2014 - 2015
- Khảo sát một số yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG NĂM CUỐI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI, NĂM 2015.

     Ths. Trần Thuý Liễu và CS  

Góp phần tìm hiểu một số yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc từ phía sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Nội. Mục tiêu: Xác định mức độ tác động của một số yếu tố đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một số yếu tố tác động đến đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên điều dưỡng sau khi tốt nghiệp; Phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu, điều tra dùng bảng các câu hỏi, thống kê toán học. Kết quả: còn lại 19 biến quan sát được trích thành 5 nhân tố tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Phân tích Cronbach Alpha cho thấy cả 5 nhân tố đều có ý nghĩa. Phân tích ANOVA cho thấy, có 3 nhân tố trong mô hình nghiên cứu có liên quan có ý nghĩa thông kê với một số đặc điểm cá nhân sinh viên trong việc tác động đến quyết định chọn nơi làm việc. Kết luận: Các nhân tố khám phá mà mô hình nghiên cứu đưa ra đều có tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp, mức độ tác động từ mạnh đến yếu như sau: 1. nhân tố về chính sách ưu đãi; 2. nhân tố về các mối quan hệ, tình cảm; 3. nhân tố thu nhập, lương, chi phí cho cuộc sống; 4. nhân tố về môi trường sống, điều kiện địa lí và 5. nhân tố về điều kiện làm việc.

EXAMINED A NUMBER OF FACTORS AFFECTING THE CHOICE DECISION WORK OF COLLEGE NURSING STUDENTS LAST YEAR OF HANOI MEDICAL COLLEGE IN 2015

        Master Tran Thuy Lieu et al

Contribute to learn a number of factors affect the decision to select work from the students of Hanoi Medical College. Objective: determine the extent of the impact of a number of factors to decide the choice of work by students after graduation. Subjects and methods: A number of factors affect the decision to choose the work of nursing students after graduation; Research methods: analysis of documents, investigate the user table of mathematical statistics, question. Results: 19 left observable variables extracted into 5 factors that affect the decision to choose the work of students. Cronbach's Alpha analysis showed five factors are mean. ANOVA analysis shows: there are 3 factors in models relevant research statistics means with some characteristics of individuals born in the impact workplace decisions. Conclusion: The discovery factor that models the study put out has an impact on the decision to select the work of students, the level of impact from strong to weak as follows: 1. preferential policy factors; 2. Factors about the relationships, emotional; 3. Factors of income, wages, cost of living; 4. environmental factors, geographic conditions and 5. The working conditions factor.

I. Đặt vấn đề

Cùng với rất nhiều trường đại học và cao đẳng thuộc hệ thống ngành y trong cả nước, hàng năm lượng sinh viên tốt nghiệp của trường cao đẳng y tế Hà Nội trở thành nguồn cung nhân lực y tế có chất lượng cho Hà Nội cũng như các vùng, khu vực khác trong cả nước. Tuy nhiên, quyết định lựa chọn và tìm kiếm việc làm ở thành phố hay về quê sau khi tốt nghiệp là một vấn đề có quá nhiều yếu tố tác động và trở thành mối quan tâm không chỉ với những sinh viên sắp hoặc mới tốt nghiệp mà còn đối với các nhà quản lí, nhà nghiên cứu. Với mong muốn tìm hiểu về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp từ phía sinh viên cao đẳng ngành điều dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát một số yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên cao đẳng điều dưỡng năm cuối trường Cao đẳng y tế Hà Nội, năm 2015, qua đó “Xác định mức độ tác động của một số yếu tố đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp”.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số yếu tố tác động đến đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên điều dưỡng sau khi tốt nghiệp.

2.2. Phạm vi nghiên cứu: sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy năm cuối, năm 2015.

2.3.  Phương pháp nghiên cứu

+  Phương pháp phân tích tài liệu.

+  Phương pháp điều tra dùng bảng các câu hỏi.

