2016 - 2017
- Thực trạng kiến thức, thực hành phân loại chất thải y tế

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI Y TẾ  VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP TRÊN SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ 10  TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI THỰC TẬP TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN, NĂM  HỌC 2016-2017

Đoàn Thị Vân, Ngô Đăng Ngự, Phạm Thu Hà, Nguyễn Thị Hà, Đinh Thị Quỳnh

Khoa Điều Dưỡng- Trường cao đẳng Y tế Hà Nội

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kiến thức, thực hành sinh viên về phân loại chất thải y tế và tìm ra một số yếu tố có thể liên quan. Qua đó xác định được nội dung có thể ưu tiên can thiệp. Sau đó đánh giá lại kiến thức sau 3 tháng can thiệp tại bệnh viện. Số liệu được thu thập trên bộ câu hỏi và phiếu quan sát đánh giá thực hành. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ thực hành tốt về phân loại chất thải y tế chiếm 53,6%, sự yêu nghề là yếu tố có liên quan đến kiến thức, thực hành tốt của sinh viên. Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế tăng từ 71,6% lến đến 93,2%, tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phân loại chất thải y tế tăng từ 53,6% lến đến 91,6%.  

  1.  Đặt vấn đề

Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế. Chất thải phát sinh trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và trong sinh hoạt.

        Theo thống kê báo cáo của Bộ Y tế năm 2013, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 350 tấn/ngày, trong đó có 40,5 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại, đến năm 2015 là 600 tấn/ngày và ước tính đến năm 2020 là khoảng trên 800 tấn/ngày, các chất thải y tế dễ gây nguy hiểm cần được phân loại và xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, các chất phóng xạ... [6]. Nhân viên y tế nói chung đặc biệt là bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên điều dưỡng đi thực tập, kỹ thuật viên xét nghiệm nói riêng là những người làm phát sinh ra chất thải và cũng là người phải phân loại và thu gom vào nơi qui định, góp phần bảo vệ cho nhân viên y tế, người bệnh và môi trường. Người làm phát sinh và thu gom chất thải là những người thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người bệnh. Do vậy nguy cơ nhiễm các bệnh do virus truyền qua đường máu như: Viêm gan B, viêm gan C, HIV...là không thể tránh khỏi. Các virus đó có thể lây truyền cho nhân viên y tế, người bệnh, cộng đồng qua con đường chất thải y tế. Phân loại và thu gom đúng từng loại chất thải sẽ giảm sự lây truyền bệnh, tránh được các tổn thương, giảm chi phí xử lý. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài với hai mục tiêu cụ thể như sau:

- Đánh giá kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phân loại chất thải y tế.

-  Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp đến  kiến thức, thực hành về phân loại chất thải y tế.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1Đối tượng nghiên cứu

        Đối tượng nghiên cứu: sinh viên điều dưỡng cao đẳng chính quy khóa 10   đang học tập tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội trong năm học 2016-2017.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

  • Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 7 bệnh viện: Bệnh viện E, Thanh Nhàn, Việt Đức,  Xanh pôn, Đống Đa, Đức Giang, Đan Phượng.
  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/ 2016- 2/ 2017
  • 2.3Thiết kế nghiên cứu:

-  Mục tiêu 1:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang:

-  Mục tiêu 2: Thiết kế nghiên cứu can thiệp không đối chứng

 Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu: Chọn 250 sinh viên lớp cao đẳng điều dưỡng 10ABCDE

  1. Kết quả và bàn luận

Bảng 1. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về mã màu sắc của túi đựng chất thải y tế

Màu của túi

Số lượng (n=250)

Tỷ lệ %

Túi màu vàng-Chất thải lây nhiễm

196

78,4

Túi màu đen-Chất thải  nguy hại không lây nhiễm

187

74,8

Túi màu xanh-Chất thải sinh hoạt

195

78,0

Túi màu trắng-Chất thải tái chế

184

73,6

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về từng mã màu sắc đựng chất thải y tế đều đạt từ hơn 73% trở lên.

Bảng 3.3. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về một số nội dung của phân loại chất thải y tế

Nội dung

Số lượng (n=250)

Tỷ lệ %

Phân định đúng chất thải lây nhiễm không phải chỉ bao gồm hóa chất và dược phẩm thải bỏ

157

62,80

Chất thải lây nhiễm không phải gồm 5 nhóm

105

42,00

Biết được chất thải phải được phân loại ngay tại thời điểm phát sinh

218

87,20

Biết được chất thải phải đựng trong túi, thùng đúng quy định

240

96,00

Chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt

238

95,20

Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì cần xử lý như chất thải tế nguy hại

227

90,80

Biết được chất thải y tế là nguy cơ nhiễm các bệnh do virus truyền qua đường máu

211

84,40

Trả lời phân loại chất thải y tế đúng và ngay sau phát sinh là cần/rất cần thiết

249

99,60

Trả lời đúng về thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế

112

44,80

Nhận xét: Về kiến thức phân loại chất thải y tế, sinh viên có kiến thức đúng về phần này khá cao, như biết rằng phân loại chất thải y tế đúng và ngay sau phát sinh là cần/rất cần thiết (99,6%), Biết dược thời gian lưu trữ chất thải lây nhiễm phát sinh  (44,8%).

Bảng 3.3. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế theo từng nhóm chất thải y tế

Nhóm chất thải y tế

Số lượng

(n=250)

Tỷ lệ %

Nhóm chất thải lây nhiễm sắc nhọn

125

50,0

Nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm

104

41,6

Nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

146

58,4

Nhóm chất thải tái chế

101

40,4

 

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn là cao nhất, đạt 58,4%.

Bảng 3.4. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế theo từng nhóm chất thải y tế

Nhóm chất thải y tế

Số lượng

(n=250)

Tỷ lệ %

Nhóm chất thải lây nhiễm sắc nhọn

125

50,0

Nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm

104

41,6

Nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

146

58,4

Nhóm chất thải tái chế

101

40,4

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn là cao nhất, đạt 58,4%.

 

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế

Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất chất thải y tế đạt 71,6%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phân loại chất thải y tế theo từng nhóm chất thải y tế

Nhóm chất thải y tế

Số lượng

(n=250)

Tỷ lệ %

Nhóm chất thải lây nhiễm sắc nhọn

181

72,4

Nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm

155

62,0

Nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

190

76,0

Nhóm chất thải tái chế

143

57,2

Nhận xét: Bảng 3.5 chỉ ra, tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phân loại nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn là cao nhất, đạt 76,0%.

Biểu đồ 3.4. Đánh giá thực hành của sinh viên về phân loại chất thải y tế

Nhận xét: Biểu đồ cho thấy, tỷ lệ sinh viên thực hành đạt phân loại chất chất thải y tế là khoảng 53,6%.

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức và sự yêu nghề của sinh viên

Nội dung

Kiến thức

OR

95% CI

Chưa tốt

n (%)

Tốt

n (%)

Yêu nghề

Không

7 (70,0)

3 (30,0)

6,4

1,61 – 25,57

64 (26,7)

176 (73,3)

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, những sinh viên không yêu nghề có nguy cơ có kiến thức chưa đạt gấp 6,4 lần sinh viên yêu nghề. Mối liên quan giữa kiến thức và sự yêu nghề của sinh viên có ý nghĩa thống kê (95%CI = 1,61 – 25,57).

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa kiến thức và giới tính của sinh viên

Nội dung

Kiến thức

OR

95% CI

Chưa tốt

n (%)

Tốt

n (%)

Giới tính

Nam

15 (40,5)

22 (59,5)

1,9

0,93 – 3,94

Nữ

56 (26,3)

157 (73,7)

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, sinh viên nam có nguy cơ có kiến thức chưa tốt gấp 1,9 lần sinh viên nữ. Tuy nhiên, mối liên quan giữa kiến thức và giới tính của sinh viên không có ý nghĩa thống kê (95%CI = 0,93 – 3,94).

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thực hành đạt và sự yêu nghề của sinh viên

Nội dung

Thực hành

OR

95% CI

Chưa đạt n (%)

Đạt n (%)

Yêu nghề

Không

8 (80,0)

2 (20,0)

4,9

1,02 – 23,50

108 (45,0)

132 (55,0)

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, những sinh viên không yêu nghề có nguy cơ thực hành chưa đạt gấp 4,9 lần sinh viên yêu nghề. Mối liên quan giữa thực hành và sự yêu nghề của sinh viên có ý nghĩa thống kê (95%CI = 1,02 – 23,50).

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thực hành đạt và giới tính của sinh viên

Nội dung

Thực hành

OR

95% CI

Chưa đạt n (%)

Đạt n (%)

Giới tính

Nam

24 (64,9)

13 (35,1)

2,4

1,17 – 5,03

Nữ

92 (43,2)

121 (56,8)

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, sinh viên nam có nguy cơ thực hành chưa đạt gấp 2,4 lần sinh viên nữ.

Bảng 3.10. So sánh tỷ lệ sinh viên có về kiến thức đúng về phân mã màu sắc túi đựng chất thải y tế trước và sau can thiệp

Màu của túi

Trước can thiệp

Sau can thiệp

 

CSHQ (%)

p

Số lượng

Tỷ lệ %

 

Số lượng

Tỷ lệ %

Túi màu vàng-Chất thải lây nhiễm

196

78,40

242

96,8

23,5

<0,05

Túi màu đen-Chất thải nguy hại không lây nhiễm

187

74,80

241

96,4

28,9

<0,05

Túi màu xanh-Chất thải sinh hoạt

195

78,00

238

95,2

22,1

<0,05

Túi màu trắng-Chất thải tái chế

184

73,60

235

94,0

27,7

<0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về phân mã màu sắc túi nilon tương ứng với loại chất thải đã đều đạt từ 94% trở lên (sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Cùng với đó, chỉ số hiệu quả đạt thấp nhất là 22,1%, cao nhất đạt gần 28,9%.

Bảng 3.11. So sánh tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về phân loại chất thải y tế trước và sau can thiệp

Nội dung

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ

(%)

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Phân định đúng chất thải lây nhiễm không phải chỉ bao gồm hóa chất và dược phẩm thải bỏ

157

62,80

238

95,2

51,6

<0,05

Chất thải lây nhiễm không phải gồm 5 nhóm

105

42,00

240

96,0

128,6

<0,05

Biết được chất thải phải được phân loại ngay tại tại thời điểm phát sinh

218

87,20

243

97,2

11,5

<0,05

Biết được chất thải phải đựng trong túi, thùng đúng quy định

240

96,00

249

99,6

3,7

<0,05

Chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt

238

95,20

248

99,2

4,2

<0,05

Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì cần xử lý như chất thải y tế nguy hại

227

90,80

246

98,4

8,4

<0,05

Biết được chất thải y tế là nguy cơ nhiễm các bệnh do virus truyền qua đường máu

211

84,40

243

97,2

15,2

<0,05

Trả lời phân loại chất thải y tế đúng và ngay sau phát sinh là cần/rất cần thiết

249

99,60

250

100,0

0,4

>0,05

Trả lời đúng về thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế

112

44,80

239

95,6

113,4

<0,05

 

Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng đều tăng lên, đều đạt từ 95% trở lên. Trong đó, các nội dung có chỉ số hiệu quả tăng nhiều nhất lần lượt là: Chất thải lây nhiễm không phải gồm 5 nhóm (CSHQ đạt 128,6%), thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế (CSHQ là 113,4%). Sự khác biệt giữa tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng trước và sau can thiệp của các câu đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.12. Đánh giá kiến thức tốt phân loại chất thải y tế theo từng nhóm chất thải của sinh viên trước và sau can thiệp

Nhóm chất thải

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ (%)

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm chất thải lây nhiễm sắc nhọn

125

50,0

244

97,6

95,2

<0,05

Nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm

104

41,60

243

97,2

133,7

Nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

146

58,4

245

98,0

67,8

Nhóm chất thải tái chế

101

40,4

240

96,0

137,6

 

Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế ở từng nhóm chất thải đều tăng lên, có ý nghĩa thống kê (p<0,05), đều đạt từ 96% trở lên. Trong đó, chỉ số hiệu quả đạt được cao nhất là về kiến thức phân loại chất thải nhóm chất thải tái chế (137,6%).

Bảng 3.13. Sự thay đổi kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế của sinh viên trước và sau can thiệp

Đánh giá kiến thức

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ (%)

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Kiến thức chưa tốt

71

28,4

17

6,8

-76,1

<0,05

Kiến thức tốt

179

71,60

233

93,2

30,2

Nhận xét: Vậy, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt đã tăng từ 71,6% trước can thiệp lên tới 93,2% sau can thiệp, với chỉ số hiệu quả đã tăng 30,2%.

 
      1.  

Bảng 3.14. Đánh giá thực hành đạt về phân loại chất thải y tế theo từng nhóm chất thải y tế của sinh viên trước và sau can thiệp

Nhóm chất thải

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ (%)

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm chất thải lây nhiễm sắc nhọn

181

72,4

249

99,6

37,6

<0,05

Nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm

155

62,0

231

92,0

48,4

Nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

190

76,0

249

99,6

31,1

Nhóm chất thải tái chế

143

57,2

229

91,6

60,1

Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phân loại chất thải y tế ở từng nhóm chất thải đều tăng lên, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đó, chỉ số hiệu quả đạt được cao nhất là về thực hành phân loại chất thải nhóm tái chế (60,1%), tiếp theo là với nhóm chất thải lây nhiễm không sắc nhọn.

Bảng 3.15. Đánh giá thực hành đạt của sinh viên về phân loại chất thải y tế trước và sau can thiệp

Đánh giá thực hành

Trước can thiệp

Sau can thiệp

CSHQ

(%)

p

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Thực hành không đạt

115

46,4

21

8,4

-

<0,05

Thực hành đạt

134

53,6

229

91,6

70,8

Nhận xét: Kết quả cho thấy, thực hành phân loại chất thải y tế của sinh viên từ 53,6%% thực hành đạt trước can thiệp đã tăng lên tới 91,6% thực hành đạt sau can thiệp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

  1. Kết luận và kiến nghị

Kiến thức: Có 71,6% sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế

Thực hành:Tỷ lệ sinh viên thực hành đạt về phân loại chất thải y tế là 53,6%.

  • Sự yêu nghề là yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức tốt của sinh viên: sinh viên không yêu nghề có kiến thức chưa đạt gấp 6,4 lần sinh viên yêu nghề (OR=6,4; 95%CI = 1,61 – 25,57).

Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt về phân loại chất thải y tế tăng từ 71,6% lến đến 93,2%. Sau can thiệp, tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phân loại chất thải y tế tăng có ý nghĩa thống kê, từ 53,6% lến đến 91,6%

Kiến nghị :

- Đối sinh viên: Nghiêm túc học tập và nhắc lại các kiến thức liên quan đến phân loại chất thải y tế và thực hành phân loại chất thải y tế khi đi thực tập tại các bệnh viện một cách cẩn thận và trách nhiệm

- Đối với giảng viên và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội:

  • Tăng số tiết học lý thuyết từ 01 tiết thành 02 tiết lý thuyết và thực hành về phân loại chất thải cho sinh viên điều dưỡng. Tổ chức các buổi trao đổi để giúp sinh viên yêu nghề điều dưỡng hơn.
  • Giảng viên trong bộ môn KSNK và giảng viên trong trường khi giảng lý thuyết cần nhấn mạnh đến các nội dung liên quan đến phân loại tất cả các nhóm chất thải, trong đó chú trọng đến phân loại nhóm chất thải tái chế, nhóm chất thải nguy hại không lây nhiễm,…. Ngoài ra, cần quan tâm đến hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là các sinh viên nam để các em có thể có được kiến thức và thực hành tốt nhất.

 

KNOWLEDGE, PRACTICE ABOUT CLASSIFICATION OF MEDICAL WASTES AND EFFECTIVE IMPACT MODEL ON NURSING STUDENTS AT MEDICAL COLLEGE HANOI

Summary: The objective of this study was to assess students' knowledge and practice on medical waste classification and to identify some of the relevant factors.Through which the content can be prioritized  intervention.Then evaluate the knowledge after 3 months at the hospital.Data were collected on questionnaires and practice assessment observation sheets.Data is entered and processed using SPSS 17.0 software.According to the research results, the rate of good practice in medical waste classification accounted for 53.6%, demand is a factor related to knowledge, good practice of students. After the intervention, the percentage of students with good knowledge of medical waste classification increased from 71.6% to 93.2%. The rate of students who practice on the classification of medical waste increased from 53.6% to 91.6%. Results of the study show the effectiveness of intervention model on nursing students.

Tài liệu tham khảo (khoảng 3-5 tài liệu tham khảo)

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH/SKKN