2021 - 2022
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020

Analyze the business results of Mediplantex Central Pharmaceutical Joint Stock Company and identify a number of factors affecting the company's business in 2020

 Phan Thị Thanh Tâm*, Nguyễn Thanh Mai*, Nguyễn Thị Lượng*,

Nguyễn Thị Kim Chi*, Trần Vũ Hoàng Anh*

* Trường CĐYT Hà Nội

SUMMARY

Along with the development and competition of the domestic pharmaceutical industry, as well as the abroad, the requirements for pharmaceutical quality are also getting more and more attention. Foreign pharmaceutical enterprises have grown steadily and sustainably thanks to their depth of product quality. Domestic pharmaceutical enterprises focus on manufacturing common drugs, while specialized drugs requiring modern techniques in manufacturing receive little attention.

Therefore, domestic pharmaceutical enterprises need to focus on improving standards and quality of products otherwise they will be left behind and excluded from this competition. This is dilemma, costly and requires a large investment from pharmaceutical enterprises. Mediplantex is an equitized state-owned pharmaceutical enterprise. After years of striving towards increasing industrial production, Mediplantex Central Pharmaceutical Joint Stock Company has achieved a number of achievements and has a certain position in the pharmaceutical industry. In 2020, Mediplantex has a new business strategy focusing on production, achieving a significant of revenue and profit during the current Covid 19 pandemic. The company has abundant financial resources, good solvency, good infrastructure system, high production capacity. However, there is still a weak in R&D and marketing activities of company. This is a weakness that the company needs to overcome in the coming period.

Keywords: business activities, influencing factors

Với sự phát triển và cạnh tranh của ngành Dược trong và ngoài nước, các yêu cầu về chất lượng dược phẩm cũng ngày được quan tâm nhiều hơn. Các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài tăng trưởng ổn định và bền vững nhờ có chiều sâu vào chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước tập trung sản xuất thuốc phổ biến, thông thường, trong khi đó những thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kĩ thuật bào chế hiện đại lại ít được quan tâm. Nếu không muốn bị bỏ lại và loại khỏi cuộc đua này, các doanh nghiệp dược trong nước cần chú trọng vào nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm. Đây là một vấn đề nan giải, tốn các khoản chi phí và đầu tư không nhỏ của doanh nghiệp dược. Mediplantex là doanh nghiệp Dược nhà nước cổ phần hóa. Sau nhiều năm phấn đấu theo định hướng tăng cường sản xuất công nghiệp, công ty Cổ phần Dược trung ương Mediplantex đã đạt được một số thành tựu và có một vị trí nhất định trong ngành Dược. Năm 2020 Mediplantex có chiến lược kinh doanh mới tập trung vào sản xuất, đạt được mức doanh thu và lợi nhuận tương đối trong giai đoạn covid hiện nay. Công ty có nguồn tài chính dồi dào, khả năng thanh toán tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, năng lực sản xuất cao, tuy nhiên công ty còn yếu về R&D và hoạt động Marketing. Đây là điểm yếu công ty cần khắc phục trong giai đoạn tới.

Từ khoá: hoạt động kinh doanh, yếu tố ảnh hưởng

Đặt vấn đề

Hiện nay nhu cầu về dược phẩm là nhu cầu thiết yếu và ít bị ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế. Kể từ ngày gia nhập WTO, ngành Dược Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng, đáp ứng nhu cầu về thuốc trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Với sự phát triển và cạnh tranh của của ngành Dược trong và ngoài nước, các yêu cầu về chất lượng dược phẩm cũng ngày được quan tâm nhiều hơn. Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước hiện nay có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, với 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược [2] , hầu hết đều tập trung sản xuất thuốc phổ biến, thông thường, trong khi đó những thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kĩ thuật bào chế hiện đại lại ít được quan tâm.

            Mediplantex là công ty thuộc nhóm doanh nghiệp Dược nhà nước cổ phần hóa. Sau nhiều năm phấn đấu theo định hướng tăng cường sản xuất công nghiệp, công ty Cổ phần Dược trung ương Mediplantex đã đạt được một số thành tựu và có một vị trí nhất định trong ngành Dược. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giúp các nhà lãnh đạo đánh giá bao quát và đầy đủ những diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn nhận chính xác vấn đề và đưa ra đường lối thích hợp cho sự phát triển của công ty. Vì lý do đó, nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu:

1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex năm 2020.

2. Đánh giá một số yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công ty CP Dược TW Mediplantex

Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2020 đến tháng 5/2021

Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Nghiên cứu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex năm 2020.

 Phương pháp thu thập số liệu

Khảo sát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex giai đoạn 2020.

Phương pháp phỏng vấn:

       Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 13 cán bộ lãnh đạo công ty về các yếu tố bên trong doanh nghiệp đối với kết quả hoạt động kinh doanh, tập hợp các ý kiến đó để đưa ra các biến quan sát của mỗi nhân tố trong nghiên cứu.

       Đồng thời phỏng vấn 254 cán bộ nhân viên công ty đánh giá theo 7 nhóm yếu tố bên trong công ty ảnh hưởng đến  hoạt động kinh doanh. Các đánh giá dựa theo thang đo Likert với thang điểm 1-5. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ công ty, với điều kiện làm việc tối thiểu 01 năm. (Tổng số phiếu phát ra là 276 phiếu. Có 22 phiếu bị loại do thiếu thông tin, tích sai và thời gian công tác chưa đủ 1 năm).

Phương pháp phân tích số liệu

       Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Trong nghiên cứu này, chỉ số Cronbach’s Alpha= 0,935 thang đo được đánh giá tốt.

      Phân tích yếu tố môi trường bên trong công ty. Cán bộ nhân viên công ty đánh giá theo thang điểm từ 1-5. Điểm trung bình đánh giá nội bộ công ty được phân loại như sau:

Điểm TB

Phân loại

4,1 - 5 điểm

Rất mạnh

3,1 - 4 điểm

Khá

2,1 - 3 điểm

Trung binh

1,1 – 2 điểm

Yếu

0 - 1 điểm

Rất yếu

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được mã hóa và nhập liệu trên phần mềm Excel 2016 và xử lý trên phần mềm SPSS 22.0.

Kết quả nghiên cứu

1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex năm 2020

Phân tích thành phần tổng doanh thu

Bảng 1: Cơ cấu tổng doanh thu của công ty năm 2020

Chỉ tiêu

Giá trị        (triệu đồng)

Tỷ lệ     (%)

 1. Doanh thu thuần

521.390

 

     - Doanh thu thuần bán hàng

518.918

 

     + Thuốc (47,06%)

244.190

 

     +Thực phẩm chức năng (27,63%)

143.359

 

     +Mỹ phẩm (19,48%)

101.096

 

     +Nguyên liệu (5,83%)

30.273

 

    - Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ

2.472

 

2.  Các khoản giảm trừ doanh thu

1.583

 

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

522.973

98,17

 Doanh thu hoạt động tài chính

4.638

0,87

Thu nhập khác

5.088

0,96

Tổng doanh thu

532.699

100,00

Nhận xét: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty năm 2020, đạt 522.973 tỷ đồng, chiếm 98,17%. Các doanh thu khác chiếm phần nhỏ, không đáng kể.

Trong đó doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 518.918 tỷ đồng, đạt 89,39% so với kế hoạch. Đây là tín hiệu không đáng mừng vì doanh thu sụt giảm. Điều này có thể giải thích do công ty bán hàng cho các công ty khác ngoài chi nhánh nên kế hoạch sản xuất phụ thuộc nhiều vào kế hoạch mua hàng của các bên phân phối.

Phân tích về chi phí

Bảng 2: Chi phí của công ty năm 2020

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2020 (triệu đồng)

Tỷ lệ trên doanh thu thuần năm 2020 (%)

Kế hoạch năm 2020 (triệu đồng)

Tỷ lệ trên doanh thu thuần kế hoạch (%)

Doanh thu thuần

521.390

 

550.000

 

Giá vốn hàng bán

404.518

77,58

410.000

74,54

Chi phí bán hàng

38.460

7,38

40.000

7,27

Chi phí quản lý doanh nghiệp

51.190

9,82

50.000

9,09

Chi phí khác

1.523

0,29

21.000

3,82

Tổng chi phí

495.691

95,07

521.000

94,72

Nhận xét: Xét về tỷ lệ chi phí trên doanh thu thuần của công ty năm 2020, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí của công ty, chiếm 77,58%, sau đó là chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 9,82%.

So sánh với kế hoạch đề ra, tổng chi phí của năm 2020 giảm từ 521 tỷ xuống gần 496 tỷ, tuy nhiên tỷ lệ chi phí so với doanh thu lại tăng từ 94,7% lên 95%.

Chi phí về giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần của công ty sản xuất. Theo báo Security, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp dược phẩm chiếm khoảng 69% so với doanh thu thuần [2]. Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex năm 2020 đang có mức giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành (77,58%). So sánh với công ty TV.Pharm có tỷ lệ giá vốn hàng bán 61% [4], thấp hơn Mediplantex.

Kết quả về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Chi phí năm 2020 tăng trong khi doanh thu thuần giảm so với kế hoạch năm 2020, điều này  dẫn đến sự sụt giảm về lợi nhuận so với kế hoạch.

Bảng 3: Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2020

Chỉ tiêu

Giá trị

Lợi nhuận trước thuế(triệu đồng)

30.618

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

24.129

Doanh thu thuần (triệu đồng)

521.390

Vốn chủ sở hữu (triệu đồng)

181.501

Tổng tài sản (triệu đồng)

522.515

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS (%)

4,6

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA (%)

4,6

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (%)

13

Nhận xét : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đạt 4,6%, ROA đạt 4,6%, ROE đạt 13%, Theo phân tích tháng 3/2017 của FPT Securities giai đoạn 2010-2016, chỉ số ROE ở mức cao là khoảng 15-20%, mức trung bình là khoảng 10% [2]. Khi xem xét các chỉ số sinh lời của công ty Mediplantex so với mặt bằng chung và một số công ty trong ngành, các chỉ số ROE, ROS, ROA đều ở mức thấp.

Kết quả về vốn và tài sản

Kết quả về tổng nguồn vốn và tài sản của công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex năm 2020 được trình bày qua bảng dưới đây:

Bảng 4: Vốn và tài sản của công ty năm 2020

Chỉ tiêu

Giá trị đầu kỳ (triệu đồng)

Giá trị cuối kỳ (triệu đồng)

Tỷ lệ so với đầu kỳ (%)

Tổng tài sản (triệu đồng)

569.066

522.516

91,82

Tài sản ngắn hạn (triệu đồng)

467.566

412.014 (78,85%)

88,12

Tài sản dài hạn (triệu đồng)

101.500

110.502 (21,15%)

108,87

Tổng nguồn vốn (triệu đồng)

569.066

522.516

91,82

Nợ phải trả (triệu đồng)

400.101

341.015 (65,26%)

85,23

Vốn chủ sở hữu (triệu đồng)

168.965

181.501 (34,74%)

107,42

Hệ số tài trợ             (VCSH/Tổng nguồn vốn)

0.29

0.34

 

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn (VCSH/TSDH)

1,66

1,64

 

Nhận xét: Trong tổng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu là 78,85% với giá trị 412.014 tỷ đồng, đạt 88,12% so với đầu kỳ, như vậy tài sản ngắn hạn sau một kỳ kinh doanh đã sụt giảm. Còn lại là tài sản dài hạn, chỉ chiếm 21,15% nhưng đạt tỷ lệ 108,87% so với tài sản đầu kỳ. Như vậy trong tổng tài sản, tài sản dài hạn tăng trưởng mạnh hơn tài sản ngắn hạn.

Nợ phải trả giảm cuối kỳ năm 2020, đồng thời vốn chủ sở hữu tăng cho thấy số nợ phải trả của công ty giảm đi, trong khi nguồn vốn được phân bổ lại vào vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả giảm dẫn đến hệ số tài trợ cuối kỳ tăng. Theo báo cáo của FPT Security, hệ số tài trợ dao động trong khoảng 0.35-0.8 đối với các công ty dược phẩm [2]. Công ty TV.Pharm có hệ số tài trợ 0.76 [4]; công ty Bali có hệ số tài trợ là 0,28 [3]. Do vậy hệ số tài trợ của Mediplantex nằm trong giá trị khá thấp, công ty cần tăng nguồn vốn chủ sở hữu để hệ số này an toàn hơn. Tuy nhiên điều này cho thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, tạo được lòng tin từ các cơ sở tín dụng và có thể đảm bảo được các khoản vay.

Hình 1: Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty năm 2020

Nhận xét: Trong tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu với 49,33%. Tiếp sau đó là hàng tồn kho với tỷ lệ 22,61%. Điều này cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thu nợ từ khách hàng, tuy nhiên đến cuối kỳ, khoản phải thu đã giảm chỉ còn 76,38% so với đầu kỳ, đây cũng là tín hiệu đáng mừng khi một phần khoản công ty khác nợ đã được Mediplantex thu hồi.

Phân tích về hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 5 :Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Doanh thu thuần (Triệu đồng)

521.390

2

Tài sản cố định bình quân(Triệu đồng)

52.066

3

Vốn lưu động bình quân(Triệu đồng)

69.813

4

Số vòng quay tài sản cố định(1/2)

10,01

5

Số ngày một vòng quay tài sản cố định

36

6

Số vòng quay vốn lưu động(1/3)

7,47

7

Số ngày một vòng quay vốn lưu động

49

8

Vốn lưu động thường xuyên (1-2)

70.999

9

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (3+4)-2

-36.584

Nhận xét: Số vòng quay tài sản cố định đạt 10,01 tương ứng với 36 ngày/vòng quay. Trong kỳ kinh doanh một đồng tài sản cố định tạo được 10 đồng doanh thu, cần 49 ngày để quay được một vòng. Số vòng quay vốn lưu động đạt 7.47 tương ứng với 49 ngày/vòng. Trong kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được 7,47 vòng, cần 49 ngày để quay được một vòng. Một vòng vốn lưu động quay được đem lại 7,47 đồng doanh thu của công ty.

Vốn lưu động thường xuyên xấp xỉ 71 tỷ đồng là giá trị > 0, vốn dài hạn dư thừa để đầu tư vào tài sản dài hạn, do đó tài sản của doanh nghiệp tương đối an toàn do được tài trợ một cách vững chắc, và doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đạt -36 tỷ đồng là giá trị < 0,  vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần huy động vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.

Hệ số khả năng thanh toán

Bảng 6: Các hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2020

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành( ½)

1,21

2

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (1-3)/2

0,94

3

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

0,13

Nhận xét : Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng 1.2 > 1, công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0.94 < 1, Hệ số thanh toán tức thời là 0.13 < 1. Hệ số này cũng nhỏ hơn 1 nhiều, nên doanh nghiệp không có hiện tượng ứ đọng lượng tiền và tương đương tiền nhiều, ít ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi nhuận của doanh nghiệp.

2. Đánh giá một số yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex

 Đánh giá chung

Nghiên cứu phát ra 276 phiếu thu về 254 phiếu hợp lệ. Đặc điểm chung của người tham gia nghiên cứu được thể hiện ở bảng .

Bảng 7 : Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

Đặc điểm

 

Số lượng

Tỷ lệ %

Tổng số (n)

 

254

 

Giới tính

Nam

103

40,6%

Nữ

151

59,4%

Vị trí công tác

Ban giám đốc

4

1,6

Quản lý bộ phận

9

3,5

Quản lý cấp cơ sở

37

14,6

 Nhân viên

204

80,3

Thời gian công tác

1-5 năm

108

42,5

    1. năm

90

35,5

> 10 năm

56

22,0

Nhận xét: Cán bộ nhân viên công ty có tỷ lệ nữ giới cao hơn (chiếm 59,4%). Về thời gian công tác có 22% cán bộ nhân viên đã làm việc tại công ty trên 10 năm, cao nhất cán bộ nhân viên có thời gian làm việc từ 1-5 năm chiếm 42,5%.

Qua đánh giá của cán bộ nhân viên công ty về 7 nhóm yếu tố bên trong công ty cho kết quả sau:

Bảng 8: Đánh giá các yếu tố bên trong công ty năm 2020

TT

Các yếu tố bên trong công ty

Điểm TB/5

Xếp hạng

 

 

Max 4,55

Min 2,44

Chỉ số Cronbach’α tổng 0,934

1

Tài chính

3,.51

Khá

2

Nhân sự

3,69

Khá

3

Quản lý

3,36

Khá

4

Cơ sở vật chất

4,35

Mạnh

5

Sản xuất

3,99

Khá

6

Nghiên cứu và phát triển

2,55

Trung bình

7

Marketing

2,92

Trung bình

 

Điểm trung bình

3,48

 

Nhận xét : Điểm đánh giá tổng trung bình của công ty là 3,48 điểm/5 ở mức khá. Với kiểm định thang đo có chỉ số Cronbach’α tổng là 0,934 > 0,6, đây là thang đo tốt để đánh giá. Công ty mạnh về đầu tư cơ sở hạ tầng (4,35 điểm/5) và sản xuất (3,99 điểm/5). Điểm đánh giá cao nhất là 4,55 đánh giá cho yếu tố trong CSVC và điểm thấp nhất là 2,44 đánh giá cho yếu tố trong R&D.

Hiện nay công ty sản xuất với số lượng sản phẩm lớn, đa dạng, chuyển từ phân phối trực tiếp sang sản xuất và bán buôn (Nhà phân phối chịu trách nhiệm phủ rộng địa bàn toàn quốc. Tuy nhiên trong sản xuất còn tồn tại điểm yếu do  2 hệ thống nhà máy cách xa nhau do đó việc vận chuyển, chi phí sản xuất chưa hiệu quả, chi phí sản xuất chung tăng cao. Do chuyển đổi hình thức sang sản xuất nên lao động ở một số khu vực vừa thừa vừa thiếu so với nhu cầu. Mảng kinh doanh phân phối thừa nhân lực do không phân phối trực tiếp. Mảng sản xuất thiếu nhân lực trình độ cao.

Cán bộ nhân viên đánh giá 2 yếu tố yếu nhất của công ty hiện nay là  R&D (2,55 điểm/5) và hoạt động marketing (2,92 điểm/5).  Mặc dù chỉ số ở mức trung bình theo thang diểm 5 nhưng đây thực sự là mặt hạn chế của công ty.. Điểm yếu của công ty là R&D, Đây là bất lợi rất lớn của công ty khi chuyển hướng tập trung sang sản xuất. Chiến lược này tận dụng mặt mạnh của công ty là khả năng sản xuất và khắc phục điểm yếu là hoạt động marketing kém. Tuy nhiên công ty chưa tìm được nhân sự có khả năng marketing đột phá đặc biệt trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Ngược lại sản xuất là mặt mạnh nhưng nếu năng lực R&D yếu thì không giải quyết được vấn đề lựa chọn mặt hàng chiến lược để sản xuất mặc dù cơ sở hạ tầng tốt.

Nhận định về 3 yếu tố tài chính (3,52 điểm/5) yếu tố nhân sự (3,69 điểm/5) và yếu tố quản lý (3,37 điểm/5) ở mức khá. Năng lực tài chính của công ty tốt, có nguồn vốn dồi dào đủ cho doanh nghiệp sản xuất và phát triển.  Quản lý tài chính cũng tốt, phân bổ nguồn lực theo đúng chiến lược đã đề ra. Các hệ số về hiệu quả sử dụng vốn tốt, khả năng thu hồi công nợ tốt.

Công ty đang phát triển khâu đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường. Cách đây 20 năm thương hiệu của công ty rất mạnh là một trong những doanh nghiệp chiếm thị phần cao trong nước.

Kết luận và kiến nghị

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 522.973 tỷ đồng giảm so với đầu kỳ, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 87,48% so với kế hoạch, tương ứng với 30,618 tỷ đồng, Tỷ suất lợi nhuận thấp. Chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 9,93% tăng so vớikế hoạch. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ 78,85% trong tổng tài sản, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao với 49,33%, vốn lưu động thường xuyên đạt xấp xỉ 71 tỷ, tài sản đáp ứng nhu cầu đầu tư và trả nợ.

Điểm đánh giá tổng trung bình của công ty là 3,48 điểm/5 ở mức khá. Trong đó có 2 yếu tố được đánh giá cao là yếu tố cơ sở hạ tầng (4,35 điểm/5) và sản xuất (3,99 điểm/5), nhưng yếu về R&D  (2,55 điểm/5) và marketing (2,92 điểm/5), do đó công ty chưa phát huy được năng lực sản xuất. Các yếu tố khác như năng lực tài chính được đánh giá ở mức khá (3,52 điểm/5) , yếu tố quản lý (3,37 điểm/5) nguồn nhân lực (3,69 điểm/5) do nhân lực R&D và nhân lực marketing còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Hiện tại các hệ số tài chính khá tốt, công ty nên duy trì và phát huy hơn nữa những hệ số này để đảm bảo việc thanh toán và hoạt động tốt hơn, đồng thời đẩy mạnh việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn. Với các yếu tố bên trong doanh nghiệp, công ty cần có một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh :

+ Cải tiến, nâng cấp năng suất lao động trong sản xuất.

+ Bổ sung các sản phẩm mới, sản phẩm có tính cạnh tranh

+ Nghiên cứu nguồn nguyên liệu, bao bì, giảm chi phí giá thành sản xuất, giảm chi phí lưu kho và vận chuyển, giảm chi phí cho quản lý và điều hành

+ Đầu tư về con người và tài chính cho công tác R&D

+ Đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp

Tài liệu tham khảo

  1. Báo FPTs (2014 & 2020), Báo cáo ngành Dược, Báo FPT sercurities
  2. Bộ môn Quản lí và Kinh tế Dược (2007), Giáo trình Quản lí và Kinh tế Dược, NXB Y học, Hà Nội
  3. Nguyễn Nhật Hải (2018), Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp ược tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali, Luận án Tiến sĩ Dược học, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
  4. Trần Thị Trúc Phương (2018), Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phẩn Dược phẩm TV.Pharma năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Dược học, trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

 

Xét tuyển hồ sơ trực tuyến Cổng thông tin sinh viên Tra cứu văn bằng Cổng thông tin giảng viên Thư viện số