+  Các phương pháp thống kê toán học.

2.3. Quy trình xử lý số liệu

+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào các thủ tục phân tích đa biến.

+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha.

+Thống kê mô tả.

+ Phân tích phương sai Anova để xác định mối liên quan giữa các nhân tố với đặc điểm cá nhân của sinh viên.

III. Kết quả nghiên cứu

Bảng 3.1. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Chỉ số KMO

0,840

Kết quả kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square

2742,0

df

253

Sig.

0,000

 

Hệ số KMO là 0,798 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Danh sách các biến quan sát bị loại:

b7: Có nhiều cơ hội và triển vọng thăng tiến

b8: Lãnh đạo nơi lựa chọn làm việc có uy tín, hình ảnh và năng lực tốt; luôn có sự quan tâm hỗ trợ từ phía lãnh đạo đối với người lao động.

b14: Môi trường trong lành, thuận lợi cho sinh sống

b15: Đó là nơi có vị trí địa lý chiến lược thuận lợi cho sự phát triển

                                                                         

Hình 3.1: Mô hình hiệu chỉnh lại nghiên cứu của đề tài

 

Bảng 3.2: Kết quả phân tích Cronbach Alpha

TT

Biến quan sát

Trung bình của thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Tương quan với biến tổng

Hệ số Cronbach alpha nếu loại biến

Hệ số Cronbach alpha

Nhân tố 1: Các yếu tố về chính sách ưu đãi

0,779

N=5

1

Có nhiều cơ hội việc làm

16,09

8,661

0,405

0,784

 

2

Có chính sách hỗ trợ tiền cho sinh viên mới ra trường

16,13

7,325

0,593

0,724

 

3

Có nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên mới ra trượng tìm việc làm

15,98

7,498

0,667

0,700

 

4

Có nhiều chính sách ưa đãi như: ưu đãi về thế, về chỗ ở, về giáo dục cho người lao động.

16,52

8,010

0,532

0,745

 

5

Thông tin về nhu cầu việc làm ở nơi đó luôn được phổ biến rộng, thủ tục hành chính ở địa phương thông thoáng, minh bạch

16,39

7,886

0,578

0,730

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân tố 2: Các yếu tố về các mối quan hệ, tình cảm

0,751

N=4

1

Làm việc ở đó sẽ được gần gũi với gia đình

11,76

3,756

0,648

0,633

 

2

Nơi làm việc thuận lợi cho điều kiện chăm sóc, giúp đỡ gia đình về mặt y tế cũng như các măt khác.

11,53

4,637

0,583

0,685

 

3

Vì đó là quê nhà và bản thân thấy tự hào về quê nhà

12,17

4,010

0,495

0,732

 

4

Là nơi có nhiều mối quan hệ thuận lợi cho công việc của bản thân

11,62

4,524

0,496

0,721

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân tố 3: Các yếu tố về môi trường sống, điều kiện địa lí

0,681

N=4

1

Làm việc ở nơi đó bản thân có cơ hội cống hiến nhiều hơn, phát huy được nhiều hơn năng lực của bản thân hơn

12,34

3,182

0,582

0,540

 

2

Nơi làm việc phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình (đủ điều kiện để xin việc ở đó)

12,27

3,102

0,417

0,659

 

3

Trình độ và năng lực chuyên môn của bản thân phù hợp với nhu cầu và tiêu chí tuyển chọn của nơi làm việc

12,17

3,510

0,462

0,618

 

4

Văn hóa sống của người dân vùng đó văn minh, thân thiện.

12,45

3,615

0,418

0,643

 

Nhân tố 4: Các yếu tố về thu nhập, lương, chi phí cho cuộc sống

0,721

N=3

1

Mức thu nhập tốt hơn các nơi khác

8,44

2,124

0,583

0,581

 

2

Nơi có mức thu nhập như mong đợi của bản thân

8,36

2,107

0,611

0,547

 

3

Mức thu nhập đảm bảo đủ trang trải cho cuộc sống

8,33

2,346

0,438

0,756

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân tố 5: Các yếu tố về điều kiện làm việc

0,647

N=3

1

Điều kiện làm việc phù hợp với yêu cầu của bản thân

8,26

1,772

0,436

0,578

 

2

Môi trường và điều kiện làm việc năng động, hiện đại

8,43

1,618

0,453

0,555

 

3

Môi trường làm việc thân thiện

8,31

1,622

0,482

0,514

 

                                                          

* So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhân tố khảo sát khác nhau với các yếu tố đặc điểm đối tượng sinh viên:

Bảng 3.3.  Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá các nhân tố giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm của sinh viên

Nhân tố

Mức ý nghĩa (Sig.)

Giới tính

Nơi sinh

Điều kiện kinh tế

Tiềm lực tài chính

Học lực toàn khóa

Rèn luyện toàn khóa

1

0,716

0,824

0,657

0,430

0,936

0,402

2

0,272

0,106

0,006*

0,016*

0,069

0,682

3

0,201

0,777

0,313

0,291

0,757

0,085

4

0,886

0,096

0,159

0,181

0,023*

0,060

5

0,793

0,339

0,063

0,042*

0,364

0,024*

 

IV. Bàn luận

Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích 23 biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5. Sau khi loại những biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5, mô hình nghiên cứu còn lại 19 yếu tố thành phần trích thành 5 nhóm. Mô hình phân tích nhân tố khám giúp ta thu nhỏ các yếu tố thành các nhóm (các nhân tố) có mối tương quan với nhau hoặc cùng một đặc điểm. Từ kết quả phân tích này ta giúp ta hiệu chỉnh lại được mô hình nghiên cứu phù hợp (hình 3.1).

Kết quả đánh giá (bảng 3.2) cho thấy 19 biến còn lại chia thành 5 nhân tố đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên (với hệ số Cronbach alpha đều > 0,6). Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên từ mạnh đến yếu như sau: 1. nhân tố về chính sách ưu đãi; 2. nhân tố về các mối quan hệ, tình cảm; 3. nhân tố thu nhập, lương, chi phí cho cuộc sống; 4. nhân tố về môi trường sống, điều kiện địa lí và 5. nhân tố về điều kiện làm việc. Như vậy,trong nghiên cứu này chúng tối thấy sự tác động mạnh của các vấn đề về chính sách ưu đãi và mối quan hệ về tình cảm đối với quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.

So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhân tố khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm đối tượng nghiên cứu bằng ANOVA cho thấy: có mối liên quan có ý nghĩa giữa một một số đặc điểm của sinh viên với các nhân tố, với hệ số sig. ≤ 0,05 (với mức ý nghĩa 95%), tức có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm sinh viên về mức độ quan trọng của các nhân tố (bảng 3.3). Qua kết quả này chúng tôi đặt ra một suy nghĩ: ngoài các vấn đề về các kỹ năng và năng lực chuyên môn của bản thân thì vấn đề về kinh tế gia đình và tiềm lực tài chính thực tế tác động như thế nào đến kết quả chọn nơi làm việc của sinh viên, thậm chí tác động như thế nào đến việc có hay không có được việc làm sau khi tốt nghiệp?.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt:

1. Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên đại học Cần Thơ”, Báo cáo nghiên cứu, Trích dẫn từ

http://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/showthread.php?t=11839.

Tiếng Anh:

2. Cronbach L.J (1951), “Coefficient alpha and the internal structure of tests”, Psychometrika, 16: 297-334.

3. Kotler P.D.H, Haider và I, Rein (1993), “Attracting Investment, Industry and Torurism to Cities, States and Nation” Marketing places, The Free Press, New York. 

4. Todato P.M (1969), “A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries”, The American Economic Review, 59(1): 138-148.  

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH