2016 - 2017
- Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng chiết từ cây An xoa

Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của cao lỏng chiết từ cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) trên chuột nhắt thực nghiệm

                                                                                                Lê Thị Hải Yến1; Nguyễn Thị Thanh Hà2;

Nguyễn Thị Nga1; Tạ Văn Bình1; Thái Thị Hoàng Oanh2

1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

2 Trường Đại học Y Hà Nội

Anti-inflammatory effects and analgesic effects of liquid extracts

from Helicteres hirsuta Lour. in Swiss mice 

 Summary

The study showed that liquid extract from Helicteres hirsuta Lour. had analgesic effects at dose of 24g/kg/bodyweight on hot plate model and plantar test using dynamic plantar aesthesiometer in mice. At dose of 72g/kg/bodyweight, the extract also showed acute anti-inflammatory effects in carrageenan-induced paw edema in mice 2 and 4 hours after carrageenan injection.

Tóm tắt

Nghiên cứu xác định được cao lỏng từ dịch chiết nước toàn phần cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) có tác dụng giảm đau ở liều 24g/kg trên mô hình mâm nóng và máy đo ngưỡng đau ở chuột nhắt trắng. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cũng thể hiện rõ ở các thời điểm sau gây viêm 2h và 4h với liều 72g/kg.

  1. Đặt vấn đề

Cây An xoa (tổ kén cái, thâu kén lông, dó lông... Helicteres hirsuta Lour. thuộc họ Trôm) là loại cây bụi hay gỗ nhỏ mọc hoang phổ biến ở nhiều nơi từ Bắc tới Nam - Việt Nam, Ấn độ, Mianma, Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Philippin. Cây Helicteres hirsuta Lour. được biết với tác dụng chữa ung nhọt, tiêu độc. Rễ dùng làm dịu đau, dùng chữa kiết lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc, chữa đái rắt [1]. Năm 2006, một số nhà khoa học người Mỹ đã tìm thấy trong cây An xoa mọc ở Indonesia có chứa hợp chất pinoresinol là một lignan có tác dụng gây độc tế bào ung thư mạnh trên thực nghiệm [7]. Lê Thị Hải Yến và cộng sự cũng đã xác định được dịch chiết từ cây An xoa có tác dụng ức chế tế bào ung thư biểu bì, ung thư gan, ung thư phổi trên thực nghiệm[3]. Nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết từ lá cây Helicteres hirsuta Lour. có tác dụng chống oxy hóa [4].

Các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng dược lý của cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) chưa nhiều mà người dân chủ yếu vẫn sử dụng theo kinh nghiệm dân gian.

Vì vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu cơ bản về tác dụng dược lý của cây An xoa, mục tiêu của nghiên cứu này là:     

 Nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm của cao lỏng từ dịch chiết cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) trên thực nghiệm.

2. Nguyên liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Nguyên liệu nghiên cứu

          Cao lỏng toàn phần chiết nước tỷ lệ 2:1 từ cây An xoa trồng ở Bình Phước, thu hái 10/2015 có hàm lượng phenolic toàn phần bằng 0,3667% tính theo mẫu dược liệu khô. Cây An xoa được giám định tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour. bởi GS.TS. Phan Kế Lộc khoa Sinh học, đại học Quốc gia Hà Nội [3]. Trước khi dùng cô cách thủy cao đến đậm độ thích hợp rồi tính thể tích liều dùng tương đương số g (dược liệu khô)/kg (chuột thí nghiệm).

2.2. Đối tượng nghiên cứu

          Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 27 ± 2 (g) do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.

          Chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm của Bộ môn Dược lý 7 – 10 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn dành riêng cho chuột (do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp), uống nước tự do.

2.3. Thuốc, hóa chất và máy móc phục vụ nghiên cứu

  • Codein phosphat do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cung cấp.
  • Các hóa chất carrageenan, natri clorid, aspirin, … đủ tiêu chuẩn phòng thí nghiệm - Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Máy Hot plate model – DS37 của hãng Ugo-Basile (Italy)
  • Máy đo phản ứng đau Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của Ugo Basile (Italy)
  • Máy đo viêm Plethysmometer No 7250 của hãng Ugo - Basile (Italy).

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng phương pháp mâm nóng (Hot plate)[5]

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con:

  • Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất liều 0,2ml/10g/ngày.
  • Lô 2: uống codein phosphat 20 mg/kg.
  • Lô 3: uống An Xoa liều 24g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng, hệ số ngoại suy 12).
  • Lô 4: uống An Xoa liều 72g/kg/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng)

Chuột các lô được uống nước cất hoặc thuốc thử  mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, với thể tích 0,2 ml/10g/ngày trong 5 ngày liên tục

Đo thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột trước khi uống thuốc và sau khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ. Đặt chuột lên mâm nóng (hot plate) luôn duy trì ở nhiệt độ 560C bằng hệ thống ổn nhiệt. Tính thời gian từ lúc đặt chuột lên mâm nóng đến khi chuột liếm chân sau. Loại bỏ những chuột phản ứng quá nhanh (trước 8 giây) hoặc quá chậm (sau 30 giây). So sánh thời gian phản ứng với kích thích nhiệt trước và sau khi uống thuốc thử

2.3.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng máy đo ngưỡng đau [6]

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con

  • Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất liều 0,2ml/10g/ngày
  • Lô 2: uống codein phosphat 20 mg/kg
  • Lô 3: uống An Xoa liều 24g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng, hệ số ngoại suy 12).
  • Lô 4: uống An Xoa liều 72g/kg/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng)

Chuột các lô được uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, với thể tích 0,2 ml/10g/ngày trong 5 ngày liên tục

Đo thời gian phản ứng với đau của chuột và lực gây đau đối với chuột (sử dụng máy Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của Ugo Basile) trước khi uống thuốc và sau khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ. So sánh thời gian phản ứng với kích thích đau trước và sau khi uống thuốc thử.

2.3.3. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin[2] Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con.

  • Lô 1: (đối chứng): uống nước cất, 1ml/100g.
  • Lô 2: uống aspirin liều 150 mg/kg.
  • Lô 3: uống An Xoa liều thấp 24g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng, hệ số ngoại suy 12)
  • Lô 4: uống An Xoa liều cao 72g/kg/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng)

Chuột được uống thuốc 5 ngày liên tục trước khi gây viêm. Ngày thứ 5, sau khi uống thuốc thử 1 giờ, gây viêm bằng cách tiêm carrageenin 1% (pha trong nước muối sinh lý) 0,05 ml/chuột vào gan bàn chân sau, bên phải của chuột.

Đo thể tích chân chuột (đến khớp cổ chân) bằng dụng cụ chuyên biệt vào các thời điểm: trước khi gây viêm (V0); sau khi gây viêm 2 giờ (V2), 4 giờ (V4), 6 giờ (V6) và 24 giờ (V24). Kết quả được tính theo công thức của Fontaine.

+ Độ tăng thể tích chân của từng chuột được tính theo công thức:

Trong đó: V0 là thể tích chân chuột trước khi gây viêm

                 Vt là thể tích chân chuột sau khi gây viêm

+ Tác dụng chống viêm của thuốc được đánh giá bằng khả năng ức chế phản ứng phù (I%)

Trong đó:  ∆Vc : trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô đối chứng

                 ∆Vt : trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống thuốc

     Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê y sinh học theo t- test - Student và test  trước sau (Avant-après). Biểu diễn  M± SD. Quy ước:      

p so với chứng sinh học: *: p < 0,05;                **: p < 0,01;          ***: p < 0,001

p so trước với sau: #: p < 0,05;               ##: p < 0,01;          ###: p < 0,001

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của An Xoa bằng phương pháp mâm nóng

Bảng 1: Ảnh hưởng của An Xoa lên thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột nhắt trắng

Lô chuột

N

Thời gian phản ứng với nhiệt độ

(giây)

p trước-sau

Trước

Sau

Lô 1

(chứng sinh học)

10

16,58 ± 5,69

12,76 ± 4,16

> 0,05

Lô 2

(Codein phosphat 20mg/kg)

10

16,92 ± 2,41

18,80 ± 5,74

< 0,05

Lô 3

(An Xoa 24g/kg/ngày)

10

16,15 ± 5,79

19,80 ± 7,04

< 0,05

Lô 4

(An Xoa 72g/kg/ngày)

10

16,41 ± 4,15

19,83 ± 5,65

< 0,01

 

3.2. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của An Xoa bằng máy đo ngưỡng đau Dynamic Plantar Aesthesiometer

Bảng 2: Tác dụng giảm đau của An Xoa trên chuột nhắt trắng bằng máy đo ngưỡng đau

Lô chuột

n

Lực gây đau trên máy đo ngưỡng đau (gam)

Thời gian phản ứng đau (giây)

Trước

Sau

Trước

Sau

Lô 1

(chứng sinh học)

10

5,90 ± 1,60

5,93 ± 1,22

3,28 ± 0,96

3,38 ± 0,79

Lô 2

(Codein phosphat 20mg/kg)

10

6,73 ± 1,43

9,22 ± 1,74 

#

3,81 ± 0,87

5,32 ± 1,06

#

Lô 3

(An Xoa

24g/kg/ngày)

10

5,99 ± 1,22

8,86 ± 1,04

##

3,32 ± 0,72

5,10 ± 0,63

##

Lô 4

(An Xoa

72g/kg/ngày)

10

6,46 ± 1,69

9,03 ± 0,99

##

p4-3 > 0,05

3,64 ± 1,02

5,20 ± 0,58

##

p4-3 > 0,05

 

3.3.Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin

Bảng 3: Tác dụng chống viêm cấp của An Xoa trên mô hình gây phù chân chuột

Sau 2 giờ (V1)

Sau 4 giờ (V2)

Sau 6 giờ (V3)

Sau 24 giờ (V4)

Độ phù (%)

% giảm phù so chứng

Độ phù (%)

% giảm phù so chứng

Độ phù (%)

% giảm phù so chứng

Độ phù (%)

% giảm phù so chứng

Lô 1

Chứng sinh học

54,75 ± 16,23

 

69,40 ± 22,39

 

54,40 ± 18,43

 

49,53 ± 14,88

 

Lô 2

Aspirin

(200 mg/kg)

51,92 ± 18,16

p 2-1>0,05

5,16

51,26 ± 15,20

p 2-1<0,05

26,13

39,78 ± 10,84

p 2-1<0,05

26,87

40,09 ± 15,80

p 2-1>0,05

19,06

Lô 3: An Xoa (liều  24g/kg)

56,16 ± 19,31

p 3-1>0,05

- 2,58

54,05 ± 19,47

p 3-1>0,05

22,11

44,49 ± 14,80

p 3-1>0,05

18,21

39,27 ± 11,97

p 3-1>0,05

20,71

Lô 4 : An Xoa (liều  72g /kg)

36,65 ± 11,44

p 4-1<0,05

33,05

49,50 ± 14,64

p 4-1<0,05

28,68

46,42 ± 13,17

p 4-1>0,05

14,68

43,31 ± 15,56

p 4-1>0,05

12,57

 

4. Bàn luận

Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng giảm đau, chống viêm của cây An xoa Helicteres hirsuta Lour. trên thực nghiệm. Nhưng trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi có ghi “Cây Helicteres hirsuta Lour. được biết với tác dụng chữa ung nhọt, tiêu độc. Rễ dùng làm dịu đau, dùng chữa kiết lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc, chữa đái rắt” [1]. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng những phương pháp thực nghiệm thường quy để nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm của cây An xoa trên thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ tác dụng dược lý của  Helicteres hirsuta Lour.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy:

- Codein có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột so với thời điểm trước khi uống codein và so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- An Xoa liều thấp 24g/kg có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột so với thời điểm trước khi uống thuốc và so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- An Xoa liều cao 72g/kg có tác dụng kéo dài rõ rệt thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột so với thời điểm trước khi uống thuốc và so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tác dụng của An Xoa liều 72g/kg tương đương liều 24g/kg và tương đương codein 20mg/kg (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy:

- Codein 20mg/kg có tác dụng làm tăng rõ rệt lực gây phản xạ đau và thời gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột (p so với lô chứng sinh học p< 0,001, p so với trước khi uống codein p< 0,05).

- An Xoa cả 2 liều uống trong 5 ngày liên tục làm tăng rõ rệt lực gây phản xạ đau và thời gian đáp ứng với đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột (p so với lô chứng sinh học p < 0,001, p so với trước khi uống thuốc p < 0,01). Tác dụng này tương tự với codein 20mg/kg.

- Không có sự khác biệt rõ rệt giữa lô uống An Xoa liều thấp 24g/kg/ngày với lô uống An Xoa liều cao 72g/kg/ngày (p >0,05).

Kết quả nghiên cứu bảng 3 cho thấy:

- Aspirin 150mg/kg có tác dụng chống viêm cấp tại tất cả các thời điểm nghiên cứu, rõ nhất vào thời điểm sau gây viêm 4h (p < 0,05) và sau gây viêm 6h (p < 0,05).

- An Xoa liều thấp 24g/kg có xu hướng làm giảm phù chân chuột ở các thời điểm sau gây viêm 4h, 6h, 24h  nhưng sự giảm chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- An Xoa liều cao 72g/kg có tác dụng làm giảm phù chân chuột ở tất cả các thời điểm sau gây viêm, đặc biệt là thời điểm sau gây viêm 2h (p < 0,05) và sau gây viêm 4h (p<0,05). Tác dụng chống viêm cấp của An Xoa liều cao 72g/kg tương đương với aspirin 150mg/kg (p >0,05).

Kết quả nghiên cứu này phần nào chứng minh sự phù hợp giữa tác dụng giảm đau, chống viên trên thực nghiệm với kinh nghiệm dân gian khi sử dụng  An xoa ( Helicteres hirsuta Lour.).

5. Kết luận

  • An Xoa liều dùng 24g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng) uống trong 5 ngày liên tục có tác dụng giảm đau khi nghiên cứu trên máy đo ngưỡng đau và trên mô hình mâm nóng ở chuột nhắt trắng.
  • An Xoa liều 72g/kg/ngày (liều gấp 3 lâm sàng) uống trong 5 ngày liên tục có tác dụng giảm đau khi nghiên cứu trên máy đo ngưỡng đau và trên mô hình mâm nóng ở chuột nhắt trắng.
  • An Xoa liều dùng 24g/kg (liều tương đương lâm sàng) uống trong 5 ngày liên tục chưa thể hiện tác dụng chống viêm cấp ở chuột nhắt trắng trên mô hình gây phù chân chuột.
  • An Xoa liều 72g/kg (liều gấp 3 liều lâm sàng) uống trong 5 ngày liên tục có tác dụng chống viêm cấp ở chuột nhắt trắng trên mô hình gây phù chân chuột, thể hiện rõ ở các thời điểm sau gây viêm 2h và 4h.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc việt nam, tập 2 (bộ mới), Nhà xuất bản Y học, trang 1011.
  2. Đỗ Trung Đàm (1997), Đánh giá mô hình gây phù thực nghiệm bằng cao lanh và carrageenan để nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc, Tạp chí dược học, 12, 18 – 20.
  3. Lê Thị Hải Yến (2016), Sơ bộ nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư của cây An xoa (Helicteres hirsuta Loureiro), Báo cáo đề tài NCKH cấp cơ sở 2015-2016, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, 2016.
  4. Hong Ngoc Thuy Pham, Van Tang Nguyen, Quan Van Vuong, Michael C. Bowyer and Christopher J.Scarlett (2015),

   “Effect of Extraction Solvents and Drying Methods on the Physicochemical and Antioxidant Properties of Helicteres hirsuta Lour. Leaves”,

   Technologies, Vol. 3, p.285-301.

  1. Ezeja MI, Omeh YS, Ezeigbo II, and Ekechukwu A (2011), Evaluation of the Analgesic Activity of the Methanolic Stem Bark Extract of Dialium Guineense (Wild), Annals of Medical and Health Sciences Research, 1(1), 55-62
  2. Funai Y, Pickering AE, Uta D et al. (2014), Systemic dexmedetomidine augments inhibitory synaptic transmission in the superficial dorsal horn through activation of descending noradrenergic control: an in vivo patch-clamp analysis of analgesic mechanisms, Pain, 155(3), 617–628
  3. Young-Won Chin  illiam P. Jones, Ismail Rachman, Soedarsono Riswan, Leonardus B.S. Kardono, Hee-Byung Chai, Norman R. Farnsworth, Geoffrey A. Cordell, Steven M. Swanson, John M. Cassady  and A. Douglas Kinghorn; (2006),

      “Cytotoxic lignans from the stems of Helicteres hirsuta collected in Indonesia”, Phytotherapy Research, 20(1): 62–65.