báo động(1.2). PNNN cũng là một trong những mối đe doạ cho sức khỏe của HS/SV điều dưỡng (HS/SVĐD) trong khi thực tập lâm sàng.

Tiếp xúc với tác nhân lây bệnh qua đường máu hàng ngày là một vấn đề nghiêm trọng ở HS/SV, khả năng lây nhiễm của HBV, HCV, HIV là đáng kể. Nếu HS/SVĐD bị tổn thương do kim hoặc VSN có chứa virus, nguy cơ nhiễm HBV là 23%-62%, HCV là 0%-7%,  HIV là 0,3%(3). Nếu HS/SV bị nhiễm bệnh và không được phát hiện, bệnh có thể âm thầm diễn tiến dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cũng như tác động tâm lý phức tạp, có khả năng thay đổi cuộc sống của một HS/SV điều dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổn thương do vật sắc nhọn ở HS/SV điều dưỡng và nữ hộ sinh khá cao, trong đó chủ yếu là tổn thương do kim đâm(4,5). Do vậy kiến thức và thực hành của HS/SV về dự phòng tổn thương do kim đâm cũng như nguy cơ mắc bệnh nếu xảy ra tổn thương do VSN trong khi thực tập cần đặc biệt quan tâm.

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền và xác định một số yếu tố  liên quan đến thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền của HS/SV điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích toàn bộ HS/SV đi lâm sàng khoa Nội ở bệnh viện từ tháng 12/2014 đến tháng 3/2015.

Để đánh giá về thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền đâm, người nghiên cứu trực tiếp quan sát không báo trước HS/SV điều dưỡng thực hiện kỹ thuật tiêm truyền thuốc, đánh giá bằng bảng kiểm gồm 14 câu. Mức độ TH được chia làm 2 nhóm gồm TH đạt: SV thực hiện  đúng≥70% nội dung (≥ 10 câu) ; TH không đạt: SV thực hiện đúng < 70% nội dung       . Đánh giá kiến thức về thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền đâm bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp HS/SV điều dưỡng với bộ câu hỏi tổng 15 điểm. Mức độ KT được chia làm 3 nhóm gồm N1: trả lời đúng ≥70% nội dung kiến thức phòng ngừa PNNN do kim tiêm truyền (11 – 15 điểm); N2: trả lời đúng từ 50 – 70% nội dung (đạt từ 8 – 10 điểm) ; N3: trả lời đúng <50% nội dung (đạt <8 điểm).

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đối tượng nghiên cứu

HS/SV điều dưỡng chủ yếu là nữ (92,62%), thời gian đã tham gia thực hành lâm sàng trên 2 tháng (31,88%), từ 1-2 tháng (38,59%) và <1 tháng (29,53%).

Thực hành của HS/SV về phòng ngừa PNNN do kim tiêm truyền đâm

Bảng 4.1. Thực hành của HS/SV về phòng ngừa PNNN do kim (n=298)

Thực hành đúng

Tần số

Tỷ lệ

Chuẩn bị thùng/hộp chứa kim và VSN

298

100

Dùng gạc/gòn khi bẻ nước cất

208

69,8

Khu vực làm việc gọn gàng

228

76,51

Không dùng hai tay đậy nắp kim trước khi tiêm

208

69,8

Đeo găng tay để thực hiện kỹ thuật

176

59,06

Tập trung vào việc tiêm, truyền

280

93,96

Không dùng ngón tay động vào thân kim

217

72,84

Giải thích, hướng dẫn NB về kỹ thuật và tư thế tiêm

193

64,77

Không tháo rời kim tiêm

239

80,2

Không dùng hai tay đậy nắp kim sau tiêm

195

65,44

Không bẻ cong kim sau khi tiêm thuốc

298

100

Bỏ bơm kim tiêm vào thùng VSN  ngay sau khi tiêm

262

87,92

Không để VSN đầy quá 2/3 thùng/hộp chứa VSN

235

79,66

Không chuyển kim đã tiêm truyền cho người khác bằng tay không

296

99,33

Thực hành phòng ngừa PNNN đạt (TH đúng ≥70%)

237

79,53

Tỷ lệ HS/SV dùng gạc/bông bọc vào đầu ống thuốc, nước cất trước khi bẻ chiếm 69,8%. Các nghiên cứu nước ngoài cũng như ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ TTNN xảy ra khi bẻ ống thuốc, nước cất cao nhất. Như vậy khi bẻ ống thuốc và nước cất không cần dùng gòn, gạc để bảo vệ tay của mình có thể dẫn đến tổn thương xảy ra, hậu quả da bị tổn thương dẫn đến tăng cao nguy cơ PNNN. Qua quan sát cũng cho thấy rằng tỷ lệ mang găng khi tiến hành thủ thuật là còn rất thấp chỉ chiếm 59,06%. Sử dụng phương tiện phòng hộ đúng mục đích đúng thời điểm để vừa bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế trong y tế. Tỷ lệ dùng hai tay nắp kim trước khi tiến hành tiêm thuốc là 30,2% và sau khi tiêm thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn 34,56%. Do vậy giáo viên cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, giáo dục để HS/SV nâng cao ý thức tự bảo vệ cũng như nhắc nhở HS/SV chỉ đóng nắp kim tiêm khi không còn cách nào thay thế bằng kỹ thuật đóng nắp kim bằng một tay.

Bảng 4.2.Tỷ lệ kiến thức đúng tổng hợp về phòng ngừa PNNN do kim tiêm truyền

 

Kiến thức

Tần số

Tỷ lệ

KT 1- Tác nhân có thể truyền bệnh qua TTNN

178

59,73

KT 2 - Nơi tác nhân gây bệnh HIV,VG tồn tại nhiều

298

100

KT 3 -  Nguy cơ lây truyền viêm gan B cho NVYT

107

35,91

KT 4 - Vắc-xin phòng bệnh

298

100

KT 5 – YT liên quan đến TTNN do kim tiêm truyền đâm

91

30,54

KT 6 – Thời điểm có thể xảy ra TTNN do kim tiêm truyền đâm

168

56,38

KT 7 – Thao tác có thể xảy ra TTNN do kim tiêm đâm

90

30,2

KT 8 – Biện pháp làm giảm nguy cơ PNNN do kim tiêm truyền đâm

221

74,16

KT 9 - Biện pháp phòng ngừa PNNN do kim tiêm  đâm

158

53,02

KT 10 – Không đậy nắp kim sau khi tiêm

218

73,15

KT 11 – Chỉ đậy nắp kim khi không có cách nào khác thay thế

164

55,03

KT 12– Đeo găng khi tiêm tĩnh mạch hoặc truyền

230

77,18

KT 13 – Thay hộp mới khi hộp VSN đã đầy 2/3

296

99,33

KT 14 – Áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho tất cả NB

249

83,56

KT 15 – Xử lý ban đầu khi bị PN

     280

93,96

KIẾN THỨC CHUNG

 

 

N1: Trả lời đúng ≥70% câu nội dung kiến thức phòng ngừa PNNN do kim tiêm truyền (11 – 15 điểm)

110

36,91

N2: Trả lời đúng từ 50 - 70% nội dung ( 8 – 10 điểm)

127

46,62

N3: Trả lời đúng từ < 50% nội dung ( < 8 điểm)

61

20,47

Kiến thức của HS/SV về YT liên quan đến TTNN do kim tiêm truyền đâm, thời điểm và thao tác có thể xảy ra TTNN do kim tiêm truyền đâm còn thấp (69,46%, 45,62% và 69,8%). Kiến thức liên quan đến các nguy cơ, cách phòng ngừa có vai trò quan trọng, để đánh giá khả năng ghi nhớ, nhằm giải thích những thông tin, những vấn đề gặp phải xảy ra trên lâm sàng. Từ đó đưa ra các hành vi để thực hành hiệu quả. Trong hầu các nghiên cứu cho thấy kiến thức có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa PNNN do kim đâm và VSN. Do đó cần trang bị kiến thức phòng ngừa PNNN cho HS/SV trong suốt quá trình học tập.

Liên quan giữa đặc điểm chung, kiến thức của HS/SV điều dưỡng

Bảng 4.3. Mối liên quan giữa thời gian đi lâm sàng, nội dung đã học với thực hành (N=298):

 

Đặc điểm

 

Thực hành n (%)

 

p

 

PR

(KTC 95%)

Không đạt

Đạt

Thời gian tham gia thực hành lâm sàng

> 2 tháng

6 (9,84)

89 (37,55)

 

<0.001

1

1- 2 tháng

37 (60,65)

78 (32,91)

0,86 (0,81– 0,92)

< 1 tháng

18 (29,51)

70 (29,54)

0,93 (0,87-0,97)

Tổng

61 (100)

237 (100)

 

 

           Kết quả cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thực hành phòng ngừa PNNN đạt giữa thời gian đi LS của HS/SV >2 tháng, 1-2 tháng trước, < 1 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

4.9.Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành (n = 298):

 

Đặc điểm

 

Thực hành n (%)

 

P

PR

(KTC 95%)

Không đạt

Đạt

Kiến thức

Nhóm 3

3 (4,92%)

58 (24,47%)

 

1

Nhóm 2

16 (26,23%)

111 (46,84%)

 

0,96 (0,92 – 1,01)

Nhóm 1

42 (68,85%)

68 (28,69%)

<0,001

1,95 (1,89-2,01)

Tỷ lệ HS/SV trả lời đúng ≥70% nội dung phòng ngừa PNNN do kim tiêm truyền tốt thì thực hành phòng ngừa PNNN đạt gấp 1,95 lần HS/SV trả lời đúng <50% nội dung. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (KTC 95%: 1,89-2,01).

KẾT LUẬN

Trang bị kiến thức về các nguy cơ cũng như các biện pháp dự phòng PNNN ngay khi bắt đầu đi thực hành lâm sàng và nhắc lại liên tục trong suốt quá trình học tập; tăng cường đào tạo các thao tác phòng chống PNNN do kim tiêm truyền đâm cho HS/SV tại các phòng thực tập ĐDCB cũng như trong môi trường lâm sàng  là các biện pháp quan trọng giúp HS/SV phòng ngừa PNNN  do các vật sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho HS/SV, người bệnh và nhân viên y tế.

ABSTRACT

KNOWLEDGE AND PRACTICE OF PREVENTION OCCUPATIONAL EXPOSURES BY NEEDLESTICK AMONG NURSING STUDENT AT HA NOI MEDICAL COLLEGES 2014 – 2015

Introduction: Healthcare  workers, especially nurses are  at  increased  risk  of occupational  exposures by needlestick. However, many studies have showed  the percentage of nursing students were injured by needles and sharps is high, knowledge and practice of prevention occupational exposure is still  insufficient.

Method: This was a descreptive cross-sectional, interviewing and observation nursing student at medical departement from 12/2014 to 3/2015.

     Result: between 12/2014 and 3/2015, 298 nursing students were intervied and observed. The propotion of nursing students who had correct knowledge  >70% knowledge of prevention occupational exposure by neddlesticks is 36,91%. The knowledge of cause, time and manipulation can occur occupational exposure of nursing student is insufficient (69,46%, 45,62% and 69,8%). The percent of correct practice is 79,53%. There were a relationship between clinical time, knowledge and practice (p<0,001).

           Conclusion: Tranning and updateing knowledge and training of prevention occupational exposes will help make better prevention for nursing students.