2014 - 2015
- Khảo sát thực trạng chăm sóc sau sinh mổ của sản phụ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU SINH MỔ CỦA SẢN PHỤ SINH MỔ LẦN 1 TẠI KHOA A3- BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

NĂM 2015.

Mã Thị Hồng Liên, Hoàng Thu Hương, Trần Mai Huyên,

 Lê Tùng Lâm,  Đào Thị Phương Dung 

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mổ lấy thai (MLT) tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây. Nếu giai đoạn ngay sau sinh mổ, sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ và con. Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc sau mổ đẻ của sản phụ sinh mổ lần một tại khoa A3- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014-2015 Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc sau mổ đẻ của sản phụ sinh mổ lần một tại khoa A3- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014-2015. Đối tượng và phương pháp: Thiết kết nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn 180 sản phụ sau mổ đẻ lần 1, tại khoa A3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ngày ra viện, không có biến chứng. Kết quả: Kiến thức về ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sau mổ chiếm tỷ lệ cao nhất 88%; tỷ lệ sản phụ biết cần thay băng vệ sinh 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện là 48,6%. Tỷ lệ sản phụ bắt đầu ăn sau 6 giờ là 83,2% và 97% sản phụ được ăn cháo thịt lần đầu được ăn sau mổ; 73% sản phụ ngồi dậy sau 12 giờ. 0% sản phụ cho con bú sớm. Tỷ lệ sản phụ cho con bú 8-10 lần một ngày cả ngày lẫn đêm thấp 43,9%. Có 85% sản phụ cho con ăn sữa ngoài, trong số đó có 85% sản phụ cho trẻ bú bình. 31% sản phụ thay băng vệ sinh và vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện. Kết luận: Kiến thức của sản phụ về chăm sóc sau mổ khá tốt nhưng thực hành còn nhiều hạn chế. Kiến nghị: Nhân viên y tế nên tư vấn cho sản phụ và người nhà của họ về các chế độ chăm sóc sau mổ đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ để sản phụ sớm hồi phục và có sữa cho con bú. Từ khóa: sau mổ, chăm sóc sau mổ

Description of the Status of Knowledge and Practices about Care after the Birth Cesarean of Women who Delivery the First at the A3 Department in Gynecological and Obstetrics Hospital in Hanoi in 2014-2015.

Background: Cesareans have increased since 2000. If the period immediately after a cesarean, maternal and infant are cared in a scientific manner will create good prerequisites for health of mother and child. Objective: Description of the status of knowledge about care after the birth cesarean of women who delivery the first at the A3 Department in Gynecological and Obstetrics Hospital in Hanoi in 2014-2015. Description practices about care after the birth cesarean of women who delivery the first. Subjects and Methods: Design the cross-sectional descriptive study interviewed 180 women after the first cesarean, at the the A3 Department in Gynecological and Obstetrics Hospital in Hanoi, the day which they went home, no complications. Results: Knowledge of food which are full of nutrients was the highest, 88%; 48.6% of women knew to replace tampons 2 times and after each bowel was. The ratio of women started eating after 6 hours was 83.2% and 97% of women ate meat rice for the first time after surgery; 73% of women got up after 12 hours. 0% of early breastfeeding. The ratio of women who breasted 8-10 times a day, day and night was low 43.9%. 85% of mothers fed their children formula, in which 85% of women with bottle feeding. 31% of women replaced tampons and sanitary genitals 2 times and after each bowel. Conclusion: Knowledge of women about care after surgery is quite good but the practice is still limited. Recommendation: Health professionals should advise pregnant women and their family members about the postoperative care regime especially nutrition and breast feeding to early recovery and milk for children feeding. Keywords: after surgery, postoperative care.

Nội dung

1.   Đặt vấn đề                  

Mổ lấy thai (MLT) tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT cũng ngày càng gia tăng, theo nghiên cứu tại bệnh viện (BV) Phụ Sản trung ương (PSTƯ), tỷ lệ MLT năm 1998 là 34,6%, năm 2000 là 35,1%, năm 2005 là 39,1%. Tỷ lệ MLT gia tăng nên nhu cầu về chăm sóc sau sinh mổ của sản phụ cũng tăng lên [1].

Trong trường hợp đẻ mổ, sản phụ (SP) thường mệt mỏi nhiều hơn đẻ thường vì phải trải qua phẫu thuật. Nguy cơ nhiễm trùng từ vết mổ cao gấp ba lần so với đẻ thường [2]. SP mổ đẻ có thời gian ở bệnh viện nhiều gấp 2 lần so với người đẻ thường và mất khoảng 20 tới 30 ngày mới khỏe mạnh trở lại.  

Nếu giai đoạn ngay sau sinh mổ, SP và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ và con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh sẽ giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với môi trường mới sau sinh.

Hiện nay, công tác chăm sóc sau sinh bị xem nhẹ, chưa thực sự được các nhân viên y tế chú trọng; kiến thức và thực hành của các SP về chăm sóc sau sinh còn mang tính tự phát.

 Mục tiêu nghiên cứu

  1. Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc sau mổ đẻ của sản phụ sinh mổ lần một tại khoa A3- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014-2015
  2. Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc sau mổ đẻ của sản phụ sinh mổ lần một tại khoa A3- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014-2015   

2.   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 

2.1. Đối tượng nghiên cứu

          SP có vết mổ đẻ lần 1, tại khoa A3 – Bênh viện Phụ sản Hà Nội.

* Tiêu chuẩn chọn mẫu: SP mổ đẻ lần 1, ngày ra viện; đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ: sản phụ mổ đẻ lần 1, có biến chứng; SP rối loạn tâm thần; SP chưa được ra viện

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

     Từ tháng 11/2014 đến tháng 5/2015 tại khoa A3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

          Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2. Cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu* Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước một tỷ lệ trong quần thể nghiên cứu mô tả cắt ngang:

                   n = Z2(1-α/2)p(1-p)/(p-ἐ)2

          Trong đó:

                   - p = 0,49: tỷ lệ sản phụ có kiến thức về chăm sóc sau sinh (Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách năm (2009) [3]

                   - ἐ: Giá trị tương đối, lấy ἐ = 0,15

          Vậy ta có cỡ mẫu của nghiên cứu về kiến thức là:

                   N = 1,962 x 0,49 x 0,51/(0,49 x 0,15)2 = 178 người

          Chúng tôi làm tròn số, cỡ mẫu được chọn là: 180 (sản phụ)

* Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

          Chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tại khoa A3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ ngày 15/11/2014 đến tháng 3/2015 đến đủ cỡ mẫu là 180 SP thì dừng lại.

2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu (hoặc quy trình thực hiện)

          - Người thực hiện nghiên cứu:

                   + Nghiên cứu viên (NCV)

                   + Điều tra viên (ĐTV): Giáo viên bộ môn điều dưỡng sản phụ khoa

          - Các bước tiến hành:

          + Tập huấn ĐTV

          + Tiến hành phát bộ câu hỏi

          - Sản phụ đủ tiêu chuẩn nghiên cứu theo kỹ thuật chon mẫu.

          - Gặp gỡ từng SP, thông báo để sản phụ hiểu rõ về mục đích của nghiên cứu, cách tiến hành, các nội dung nghiên cứu trước khi SP tham gia.

          - Sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn để phỏng vấn (các SP làm việc độc lập tại giường bệnh).

          - Công cụ thu thập số liệu: thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn

2.5. Phương pháp xử lý số liệu và nhận định kết quả

Sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0 với các thuật toán thông kê

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kiến thức và thực hành về dinh dưỡng sau mổ

Bảng 3.1. Kiến thức và thực hành về thời gian sản phụ được ăn sau mổ

Nội dung

Kiến thức

Thực hành

Số người (n)

Tỷ lệ (%)

Số người (n)

Tỷ lệ (%)

Sau 6 giờ

103

57,2

148

82,2

Sau 12 giờ

38

21

15

8,3

Sau trung tiện

39

21,7

17

9,5

          - Có 57,2% biết về thời gian ăn bắt đầu được ăn sau mổ 6 giờ nhưng số SP thực hành tại thời điểm này lại cao hơn chiếm 82,2%.

          - Có 80% SP biết nên ăn cháo thịt khi bắt đầu ăn sau mổ nhưng khi thực hành thì chiếm tỷ lệ khá cao là 97%.

          - Có 12% SP cho biết phải ăn kiêng sau mổ nhưng tỷ lệ thực hành khá cao chiếm 58%.

3.2. Kiến thức và thực hành về vận động sau mổ

Bảng 3.2. Kiến thức và thực hành  của sản phụ về thời gian ngồi dậy sau mổ đẻ

Nội dung

Kiến thức

Thực hành

Số người (n)

Tỷ lệ (%)

Số người (n)

Tỷ lệ  (%)

Sau 6 giờ

33

18,2

42

23

Sau 12 giờ

141

78,8

130

73

Từ 2 ngày trở lên

6

3

8

4

Tổng

180

100

180

100

          - Có 78,8 % SP cho biết nên ngồi dậy sau mổ 12 giờ nhưng tỷ lệ thực hành có 73%.

3.3. Kiến thức và thực hành của sản phụ về vệ sinh sau mổ

Bảng 3.3. Số lần thay băng vệ sinh trong ngày của sản phụ

Nội dung

Kiến thức

Thực hành

Số người (n)

Tỷ lệ (%)

Số người (n)

Tỷ lệ  (%)

1 lần

8

4,4

5

3

2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện

87

48,6

55

31

3 -4 lần

85

47

120

66

Tổng

180

100

180

100

          - Có 48,6% sản phụ biết nên thay băng vệ sinh 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện nhưng thực hành chỉ có 31%.

 

Biểu đồ 3.1. KT của sản phụ về dung dịch dùng để vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi ra viện

          - Có 43,1% SP biết nên sử dụng nước sạch để vệ sinh bộ phận sinh dục sau mổ, có 36,4% SP cho rằng nên sử dụng bethadin pha loãng để vệ sinh.

- Có 47,8% SP có kiến thức đúng về thời gian nên tắm gội sau mổ.

3.4. Kiến thức và thực hành về cho con bú sau mổ

Bảng 3.4. KT và thực hành  của sản phụ về thời gian cho con bú sớm

Nội dung

Kiến thức

Thực hành

Số người (n)

Tỷ lệ (%)

Số người (n)

Tỷ lệ (%)

Trong vòng 1 giờ

100

55,2

0

 

2 giờ

44

24,3

0

 

3 giờ

20

11,1

0

 

Sau 6 giờ

16

8,3

140

77,8

Sau 12 giờ

0

 

18

10

Sau 1 ngày

0

 

22

12.2

          - Có 55,2 % SP có kiến thức đúng về cho con bú sớm nhưng không có SP nào cho con bú tại thời điểm này.

          - Có 67,8% SP có kiến thức đúng về số lần cho con bú trong ngày nhưng chỉ có 43,9% SP thực hành đúng. Có 27,2% sản phụ cho rằng khi nào bé đòi bú thì cho bú nhưng thực hành chỉ có 10% SP cho con bú tại thời điểm này.

- Có 85% sản phụ cho con ăn sữa ngoài nhưng chỉ có 15%  sản phụ cho con ăn bằng cốc và thìa

3.5. Kiến thức và thực hành về phát hiện các dấu hiệu bất thường đối với mẹ và con sau mổ

          - Có 78,9% sản phụ có kiến thức đúng về các dấu hiệu bất thường sau mổ đối với mẹ và có 67,2% sản phụ có kiến thức đúng về các dấu hiệu bất thường đối với con cần tới bệnh viện ngay, chỉ có 1,7% sản phụ cho rằng bé bỏ bú là dấu hiệu bất thường

3.6. Kiến thức của sản phụ về quan hệ tình dục sau mổ

Chỉ có 4,4% sản phụ cho rằng sau mổ đẻ một năm mới quan hệ tình dục

3.2.7. Kiến thức về các biện pháp tránh thai sau mổ đẻ

          - Có 30% sản phụ muốn sinh con vào thời gian sau 2 năm.

          - Có 55% sản phụ lựa chọn các BPTT như BCS, TTT cho con bú, VKCC, DCTC có thể sử dụng được cho sản phụ sau mổ, 37% lựa chọn BCS, 6,7% chọn TTT cho con bú, chỉ có 2,2% sản phụ chọn DCTC.

4. Bàn luận

4.1. Kiến thức và thực hành về dinh dưỡng sau mổ

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.1 có 57.2% sản phụ cho rằng thời gian sau mổ bắt đầu được ăn là sau 6 giờ trong khi thực hành chiếm 82,2%. Có 80% sản phụ cho rằng nên ăn cháo thịt, cháo loãng khi bắt đầu ăn sau mổ nhưng tỷ lệ thực hành là 97%

Có sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành của sản phụ nguyên nhân chủ yếu là sản phụ và người nhà nghe lời khuyên của nhân viên y tế, mặc dù họ cho rằng phải sau 12 giờ hoặc sau trung tiện mới ăn nhưng sau mổ nhân viên y tế khuyên họ nên ăn sau 6 giờ mới tốt và họ nên ăn cháo thịt giúp cho họ chóng hồi phục thì sản phụ làm theo.

Theo kết quả có 88% sản phụ cho rằng nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sau mổ không cần phải kiêng khem nhưng thực hành chỉ có 42% sản phụ ăn đầy đủ chất. Có 12% sản phụ sản cho rằng nên ăn kiêng khem nhưng tỷ lệ thực hành rất cao tới 58%.

           Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 61,1% sản phụ cho rằng nên kiêng thức ăn cay, nóng, bia, rượu. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Hồi (2005). Theo tác giả này tỷ lệ sản phụ sau đẻ kiêng các chất kích thích là 34% [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,7% kiêng đồ tanh, có 13,9% sản phụ kiêng đồ nếp vì cho rằng đồ nếp vết mổ sẽ lâu liền.

4.2. Kiến thức và thực hành về vận động những ngày đầu sau mổ

Trong nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.2 kết quả có 78,8% sản phụ cho rằng nên ngồi dậy sau mổ 12 giờ nhưng chỉ có 73% sản phụ thực hành đúng. Lý do là họ đau nên không ngồi dậy được, còn những sản phụ ngồi dậy đúng thời điểm đó lý do chủ yếu là được nhân viên y tế tư vấn. Có 13,8% sản phụ cho rằng sau mổ 6 giờ nên ngồi dậy và thực hành có 23% sản phụ có thể ngồi dậy được sau 6 giờ. Lý do là họ thấy khỏe và nằm nhiều họ thấy mỏi người nên ngồi dậy.

4.3. Kiến thức và thực hành về vệ sinh sau mổ

Theo kết quả tại bảng 3.3 có 48,6% sản phụ cho rằng cần thay băng vệ sinh 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện trong một ngày nhưng tỷ lệ thực hành chỉ có 31% ,lý do là đau vết  mổ nên các sản phụ không tự thay băng vệ sinh được, ngoài lần thay băng và vệ sinh bộ phận sinh dục do cán bộ y tế thực hiện thì người nhà sẽ giúp sản phụ vệ sinh và thay băng. Mặc dù những sản phụ này rất có kiến thức về việc thay băng vệ sinh nhưng sau mổ không tự làm được.

          Kết quả tại biểu đồ 3.1 về kiến thức của sản phụ sau khi ra viện họ sẽ dùng loại dung dịch nào để vệ sinh bộ phận sinh dục có 43,1% sản phụ cho rằng nên dùng nước sạch để vệ sinh.

Chúng tôi nghiên cứu về kiến thức của sản phụ sau khi ra viện về thời gian bắt đầu tắm gội kết quả 47,8% sản phụ cho rằng nên tắm gội sau mổ 4-7 ngày.  Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của  Kimberly Smith khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành của phụ nữ sau sinh nói chung ở Mali. Theo tác giả này, tỷ lệ phụ nữ sau đẻ bắt đầu tắm gội dưới 1 tuần chiếm tỷ lệ 39,4% [5].

4.4. Kiến thức và thực hành về cho con bú sau mổ

 Chúng tôi tìm hiểu kiến thức và thực hành của sản phụ sau mổ về thời gian bú sớm tại bảng 3.4 kết quả cho thấy có 55,2% sản phụ có kiến thức đúng về thời gian cho trẻ bú sớm. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Rathore AS, Ramesh P. (2004). về thực hành cho con bú sớm của các bà mẹ nông thôn ở Delhi. Theo tác giả này chỉ có 42,6% sản phụ có kiến thức đúng về thời gian cho con bú sớm sau đẻ và tỷ lệ thực hành là 39,3% [6]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi lại không có sản phụ nào cho con bú ở thời điểm trong vòng 1 giờ đầu,  lý do duy nhất là con chưa được về với mẹ.

          Kết quả cho thấy 67,8% sản phụ có kiến thức đúng nhưng chỉ có 43,9% thực hành đúng vì họ ít sữa và con của họ ăn sữa ngoài. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thị Anh Tú (2011) về kiến thức,thái độ và  thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I [7]. Theo tác giả này 70,2% bà mẹ biết nên cho con bú một ngày 8-10 lần cả ngày lẫn đêm nhưng tỷ lệ thực hành của họ là 47,6%.

 Có 10% sản phụ cho con bú khi nào bé đòi bú, có 24,9% sản phụ cho con bú dưới 8 lần/ngày và 15,5% sản phụ chỉ cho con bú 4-5 lần/ngày vì họ cho con ăn sữa ngoài.

          Để giúp trẻ sơ sinh được hưởng lợi ích từ việc bú mẹ, chúng ta phải động viên quan tâm đến sản phụ, giúp họ kiên trì, tin tưởng vào việc NCBSM, luôn được gia đình, người thân, bạn bè quan tâm giúp đỡ, động viên khuyến khích tạo điều kiện để sản phụ cho con bú.

          Kết quả có 85% sản phụ cho con ăn sữa ngoài, và 15% sản phụ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tỷ lệ trẻ ăn sữa ngoài trong nhóm nghiên cứu khá cao. Trong số bà mẹ cho con ăn sữa ngoài chỉ có 15% ăn bằng thìa và cốc, còn lại 85% cho con bú bình. Nên khuyến khích bà mẹ cho con ăn sữa mẹ, nếu cho con ăn sữa ngoài thì cho ăn bằng cốc và thìa là đảm bảo hợp vệ sinh nhất và tránh được một số tác hại khi cho trẻ bú bình.

4.5. Kiến thức của sản phụ về các dấu hiệu bất thường sau mổ

          Theo kết quả cho thấy có 78,9% sản phụ có kiến thức đúng về các dấu hiệu bất thường sau mổ đối với mẹ và có 67,2% sản phụ có kiến thức đúng về các dấu hiệu bất thường đối với con cần tới bệnh viện ngay. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Phương Lan ( 2011) về kiến thức, thực hành của sản phụ sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương và bệnh viện đa khoa Ba Vì . Theo tác giả này, tỷ lệ sản phụ biết đầy đủ về các dấu hiệu bất thường trong đó có kiến thức về các dấu hiệu bất thường đối với mẹ là 42,5% và đối với con là 47% [8] . Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường sẽ giúp các bà mẹ và trẻ sơ sinh tránh được các tai biến sau sinh.

4.6. Kiến thức về quan hệ tình dục sau mổ

          Việc quan hệ tình dục sau sinh là nhu cầu của các cặp vợ chồng, tuy nhiên sản phụ sau mổ thường quan hệ tình dục muộn hơn so với những sản phụ đẻ thường vì lý do sức khỏe. Sau 6 tuần hết thời kỳ hậu sản đã có thể quan hệ tình dục nếu 2 vợ chồng có nhu cầu và cơ thể người vợ khỏe mạnh. Qua kết quả cho thấy có 50% sản phụ cho rằng nên quan hệ tình dục trở lại sau mổ 6 tuần, có 34,4% sản phụ lựa chọn sau mổ 2 tháng mới quan hệ tình dục và 12,2% sản phụ biết nên quan hệ sau 6 tháng và vợ chồng họ có nhu cầu. Chỉ có 4,4% sản phụ sản phụ cho rằng quan hệ tình dục sau 3 tháng.

4.7. Kiến thức về các biện pháp tránh thai sau mổ

Theo kết quả chúng tôi thấy có 68,9% SP cho rằng thời gian nên có thai trở lại sau sinh mổ là 3-5 năm, có 30% SP cho rằng nên có thai sau 2 năm. Mặc dù đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sinh mổ lần đầu tiên nhưng kiến thức về lần mang thai sau rất tốt. Điều này giúp cho các SP giảm được các nguy cơ do mang thai sớm sau mổ.

          Theo kết quả nghiên cứu có 55% SP có kiến thức đúng về các biện pháp tránh thai có thể sử dụng được cho SP sau sinh mổ, có 37% SP chỉ lựa chọn BCS, đây cũng chính là BPTT được các SP lựa chọn cao nhất trong các BPTT

KẾT LUẬN

Kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh của sản phụ sinh mổ còn nhiều hạn chế

5. 1. Kiến thức chăm sóc sau sinh

          -  Kiến thức về ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sau mổ chiếm tỷ lệ cao nhất 88%. Kiến thức về phát hiện các dấu hiệu bất thường sau mổ của mẹ 78,9% và con 67,2%. Kiến thức về vận động sớm chiếm tỷ lệ 78,8%

          - Kiến thức về BPTT sau sinh khá cao, 68,9% sản phụ cho rằng sau mổ 3-5 năm mới nên có thai trở lại. Tỷ lệ các BPTT có thể sử dụng cho sản phụ sau mổ là 55,5%, trong đó BCS được nhiều sản phụ lựa chọn nhất chiếm 32,2%

          - Kiến thức về vệ sinh sau mổ thấp nhất, tỷ lệ sản phụ biết cần thay băng vệ sinh 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện là 48,6%, tỷ lệ sản phụ biết cách chăm sóc vết mổ sau khi ra viện là 52,8%. SP biết tắm gội 4-7 ngày sau sinh là 47,8%.

5. 2. Thực hành chăm sóc sau sinh

          - Tỷ lệ sản phụ bắt đầu ăn sau 6 giờ là 83,2% và 97% sản phụ được ăn cháo thịt lần đầu được ăn sau mổ. Tuy nhiên tỷ lệ sản phụ được ăn đầy đủ chất đinh dưỡng sau mổ chỉ có 42%

          - Thực hành vận động sớm của sản phụ cũng chiếm tỷ lệ khá cao, 73% sản phụ ngồi dậy sau 12 giờ.

          - Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có 0% sản phụ cho con bú sớm, 77,8% sản phụ cho con bú sau 6 giờ sau mổ. Tỷ lệ sản phụ cho con bú 8-10 lần một ngày cả ngày lẫn đêm thấp 43,9%. Có 85% sản phụ cho con ăn sữa ngoài, trong số đó có 85% sản phụ cho trẻ bú bình.

          - 31% sản phụ thay băng vệ sinh và vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần và sau mỗi lần đại tiểu tiện.  

6. Kiến nghị

Nhân viên y tế nên tư vấn cho sản phụ và người nhà của họ về các chế độ chăm sóc sau mổ đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ để sản phụ sớm hồi phục và có sữa cho con bú.

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vương Tiến Hoà (2006) Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2005, nghiên cứu y học. Số 5: 79-84.

2. Khoa nghiên cứu chính sách y tế (2009) “Điều tra tử vong mẹ và tử vong sơ sinh tại Việt Nam”, Viện chiến lược và chăm sóc y tế, tạp chí y học số 12, tr. 17

3. Trịnh Hữu Vách (2009), Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của bà mẹ sau đẻ tại 14 tỉnh Tây Nguyên, Tạp chí Y học thực hành 2010, số 34, tr. 14

4. Trần Thị Ngọc Hồi (2005), Nghiên cứu kiến thức – thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trước, trong và sau sinh tại 3 xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn bác sĩ đa khoa, trường Đại học Y Thái Nguyên, trang 35, 36

5. Committee on Obstetric Pratice. (2013) Cesarean delivery on maternal request. Committee Opinion No. 559. ACOG and Gynecologists. Obstet Gynecol:121;904–.

6 Rathore AS, Ramesh P. (1994), "Breast feeding practices among rural mothers of Delhi". Nurs J India. May 85(5), pp. 103-4.

7. Tôn thị Anh Tú ( 2011) Kiến thức,thái độ và  thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I từ 6/2009 – 4/2010, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập XV, số 1.

8. Phạm Phương Lan(2011), “Kiến thức, thực hành, và nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện đa khoa Ba Vì, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7 (125), Tr.165-174.

XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO

 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH