Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

 

2014 - 2015
- Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI VỀ XỬ TRÍ  TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM TẠI TRẠM XÁ XÃ TÂN DÂN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2015

Đoàn Thị Vân, Ngô Đăng Ngự, Nguyễn Thị Hà,

 Nguyễn Thị Quỳnh, Phương Văn Hoàng

Tóm tắt:

Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về xử trí trẻ tiêu chảy của các bà mẹ là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả , thiết kế cắt ngang với 2 mục tiêu xác định tỉ lệ bà mẹ có KAP đúng về tiêu chảy ở trẻ và mối liên quan giữa KAP với các đặc điểm nhân khẩu-xã hội họccủa bà mẹ

Kết quả đã chỉ ra tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là rất thấp chỉ có 36,8%, tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng rất thấp chiếm 35,8%, Tỉ lệ bà mẹ có thực hành đúng là rất thấp chiếm 24,2%.Có sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê nguồn cung cấp thông tin có ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ và thực hành đúng của bà mẹ.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêu chảy trẻ em là một bệnh thường gặp, đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt ở các nước nghèo và các nước đang phát triển[1],[2],[3].

Sóc Sơn là một huyện còn nghèo và có tập tục, thói quen chưa đúng của người dân còn phổ biến, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục sức khỏe. Theo số liệu thống kê tại Trạm xá xã Tân dân, tình hình trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp đến khám năm 2012 là 680 trường hợp; năm 2013 là 843 trường hợp; năm 2014: 921 trường hợp. Tần suất mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi đứng hàng thứ hai, chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về tiêu chảy ở trẻ em tại Sóc Sơn được công bố.  Để việc kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em có hiệu quả thì điểm quan trọng là các bà mẹ cần có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về việc phòng tránh và xử trí và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu nghiên

Mục tiêu nghiên cứu

1. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về xử trí và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp của trẻ em

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành xử trí và chăm sóc tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Xã Tân Dân, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/ 2015 đến tháng 04/ 2015

+ Địa điểm nghiên cứu: Trạm xá Xã Tân Dân,  Sóc Sơn, TP Hà Nội

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích

2.1.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: Theo phương pháp thuận tiện

Chúng tôi chọn những bà mẹ đưa con đến khám và tiêm chủng tại trạm xá trong thời gian từ tháng 01/2015- 4/2015 chúng tôi thu thập được 212 bà mẹ

Tiêu chí chọn mẫu:

          - Tiêu chí chọn:

+ Các bà mẹ có con dưới 5 đến khám và tiêm chủng trong khoảng thời gian trên.

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.

          - Tiêu chí loại trừ:

          + Bà mẹ không trực tiếp nuôi con.

          + Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn (câm, điếc, tâm thần,…)

          + Bà mẹ không đồng ý phỏng vấn.

          + Bà mẹ đã tham gia phỏng vấn trước đó trong nghiên cứu lần này.

2.1.4.Các tiêu chuẩn đánh giá

 + Kiến thức tốt: Tổng điểm kiến thức từ 26 - 32 điểm

   + Kiến thức khá: Tổng điểm kiến thức từ 23 - 25 điểm

   + Kiến thức trung bình: Tổng điểm kiến thức từ 17-22 điểm

   + Kiến thức kém: Tổng điểm kiến thức  dưới 16 điểm

- Cách đánh giá mức độ  t

hái độ, thực hành như sau:

  + Thái độ, Thực hành đạt nếu điểm thái độ, thực hành≥ 70% tổng điểm tối đa

   + Thái độ, Thực hành chưa đạt nếu điểm thái độ, thực hành < 70% tổng điểm tối đa.

2.2. Khống chế sai số

-  Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn của từng điều tra viên. Khắc phục bằng cách tập huấn điều tra viên cẩn thận trước khi tiến hành thu thập số liệu tại trường, các phiếu điều tra được kiểm tra lại cuối mỗi buổi, những phiếu thông tin chưa đầy đủ hoặc không hợp lý sẽ yêu cầu ĐTV bổ sung ngay.

- Số liệu phải được làm sạch trước khi nhập liệu

- Tránh sai sót trong quá trình nhập liệu: nhập  2 lần với 2 người khác nhau.

- Nghiên cứu thử trước 12 đối tượng để chỉnh lại bộ câu hỏi và triển khai thực hiện.

III. KẾT QUẢ NG HIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

          3.1. Đặc điểm nhân khẩu- xã hội học của bà mẹ

Bảng 3.1. Phân bố tần số bà mẹ theo tuổi, số trẻ và trình độ học vấn

 

Đặc điểm

 

Tần s

 

Tỷ lệ %

Tuổi

£ 35

> 35

Số trẻ hiện có

1 - 2 trẻ

          3 - 4 trẻ

 

144

68

 

186

26

 

 

67,9

32,1

 

87,7

12,3

Trình độ học vấn

          < Cấp 2

          ≥ Cấp 2

 

24

188

 

11,3

88,7

Nhận xét:

Trong tổng số 212 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu. Chúng tôi phân thành 2 nhóm tuổi, nhóm tuổi bà mẹ từ 18 đến 35 tuổi chiếm 67,9%, nhóm tuổi lớn hơn 35 trở lên chiếm 32,1%.

Nhóm trình độ dưới cấp 2 có 24 bà mẹ chiếm 11,3 % trong đó có 12 bà mẹ không biết chữ chiếm 5,7% và một số ít trong mẫu nghiên cứu có trình độ học vấn cấp 1 chiếm 5,7%

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về việc xử trí và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

3.2.1. Phần kiến thức

Bảng 3.2. Tần số và tỷ lệ các bà mẹ phân bố theo các câu hỏi về phần kiến thức

Phần kiến thức

Tần số

Tỷ lệ %

1. Trẻ tiêu chảy là khi:

          - Tiêu phân lỏng 1 lần / 24 giờ

- Tiêu phân lỏng 2 lần / 24 giờ

- Tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên / 24 giờ

- Không biết

 

26

12

90

84

 

12,3

5,7

42,5

39,6

2.Trẻ bị tiêu chảy nên cho uống nước:

- Uống nước nhiều hơn mọi ngày

- Uống nước như mọi ngày

- Uống nước ít hơn mọi ngày

- Không nên cho uống nước

 

96

72

26

18

 

45,3

34,0

12,3

8,5

3. Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn:

- Cho ăn nhiều hơn mọi ngày

- Tiếp tục cho ăn như mọi ngày

- Ăn ít hơn mọi ngày

 

180

120

42

 

84,9

56,6

19,8

4. Trẻ bị tiêu chảy nên pha sữa bột :

- Pha đặc hơn mọi ngày

- Pha như mọi ngày

- Pha loãng hơn mọi ngày

- Không nên cho trẻ uống sữa

 

42

96

26

48

 

19,8

45,3

12,3

22,6

5. Trẻ đang được bú mẹ thi khi trẻ bị tiêu chảy nên cho :

- Cho bú nhiều hơn mọi ngày

- Cho bú như mọi ngày

- Vẫn cho bú nhưng ít hơn mọi ngày

- Ngưng cho bú

 

 

110

79

10

13

 

 

51,9

37,3

4,7

6,1

(*): n = 82  

Nhận xét: Trong số 212 bà mẹ tham gia nghiên cứu chỉ có 90 (42,5%) bà mẹ biết tiêu chảy là tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, số còn lại không biết hoặc cho rằng khi trẻ tiêu phân lỏng 1 hoặc 2 lần trên 24 giờ cũng là tiêu chảy. 13 bà mẹ nào trả lời ngưng cho trẻ bú mẹ. Nhưng vẫn có 22,6% các bà mẹ cho rằng không nên tiếp tục cho trẻ uống sữa nhân tạo khi trẻ đang tiêu chảy.

Bảng 3.3. Phân bố mức độ kiến thức

Thực hành

Tần số

Tỷ lệ %

Kiến thức không đúng

134

63,2

Kiến thức đúng

78

36,8

Tổng

132

100,0

 

Nhận xét :Kết quả trong nghiên cứu này đã cho thấy trong tổng số 212 bà mẹ chỉ có 78 bà mẹ có kiến thức đúng về xử trí và chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ (36,8%) thấp hơn nhiều so với kiến thức không đúng có 134 bà mẹ chiếm tỷ lệ (63,2%)

Bảng 3.4.Tỷ lệ thái độ

Thái độ

Tần số

Tỷ lệ %

Thái độ không đúng

136

64,2

Thái độ đúng

76

35,8

Tổng

132

100,0

 

          Nhận xét: Có 35,8% các bà mẹ có thái độ đúng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ tiêu trẻ tiêu chảy cấp.

Bảng 3.5. Phân bố mức độ thực hành 

Thực hành

Tần số

Tỷ lệ %

Thực hành không đúng

100

75,8

 Thực hành đúng

32

24,2

Tổng

132

100,0

 

Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ thực hành đúng trong cách pha Oresol chỉ có 24,2%

Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu – xã hội học

nguồn cung cấp thông tin đối với kiến thức đúng của các bà mẹ

Đặc điểm

Kiến thức

P

OR

95% KTC

Không đúng

Đúng

Tuổi bà mẹ

£ 35

> 35

 

106

28

 

38

40

0,001

3,99

(1,68 – 9,42)

Trình độ học vấn

< Cấp 2

≥ Cấp 2

 

14

120

 

10

68

0,710

1,15

(0,56 – 2,37)

Nghề nghiệp

Công nhân viên

Nghề khác

 

42

92

 

50

28

0,001

0,26

(0,11-0,59)

Kinh tế gia đình

Nghèo + trung bình

Khá

 

92

42

 

34

44

0,011

2,84

(1,25 – 6,41)

Nhận được sự

hướng dẫn.

Không

 

 

68

56

 

 

12

66

 

<0,001

 

7,66

(2,83-20,74)

 

Nhận xét: Qua kết quả phân tích nghiên cứu này đã khẳng đinh có sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng với tuổi, nghề nghiệp, mức độ kinh tế gia đình, Nguồn cung cấp thông tin sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). 

 

KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICES OF MOTHER  ABOUT DIARRHEA INCHILDREN  IN CLINIC TAN DAN, 2015

Đoàn Thị Vân, Ngô Đăng Ngự, Nguyễn Thị Hà,

 Nguyễn Thị Quỳnh, Phương Văn Hoàng

 

ABSTRACT :

Right knowledge, attitude and practices of the mothers is of extreme importance in taking care of their children. Objectives: To determine the proportion of the mothers having right KAP and to examine the association between right knowledge, attitude and right practices; to examine the association between KAP and the features of the mothers such as age, ethnic group, profession, degree, number of children, previous child having diarhea. Materials and method: This was a cross-sectional study of the KAP among 212 mothers taking under-five-year-old child to clinic Tan Dân in May 2015 and not suffering from the mental diseases, dumbness or deafness... that can influence the result.

Data were collected through direct interviews using structured questionnaire. Result: The percentage of mothers having right knowledge of  diarrhea was 36.8%; 35,8% of them had right attitude and  24,2% had right practice on diarrhea. There was a statistically significant difference in the proportion of mothers having right behaviour between the two group after adjusting the confound variables: age, previous child having diarrhea, one with its right knowledge and the other without right..

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

  1. Phan Từ Lâm (2002), “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ trong việc xử lý bệnh tiêu chảy trẻ em tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Phan Thị Bích Ngọc, Phạm Văn Nhu (2009), “Nghiên cứu tình hình tiêu chảy trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm 2007”, Y học thực hành (644+645)-số 2/2009, tr 3
  3. Lê Thị Phan Oanh (2006), “Bệnh tiêu chảy”, Bài giảng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tập 1, tr 191-214.

Tài liệu tiếng Anh:

  1. Arifeen S (2010), “Exclusive breastfeeding reduce acute respiratory infection and diarrhea deaths among infants Dhaka slums”, Pediatrics, 108 (4), pp. 67.
  2. Bhutta, Zulfiqar Ahmed; Hendricks, Kristy M., (2009), Nutritional Management of Persistent Diarrhea in Childhood: A Perspective from the Developing World, Journal of Pediatric Gastroenterology & Nutrition, 22(1), pp. 17- 37.

 

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH