ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG THEO NĂNG LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI 2018-2020
HÀ NỘI, NĂM 2020
[Tải về]
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ký hiệu viết tắt
Ban Giám hiệu BGH
Cán bộ công chức CBCC
Cán bộ viên chức CBVC
Công chức viên chức CCVC
Đảm bảo chất lượng ĐBCL
Giáo dục nghề nghiệp GDNN
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Học sinh sinh viên HSSV
Hội đồng tuyển sinh HĐTS
Lao động, Thương binh và Xã hội LĐTB&XH
Nghiên cứu khoa học NCKH
Quyết định QĐ
Giảng viên GV
Sinh viên SV
Tài chính - Kế toán TCKT
Tổ chức - Hành chính TCHC
Ủy ban nhân dân UBND
Chương trình đào tạo CTĐT
Chương trình môn học CTMH
Chuẩn đầu ra CĐR
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG
Tên trường: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
Tên Tiếng Anh: Ha Noi Medicall College
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Địa chỉ trường: số 35 phố Đoàn Thị Điểm - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Trụ sở chính:
Cơ sở 1: số 35 phố Đoàn Thị Điểm - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: số 103 phố Phúc Xá - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 02437322556/ 02437326303
Số fax: 0437322556
Email: lienhe@hmc.edu.vn
Website: hmc.edu.vn
- Năm thành lập đầu tiên: 1966
- Năm nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Hà Nội: 2006
Loại hình trường: Công lập þ; Tư thục 0
1.2.Lịch sử phát triển và thành tích nổi bật
1.2.1. Lịch sử phát triển
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội được thành lập ngày 18/3/1966 tiền thân là trường Cán bộ Y tế, sau đổi tên là trường Trung học y tế Hà Nội. Năm 2006, Trường được chính thức nâng cấp trở thành Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội theo Quyết định số 1769/QĐ-BGDĐT ngày 10/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ nhà trường không ngừng thi đua, phấn đấu vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức chung của Thủ đô và đất nước trong bom đạn cũng như trong thời bình để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao. Hiện nay, nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành cung cấp nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.2.2. Thành tích đạt được
- Năm 1986: Huân chương Lao động hạng Ba;
- Năm 2000: Huân chương Lao động hạng Nhì;
- Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhất, Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội;
- Năm 2006: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội, Bằng khen của Bộ Y tế;
- Năm 2007: Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội; Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Năm 2008: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội;
- Năm 2010: Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội;
- Năm 2012: Bằng khen của Bộ Y tế, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội;
- Năm 2013: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Năm 2014: Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội;
- Năm 2015: Huân chương Độc lập hạng Ba, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội;
- Năm 2016: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội
Và rất nhiều tập thể, các nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tổng LĐLĐVN.
1.3.Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
1.3.2. Cán bộ, nhân viên trong trường: 201
1.3.3. Đội ngũ giáo viên
Tổng số: 304 người, trong đó:
- Nam: 70 - Nữ: 234
- GV Cơ hữu: 127 - Thỉnh giảng: 177
Trình độ đào tạo Tổng số
Tiến sĩ 40
Thạc sĩ 123
Đại học 127
Cao đẳng 06
Trung cấp 08
Tổng số 304
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, nhà giáo tham gia đổi mới chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng
- Ban quản lý dự án:
+ Giám đốc: PGS. TS. Tạ Văn Bình (hiệu trưởng đến tháng 9/2020)
+ Phó giám đốc dự án: TS. Nguyễn Xuân Bình (phó hiệu trưởng đến 6/2019)
TS. Phạm Văn Tân (phó hiệu trưởng đến tháng 9/2020, hiệu trưởng từ 10/2020)
+ Điều phối viên: ThS. Thành Thị Bích Chi (trưởng phòng Đào tạo)
+ Thư ký: ThS. Nguyễn Thanh Thủy (Trưởng khoa điều dưỡng, nguyên trưởng khoa Điều dưỡng từ 12/2019)
+ Ủy viên: ThS. Mai Thị Minh Nghĩa (trưởng phòng Khảo thí – kiểm định chất lượng)
ThS. Lưu Thị Bích Ngọc (trưởng phòng Tài chính kế toán)
TS. Trần Thanh Tâm (trưởng khoa Y đến 11/2019, giảng viên khoa Y từ 12/2019)
TS. Nguyễn Thanh Phong (phó trưởng khoa Y đến 11/2019, trưởng khoa Y từ 12/2019)
- Ban đổi mới chương trình đào tạo gồm:
+ Trưởng ban: PGS. TS. Tạ Văn Bình (hiệu trưởng)
+ Phó trưởng ban: TS. Phạm Văn Tân (phó hiệu trưởng)
+ Thư ký thường trực: ThS. Thành Thị Bích Chi (trưởng phòng Đào tạo)
+ Ủy viên chuyên trách:
ThS. Nguyễn Thanh Thủy
TS. Trần Thanh Tâm
TS. Nguyễn Thanh Phong
ThS. Hà Thị Nguyệt Minh
ThS. Mai Thị Minh Nghĩa
- Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình cao đẳng điều dưỡng
Trình độ đào tạo Cơ hữu Thỉnh giảng
Tổng Bác sỹ, YTCC Điều dưỡng Khác Tổng Bác sỹ Điều dưỡng
Tiến sĩ 15 10 02 03 16 16 0
Thạc sĩ 52 15 21 16 50 30 20
Đại học 37 12 11 14 50 0 50
Tổng số 104 37 34 33 116 46 70
- Sơ đồ tổ chức, chức năng hoạt động của nhóm đổi mới chương trình đào tạo
Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của nhóm đổi mới chương trình giảng dạy
1.4. Cơ sở vật chất, tài chính
1.4.1 Cơ sở vật chất
Trụ sở 1: Số 35 phố Đoàn Thị Điểm – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Diện tích đất:
- Tổng diện tích đất: 3.566,42 m2 trong đó:
+ Diện tích xây dựng: 3.593,6 m2
TT Hạng mục, công trình Đã xây dựng Đang xây dựng
1 Phòng học lý thuyết 15 (1241m2)
2 Phòng thực hành 27 (1350m2)
3 Phòng học máy tính 03 (116,4m2)
4 Thư viện 01 (78m2)
Trụ sở 2: Số 103 phố Phúc Xá – Quận Ba Đình – TP Hà Nội
Diện tích đất:
- Tổng diện tích đất: 4.334,67 m2trong đó:
+ Diện tích xây dựng: 1.708,06 m2
TT Hạng mục, công trình Đã xây dựng
1 Phòng học lý thuyết 11 (803m2)
2 Ký túc xá 18 (615,6m2)
PHẦN II. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
1. Căn cứ tự đánh giá
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội ban hành quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nghề nghiệp;
Căn cứ thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội ban hành quy định về Hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1518/QĐ-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch thực hiện và Kế hoạch tài chính năm 2020 của dự án “Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách y tế” vay vốn của Ngân hàng thế giới;
Căn cứ vào hướng dẫn và bộ tiêu chí nghiệm thu chương trình đào tạo điều dưỡng Ban quản lý dự án HPET Trung ương;
2. Tổng hợp kết quả tự đánh giá
TT Tiêu chí Mức độ hoàn thành
1 TC1: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
1. Cho thấy được các năng lực cần thiết của một người tốt nghiệp trong lĩnh vực điều dưỡng và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn của CSGD 6
2. Thể hiện được sự gắn kết với của chuẩn năng lực nghề nghiệp ngành điều dưỡng quốc gia và khu vực/thế giới ở mức độ cơ bản và theo từng trình độ được quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp 6
3. Nhận được sự đóng góp của các bên có liên quan và được công bố công khai thông qua các kênh truyền thông khác nhau 5
2 TC 2: Chương trình đào tạo
1. Được xây dựng dựa trên CĐR năng lực và vị trí việc làm của của người tốt nghiệp 6
2. Đảm bảo tính tích hợp các chiều hướng ngang, dọc, tự chọn gắn kết với ngành và lĩnh vực khoa học, bao gồm các khối kiến thức và kỹ năng chung và chuyên biệt với tỷ lệ phù hợp để đạt được CĐR 6
3. Được thiết kế hợp lý, logic và linh hoạt, thể hiện tính tích hợp các năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của người tốt nghiệp 5
4. Có sự đóng góp và đánh giá của các bên có liên quan và được định kỳ rà soát làm cơ sở cho việc chỉnh sửa và cải tiến liên tục 5
3 TC 3. Đề cương chi tiết
1. Được thiết kế đảm bảo tính gắn kết với CTĐT, bao gồm CĐR năng lực, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá và tiêu chí đánh giá (rubrics) năng lực của người học 5
2. Cho thấy sự đóng góp rõ ràng của từng môn học cho việc đạt được các CĐR của CTĐT 5
3. Được cập nhật hàng năm trên cơ sở khảo sát ý kiến phản hồi của người học, báo cáo môn học của giảng viên, và ý kiến đóng góp của những bên có liên quan khác 5
4 TC 4. Phương pháp dạy và học
1. Thể hiện được triết lý giáo dục của đơn vị đào tạo một cách rõ ràng và gắn kết chặt chẽ với sứ mạng và giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục 5
2. Gắn kết với CĐR của môn học và CTĐT, thể hiện được năng lực tự học, tiếp tục học lên và học tập suốt đời của người tốt nghiệp 5
3. Sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, các thành tựu nghiên cứu y học, dựa trên chứng cứ khoa học, giúp người học phát huy năng lực phản biện và phân tích vấn đề 5
4. Tập trung vào việc phát huy tính tích cực và chủ động của người học, tính hợp tác, công bằng và có trách nhiệm với người bệnh, với ngành Y và xã hội 5
5 TC 5: Đánh giá kết quả học tập
1. Phản ảnh chính xác các năng lực của người học, đáp ứng CĐR được xác định ngay từ đầu của môn học hoặc CTĐT 5
2. Gắn kết với CĐR, nội dung, phương pháp dạy và học cũng như các phương pháp đánh giá của từng môn học/CTĐT 5
3. Thể hiện thông qua sự đa dạng của các phương pháp đánh giá, cho thấy tính công bằng, giá trị và đáng tin cậy của các đánh giá chuẩn đoán, đầu vào, quá trình và đầu ra 5
4. Được thông báo đến các bên có liên quan và nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp nhằm cải tiến chất lượng liên tục 5
5. Được thông báo cho người học kịp thời nhằm giúp người học có thể cải tiến chất lượng học tập và phản hồi, khiếu nại khi cần thiết 5
6 TC 6: Nguồn nhân lực
1. Đội ngũ lãnh đạo cam kết thực hiện CTĐT đúng hạn, đạt các yêu cầu chất lượng và đảm bảo tính bền vững 5
2. Đội ngũ giảng viên đáp ứng về số lượng và chất lượng, có trình độ chuyên môn, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và thực hiện chương trình dạy học hiệu quả, đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học và CTĐT 5
3. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ đáp ứng đầy đủ số lượng và yêu cầu nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ hiệu quả, được đánh giá cao 5
4. Đơn vị đào tạo thường xuyên đánh giá, nhận phản hồi từ các bên có liên quan về chất lượng đào tạo, NCKH, dịch vụ cộng đồng và nguồn nhân lực và có chính sách khen thưởng/kỷ luật hiệu quả 5
7 TC 7: Nguồn kinh phí
1. Được sử dụng có kế hoạch, hợp lý và hiệu quả nhằm giúp người học đạt được CĐR 5
2. Được tập trung cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ hỗ trợ người học và được định kỳ rà soát nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ phục vụ người học 5
3. Dành cho người học trong việc tiếp cận với công nghệ hiện đại, các hoạt động trao đổi chuyên môn, học thuật và trải nghiệm cũng như phục vụ cộng đồng là hiệu quả và định kỳ rà soát, cải tiến 5
8 TC 8: Cơ sở vật chất và trang thiết bị
1. Được trang bị đầy đủ về số lượng và có chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, đáp ứng CĐR 5
2. Đảm bảo an toàn, cập nhật, thuận lợi cho việc sử dụng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc tự học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng 5
3. Được bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc thực hành, thí nghiệm, làm việc và quản lý người bệnh (hệ thống CNTT), đảm bảo tính hệ thống và dễ dàng tiếp cận thông tin 5
9 TC 9: Người học
1. Được tuyển chọn theo các tiêu chí khách quan, minh bạch, công bằng và đáp ứng CĐR của ngành, có khả năng tiếp cận các thông tin về ngành học và đơn vị đào tạo dễ dàng, từ nhiều nguồn khác nhau 5
2. Được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn học bổng, các hoạt động trao đổi, hợp tác trong và ngoài nước, các hoạt động rèn luyện và vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu chung và cá nhân 5
3. Được hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, giảng dạy, nghiên cứu, đánh giá và thực hành theo các CĐR năng lực, dễ dàng tiếp cận với người dạy, người hướng dẫn, người bệnh và nơi thực tập 5
4. Đảm bảo tính an toàn, bảo mật và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp khi tiếp cận với người bệnh, gia đình người bệnh, các thân chủ và các cá nhân có liên quan khác 5
10 TC 10: Đánh giá và cải tiến chất lượng CTĐT
1. Cơ sở đào tạo có các chính sách, quy trình và kế hoạch hành động, rà soát và đánh giá CTĐT nhằm cải tiến chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra 5
2. Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng, tư vấn việc làm cho người học được giám sát, chỉnh sửa và cải tiến liên tục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục 4
3. Các hoạt động đối sánh, khảo sát ý kiến các bên có liên quan nhằm đánh giá và cải tiến chất lượng CTĐT được thực hiện định kỳ và truyền thông đầy đủ, công khai đến các bên có liên quan 5
Số tiêu chuẩn đạt mức 6: 04
Số tiêu chuẩn đạt mức 5: 31
Số tiêu chuẩn đạt mức 4: 1
Số tiêu chuẩn đạt mức 3: 0
Số tiêu chuẩn đạt mức 2: 0
Số tiêu chuẩn đạt mức 1: 0
2.2. Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn
2.2.1. TIÊU CHÍ 1: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của trường được xây dựng gồm 13 chuẩn dựa trên chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam, chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng hạng 4, Luật Giáo dục nghề nghiệp, tham khảo cách viết và chuẩn đầu ra của một số chương trình điều dưỡng trên thế giới. Chuẩn đầu ra được tham khảo ý kiến của các cơ sở giáo dục điều dưỡng, các bệnh viện tuyến trung ương, thành phố và được công bố công khai tại nhà trường.
Tiêu chuẩn 1.1. Chuẩn đầu ra cho thấy được các năng lực cần thiết của một người tốt nghiệp trong lĩnh vực điều dưỡng và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn của CSGD
Chuẩn đầu ra (CĐR) chương trình đào tạo (CTĐT) Cao đẳng Điều dưỡng của trường được ban hành theo quyết định số 543/QĐ-CĐYT-ĐT ngày 30/8/2018 [01.01.01]. CĐR và CTĐT được điều chỉnh lại sau khi có Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực của người học khối ngành chăm sóc sức khỏe của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quyết định số 940/QĐ-CĐYTHN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. CĐR gồm 13 chuẩn viết theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chuẩn đầu ra bao gồm các năng lực cơ bản của người điều dưỡng Việt Nam có trình độ Cao đẳng từ nhận định, lập kế hoạch, thực hiện chăm sóc người bệnh đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật, áp dụng kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành, đến phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, tự học, tin học, ngoại ngữ … đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo: “Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có kiến thức và năng lực thực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, đáp ứng được chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức tôn vinh nghề nghiệp, không ngừng học tập, phát triển nghề nghiệp, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người điều dưỡng có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, thực hành nghề nghiệp theo quy định của nhà nước, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp”. Các chuẩn đầu ra cụ thể như sau [01.01.04]:
Tiêu chuẩn Nội dung các chuẩn năng lực
A. Năng lực chuyên môn
1 Vận dụng các quy định của Pháp luật và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp vào công tác chăm sóc người bệnh an toàn hiệu quả
2 Vận dụng sự hiểu biết về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để xác định tình trạng sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng.
3 Xác định nhu cầu CS, các vấn đề ưu tiên, ra quyết định CS phù hợp và tiến hành các KTĐD, PHCN đúng quy trình để đảm bảo chăm sóc liên tục, an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
4 Nhận định đúng, kịp thời và thực hiện được sơ cứu, cấp cứu hiệu quả khi có tình huống cấp cứu tại cơ sở y tế và cộng đồng
5 Sử dụng được các kỹ năng giao tiếp, các phương tiện truyền thông phù hợp để tư vấn GDSK cho NB, GĐ và cộng đồng
6 Hợp tác hiệu quả với các thành viên trong chăm sóc người bệnh
7 Tham gia quản lý chăm sóc NB, ghi chép HSBA, vận hành trang thiết bị; sử dụng nguồn tài chính thích hợp trong chăm sóc NB
8 Có kiến thức về NCKH và thực hành dựa vào bằng chứng
9 Có KN tự đọc, tìm kiếm thông tin
10 Phân tích được các yếu tố đảm bảo chất lượng chăm sóc và giảm thiểu rủi ro trong CS
B. Kỹ năng mềm khác
11. Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của bộ GD&ĐT
12 Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT
13 Có nhận thức đầy đủ về chính trị, pháp luật, văn hóa đáp ứng được yêu cầu làm việc trong bối cảnh xã hội phát triển, hội nhập
Để xây dựng thành công CĐR và CTĐT cao đẳng điều dưỡng theo năng lực và CĐR, bước đầu tiên, Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai mô hình “Xây dựng mới CĐR và CTĐT cao đẳng điều dưỡng tích hợp và lồng ghép theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam” [01.01.17].
Chuẩn đầu ra của ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng được nhà trường xây dựng dựa trên những phân tích, báo cáo khoa học trong báo cáo Kết quả công tác triển khai mô hình “Xây dựng mới CĐR và CTĐT cao đẳng điều dưỡng tích hợp và lồng ghép theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam” [01.01.19]. Các triết lý khi xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo là:
- Một là, CĐR viết theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm trong mỗi chuẩn và hướng tới người học làm được gì sau khi tốt nghiệp. CĐR của trường được xây dựng thành 2 lĩnh vực: lĩnh vực chuyên môn với 10 chuẩn, lĩnh vực năng lực/ kỹ năng mềm khác gồm 3 chuẩn (năng lực ngoại ngữ, tin học và phẩm chất chính trị, pháp luật). 10 năng lực chuyên môn đã bám sát CNL điều dưỡng Việt Nam. Ba năng lực/ kỹ năng mềm khác chúng tôi tách riêng bởi đây là những năng lực tối thiểu bắt buộc theo yêu cầu của chuẩn năng lực nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
- Hai là, CĐR được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát nhà tuyển dụng về yêu cầu năng lực của điều dưỡng sau khi ra trường năm 2018 [01.01.05], khảo sát nhu cầu của nhà tuyển dụng 2018 [01.01.06], khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp năm 2018 [01.01.07], kết quả khảo sát giáo viên, sinh viên đã tốt nghiệp năm 2018 về CTĐT cao đẳng điều dưỡng hiện hành [01.01.08, 01.01.09], tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp [01.01.10]. CTĐT cao đẳng điều dưỡng trước năm 2018 của Nhà trường chưa đào tạo theo CĐR. Các báo cáo của các bên liên quan cho thấy nhiều bất cập như năng lực người học sau tốt nghiệp chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, sinh viên cần nhiều thời gian làm quen và thử việc trước khi có thể chính thức và độc lập trong hành nghề. Đó là cơ sở để nhà trường xây dựng CĐR cho CTĐT cao đẳng điều dưỡng. Cuối 2018, 2019, Nhà trường cũng có tổ chức lấy ý kiến và họp hội đồng khoa học và đào tạo rà soát hàng năm về CĐR để đảm bảo điều chỉnh kịp thời cho phù hợp thực tiễn [01.01.02, 01.01.03].
- Ba là, Nhà trường có nghiên cứu CĐR, CTĐT của các trường ngoài nước như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Philipine [01.01.13, 01.01.14, 02.02.08], trong nước như Cao đẳng Y tế Lâm Đồng [H1.01.01.12, H3. 02.02.07], Cao đẳng Y tế Quảng Ninh [H1.01.01.11, H3. 02.02.06]. CĐR của các trường mà chúng tôi tham khảo để nghiên cứu tại Nhật Bản, Úc, Philippine, Thái Lan đều có chia CĐR làm 2 lĩnh vực cơ bản là chuyên môn và các kỹ năng mềm, lĩnh vực chuyên môn đều tập chung 5 lĩnh vực giống chuẩn năng lực điều dưỡng của ASEAN mô tả. Về chi tiết các năng lực cần đạt, thì có thể có sự sắp xếp khác nhau giữa CĐR các trường, tuy nhiên về cơ bản là giống nhau và đầy đủ tất cả các lĩnh vực. Trong nước, đến nay mới chỉ có 7 trường cao đẳng trong dự án HPET xây dựng CĐR cho ngành đào tạo điều dưỡng trình độ cao đẳng và giảng dạy theo CĐR. 2 trường Lâm Đồng và Quảng Ninh chỉ là 2 đại diện chúng tôi tham khảo. Do cùng trong dự án nên CĐR các trường đều có sự nhất quán định hướng chung của Bộ Y tế nên ít khác biệt so với 4 trường còn lại [01.01.15]. Theo quy định về cách viết CĐR của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thì CĐR cần được viết theo 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, khi tham khảo các trường quốc tế, các trường bạn và chủ trương tích hợp, lồng ghép khi đổi mới CTĐT nên chúng tôi xây dựng CĐR tích hợp, lồng ghép kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong một chuẩn và hướng tới người học làm được gì sau khi tốt nghiệp ở mức 5 theo khung trình độ Quốc gia.
- Bốn là, CĐR xây dựng phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Nhà trường. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội được ban hành theo quyết định số 613/QĐ-CĐYT-TCHC ngày 26/12/2011. Trong đó, sứ mệnh của trường là “tuân theo sứ mệnh của ngành giáo dục và ngành y tế Việt Nam. Sứ mệnh đó là cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh – sinh viên những chương trình giáo dục giúp họ phát triển năng lực thực hành cũng như năng lực nhận thức về văn hóa, chính trị và chuyên môn. Học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể suy nghĩ chin chắn, giao tiếp có hiệu quả và sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành được đào tạo, về tình trạng sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng cho từng cá nhân, nhóm người, cộng đồng trong một thế giới và xã hội luôn thay đổi’ [01.01.20]. Sứ mệnh này cho thấy một tầm nhìn rất xa, hiện đại và linh hoạt với thực tiễn, gắn liền với yêu cầu đào tạo theo năng lực hiện tại. CĐR mà Nhà trường xây dựng hoàn toàn tuân theo sứ mệnh của trường đề ra [01.01.21]. Với sứ mệnh đó, CB, GV, SV nhà trường không ngừng nỗ lực rèn luyện đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và chuyên môn vững vàng và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động y tế trên địa bàn thành phố trong thời gian học thực hành cũng như các chương trình tình nguyện [01.01.21a] và được cộng đồng ghi nhận.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 1.1: Đạt mức 6.
Tiêu chuẩn 1.2. Chuẩn đầu ra cho thấy gắn kết với của chuẩn năng lực nghề nghiệp ngành điều dưỡng quốc gia và khu vực/thế giới ở mức độ cơ bản và theo từng trình độ được quy định trong Luật hiện hành
Báo cáo phân tích giữa CĐR và các quy định của Luật GDNN, đáp ứng khung trình độ quốc gia bậc 5 đã chỉ rõ sự phù hợp này: chuẩn đầu ra gồm các mức độ áp dụng, vận dụng, thực hiện đáp ứng mức 5 trong khung trình độ Quốc gia đối với Cao đẳng. [01.02.32, 01.02.33, 01.02.34, 01.02.35, 02.02.09, 02.02.11]. Chuẩn đầu ra CTĐT cao đẳng điều dưỡng lấy Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24/4/2012 của Bộ Y tế [01.02.22] làm cơ sở xây dựng chủ yếu, kết hợp với hướng dẫn về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực người học trình độ cao đẳng ngành điều dưỡng ban hành kèm theo thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [01.02.37], tham khảo chuẩn đầu ra của ASEAN [01.02.23]. Chuẩn đầu ra chương trình được xây dựng dựa trên ma trận phân tích sự phù hợp giữa chuẩn đầu ra và 25 tiêu chuẩn, 110 tiêu chí trong bộ chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. Qua phân tích, 13 chuẩn đầu ra chương trình bao gồm toàn bộ 25 tiêu chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam, có phân tích sự khác nhau giữa trình độ đại học và trình độ Cao đẳng. Báo cáo phân tích giữa CĐR CTĐT cao đẳng điều dưỡng của trường với Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam và yêu cầu năng lực người học trình độ cao đẳng ngành điều dưỡng (thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018) đều cho thấy sự hợp lý, nhất quán [01.02.28, 01.02.29, 01.02.30, 01.02.36]. CĐR hướng tới 5 lĩnh vực chính giống như chuẩn năng lực điều dưỡng của ASEAN: (1) Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, (2) Năng lực thực hành chăm sóc chuyên nghiệp, (3) Năng lực lãnh đạo và quản lý, (4) Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, (5) Năng lực phát triển cá nhân và nâng cao chất lượng [01.02.23]. Về cơ bản Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam tương đồng với CNL điều dưỡng ASEAN do đó CĐR của trường cũng ít có sự khác biệt với CNL của ASEAN [01.02.29]. So sánh với CĐR của một nước phát triển khác như Úc, CĐR của nhà trường cũng cho thấy sự hợp lý và không khác biệt lớn [01.02.27, 01.02.31]. Với mỗi năng lực cần đạt, CĐR chỉ rõ mức độ đạt từ tối thiệu là vận dụng được trở lên ví dụ như năng lực 7, 8, 9. Có năng lực cần đạt ở mức độ cao hơn, không chỉ dừng lại ở vận dụng được, mà còn yêu cầu phải đạt ở mức hiệu quả, an toàn/ phân tích ví dụ năng lực 3, 10… Yêu cầu mức độ đạt được của CĐR giúp cho CĐR dễ dàng đo lường và cũng phù hợp với yêu cầu về năng lực tối thiểu của người học và khung trình độ quốc gia đặt ra cho sinh viên trình độ cao đẳng ngành điều dưỡng. Chuẩn đầu ra của trường tích hợp thêm chuẩn về ngoại ngữ ở bậc 1 trong khung 6 bậc Châu Âu và ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo vị trí việc làm của điều dưỡng hạng 4 quy định tại thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Sau tốt nghiệp, người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về ngành Điều dưỡng; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định, đáp ứng đươc yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học cần đạt được khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng [02.01.01].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 1.2: Đạt mức 6.
Tiêu chuẩn 1.3. CĐR nhận được sự đóng góp của các bên có liên quan và được công bố công khai thông qua các kênh truyền thông khác nhau
Chuẩn đầu ra được xây dựng dựa trên kết luận thống nhất về dự kiến CĐR tại Hội thảo toàn quốc xây dựng chuẩn đầu ra tại Lâm Đồng năm 2017 gồm đại diện Bộ Y tế, chuyên gia trong nước về điều dưỡng, các trường đào tạo điều dưỡng trình độ Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc. Hội thảo đưa ra 8 chuẩn chuyên môn cơ bản cho ngành Điều dưỡng, các trường căn cứ trên 8 chuẩn để xây dựng thêm các chuẩn cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Căn cứ từ định hướng đó, Nhà trường tiếp tục dựa trên điều tra, phân tích về vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, các năng lực cần thiết của Điều dưỡng viên, mức độ thực hiện công việc tại các vị trí việc làm của điều dưỡng viên, kiến thức tối thiểu của các vị trí điều dưỡng viên tại Hà Nội dựa theo kết quả khảo sát nhu cầu của nhà tuyển dụng để điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn địa phương [01.01.06]. Từ đó xác đinh các chuẩn đầu ra cần thiết và phù hợp với chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam và các quy định hiện hành. Thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình đổi mới CĐR, CTĐT theo hướng tích hợp, lồng ghép theo Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam [01.01.17], Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến góp ý của giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng, đại diện Hội điều dưỡng Việt Nam về CĐR mới xây dựng. Một hội thảo năm 2018 về xây dựng CĐR theo Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam đã được tổ chức với sự tham gia của 90 giảng viên cơ hữu, 20 giảng viên thỉnh giảng, đồng thời là điều dưỡng trưởng các bệnh viện, trung tâm y tế (là đại diện quản lý chuyên môn của điều dưỡng tại các CSYT), đại diện Hội điều dưỡng Việt Nam tham gia. Theo báo cáo kết quả khảo sát, có 100% nhất trí với CĐR ở mức cần thiết và rất cần thiết. Về mức độ cần đạt của năng lực, các GV cho rằng CĐR 3 cần nâng lên mức 3 và CĐR 8 để mức 1 [01.03.38].
Sau khi ban hành chuẩn đầu ra, nhà trường tổ chức in ấn, phát cho sinh viên trong sổ tay công tác học sinh sinh viên, hướng dẫn thực hiện môn học đầu năm học [01.03.56] và công bố công khai trên website của nhà trường [01.03.55]. Các môn học sau khi hoàn thành đều được lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về chuẩn đầu ra, phương pháp giảng dạy, lượng giá. Sau khi sinh viên đánh giá, giảng viên tổng hợp báo cáo gồm kết quả học tập môn học, ý kiến đánh giá của sinh viên và kiến nghị, đề xuất thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy, lượng giá môn học. Năm 2020, Nhà trường lại láy ý kiến các bên liên quan về CĐR. Kết quả các báo cáo cũng cho thấy sứ nhất trí cao của giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng về CĐR về sự cần thiết, khả năng đo lường và mức độ đạt được của CĐR [01.03.40, 01.03.39, 01.03.41]. Từ năm 2018 đến tháng 1/2020 nhà trường mới triển khai được 3 kì học theo CTĐT và CĐR mới. Qua báo cáo của các giảng viên về CĐR và mức độ đạt được CĐR các môn đã học, các 100% sinh viên đạt dược CĐR của môn học, CĐR môn học là phù hợp, phương pháp dạy – học, đánh giá phù hợp CĐR [từ 01.03.42 đến 01.03.54].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 1.3: Đạt mức 5
2.2.2. TIÊU CHÍ 2: Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo trường gồm 107 tín chỉ, 30 môn học, với 11 môn tự chọn và 19 môn bắt buộc, các môn học xây dựng theo hướng tích hợp các môn học thành một khối kiến thức hoàn chỉnh [01.01.01]. Chương trình được xây dựng dựa trên khảo sát về vị trí việc làm, mức độ năng lực của điều dưỡng viên, chuẩn đầu ra và tham khảo chương trình quốc tế, đảm bảo khối lượng lý thuyết và thực hành theo đúng quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tiêu chuẩn 2.1. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên CĐR năng lực và vị trí việc làm của của người tốt nghiệp
Khi xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường tiến hành khảo sát vị trí việc làm, mức độ thực hiện công việc, kiến thức tối thiểu của các vị trí công việc điều dưỡng tại 10 bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện tại Hà Nội bao gồm kiến thức tối thiểu về khoa học cơ bản, y học cơ sở và kiến thức chuyên ngành điều dưỡng [01.01.05, 01.01.06, 01.01.09]. Từ báo cáo phân tích về CĐR, CTĐT [02.01.01, 02.01.02] Nhà trường xác định nội dung cần thiết và tỷ lệ khối lượng kiến thức tối thiểu giữa khối kiến thức cơ bản, kiến thức y học cơ sở và khối kiến thức chuyên ngành để xây dựng khung chương trình đào tạo gồm 107 tín chỉ, trong chương trình đào tạo thể hiện rõ vị trí việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, đó là làm việc điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước, làm giảng viên tại các trường cao đẳng y tế với các vị trí việc làm phổ biến là điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng tiếp đón, điều dưỡng cộng đồng và điều dưỡng khác [01.01.01].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 2.1: Đạt mức 6
Tiêu chuẩn 2.2. Chương trình đào tạo đảm bảo tính tích hợp các chiều hướng ngang, dọc, tự chọn gắn kết với ngành và lĩnh vực khoa học, bao gồm các khối kiến thức và kỹ năng chung và chuyên biệt với tỷ lệ phù hợp để đạt được CĐR
Chương trình đào tạo được chia thành 32 môn học, trong mỗi môn học kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm được tích hợp theo CĐR, các môn học được xây dựng dựa trên khung chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và đáp ứng đầy đủ 13 chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo [01.01.04, 02.02.13, 02.02.12]. Cụ thể: các môn học chung gồm 6 môn theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 14 môn cơ sở ngành và chuyên ngành bắt buộc, 11 môn chyên ngành tự chọn. Các kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành được tích hợp trong các môn học, giữa các môn học trong toàn bộ chương trình theo hướng dọc, ngang và xoáy ốc.
Trong đó, những môn học có hàm lượng tích hợp cao như:
- Môn Cấu tạo và chức năng của cơ thể: tích hợp kiến thức vật lý, sinh học, sinh lý, giải phẫu, hóa sinh, dinh dưỡng để đáp ứng năng lực giải thích được đặc điểm cấu tạo và hoạt động chức năng bình thường của cơ thể, nhận định được tình trạng sức khỏe của con người.
- Môn sự hình thành bệnh tật và quá trình phục hồi: tích hợp kiến thức vi sinh, ký sinh trùng, dược lý, sinh lý bệnh, dinh dưỡng, … để hình thành năng lực giải thích được tình trạng bệnh lý, cơ chế phục hồi, đáp ứng của cơ thể với chăm sóc và điều trị; nhận định được một số tình trạng bệnh lý cơ bản.
- Môn học Sức khỏe môi trường và dịch tễ học: tích hợp kiến thức và kỹ năng về xác định các vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường và kỹ năng phân tích dịch tễ học để xác định nhu cầu chăm sóc của cá nhân và cộng đồng.
- Môn Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp: tích hợp pháp luật, pháp luật y tế với tiêu chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng để phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chăm sóc.
- Môn Điều dưỡng cơ sở, thực hành điều dưỡng cơ sở 1, 2: tích hợp giải phẫu, sinh lý, dược lý, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn và kỹ thuật điều dưỡng trong thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản.
- Các môn chuyên ngành chăm sóc sức khỏe người lớn, trẻ em, truyền nhiễm, phụ nữ, …: tích hợp giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh, dược lý theo từng hệ cơ quan/ chuyên đề để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện.
Năm 1, CTĐT mới chỉ dừng lại ở các kiến thức cơ bản từ KHCB, giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh, dược lý, … Năm 2, 3, mỗi năm, trong mỗi môn học các kiến thức tích hợp như giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh, dược lý, … lại được tích hợp ở mức cao hơn, chuyên sâu hơn theo từng đặc điểm cơ quan bệnh lý, tình trạng bệnh lý, phương pháp chăm sóc. Các chăm sóc từ mức độ đơn lẻ, rời rạc trong Điều dưỡng cơ sở ở năm 1 là tiền đề phát triển chăm sóc toàn diện dưới sự phân tích biện chứng, lập luận chăm sóc cụ thể trong từng vấn đề chăm sóc, tình trạng bệnh lý (điển hình trên lớp hay đa dạng và linh hoạt trong thực tiễn chăm sóc người bệnh tại cơ sở thực hành). Mô hình đào tạo tích hợp kiểu xoáy ốc giúp cho mỗi môn học trong chương trình đào tạo đáp ứng 1 hoặc nhiều chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nhưng ở mỗi năm học tiếp theo năng lực được yêu cầu cao hơn, hoàn chỉnh hơn, tiến tới đạt CĐR khi tốt nghiệp [01.01.04, 02.01.02, 02.02.04]
Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên kết quả Hội thảo của Bộ Y tế và các cơ sở đào tạo điều dưỡng đại học và cao đẳng trên toàn quốc, phát triển thêm các môn học phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường thông qua kết quả phân tích nhu cầu nhà tuyển dụng, khảo sát của giảng viên, sinh viên đã tốt nghiệp về CTĐT cũ, góp ý của nhà tuyển dụng, giảng viên về CTDT mới [01.01.06, 01.01.08, 02.02.03], trải qua báo cáo kết quả thực hiện các môn học của giảng viên [01.03.42, 01.03.43, 01.03.44, 01.03.45, 01.03.46, 01.03.47, 01.03.48, 01.03.49, 01.03.50, 01.03.51, 01.03.52, 01.03.53, 01.03.54], rà soát điều chỉnh hàng năm [01.01.02, 01.01.03]. Khi xây dựng chương trình đào tạo tích hợp, nhà trường tham khảo các nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm triển khai đổi mới chương trình đào tạo từ kiến thức sang đào tạo theo năng lực, tích hợp chương trình của Trung Quốc, Nhật Bản và lý luận, nguyên lý xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực của các nước trên thế giới như QUT, Úc. Chương trình cũng dựa trên việc tham khảo một số CTĐT của các trường trong và ngoài nước như Đại học điều dưỡng Nam Định, Cao đẳng y tế Quảng Ninh, Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Nhật Bản [02.02.06, 02.02.07, 02.02.08, 02.02.09]. Bảng đối sánh cho thấy CTĐT khá tương đồng với các trường trong dự án HPET và có một số điểm tích hợp tương tự với trường Nhật Bản [02.02.11]. Quá trình xây dựng chương trình tích hợp có sự tham gia phối hợp của các khoa, bộ môn để thống nhất nội dung tích hợp, thứ tự triển khai dạy học và đầu ra của mỗi phần nội dung kiến thức. Từ dự thảo CTĐT, Nhà trường đã tổ chức Hội thảo về CTĐT tích hợp mới để lấy ý kiến từ các bên liên quan [02.02.05]. Kết quả khảo sát cho thấy 98% GV, nhà tuyển dụng thấy CTĐT phù hợp [01.01.08, 02.02.03].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 2.2: Đạt mức 6
Tiêu chuẩn 2.3: Chương trình đào tạo được thiết kế hợp lý, logic và linh hoạt, thể hiện tính tích hợp các năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của người tốt nghiệp
Chương trình đào tạo gồm 107 tín chỉ, trong đó 24,9% là giờ lý thuyết, 75.1% là giờ thực hành, thực tập, được thiết kế theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đó là thực hành từ từ 60%, chương trình có 11 môn tự chọn đáp ứng nhu cầu đa dạng của sinh viên và nhu cầu của xã hội [01.01.04]. Chương trình được chia 3 năm học, trong đó ngoài các môn học chung được tổ chức linh hoạt theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ, các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành đảm bảo điều kiện tiên quyết chặt chẽ và đáp ứng CĐR theo mức độ tăng dần hàng năm. Các kiến thức KHCB, YHCS được tích hợp ở mức độ hợp lý, logic với kiến thức chuyên ngành với tiêu chí là đáp ứng CĐR từng môn học, mỗi môn học lại đáp ứng một số chuẩn đầu ra của CTĐT ở một mức độ nhất định theo ma trận CĐR. Như vậy năng lực tích lũy được của SV sau mỗi môn học là sự tích hợp các năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của người học khi tốt nghiệp (CĐR). Khi thiết kế chương trình đào tạo, nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các giảng viên tham gia vào các nội dung khác nhau, đặc biệt phối hợp khi tích hợp các nội dung trong chương trình hiện hành, chuyển sang chương trình tích hợp. Quá trình xây dựng có so sánh về số tín chỉ, nội dung các môn học, tỷ lệ lý thuyết/thực hành đảm bảo chuẩn đầu ra và quy định hiện hành của nhà nước [01.01.04]. Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo điều kiện tiên quyết, sinh viên được tích lũy năng lực từ khoa học cơ bản, y học cơ sở đến chuyên ngành, năng lực được tích lũy và phát triển dần qua các đợt thực hành, các năm học, thể hiện qua sơ đồ ma trận tích hợp môn học, sơ đồ module và kế hoạch giảng dạy từng năm học. Việc phân lịch giảng tuân thủ quy định của chương trình [01.01.04]. Khi tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường tham khảo các chương trình đào tạo của các trường trong nước Đại học điều dưỡng Nam định, Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, chương trình khung điều dưỡng của các nước Nhật Bản, Úc, Mỹ, đặc biệt học tập kinh nghiệm tích hợp các nội dung trong môn học, tên môn học và tổ chức sắp xếp giảng dạy các môn học.
Để tạo thuận lợi cho giảng viên, sinh viên trong quá trình tổ chức dạy học, nhà trường ban hành quyết định cụ thể hóa quy chế đào tạo quy định tại thông tư số 09/2017 ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, quy định cụ thể những nội dung thực hiện tại trường, điển hình như cách tính điểm, thời gian duyệt thi, công bố điểm thi, học lại, thi lại … [02.03.14], [02.03.15]. Nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch giao giờ giảng và kế hoạch lâm sàng chi tiết hàng năm [02.03.17, 02.03.18]. Công văn thực tập gửi tới các đơn vị thực hành, thời khóa biểu học tập cả năm sắp xếp khoa học, logic, nhất quán với kế hoạch đào tạo của năm học [02.03.19, 02.03.20]. Chương trình đào tạo thường xuyên được thảo luận, thống nhất và điều chỉnh định kỳ hàng năm, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi tổng kết kế hoạch đào tạo [02.03.16a, 02.03.16b]. Kết thúc mỗi môn học, các giảng viên báo cáo kết quả thực hiện môn học bao gồm các nội dung: tên môn học, số tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên, ý kiến đánh giá về môn học, ý kiến đề xuất, cập nhật, chỉnh sửa chương trình [01.03.42, 01.03.43, 01.03.44, 01.03.45, 01.03.46, 01.03.47, 01.03.48, 01.03.49, 01.03.50, 01.03.51, 01.03.52, 01.03.53, 01.03.54], 100% giảng viên đánh giá các môn học hợp lý về phương pháp giảng dạy, lượng giá và nội dung, SV 100% đạt CĐR môn học [01.03.42, 01.03.43, 01.03.44, 01.03.45, 01.03.46, 01.03.47, 01.03.48, 01.03.49, 01.03.50, 01.03.51, 01.03.52, 01.03.53, 01.03.54]. Trong tình hình dịch Covid 19, Nhà trường cũng mạnh dạn chuyển 1 phần giờ học lý thuyết sang học trực tuyến và đã xây dựng quy định về đào tạo trực tuyến trong tình hình dịch Covid 19 [02.03.20.a]
Đánh giá chung tiêu chuẩn 2.3: Đạt mức 5.
Tiêu chuẩn 2.4: Chương trình đào tạo có sự đóng góp và đánh giá của các bên có liên quan và được định kỳ rà soát làm cơ sở cho việc chỉnh sửa và cải tiến liên tục.
Nhà trường có quy định về việc khảo sát ý kiến đóng góp và đánh giá các bên có liên quan về CTĐT, trong đó có quy định về mục tiêu, đối tượng, nội dung, thời gian thực hiện khảo sát, thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH [02.04.21, 02.04.24]. Chương trình đào tạo trước khi ban hành dựa trên hướng dẫn thống nhất tại Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức, có đại diện các cơ sở đào tạo điều dưỡng trong toàn quốc tham dự, có sự đóng góp của các bên liên quan, trong đó có các bước: lấy ý kiến về CTĐT cũ [01.01.08, 01.01.06, 01.01.09], xây dựng CTĐT mới, lấy ý kiến góp ý cho CTĐT mới [02.02.03] và được thông qua tại hội đồng Khoa học giáo dục của nhà trường. Kết thúc 1 năm đào tạo theo CTĐT mới, từ kết quả khảo sát các bên liên quan về CTĐT mới sau 1 năm thực hiện, thấy hầu hết GV, SV, nhà tuyển dụng thấy CTĐT là phù hợp [02.04.21, 01.03.41]. Kết thúc mỗi môn học, các giảng viên báo cáo kết quả thực hiện môn học bao gồm các nội dung: tên môn học, số tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên, ý kiến đánh giá về môn học, ý kiến đề xuất, cập nhật, chỉnh sửa chương trình [01.03.42, 01.03.43, 01.03.44, 01.03.45, 01.03.46, 01.03.47, 01.03.48, 01.03.49, 01.03.50, 01.03.51, 01.03.52, 01.03.53, 01.03.54]. Sinh viên cũng được lấy ý kiến phản hồi về từng môn đã học. 90-98% sinh viên đánh giá chung môn học tốt, phù hợp [02.04.22]. Báo cáo tổng hợp chung ý kiến của các bên liên quan tuy đa số thấy CTĐT là phù hợp nhưng cũng chỉ ra một số bất hợp lý như điều kiện phòng học chưa thật sự đáp ứng, …[H3. 02.04.25]. Đây là căn cứ để trường tổ chức họp rà soát bổ sung, điều chỉnh về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá hàng năm [02.04.26, 02.04.27].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 2.4: Đạt mức 5
2.2.3. TIÊU CHÍ 3: Đề cương chi tiết
Chương trình môn học được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra của môn học, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, với nội dung giảng dạy được tích hợp, phương pháp giảng dạy, lượng giá được xây dựng phù hợp theo yêu cầu chuẩn đầu ra. Chương trình môn học do giảng viên xây dựng, thông qua hội đồng cấp trường và công khai đến toàn bộ sinh viên, hàng năm được cập nhật, bổ sung.
Tiêu chuẩn 3.1. Chương trình môn học được thiết kế đảm bảo tính gắn kết với CTĐT, bao gồm CĐR năng lực, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá và tiêu chí đánh giá (rubrics) năng lực của người học
Chương trình môn học của trường gồm 6 mục ban hành dựa trên quy định tại thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, tham khảo mẫu chương trình môn học của một số trường. Sau khi ban hành, hàng năm nhà trường dựa vào kế hoạch của bộ môn để bổ sugn thông tin hướng dẫn thực hiện môn học cho sinh viên như danh sách, địa chỉ, điện thoại của giảng viên, bổ sung thêm nội dung hướng dẫn sinh viên tự học cho môn học, từng bài học, sách, tài liệu tham khảo, các học liệu trực tuyến … ví dụ sau đây của môn Cấu tạo và chức năng của cơ thể [03.01.01].
Chương trình môn học quy định cụ thể nội dung giảng dạy cho mỗi bài học, nội dung đảm bảo tích hợp kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đáp ứng với chuẩn đầu ra cụ thể của môn học. Nội dung từng bài yêu cầu số tiết, mục tiêu của từng bài, mô tả phương pháp giảng dạy dự kiến và yêu cầu tự học của sinh viên, mỗi môn học đảm bảo nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, trong đó phương pháp dạy học đảo chiều, lấy sinh viên làm trung tâm là yêu cầu bắt buộc. Chương trình môn học quy định cụ thể hình thức đánh giá môn học bằng nhiều hình thức khác nhau gắn với chuẩn đầu ra của môn học. Phần phương pháp và nội dung đánh giá nêu rõ nội dung kiểm tra của điểm thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc đánh giá chuẩn đầu ra nào, theo hình thức gì. Ví dụ môn học Thực hành chăm sóc sức khỏe người lớn 1 có 1 đầu điểm kiểm tra thường xuyên đánh giá các năng lực 1-9, theo hình thức kiểm tra bài tập tự học hoặc thực hành nhỏ ; 1 điểm kiểm tra định kỳ chấm báo cáo cá nhân/ bài tập thực hành lớn đánh giá các năng lực 1-9 và 1 bài thi thực hành tổng hợp kết thúc đánh giá các năng lực 1-8 [03.01.11]. Mỗi môn học có CĐR riêng, mà CĐR của môn học là một mắt ghép trong ma trận CĐR của cả chương trình. Do vậy, mỗi môn học có tính gắn kết chặt chẽ không chỉ từ điều kiện tiên quyết, nội dung, mà quan trọng nhất là từ CĐR, sau đến là phương pháp dạy – học, đánh giá, tiêu chí đánh giá. Kết quả khảo sát giảng viên và sinh viên về môn học, có 93-100% giảng viên, sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý chương trình môn học cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá giúp SV đạt được mục tiêu/chuẩn đầu ra của môn học [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 3.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 3.2. Chương trình môn học cho thấy sự đóng góp rõ ràng của từng môn học cho việc đạt được các CĐR của CTĐT
Mỗi chuẩn đầu ra môn học phải đóng góp được để hình thành chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở từng mức độ khác nhau. Khi viết chuẩn đầu ra môn học, giảng viên phải chỉ ra mối liên quan giữa chuẩn đầu ra môn học với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, những chuẩn đầu ra, nội dung giảng dạy không đáp ứng với chuẩn đầu ra chương trình đào tạo nào sẽ không được thông qua giảng dạy. Chương trình môn học gồm nhiều chuẩn đầu ra (learning outcomes) tích hợp kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mỗi chuẩn đầu ra của môn học đáp ứng để hình thành năng lực đầu ra cho chương trình đào tạo, được quy định cụ thể trong chương trình môn học.
Ví dụ môn Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp có các chuẩn đầu ra:
1. Vận dụng được các quy định của pháp luật y tế, chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng Việt Nam, quy định về vai trò, chức năng nhiệm vụ và quy tắc ứng xử của người điều dưỡng để giải quyết một số tình huống giả định. (CĐR 1)
2. Có khả năng tự đọc, tìm kiếm, sử dụng thông tin về pháp luật y tế và chuẩn đạo đức để giải quyết một số tình huống giả định (CĐR 12). [03.01.03]
Nhà trường ban hành mẫu thẩm định chương trình môn học, trong đó quy định cụ thể chương trình môn học thể hiện được đặc điểm và yêu cầu riêng của môn học, phù hợp và nhất quán với chuẩn đầu ra chương trình đào tạo [03.01.36].
Chương trình môn học của trường được xây dựng, điều chỉnh và thẩm định, thông qua hội đồng khoa học nhà trường, hàng năm có góp ý, chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn môn học. Thành viên hội đồng có sự góp mặt của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo/ đảm bảo chất lượng, đại diện nhà tuyển dụng/ giảng viên trường khác/Hội điều dưỡng. Mỗi thành viên hội đồng đánh giá, chấm phiếu đánh giá và tổng hợp ý kiến góp ý cho chương trình môn học để chỉnh sửa trình Hiệu trưởng ban hành triển khai thực hiện [03.01.36]. Sau khi kết thúc môn học Nhà trường lại tiến hành lấy ý kiến giảng viên, sinh viên để rà soát, điều chỉnh nếu cầu. Kết quả khảo sát 92-100% GV, SV cho rằng chương trình môn học Kiến thức KHCB, YHCS, chuyên ngành được tích hợp, lồng ghép hợp lý trong chương trình môn học giúp SV liên hệ giữa kiến thức được học và thực tiễn nghề nghiệp, môn học có chuẩn đầu ra, tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra, mục tiêu rõ ràng [02.04.22]
Đánh giá chung tiêu chuẩn 3.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 3.3: Chương trình môn học được cập nhật hàng năm trên cơ sở khảo sát ý kiến phản hồi của người học, báo cáo môn học của giảng viên, và ý kiến đóng góp của những bên có liên quan khác
Kết thúc mỗi môn học, nhà trường triển khai xin ý kiến sinh viên về chương trình môn học bao gồm: nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá, hỗ trợ sinh viên và sự phù hợp của chương trình môn học với thực tế nghề nghiệp. 98-100% sinh viên, giảng viên cho rằng GV đã cập nhật, đáp ứng nhu cầu xã hội, 92-98% sinh viên, giảng viên cho rằng đã cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình môn học (chuẩn đầu ra, đề cương, phương pháp học, tài liệu học tập) [02.04.21], [02.04.22]. Chương trình môn học được điều chỉnh cho phù hợp hàng năm thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên, các buổi sinh hoạt chuyên môn, giao ban hàng tháng, thông qua họp tổng kết học kì, năm học [02.04.26, 02.04.27]. Rút kinh nghiệm từ triển khai chương trình đào tạo tích hợp theo năng lực năm học 2018-2019, nhà trường điều chỉnh chương trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em, tách thành 2 môn Chăm sóc sức khỏe trẻ em gồm có lý thuyết và thực hành tại trường, Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em (lâm sàng bệnh viện). Tương tự như vậy với môn Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, phụ nữ và gia đình, Điều dưỡng bệnh truyền nhiễm.
Chương trình môn Điều dưỡng cơ sở được điều chỉnh giảm 1 tín chỉ lý thuyết và môn Thực hành Điều dưỡng cơ sở 1 thêm 1 tín chỉ thực hành. Kết quả khảo sát sinh viên về đợt thực tập lâm sàng cho thấy có 100% sinh viên cho rằng kết quả đợt thực tập lâm sàng đáp ứng được mong muốn của sinh viên, trong đó có phân loại theo khoa, theo bệnh viện, từ đó nhà trường có điều chỉnh kịp thời về nội dung thực tập, chỉ tiêu lâm sàng phù hợp cho từng khoa, phòng, từng bệnh viện cho sinh viên đợt tiếp theo [03.01.11]. Kết thúc mỗi môn học, các giảng viên báo cáo kết quả thực hiện môn học bao gồm các nội dung: tên môn học, số tín chỉ, số buổi lên lớp, kết quả học tập của sinh viên, ý kiến đánh giá của sinh viên về môn học và về giảng viên, ý kiến đề xuất, cập nhật, chỉnh sửa chương trình.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 3.3: Đạt mức 5
2.2.4. TIÊU CHÍ 4: Phương pháp dạy và học
Để thực hiện thành công chương trình đào tạo điều dưỡng tích hợp theo năng lực, nhà trường đã chuyển đổi hình thức giảng dạy từ lớp học truyền thống sang phương pháp giảng dạy lớp học đảo chiều, xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (bài giảng video, tài liệu học tập, câu hỏi lượng giá), tổ chức cho sinh viên tự học và thảo luận trên lớp. Phương pháp giảng dạy thực hành được tích hợp với lý thuyết, xây dựng quy trình giảng dạy theo tình huống. Phương pháp giảng dạy lâm sàng hướng đến thực hiện công việc thực tế, áp dụng công cụ Mini CEX giúp và giám sát sinh viên phát hiện những tồn tại, hạn chế để xây dựng kế hoạch cải thiện bản thân.
Tiêu chuẩn 4.1. Phương pháp dạy và học thể hiện được triết lý giáo dục của đơn vị đào tạo một cách rõ ràng và gắn kết chặt chẽ với sứ mạng và giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục
‘‘Sứ mệnh của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội tuân theo sứ mệnh của ngành giáo dục đào tạo và ngành y tế Việt Nam. Sứ mệnh đó là cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh – sinh viên những chương trình giáo dục giúp họ phát triển năng lực thực hành cũng như năng lực nhận thức về văn hoá, chính trị và chuyên môn. Học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể suy nghĩ chín chắn, giao tiếp có hiệu quả và sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành được đào tạo, về tình trạng sức khoẻ, kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng cho từng cá nhân, nhóm người, cộng đồng trong một thế giới và xã hội luôn thay đổi.’’[01.01.20]. Phương pháp dạy và học của trường đã bám sát theo sứ mệnh của trường đó là dạy theo năng lực, phát triển song song cả kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm. Các phương pháp cũng thay đổi linh hoạt theo điều kiện thay đổi. Mỗi môn học có phương pháp dạy – học khác nhau phù hợp với CĐR của môn học đó, được thể hiện trong chương trình mỗi môn học. Để thực hiện đặc trưng thành thạo chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng giao tiếp ứng xử, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ và NCKH, năng động sáng tạo trường đã đổi mới tổ chức dạy và học lý thuyết từ lớp học truyền thống (thuyết trình, phát vấn ngắn) sang lớp học đảo chiều, chuyển từ phương pháp giảng dạy thuyết trình sang phương pháp thảo luận, giảng viên chuyển đổi từ người giảng sang vai trò hỗ trợ người học. Để thực hiện thành công lớp học đảo chiều, nhà trường xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, nhật ký lâm sàng, kết quả thảo luận nhóm của sinh viên tại địa chỉ http:/elearning@hmc.edu.vn, bên cạnh giúp sinh viên chủ động trong học tập, hệ thống học tập trực tuyến, sổ nhật ký lâm sàng, các khảo sát trực tuyến hình thành năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho sinh viên. Sinh viên sử dụng công nghệ thông tin để tự học, thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận và thực hành trình chiếu kết quả tại lớp. Phương pháp giảng dạy thực hành chuyển đổi từ thực hành riêng rẽ sang tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, đưa tình huống lâm sàng vào giảng dạy giúp sinh viên có năng lực thực hành lâm sàng ngay tại trường. Với triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm, định hướng và quản trị tự học của người học, nhà trường áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng các video bài giảng trực tuyến, tài liệu giảng dạy trên hệ thống học tập trực tuyến giúp sinh viên tiếp cận chủ động hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn và giữ vai trò trung tâm trong hoạt động giảng dạy của trường. Trường xây dựng trung tâm thực tập mô phỏng, thiết kế giống buồng bệnh với các bệnh nhân giả định theo ca bệnh để sinh viên thực tập. Nhà trường đã xây dựng môn học Thực hành Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 tại phòng tiền lâm sàng, viết mới 40 tình huống chăm sóc nội khoa, ngoại khoa và nhi khoa cho 2 môn này để giảng dạy mô phỏng (ví dụ về tình huống giảng dạy Thực hành Chăm sóc sức khỏe người lớn 1. Phương pháp dạy – học môn học Thực hành Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 được mô tả trong chương trình gồm có: Dạy học dựa vào tình huống; thảo luận; phát vấn; thuyết trình; trình diễn mẫu, uốn nắn; lượng giá bằng bảng kiểm [03.01.11]. Chương trình môn học Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình với 2 tín chỉ lý thuyết gồm có các phương pháp dạy – học: các phương pháp dạy học đảo chiều, thảo luận nhóm nhỏ, dạy học bằng tình huống, tìm các lỗ hổng kiến thức của sinh viên, giải đáp và phân tích giúp sinh viên đạt được các mục tiêu môn học [03.01.16]. Kết quả khảo sát cho thấy có 94-100% giảng viên, sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý chương trình môn học thể hiện phương pháp giảng dạy đa dạng, lấy người học làm trung tâm [02.04.21], [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 4.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 4.2. Phương pháp dạy và học gắn kết với CĐR của môn học và CTĐT, thể hiện được năng lực tự học, tiếp tục học lên và học tập suốt đời của người tốt nghiệp.
Để thực hiện cốt lõi trong đào tạo theo năng lực, trường chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thống từ truyền thụ kiến thức, giảng theo mục tiêu, sinh viên biết gì sang truyền thụ kỹ năng, giảng theo đầu ra, sinh viên làm được gì sau khi kết thúc môn học. Mỗi một chuẩn đầu ra được thể hiện trong nội dung của bài học và hoạt động dạy và học tương ứng. Các phương pháp dạy học cụ thể được thể hiện trong chương trình môn học. Với các môn học lý thuyết, nhà trường triển khai phương pháp dạy học đảo chiều, tập trung vào việc sinh viên áp dụng được kiến thức trong môn học để giải quyết các tình huống thực tế. Giảng viên chuẩn bị mục tiêu bài giảng, video bài giảng lý thuyết, tài liệu dạy học, tình huống thảo luận, câu hỏi lượng giá tự học của sinh viên. Mỗi sinh viên có tài khoản truy cập để tự học theo khả năng và điều kiện cá nhân, lên kế hoạch làm việc nhóm để thống nhất giải quyết tình huống gửi cho giảng viên trước khi đến lớp. Tại lớp học, sinh viên cùng giảng viên vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống, trong cộng đồng, trong bệnh viện [ví dụ 1 môn học 03.01.16].
Khảo sát sau khi kết thúc môn học, 95-100% sinh viên và giảng viên cho rằng môn học đã sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để khuyến khích tự học, khám phá kiến thức. 96-100% SV được giảng viên khuyến khích tham gia các hoạt động chủ động học tập trên lớp. 93-100% SV được giảng viên tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nghề nghiệp có liên quan đến môn học.96-100% SV được phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, giảng viên có điều chỉnh cách tổ chức giờ học, phương pháp dạy học linh hoạt và đáp ứng được tốc độ học tập của SV. 90-100% SV được định hướng phát triển tư duy logic và sáng tạo [02.04.21], [02.04.22].
Sau 2 năm đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã xây dựng 237 tình huống dạy học theo phương pháp đảo chiều trong đó có 40 tình huống tiền lâm sàng [04.03.10, 04.03.12]. Với các môn học thực hành, trường xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập gồm: mục tiêu bài học, video bài giảng lý thuyết, video kỹ thuật thực hành, giáo trình, tình huống và câu hỏi tự lượng giá. Sinh viên truy cập vào hệ thống hỗ trợ trực tuyến để tự học, xem trước các kỹ thuật, giải quyết tình huống. Khảo sát kết quả tự học bằng e-learning cho thấy SV đánh giá hài lòng 90% [04.01.02]. Tại phòng thực hành, sinh viên tiến hành chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị người bệnh, tiến hành kỹ thuật và ghi chép hồ sơ bệnh án điện tử theo ca bệnh được đưa ra phù hợp với kỹ thuật được học, giảng viên hỗ trợ sinh viên khi cần. Trước khi thực tập lâm sàng, sinh viên được thực tập tại phòng thực tập mô phỏng thiết kế giống như buồng bệnh với các kỹ thuật được tích hợp trên ca bệnh giống như sinh viên đi thực tập tại bệnh viện (chương trình Thực hành Chăm sóc sức khỏe người lớn 1 [03.01.11], Chăm sóc sức khỏe trẻ em [03.01.14]. Với phương pháp giảng dạy này, môn điều dưỡng cơ sở là môn học được 100% sinh viên đánh giá có phương pháp giảng dạy phù hợp [02.04.22]. Các phương pháp dạy và học đang triển khai tại trường khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự quản lý quá trình học tập của sinh viên, chuyển đổi từ hình thức nghe, ghi chép thụ động sang phương pháp sinh viên tự tìm kiếm nguồn tài liệu để giải quyết những tình huống thực tế do giảng viên yêu cầu, từ đó hình thành kỹ năng tự học suốt đời của sinh viên.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 4.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 4.3. Phương pháp dạy và học sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, các thành tựu nghiên cứu y học, dựa trên chứng cứ khoa học, giúp người học phát huy năng lực phản biện và phân tích vấn đề
Với việc áp dụng đa dạng các phương pháp dạy và học, nhà trường đã ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong dạy học. Triển khai tập huấn cho giảng viên, sinh viên và đưa vào sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến khi sinh viên và giảng viên không tập trung tại trường trong mùa dịch Covid 19, 100% các giảng viên và sinh viên học tập và thảo luận trên hệ thống Zoom [04.01.02]. Sử dụng tình huống để giảng dạy cho sinh viên giúp sinh viên phân tích, áp dụng kiến thức lý thuyết để giải thích cho tình huống. Phương pháp dạy và học này giúp sinh viên phát huy được năng lực phản biện, phân tích vấn đề, giải thích các vấn đề dựa trên bằng chứng từ các ca bệnh, từ đó hình thành năng lực cho sinh viên. 100% các môn học ngành Điều dưỡng có giáo trình phát tay cho sinh viên và các tài liệu điện tử trên hệ thống học tập trực tuyến. Nhà trường xây dựng kế hoạch thẩm định và tổ chức thẩm định, nghiệm thu các giáo trình giảng dạy theo đúng quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tài liệu học tập được cập nhật mới nhất dựa trên những thành tưu khoa học, chứng cứ y học [04.03.01, 04.03.02, 04.03.03, 04.03.04, 04.03.05, 04.03.06, 04.03.07, 04.03.08, 04.03.09, 04.03.10, 04.03.11, 04.03.12, 04.03.13, 04.03.14, 04.03.15, 04.03.16, 04.03.17, 04.03.18, 04.03.19, 04.03.20, 04.03.21, 04.03.22, 04.03.23, 04.03.24, 04.03.25, 04.03.26, 04.03.27, 04.03.28, 04.03.29] Kết quả khảo sát của sinh viên cho thấy có 90-100% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý sinh viên được khuyến khích sự chủ động, tích cực trong học tập [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 4.3: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 4.4: Phương pháp dạy và học tập trung vào việc phát huy tính tích cực và chủ động của người học, tính hợp tác, công bằng và có trách nhiệm với người bệnh, với ngành Y và xã hội
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình môn học sau khi kết thúc mỗi môn học của GV và SV cho thấy sự hài lòng của GV, SV với phương pháp dạy học [02.04.22]. Phương pháp dạy và học của trường yêu cầu sinh viên làm việc cá nhân để tự hoàn thiện nội dung học trực tuyến, làm việc nhóm để thảo luận, giải thích và thống nhất yêu cầu giải quyết tình huống của giảng viên, giúp sinh viên phát huy được tính tự giác, tính khoa học, tính kế hoạch và chủ động trong học tập. Quá trình thảo luận nhóm, cố vấn học tập yêu cầu sinh viên thay đổi nhóm trưởng theo môn học, giúp các sinh viên rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhóm, tính hợp tác và trách nhiệm với cá nhân, với nhóm. Việc chấm điểm theo nhóm cũng làm sinh viên tăng tính trách nhiệm khi thay mặt nhóm báo cáo. Sinh viên có trải nghiệm như trên lâm sàng, tôn trọng người bệnh, tính cá biệt của người bệnh và hiểu hơn về công việc bằng dạy học theo tình huống ngay tại phòng thực hành mô phỏng. Quá trình thực hành tại trường qua ca bệnh cũng giúp sinh viên hình thành năng lực, rèn luyện năng lực làm việc đội nhóm, phối hợp với đồng nghiệp, tôn trọng đồng nghiệp. Thực tập lâm sàng theo chỉ tiêu được giao, báo cáo nhật ký lâm sàng hàng ngày và được lượng giá nhanh bằng bằng kiểm giúp sinh viên phát hiện những điểm còn hạn chế để có kế hoạch cản thiện bản thân [04.03.05, 04.03.06]. Kết quả khảo sát của sinh viên cho thấy có 95-100% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý phương pháp dạy và học của trường đã khuyến khích sinh viên tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Hạn chế: khi áp dụng ca bệnh vào giảng dạy, sinh viên là người đóng vai người bệnh, chưa có người đóng người bệnh chuyên nghiệp hoặc bệnh nhân ảo nên hiệu quả hoc tập chưa cao, môi trường học tập chưa sát với điều kiện thực tế tại các bệnh viện. Một số môn học, SV còn mong muốn được học bằng tình huống nhiều hơn nữa.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 4.4: Đạt mức 5
2.2.5. TIÊU CHÍ 5: Đánh giá kết quả học tập
Để thực hiện chương trình đổi mới đào tạo theo năng lực, song song với đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập được thay đổi để đánh giá chính xác năng lực của người học, mức độ hoàn thành chuẩn đầu ra chương trình môn học của sinh viên.
Tiêu chuẩn 5.1: Đánh giá kết quả học tập phản ánh chính xác các năng lực của người học, đáp ứng CĐR được xác định ngay từ đầu của môn học hoặc CTĐT
Khi xây dựng chương trình môn học, sau khi viết chuẩn đầu ra, giảng viên dự kiến phương pháp đánh giá sinh viên với mỗi chuẩn đầu ra, thể hiện trong chương trình chi tiết môn học. Với mỗi hình thức đánh giá, giảng viên chỉ ra hình thức đánh giá đó đánh giá đầu ra nào của môn học.
Ví dụ môn học điều dưỡng cơ sở có 4 đầu ra:
1. Áp dụng kiến thức về giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm; vai trò, nguồn gốc, nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để lựa chọn thực phẩm an toàn và phù hợp (CĐR 2)
2. Giải thích được các học thuyết cơ bản về điều dưỡng, nhu cầu cơ bản của con người và người bệnh, nội dung quy trình điều dưỡng để nhận định nhu cầu chăm sóc thông qua một số tình huống giả định (CĐR 3)
3. Vận dụng sự hiểu biết về khoa học cơ bản và kiểm soát nhiễm khuẩn vào thực hành chăm sóc người bệnh qua một số tình huống giả định (CĐR 2)
4. Tự chủ, chủ động, nghiêm túc trong học tập, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu liên quan để đạt được chuẩn đầu ra của môn học (CĐR 12)
Đây là môn học lý thuyết, tích hợp kiến thức dược lý, giải phẫu, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn và kỹ thuật điều dưỡng. Phương pháp đánh giá là trắc nghiệm MCQ kết hợp giải quyết tình huống. Trong đó CĐR 1, 3, 4 được đánh giá qua bài kiểm tra thường xuyên. Bài kiểm tra định kỳ đánh giá CĐR. Bài kiểm tra kết thúc đánh giá CĐR 1, 2,3. Với mỗi năng lực, câu hỏi MCQ được xây dựng theo 3 cấp độ: mức độ 1 (nhớ lại/ hiểu), mức độ 2 (phân tích, giải thích), mức độ 3 (vận dụng). Trong đó, tình huống được lồng ghép trong các câu hỏi MCQ mức độ 2 và 3 [03.01.06].
Một ví dụ khác, môn Chăm sóc sức khỏe trẻ em, với 1 tín chỉ lý thuyết và 1 tín chỉ thực hành mô phỏng, có 8 CĐR gồm:
1. Vận dụng các quy định của Pháp luật và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp vào công tác chăm sóc trẻ em an toàn hiệu quả trong các tình huống giả định tại phòng thực hành tiền lâm sàng (CĐR 1).
2. Vận dụng sự hiểu biết về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ trong các tình huống giả định tại phòng thực hành tiền lâm sàng (CĐR 2).
3. Xác định các vấn đề chăm sóc, các vấn đề ưu tiên, ra quyết định chăm sóc phù hợp và tiến hành các kỹ thuật điều dưỡng đúng quy trình để đảm bảo chăm sóc liên tục, an toàn và hiệu quả cho trẻ bệnh trong các tình huống giả định tại phòng thực hành tiền lâm sàng (CĐR 3).
4. Nhận định đúng, kịp thời và thực hiện được sơ cứu, cấp cứu hiệu quả trong các tình huống giả định tại phòng thực hành tiền lâm sàng (CĐR 4).
5. Sử dụng được các kỹ năng giao tiếp, các phương tiện truyền thông phù hợp để tư vấn GDSK cho trẻ bệnh và gia đình trẻ bệnh trong các tình huống giả định tại phòng thực hành tiền lâm sàng (CĐR 5)
6. Hợp tác hiệu quả với các thành viên trong chăm sóc trẻ bệnh trong các tình huống giả định (CĐR 6).
7. Thực hiện được quản lý chăm sóc người bệnh, ghi chép hồ sơ bệnh án, vận hành một số trang thiết bị y tế tại phòng thực hành tiền lâm sàng (CĐR 7).
8. Có kỹ năng tự đọc, tìm kiếm thông tin (CĐR 9).
Để đánh giá mức độ đạt được CĐR này, chương trình môn học đã mô tả 2 hình thức đánh giá: (1) Trắc nghiệm (kiểm tra thường xuyên và thi kết thúc) và (2) thực hành bằng bảng kiểm năng lực (kiểm tra định kỳ). Trong đó, bài kiểm tra trắc nghiệm cũng dung hình thức MCQ và tình huống giải quyết vấn đề như môn Điều dưỡng cơ sở để đánh giá từ mức độ thấp nhất là hiểu đến mức độ cao nhất là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống. Bài kiểm tra thực hành sẽ đánh giá năng lực thực sự của sinh viên khi giải quyết 1 tình huống tại phòng thực hành mô phỏng [03.01.14].
Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bài kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, bài kiểm tra định kỳ có hệ số 2, bài thi chiếm 60% và sinh viên chỉ đủ điều kiện dự thi nếu không vắng mặt quá số buổi quy định và có điểm trung bình kiểm tra đạt tối thiểu 5 điểm. Quy định về hình thức và số lượng bài kiểm tra được thể hiện trong chương trình môn học và công khai ngay từ đầu cho sinh viên. Việc chia mức độ khó trong câu hỏi đánh giá năng lực sinh viên giúp việc đánh giá này phản ánh chính xác năng lực sinh viên và cũng đo lường được mức độ đạt được của CĐR.
Các bài kiểm tra được lưu trữ tại bộ môn. Bài thi trắc nghiệm được thực hiện tại phòng máy tính và lưu trữ tại đây. Bài thi thực hành thì đề thi, bảng kiểm chấm thi được lưu trữ tại phòng Khảo thí – kiểm định chất lượng. Giảng viên gồm 2 người chấm độc lập sau đó mới ghép phách. Một số ví dụ về bài kiểm tra, thi. [03.01.37 a, b, c, d, e, f]
Môn học Thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 là môn học thuần túy lâm sàng với 8 CĐR. [03.01.08]. Nhật ký lâm sàng đánh giá đầu ra 6, 7 (Thực hiện đúng nội dung phòng ngừa chuẩn, giám sát được sự tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn để đảm bảo chất lượng chăm sóc và phòng ngừa rủi ro cho NB, NVYT, Thể hiện được tác phong khẩn trương, thái độ ân cần, nghiêm túc, chính xác khi thực hiện một số kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, xử lý dụng cụ sau khi làm trên người bệnh tại bệnh viện) chiếm hệ số 1 với 1 đầu điểm. CĐR 1-8 được đánh giá định kỳ bằng 1 thang điểm đánh giá kỹ thuật bất kỳ trong cả đợt học do điều dưỡng hướng dẫn thực hành đánh giá. Bài thi kết thúc do giảng viên đánh giá bằng việc thực hiện 1 kỹ thuật điều dưỡng đánh giá bằng thang điểm.
Như vậy, với mỗi chuẩn đầu ra môn học sẽ có hình thức đánh giá tương ứng, một hình thức đánh giá có thể đánh giá được nhiều đầu ra. Khi hoàn thành được các nội dung đánh giá sẽ phản ánh đầy đủ và chính xác các năng lực của sinh viên và chuẩn đầu ra của môn học. 95-100% sinh viên được khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý được giảng viên cung cấp và giải thích rõ ràng về hình thức đánh giá môn học ngay từ đầu môn học, hình thức đánh giá phù hợp phương pháp và nội dung học, đánh giá đúng năng lực người học [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 5.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 5.2: Đánh giá kết quả học tập gắn kết với CĐR, nội dung, phương pháp dạy và học cũng như các phương pháp đánh giá của từng môn học/CTĐT
Nhà trường ban hành quy định xây dựng nội dung lượng giá gắn kết với đầu ra môn học, phù hợp với phương pháp giảng dạy của từng môn học. Với các học phần lý thuyết, để xây dựng nội dung đánh giá, giảng viên cần thiết kế số lượng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận theo ma trận, mỗi đầu ra có mức độ theo thang Bloom và có số lượng câu hỏi tương ứng với thời lượng giảng dạy của đầu ra bài học. Các câu hỏi phải phủ kín CĐR từng bài và CĐR cả môn học, theo 3 mức độ: (1) nhớ lại, (2) giải thích/ phân tích và (3) vận dụng trong đó tỷ lệ mức độ 2 và 3 phải chiếm tối thiểu 30% [05.02.01, 07.01.21].
Để xây dựng số lượng câu hỏi tình huống cũng như mức độ câu hỏi, giảng viên cần thiết kế ma trận, ví dụ Bài 5. Nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn thay thế, môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em: có 5 đầu ra bài học, tổng 29 câu trắc nghiệm trong đó mức độ nhớ 16 câu, giải thích 1 câu, áp dụng 12 câu [05.03.12]. Các câu hỏi được hội đồng cấp trường thẩm định và bàn giao cho phòng thanh tra khảo thí để tổ chức thi. Mỗi bài đều có sự phân bố theo 3 mức độ như vậy và phủ kín tất cả các đầu ra bài học. Tổng hợp cả bộ ngân hàng câu hỏi có 305 câu với 26 câu mức độ giải thích, 137 câu mức độ vận dụng (mức độ 2, 3 chiếm 44%).
Mỗi đầu ra môn học có phương pháp giảng dạy và đánh giá phù hợp quy định cụ thể trong chương trình môn học. Giảng dạy bằng tình huống sẽ đánh giá kết quả học tập bằng câu hỏi trắc nghiệm tình huống, thực hành bằng ca bệnh sẽ được đánh giá kết thúc bằng ca bệnh … Ví dụ chuẩn đầu ra số 3 môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em : “Xác định các vấn đề chăm sóc, các vấn đề ưu tiên, ra quyết định chăm sóc phù hợp và tiến hành các kỹ thuật điều dưỡng đúng quy trình để đảm bảo chăm sóc liên tục, an toàn và hiệu quả cho trẻ bệnh trong các tình huống giả định tại phòng thực hành tiền lâm sàng”, phương pháp giảng dạy thể hiện trong chương trình môn học là sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết nhận định được các dấu hiệu cần chăm sóc của người bệnh trong ca bệnh, đưa ra chẩn đoán điều dưỡng, chọn vấn đề ưu tiên chăm sóc cho người bệnh và thực hiện kỹ thuật điều dưỡng đúng quy trình. Phương pháp đánh giá trong bài kiểm tra trắc nghiệm kiểm tra thường xuyên/ bài thi kết thúc sẽ là câu hỏi trắc nghiệm giải quyết 1 tình huống để đưa ra chấn đoán chăm sóc/ chẩn đoán chăm sóc ưu tiên hoặc đưa ra biện pháp chăm sóc phù hợp (mức độ 3). Còn bài kiểm tra định kỳ sẽ yêu cầu sinh viên ra quyết định và thực hiện can thiệp điều dưỡng giải quyết ca bệnh tại phòng thực hành [03.01.14]. Kết quả đánh giá môn học cho thấy, 96-100% giảng viên, sinh viên đồng ý gắn kết với CĐR, nội dung, phương pháp dạy và học [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 5.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 5.3: Đánh giá kết quả học tập được thể hiện thông qua sự đa dạng của các phương pháp đánh giá, cho thấy tính công bằng, giá trị và đáng tin cậy của các đánh giá chuẩn đoán, đầu vào, quá trình và đầu ra
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra được áp dụng bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau phụ thuộc vào đầu ra và phương pháp giảng dạy của bài học. Trên nguyên lý đánh giá việc sinh viên làm được, nhà trường áp dụng nhiều phương pháp đánh giá.
Với học phần lý thuyết:
- Đánh giá thông qua sản phẩm tự học của sinh viên. Sinh viên nộp sản phẩm tự học, giảng viên đánh giá và cho điểm để lượng giá năng lực tự học, sử dụng công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề thể hiện qua chương trình môn học, bài tự học của sinh viên, bảng điểm môn học [03.01.37 a, b, c, d, e, f].
- Đánh giá thông qua thảo luận tại lớp: khi trình bày kết quả thảo luận nhóm, thảo luận với nhóm khác về nội dung giải quyết tình huống, sinh viên được giảng viên đánh giá, cho điểm, thể hiện trong chương trình môn học [03.01.37 a, b, c, d, e, f].
- Đánh giá thông qua bài thi trắc nghiệm giải quyết tình huống. Kết quả sinh viên được thể hiện theo năng lực làm bài [03.01.37 a, b, c, d, e, f].
- Đánh giá thông qua bài tập lớn: sinh viên làm bài tập lớn để kết thúc môn học, bài tập thể hiện toàn bộ đầu ra của môn học, năng lực của sinh viên [03.01.37 a, b, c, d, e, f].
Với môn thực hành: đánh giá thông qua tổng hợp năng lực tích lũy được của sinh viên. Môn học chia thành nhiều nhóm kỹ thuật có đặc điểm giống nhau, sinh viên hoàn thành năng lực tại mỗi nhóm sẽ đạt được năng lực chung của môn học. Điểm kết thúc là tổng điểm của các lần đánh giá các nhóm kỹ thuật.
Với học phần lâm sàng:
- Đánh giá ý thức, thái độ học tập: do cán bộ bệnh viện trực tiếp đánh giá qua quan sát, theo dõi sinh viên trong suốt thời gian thực tập thể hiện trong chương trình môn học [03.01.24].
- Đánh giá qua chấm kế hoạch chăm sóc: mỗi sinh viên lập kế hoạch chăm sóc ít nhất một bệnh nhân trong quá trình đi thực tập, giảng viên đánh giá kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng nhận định người bệnh … [03.01.24]
- Đánh giá kết thúc môn học lâm sàng qua phiếu chấm sinh viên thực hiện toàn bộ hoạt động trên một người bệnh, qua đó đánh giá được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận định, kỹ năng chăm sóc, sắp xếp công việc … của sinh viên [05.03.13]
Với đa dạng hình thức đánh giá sinh viên mà nhà trường đã triển khai, sau 2 năm thực hiện đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp lượng giá, nhà trường đã sửa chữa, xây dựng mới được 5285 câu hỏi trắc nghiệm, 198 quy trình, bảng kiểm dạy học, đánh giá sinh viên, 304 câu hỏi tự luận, 182 bài tập tình huống lớn. Kết quả khảo sát sinh viên cho thấy có >95% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý các phương pháp đánh giá của trường mang tính đa dạng, công bằng, khách quan [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 5.3: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 5.4: Đánh giá kết quả học tập được thông báo đến các bên có liên quan và nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp nhằm cải tiến chất lượng liên tục
Để thực hiện công tác khảo thí đảm bảo chất lượng, nhà trường ban hành quy định về công tác khảo thí [05.02.01], các câu hỏi thi trước khi bàn giao cho phòng khảo thí được thẩm định cấp trường chỉnh sửa, bổ sung nếu cần thiết. Khi triển khai giảng dạy thực hành cho sinh viên, nhà trường triển khai phiếu đánh giá thực hành nhanh phản hồi tức thì những nội dung sinh viên còn chưa làm được để có kế hoạch cải thiện, hoàn thiện năng lực bản thân. Với lâm sàng, nhà trường triển khai phiếu đánh giá lâm sàng trong khi giảng lâm sàng. Sinh viên được phản hồi ngay sau những buổi học lâm sàng. Quá trình giảng dạy, khi thảo luận, làm việc nhóm với sinh viên, giảng viên cũng thường xuyên đánh giá mức độ trả lời và đưa ra những góp ý cần thiết cho sinh viên. Khi khảo sát sinh viên, có >94% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý các phương pháp đánh giá sinh viên chính xác, công bằng và được thông báo kịp thời giúp sinh viên cải tiến học tập [02.04.22].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 5.3: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 5.5: Đánh giá kết quả học tập được thông báo cho người học kịp thời nhằm giúp người học có thể cải tiến chất lượng học tập và phản hồi, khiếu nại khi cần thiết
Để kịp thời thông báo kết quả học tập cho sinh viên, nhà trường ban hành quy định về công tác công bố điểm thi, theo đó:
- Các môn lý thuyết thi trên máy tính được công bố ngay sau khi thi
- Các môn lý thuyết thi viết công bố muộn nhất 10 ngày sau khi thi
- Các môn thực hành, lâm sàng công bố ngay sau khi thi.
Điểm tổng kết môn học được công bố công khai trên website nhà trường.
Sinh viên được quyền phúc khảo, khiếu nại về điểm thi, bài thi theo hướng dẫn tại Sổ tay công tác HSSV và hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo [02.03.15]. Các kết quả phúc khảo được thông báo kịp thời tới sinh viên. Quy trình công bố điểm toàn khóa, phúc khảo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện đúng theo quy định trong quy chế đào tạo []. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên thường xuyên đánh giá và phản hồi những ưu điểm, nhược điểm để sinh viên và nhóm sinh viên tự cải thiện:
- Lý thuyết thông qua bài tập tự học của sinh viên, kết quả thảo luận nhóm, kết quả trình bày, thảo luận tại lớp
- Thực hành tích hợp thông qua sản phẩm tự học, quá trình giải quyết tình huống tại phòng thực hành, thực hiện kỹ thuật tại phòng thực hành
- Lâm sàng thông qua báo cáo nhật ký lâm sàng hàng ngày, thông qua sổ tay lâm sàng.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 5.5: Đạt mức 5
2.2.6. TIÊU CHÍ 6: Nguồn nhân lực
Để triển khai thực hiện thành công các hoạt động đổi mới chương trình đào tạo, nhà trường đã có những cam kết mạnh mẽ, thống nhất trong lãnh đạo, hàng năm thực hiện đầy đủ các hoạt động đảm bảo tiến độ và chất lượng. Đội ngũ giảng viên, nhân viên được tuyển dụng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời. Trường có các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy
Tiêu chuẩn 6.1: Đội ngũ lãnh đạo cam kết thực hiện CTĐT đúng hạn, đạt các yêu cầu chất lượng và đảm bảo tính bền vững
Ngay từ khi tiếp nhận thông tin dự án, nhận thấy dự án là cơ hội rất lớn cho nhà trường thực hiện đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, Ban Giám hiệu đã thống nhất và cam kết mạnh mẽ với UBND thành phố Hà Nội, Bộ Y tế sẽ dành nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng theo năng lực, nâng cấp cơ sở vật chất, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của dự án và chia sẻ kết quả thực hiện với các bên liên quan [06.01.01, 06.01.02, 07.01.18]. Bên cạnh cam kết của trường, các cơ sở thực hành của trường, Nhà trường cùng bệnh viện thực hành cũng cam kết phối hợp đào tạo thực hành với chất lượng cao nhất, cử những cán bộ có kinh nghiệm nhất tham gia giảng dạy thực hành, tạo điều kiện cơ sở vật chất cùng với nhà trường thực hiện thành công các chỉ số của dự án, đồng ý cho giảng viên nhà trường tham gia các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và phối hợp với nhà trường đổi mới phương pháp quản lý, giảng dạy, lượng giá sinh viên theo năng lực. Các cơ sở thực hành nhanh chóng thức hiện công bố là cơ sở đủ điều kiện đào tạo thực hành và kỹ kết hợp đồng nguyên tức trong đào tạo thực hành như: bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Lâm sàng nhiệt đới, bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Đức Giang, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi trung ương, … Để chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần thiết cho xây dựng đề cương dự án, nhà trường đã Quyết định thành lập Ban quản lý dự án cấp trường và Quyết định phân công các tiểu ban để xây dựng đề án thẩm định tại Bộ Y tế. Sau khi dự án được Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ/BYT ngày 14/6/2017, nhà trường đã thành lập Ban quản lý dự án cấp trường, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban quản lý để tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án. Ban QLDA có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy điều dưỡng [01.06.05a]. Hàng năm, nhà trường đều thực hiện báo cáo các hoạt động dự án đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đạt trên 90% các hoạt động trong đề cương của dự án [07.01.01]. Để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động của dự án, nhất là khả năng triển khai tích hợp, lồng ghép trong các môn học, nhà trường ra quyết định thành lập ban đổi mới, nhóm phụ trách môn học/ mô đun [06.04.37]. Ban đổi mới, nhóm phụ trách môn học tiến hành họp định kỳ để triển khai xây dựng mới CTMH, giáo trình, ngân hàng câu hỏi cũng như dự giờ đánh giá. Khi kết thúc môn học nhóm phụ trách môn học sẽ tổ chức họp và báo cáo kết quả triển khai môn học tới BQLDA. Với cách làm như vậy, giảng viên giảng dạy các môn học tích hợp có thể từ nhiều bộ môn khác nhau nhưng vẫn phối hợp đồng bộ trong thực hiện chương trình môn học. Xác định kiểm định chương trình là yếu tố then chốt, là cam kết mạnh mẽ nhất của trường trong thực hiện chương trình đổi mới, nhà trường đã đưa nội dung tự kiểm định chương trình vào đề án và được Bộ Y tế phê duyệt [07.01.01]. Nhiều kế hoạch đã được xây dựng, truển khai, giám sát thực hiện và báo cáo đánh giá, điều chỉnh kịp thời [06.01.03]. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chí của ban quản lý dự án TW [06.01.05]. Hàng năm, đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường được đánh giá về năng lực, mức độ hoàn thành công việc qua đánh giá viên chức hàng năm của cơ quan, các cơ quan cấp trên. Các cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường đều đạt mức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cấp trên đánh giá cao [06.03.27] Kết quả đánh giá giảng viên và sinh viên cho thấy chương trình đào tạo mới phù hợp với đào tạo theo năng lực và nhu cầu của xã hội [06.01.04]. Hạn chế: Chưa thực hiện xin ý kiến khảo sát của các đơn vị về năng lực của đội ngũ lãnh đạo.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 6.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 6.2: Đội ngũ giảng viên đáp ứng về số lượng và chất lượng, có trình độ chuyên môn, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và thực hiện chương trình dạy học hiệu quả, đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học và CTĐT
Đến tháng 5 năm 2020, nhà trường có 304 cán bộ biên chế và hợp đồng dài hạn, trong đó có 127 là giảng viên trực tiếp giảng dạy và giảng viên kiêm nhiệm trong đó có 104 giảng viên giảng dạy chuyên ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng. Hàng năm, căn cứ trên nhu cầu về cán bộ, giảng viên, nhân viên được đề xuất từ các khoa, phòng, Đảng ủy nhà trường xác định cơ cấu tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động, xác định trình độ tuyển dụng, nơi đào tạo, xác định các yêu cầu tuyển dụng. Nhờ đó, cơ cấu và trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên của trường đều đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Với ngành Điều dưỡng, nhà trường có 104 giảng viên giảng dạy. Có trên 70% có trình độ sau đại học, trong đó có 15 tiến sĩ và trên 52 thạc sĩ [06.02.06a, 06.02.06b]. Ngay từ khi mới tuyển dụng, các giảng viên này đã đáp ứng được yêu cầu của đơn vị và đảm bảo được các quy định về đào tạo. Có 100% các giảng viên có chứng chỉ phương pháp giảng dạy đại học hoặc bằng sư phạm [06.02.06a, 06.02.06b]. Các giảng viên được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo. Giảng viên nhà trường ở các bộ môn chuyên ngành đều tốt nghiệp các trường đại học Y, Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, y tế công cộng ở trong và ngoài nước. Giảng viên ở các bộ môn thuộc khoa học cơ bản như toán, hóa, lý, sinh... đều tốt nghiệp các trường đại học sư phạm, đại học khoa học uy tín, đều được tuyển dụng theo đúng chuyên ngành được đào tạo [06.02.06a, 06.02.06b].
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học
Tổng 104 15 52 37
BS, YTCC 37 10 15 12
Đ D 34 2 21 11
Khác 33 3 16 14
Trong số 104 giảng viên dạy cao đẳng điều dưỡng, có 34 giảng viên có tốt nghiệp đại học điều dưỡng trở lên trong đó có 2 tiến sỹ điều dưỡng, 21 thạc sỹ điều dưỡng tại các trường uy tín trong toàn quốc/ nước ngoài [06.02.06a, 06.02.06b]. Các giảng viên tốt nghiệp ngành Y khác tham gia giảng dạy ngành Điều dưỡng đều có kinh nghiệm giảng dạy cho ngành, thường xuyên tham gia hoạt động chuyên môn tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trong tỉnh [06.02.06a, 06.02.06b]. Lí kịch khoa học của các GV cho thấy GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyen môn, giảng dạy, biên soạn giáo trình tài liệu, xây dựng CTĐT và nghiên cứu khoa học [06.02.23a]. Các giảng viên nhà trường đều đáp ứng yêu cầu về tin học, đảm bảo tin học hóa các hoạt động trong nhà trường như xây dựng hệ thống hỗ trợ đào tạo trực tuyến, biên soạn toàn bộ giáo trình, giáo án trên máy tính, giảng dạy trực tuyến [06.02.23b, c, d, E]. Số lượng giảng viên của trường đáp ứng về số lượng và đảm bảo về chất lượng theo quy định điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là giảng viên cơ hữu giảng 70% số giờ giảng của ngành. Tổng số giờ giảng hàng năm do giảng viên cơ hữu của trường đảm nhiệm từ 70%-85% tổng số giờ giảng của trường. Trong 5 năm gần đây có 2 giảng viên đạt giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc, 12 giảng viên đạt nhà giáo dạy giỏi cấp thành phố. Với đặc thù ngành Y, ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhà trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ cao. Nhà trường có 205 giảng viên thỉnh giảng cho ngành điều dưỡng có trình độ Tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ các bệnh viện trực tiếp quản lý và rèn luyện kỹ năng tay nghề cho sinh viên [06.04.38]. Nhà trường giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể các bộ môn đảm bảo tực hiện môn học theo chuẩn đầu ra và đảm bảo phát triển năng lực sinh viên. Hội đồng sư phạm sẽ ngẫu nhiên dự giờ để đánh giá tiết giảng [06.02.23F]. Nhà trường yêu cầu giảng viên phải tự đánh giá sau khi kết thúc môn học [06.02.07 a, b, c, d, e, f, g, h, I, k]. Cuối kì, các bộ môn sẽ họp đánh giá việc triển khai môn học và thực hiện giảng dạy của GV [01.03.42, 01.03.43, 01.03.44, 01.03.45, 01.03.46, 01.03.47, 01.03.48, 01.03.49, 01.03.50, 01.03.51, 01.03.52, 01.03.53, 01.03.54, 06.02.10, 06.02.11, 06.02.12, 06.02.13, 06.02.14, 06.02.15, 06.02.16, 06.02.17, 06.02.18, 06.02.19, 06.02.20, 06.02.21, 06.02.22.]. Cuối mỗi năm học, Nhà trường tổ chức đánh giá và xếp loại nhà giáo [06.04.32, 06.02.09]. Kết quả khảo sát sinh viên về giảng viên giảng dạy các môn học cho thấy hầu hết sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý về phương pháp giảng dạy của giảng viên, lên lớp đúng giờ, nhiệt tình giảng dạy, có đạo đức và tác phong nghiêm túc, giúp sinh viên tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện tư duy phê phán [03.03.38, 05.04.03]. Sinh viên có những đánh giá rất cụ thể về từng giảng viên. Đó là cơ sở để giảng viên và nhà trường điều chỉnh, hoàn thiện.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 6.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 6.3: Đội ngũ nhân viên hỗ trợ đáp ứng đầy đủ số lượng và yêu cầu nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ hiệu quả, được đánh giá cao
Đội ngũ viên chức, người lao động tập trung chủ yếu tại các bộ phận hành chính của trường. Tính đến 5/2020, trường có 68 nhân viên hành chính, tỷ lệ đại học chiếm 75% [06.03.24 A, B]. Mỗi kỹ thuật viên, nhân viên của nhà trường đều được phân công công tác, có nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng trong việc giảng dạy và sử dụng trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Cuối năm học đều được nhận xét, đánh giá về mức độ hoàn thành công việc [06.03.25, 06.03.26, 06.03.27]. Các nhân viên trong trường hầu hết có trình độ đại học, cao đẳng đáp ứng được yêu cầu công việc [06.03.24 A, B]. Các nhân viên nhà trường cũng thường xuyên được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ [05.04.04]. Kết quả khảo sát sinh viên cho thấy có 94-100% sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý cán bộ nhân viên nhà trường về số lượng, chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ [05.04.04]. Chúng tôi cũng lấy ý kiến khảo sát của giảng viên về chất lượng phục vụ của các cán bộ, nhân viên và kết quả hầu hết đánh giá chất lượng phục vụ tốt [01.03.42, 01.03.43, 01.03.44, 01.03.45, 01.03.46, 01.03.47, 01.03.48, 01.03.49, 01.03.50, 01.03.51, 01.03.52, 01.03.53, 01.03.54, 06.02.29].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 6.3: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 6.4: Đơn vị đào tạo thường xuyên đánh giá, nhận phản hồi từ các bên có liên quan về chất lượng đào tạo, NCKH, dịch vụ cộng đồng và nguồn nhân lực và có chính sách khen thưởng/kỷ luật hiệu quả
Việc khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy được trường quy định tại Quy chế làm việc nhà giáo, tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, quy định cho người đi học tập bồi dưỡng [06.04.43, 06.04.35, 09.02.12]. Hàng năm, Trường thường thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy như: hỗ trợ kinh phí cho GV được đi học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, quy định giờ giảng cho GV tham gia công tác chuyên môn/ trực tại các cơ sở thực hành, kinh phí hỗ trợ đi lại với các cơ sở thực hành xa; Kinh phí cho giảng viên tham gia đầu mối quản lý sinh viên tại các cơ sở thực hành; Kinh phí cho giảng viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm; kinh phí hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ điện thoại. Tổng kinh phí hỗ trợ nâng cao năng lực giảng viên năm 2018 riêng chi từ dự án là 451 triệu đồng. Năm học 2018, quỹ phát triển của trường hỗ trợ đi học 24 người trong đó 6 tiến sỹ, 16 thạc sỹ, 6 bối dưỡng theo chức danh, 12 lý luận chính trị cao cấp, 5 quản lý nhà nước. Quỹ khen thưởng phúc lợi: 2,250 triệu, quỹ ổn định thu nhập 300 triệu, quỹ phát triển sự nghiệp 5,900 triệu. Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công 2018: 14,507 triệu, 2019: 15,958 triệu. Quy chế giảm hưởng lương tăng thêm để nhắc nhở kịp thời những cán bộ, giảng viên làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc khi đánh giá công việc hàng tháng [06.04.33, 06.04.31] Trong quá trình hoạt động, nhà trường thường xuyên khảo sát giảng viên về điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, đào tạo ... Kết quả khảo sát cán bộ, giảng viên cho thấy có 98% có đủ kiến thức phục vụ giảng dạy và hài lòng với chế độ khen thưởng, kỹ luật của trường. Hàng năm, nhà trường tổ chức lấy ý kiến đánh giá của sinh viên với các phòng ban trong trường, kết quả có 94% sinh viên hài lòng với phòng Đào tạo, 98% với phòng KT-KĐCL, 98% với phòng HSSV, 100% với phòng TCKT, TCHC, tổ KTV, tổ giảng đường, thư viện, 96% với tổ bảo vệ, 98% với tổ vệ sinh, 85% với tổ trông xe. Nhà trường cũng lấy ý kiến góp ý khác để so sánh [05.04.04, 03.03.38, 05.04.03, 01.01.09, 02.04.23, 06.03.28]
Đánh giá chung tiêu chuẩn 6.4: Đạt mức 5
2.2.7. TIÊU CHÍ 7: Nguồn kinh phí
Trường thực hiện quyết định tự chủ đầu tư và chi thường xuyên theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Các hoạt động tài chính được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Các hoạt động trong khuôn khổ dự án được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, Ban Quản lý dự án trung ương, được triển khai thực hiện theo đúng kết hoạch, đúng quy định về tài chính và được kiểm toán đánh giá thực hiện nghiêm túc các quy định.
Tiêu chuẩn 7.1. Nguồn kinh phí được sử dụng có kế hoạch, hợp lý và hiệu quả nhằm giúp người học đạt được CĐR
Khi xây dựng văn kiện dự án, nhà trường đã xây dựng các hoạt động và kinh phí cho từng hoạt động và được dự án phê duyệt theo quyết định số 274/QĐ-BYT ngày 17/01/2018 của Bộ Y tế, bao gồm các hoạt động chính, mỗi hoạt động chính gồm nhiều hoạt động nhỏ, có dự toán kinh phí kèm theo:
- Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo Cao đẳng điều dưỡng phù hợp với chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng VN đảm bảo đạt được các mức năng lực theo tiến trình đào tạo,
- Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo đổi mới đảm bảo tính bền vững
- Phát triển và nâng cao năng lực tự học và các hoạt động hỗ trợ sinh viên nhằm giúp sinh viên đáp ứng được chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp
- Tăng cường cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị học liệu để đảm bảo việc thực hiện thành công chương trình đổi mới
- Xây dựng hệ thống quản lý điều hành đảm bảo việc thực hiện đổi mới chương trình đào tạo hiệu quả và bền vững [07.01.01, 07.01.01A]
Sau khi văn kiện dự án được phê duyệt, hàng năm, nhà trường báo cáo kết hoạch hoạt động lên dự án HPET trung ương, nêu rõ các hoạt động sẽ thực hiện trong năm, số khi ban quản lý dự án trung ương phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm văn bản phê duyệt kinh phí 2018 [07.01.02, 07.01.02A, 07.01.02B, 07.01.02C], 2019 [07.01.03], 2020[07.01.04], trường trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện hoạt động theo đúng kế hoạch được giao [văn bản phê duyệt kinh phí 2018 [07.01.09], 2019[07.01.10], 2020. Để thực hiện các hoạt động, nhà trường lập kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện theo đúng mục tiêu của kế hoạch và thanh quyết toán các hoạt động theo đúng quy định. Hàng năm, BQL dự án trường báo cáo các hoạt động đã thực hiện, nêu những khó khăn, đề xuất nội dung điều chỉnh lên BQL dự án trung ương để tháo gỡ và tổ chức thực hiện [07.01.08]. Các hoạt động của trường đều được thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch cam kết với dự án và kế hoạch được Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, được đoàn giám sát của BQL dự án trung ương đánh giá cao. Đến tháng 5/2020, trường đã thực hiện được 90% kế hoạch hoạt động, bao gồm: đánh giá chương trình đào tạo hiện tại căn cứ trên chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam, học tập trao đổi kinh nghiệm với trường khoa Y ĐH TPHCM, khoa Y ĐH Đà Nẵng, CĐYT Lâm Đồng, tham dự nhiều hội thảo do dự án HPET tổ chức trong nước, xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu giảng dạy, ngân hàng câu hỏi thi năm 3, thực hiện chương trình đào tạo. Còn một số hoạt đồng không triển khai được do tình hình dịch bệnh, chúng tôi chuyển kinh phí sang hoạt động khác.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 7.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 7.2. Nguồn kinh phí được tập trung cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ hỗ trợ người học và được định kỳ rà soát nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ phục vụ người học
Khi xây dựng văn kiện dự án, nhà trường dành 30% kinh phí dự án cho các hoạt động đào tạo, hỗ trợ người học bao gồm các hoạt động tập huấn cho giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đổi mới. Các lớp tập huấn tập trung vào nội dung xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình tích hợp, phương pháp giảng dạy, lượng giá sinh viên, quản lý sinh viên tại trường, lâm sàng và tập huấn cố vấn học tập [07.01.05, 07.01.06, 07.01.07]. Các lớp tập huấn đều được xây dựng và triển khai đúng nội dung, đúng thành phần, đảm bảo chất lượng [07.01.19. 1, 07.01.19. 2, 07.01.19. 3, 07.01.19. 4, 07.01.19. 5, 07.01.19. 6, 07.01.19. 7, 07.01.19. 8, 07.01.19. 9, 07.01.19. 10, 07.01.19. 11, 07.01.19. 12, 07.01.19. 13, 07.01.19. 14, 07.01.19. 15]. BQL dự án trường dành khoản kinh phí phù hợp cử giảng viên đi học tập kinh nghiệm triển khai giảng dạy, quản lý theo năng lực tại các trường trong và ngoài dự án, bao gồm trường CĐYT Quảng Nam, Phú Yên, trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược TPHCM, Khoa Y Đại học Đà Nẵng, ĐH Y Thái Nguyên [06.02.23c, 06.02.23a]. Các nội dung học tập, nghiên cứu bám sát theo kế hoạch và được vận dụng, triển khai vào các hoạt động đổi mới của trường. Chúng tôi cũng tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai biên soạn ngân hàng câu hỏi thi và tình huống dạy học [07.01.20A, 07.01.21]. Đến 5/2020 chúng tôi đã nghiệm thu 26 ngân hàng câu hỏi cho 26 môn học, 2 bộ tình huống để dạy tiền lâm sàng chăm sóc sức khẻ người lớn và trẻ em. Vào cuối các năm, BQL dự án trường thường xuyên rà soát hoạt động, đề xuất với dự án điều chỉnh những hoạt động chưa phù hợp sang các hoạt động khác cần thiết hơn cho thực hiện thành công chương trình đổi mới [07.01.02, 07.01.03, 07.01.04]. Bên cạnh các hoạt động dự án, nhà trường dành kinh phí đổi ứng và kinh phí thường xuyên mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ cho đổi mới chương trình đào tạo:
- Vào đầu mỗi năm học, các khoa, bộ môn trong trường đều xây dựng dự trù trang thiết bị cần thiết bổ sung, mua sắm, đặc biệt là các hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ cho ngành học Điều dưỡng, đảm bảo đủ cơ số thực hành cho các môn học [08.01.02, 08.01.03]. Các trang thiết bị, vật tư tiêu hao đều được cung ứng và đưa vào sử dụng kịp thời cho các môn học [08.01.02, 08.01.03].
- Hàng năm, nhà trường dành khoản kinh phí lớn cho đào tạo giảng viên, nâng cao trình độ giảng viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo người học đạt được chuẩn đầu ra. Cụ thể
Số lượt người tham gia Số lần tổ chức Số lượt người tham gia
Hội thảo do BQLDA TƯ tổ chức 19 67
Hội thảo do trường tổ chức 17 1170
Tham quan học tập trong nước do BQLDA TƯ tổ chức 02 04
Tham quan học tập trong nước do trường tổ chức 10 186
Tham quan học tập nước ngoài do BQLDA TƯ tổ chức 01 01
Tham quan học tập nước ngoài do trường tổ chức 02 06
- Nhà trường thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh sinh viên năm 2018 dự toán là: 430 triệu đồng, 2019: 460 triệu đồng. Chi khen thưởng HSSV 2018 dự toán 400 triệu, miễn giảm học phí 400 triệu. Năm 2020, nhà trường cũng dành 1 khoản tương tự [07.01.15]. Riêng 2019, nhà trường đã chi học bổng 716,260,000đ [09.02.08c].
Kết quả học tập của sinh viên cuối năm cho thấy sinh viên đã được ghi nhận kết quả học tập tốt [02.03.16a, 02.03.16.b].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 7.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 7.3. Nguồn kinh phí dành cho người học trong việc tiếp cận với công nghệ hiện đại, các hoạt động trao đổi chuyên môn, học thuật và trải nghiệm cũng như phục vụ cộng đồng là hiệu quả và định kỳ rà soát, cải tiến
Khi xây dựng văn kiện dự án, trường dành 296000USSD kinh phí mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình [07.01.01]. Một số trang thiết bị đã được tiếp nhận và đưa vào sử dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu trang thiết bị cho các hoạt động đổi mới chương trình [08.01.01]. Bên cạnh hoạt động dự án, Nhà trường dành khoản kinh phí hợp lý mua sắm trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu projector, điều hòa, sửa chữa các phòng học, cải tạo 5 phòng thực hành thành phòng tiền lâm sàng [08.01.01, 07.01.15]. Để tăng cường chất lượng nghiên cứu khoa học và khuyến khích sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học, nhà trường đã hỗ trợ sinh viên tham gia NCKH cùng các giảng viên […].
Hàng năm, các đoàn kiểm toán đến kiểm toán các hoạt động của dự án và đánh giá nhà trường thực hiện đúng các quy định của nhà nước về hoạt động tài chính.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 7.1: Đạt mức 5
2.2.8. TIÊU CHÍ 8: Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trường luôn khẳng định quyết tâm xây dựng hệ thống nhà trường chuẩn về chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để từng bước đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu đào tạo của người học, yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, của ngành nghề và nhu cầu xuất khẩu lao động. Do đó, yêu cầu đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ đào tạo là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo chất lượng giảng dạy nghề của nhà trường. Thư viện được xây dựng bao gồm thư viện sách và thư viện điện tử được đầu tư trang bị sách tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành và các tài liệu nghiên cứu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn Trường. Thư viện được trang bị máy tính có kết nối Internet, mạng wifi phục vụ nhu cầu tra cứu tài liệu, sách tham khảo cho cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên. Hàng năm, thư viện đều bổ sung thêm giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, tạp chí phù hợp với ngành nghề đào tạo phục vụ cho công tác chuyên môn giúp CBGV và HSSV có tài liệu tham khảo thích hợp theo chuyên ngành.
Tiêu chuẩn 8.1: Được trang bị đầy đủ về số lượng và có chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, đáp ứng CĐR
Trên diện tích trường có đủ các khu vực phục vụ hoạt động theo tiêu chuẩn […]:Khu vực phòng học lý thuyết gồm 28 phòng, có 24 phòng 100 HSSV, 4 phòng 40 HSSV. Hệ thống phòng học lý thuyết của trường được trang bị máy chiếu, âm thanh, bảng, bàn ghế phù hợp với tiêu chuẩn của trường Cao đẳng, diện tích phù hợp với các lớp có quy mô sinh viên khác nhau. Hệ thống điện, ánh sáng, quạt, thông gió được đảm bảo. Có 100% phòng học được trang bị điều hòa nhiệt độ [08.01.01]. Khu vực thực hành gồm 4 phòng thực hành Điều dưỡng, 2 phòng thực hành Sản, 2 phòng Tin học - Ngoại ngữ và 01 phòng thi trắc nghiệm, 04 phòng thực hành Dược, 04 phòng thực hành xét nghiệm, 3 phòng thực hành Giải phẫu, 1 phòng TH chẩn đoán hình ảnh, 5 phòng thực hành mô phỏng. Các phòng thực hành được bố trí diện tích phù hợp, sử dụng bảng, máy chiếu, đảm bảo hệ thống thông khí, khử mùi, xử lý nước thải, trang thiết bị dạy học thực hành chuyên biệt của từng ngành học. Các phòng học tin học, ngoại ngữ được trang bị máy tính, máy chiếu, hệ thống giảng dạy đảm bảo tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị. Để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng theo năng lực đảm bảo chất lượng, nhà trường bố trí 4 phòng thực hành điều dưỡng, 5 phòng thực hành mô phỏng diện tích 30-50m2 /phòng, có đầy đủ các trang thiết bị, mô hình đa năng, mô hình đơn năng, tình huống dạy học phục vụ cho giảng dạy, 03 phòng thực hành giải phẫu, 02 phòng thực hành Sản phụ khoa [08.01.04]. Năm 2019, Nhà trường trang bị camera cho 12 phòng học, mua thêm nhiều dụng cụ thực hành điều dưỡng. Năm 2020, nhà trường được trang bị thêm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành cho sinh viên từ dự án nghề trọng điểm và dự án HPET [08.01.01]. Nhà trường cũng tự trang bị thêm màn hình cảm ứng đa năng cho 6 phòng học lý thuyết và 3 phòng thực hành để chuyển thành phòng học đa phương tiện, có hệ thống internet tốc độ cao [08.01.01]. Thư viện trường với diện tích 78m2 được bố trí tại khu riêng rẽ, với số lượng đầu sách và tạp chí trên 4000 và 05 máy tính được nối mạng internet tốc độ cao đáp ứng nhu cầu tra cứu và tìm kiếm tài liệu cho sinh viên. Hạn chế: chưa sắm đủ số lượng như kế hoạch mua sắm của dự án. Tuy nhiên, nhà trường đã có phương án điều chỉnh kịp thời các trang thiết bị khác và tổ chức giờ học các lớp họp lí để khắc phục tình trạng thiếu những thiết bị này. Nhà trường đã có 1 mô hình đa năng dạy học chăm sóc sức khỏe người lớn. Do thiếu mô hình đa năng do dự án chưa cung cấp, nhà trường khắc phục bằng cách điều chỉnh giờ học các lớp để huy động thêm 1 mô hình đa năng dạy điều dưỡng cơ sở để dùng cho giờ học thực hành CSSK người lớn 1.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 8.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 8.2: Đảm bảo an toàn, cập nhật, thuận lợi cho việc sử dụng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc tự học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng
Các mô hình, trang thiết bị giảng dạy thực hành được bố trí tại các phòng thực hành hóa chất được bảo quản trong phòng riêng, có máy điều hòa, hút ẩm đảm bảo tiêu chuẩn, tránh hư hỏng, rò rỉ ra môi trường. Các phòng học thực hành liên quan đến hóa chất có máy thông khí, tủ host, hệ thống an toàn sinh học, bố trí xa khu vực học lý thuyết, tập trung đông sinh viên [08.01.02, 08.01.03].
Các phòng thực hành tin học, thi trắc nghiệm, thực hành ngoại ngữ, phòng thực hành có mô hình đa năng, phòng kho bảo quản mô hình được bố trí máy điều hòa chạy 24/24 đảm bảo không ẩm thấp tránh hư hỏng thiết bị. Các phòng học được trang bị điều hòa nhiệt độ, dây mạng bố trí hợp lý đảm bảo thuận lợi cho CBGV, HSSV đi lại, học tập [08.01.02, 08.01.03]. Thư viện sách nhà trường được bố trí tại khu vực riêng có diện tích 78 m2, đảm bảo thoáng, mát, yên tĩnh. Nhà trường có hệ thống điện, an toàn cháy nổ đúng tiêu chuẩn và hàng năm có tổ chức kiểm tra và tập huấn phòng cháy chữa cháy cho người phục vụ. Hàng năm, nhà trường thường xuyên mua sắm bổ sung những giáo trình, sách, tạp chí tham khảo dảm bảo cập nhật cho sinh viên và giảng viên. Kết quả đánh giá cho thấy có 97% giảng viên, 90 % sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý phương tiện phục vụ giảng dạy của trường đáp ứng được nhu cầu đào tạo. 50% GV, SV cho rằng diện tích trường còn khá nhỏ so với nhu cầu đào tạo [08.01.04, 02.04.25].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 8.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 8.3: Được bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc thực hành, thí nghiệm, làm việc và quản lý người bệnh (hệ thống CNTT), đảm bảo tính hệ thống và dễ dàng tiếp cận thông tin
Trường được xây dựng theo thiết kế qui hoạch tổng thể hợp lý, toàn bộ mặt bằng được qui hoạch thành các khu vực chức năng riêng biệt, khoảng cách các khu chức năng phù hợp với yêu cầu xây dựng. Khu hành chính, khu thực hành, khu giảng đường lý thuyết, thư viện. Giữa các khu là hành lang, sân trường, cây xanh, đường giao thông nội bộ thuận tiện được nhựa hóa và bê tông hóa. Toàn bộ trường được lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí phục vụ cho nhu cầu tra cứu và giảng dạy của giảng viên và sinh viên. Lịch giảng tháng, lịch giảng tuần, lịch thi, lịch coi thi, chấm thi được công bố công khai trên website của trường (http://hmc.edu.vn), có phân cấp cụ thể những nội dung giảng viên, sinh viên được xem, sửa giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên cập nhật lịch giảng, thi kịp thời [08.01.05]. Hàng ngày, phòng Công tác chính trị HSSV, phòng Thanh tra khảo thí tổ chức giám sát dạy và học tại trường, giám sát giáo viên giúp công tác quản lý hiệu quả và thông tin kịp thời, minh bạch. Hạn chế: Mạng internet và phần mềm E learning còn bị quá tải khi hoạt động, tốc độ không ổn định. Hệ thống E-learning và thông tin trên website chậm cập nhật [04.01.02].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 8.3: Đạt mức 5
2.2.9. TIÊU CHÍ 9: Người học
Công tác tuyển sinh của trường được thực hiện bài bản, đúng quy định, trong đó nhà trường đã lồng ghép rất nhiều các hoạt động để thực hiện công tác tuyển sinh một cách có hiệu quả và tiết kiệm chi phí như hình thức tuyển sinh trực tuyến, sử dụng facebook, website của trường để quảng bá nhiều hình ảnh về hoạt động của trường, đến tư vấn trực tiếp các trường phổ thông. Chủ động phối hợp liên kết với các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu xã hội. Khi HSSV vào nhập học theo thông báo trúng tuyển của trường, trường đã cung cấp những thông tin cần thiết cho học sinh - sinh viên thông qua buổi sinh hoạt đầu khóa như: chương trình học, thời gian học, các chế độ chính sách, cũng như các dịch vụ mà học sinh - sinh viên được hưởng khi theo học tại trường, những thông tin về trường, ngành được đăng trên trang Web của trường (http://hmc.edu.vn). Các hoạt động về Tư vấn hướng nghiệp và thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm cho người học đa dạng và kịp thời. Phòng tuyển sinh, việc làm phối hợp với các phòng, khoa tổ chức các buổi ngoại khoá Tư vấn hướng nghiệp, gặp gỡ và giao lưu giữa HSSV với các doanh nghiệp. Hướng nghiệp và thông tin thị trường lao động trong các buổi lễ tốt nghiệp, Hội chợ việc làm.
Tiêu chuẩn 9.1: Người học được tuyển chọn theo các tiêu chí khách quan, minh bạch, công bằng và đáp ứng CĐR của ngành, có khả năng tiếp cận các thông tin về ngành học và đơn vị đào tạo dễ dàng, từ nhiều nguồn khác nhau
Căn cứ vào quy chế tuyển sinh của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (từ năm 2017 đến nay), trường đã xây dựng đề án tuyển sinh riêng bao gồm xét tuyển căn cứ và điểm thi THPT quốc gia hoặc học bạ THPT, ban hành quy chế tuyển sinh cho từng năm phù hợp với điều kiện tuyển sinh hiện tại của trường theo thông tư 05/2017/TT-BLĐTBXH gồm 8 chương, 22 điều trong đó quy định rõ quy trình tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh. Ngoài ra còn quy định về chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực; thủ tục tuyển sinh đối với từng trình độ [09.01.01.]. Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định tại Thông tư số 05/2017 đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, hằng năm Trường gửi công văn xác nhận, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh. Được Bộ LĐTB & XH đồng ý xác lập chỉ tiêu tuyển sinh của Trường thông qua Giấy chứng đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp […]. Trường luôn bám sát Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp do Bộ LĐ, TB & XH ban hành. Người học có thể tiếp cận thông tin tuyển sinh về chỉ tiêu, điều kiện và ngành học của Trường được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của Trường về tuyển sinh để thí sinh biết và đăng ký thi tuyển, xét tuyển [09.01.02]. Hàng năm, Trường thành lập Hội đồng tuyển sinh (HĐTS), các thành phần giúp việc Hội đồng tuyển sinh. Hoạt động của HĐTS và các ban giúp việc thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ được quy định trong Quy chế tuyển sinh [09.01.01.]. Các thí sinh trúng tuyển được xét tuyển, danh sách trúng tuyển công khai trên website của trường [09.01.25], các thí sinh nhập học được phân công vào các lớp sinh hoạt, đăng ký các lớp học phần theo quy chế đào tạo. Kết quả tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh được báo cáo đầy đủ [09.01.26]. Quá trình xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh nhà trường dựa vào các nghiên cứu về nhu cầu đào tạo điều dưỡng. Hạn chế: số lượng và chất lượng thí sinh trong những năm gần đây giảm mạnh do nhu cầu xã hội và tự chủ cùa các cơ sở y tế, do đó, chất lượng thí sinh không đồng đều, mới có khảo sát thí sinh trúng tuyển về kênh thông tin tuyển sinh hiệu quả, chưa có khảo sát cán bộ, giảng viên, nhà quản lý …
Đánh giá chung tiêu chuẩn 9.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 9.2: Người học được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn học bổng, các hoạt động trao đổi, hợp tác trong và ngoài nước, các hoạt động rèn luyện và vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu chung và cá nhân
Trong quá trình học tập tại trường, HSSV được hưởng các chế độ chính sách như: được cấp học bổng, trợ cấp xã hội theo quy định; được khen thưởng khi đạt kết quả học tập loại khá trở lên; được khen thưởng đột xuất khi có thành tích cao như đạt giải trong hội thi sinh viên giỏi; được khen thưởng khi có thành tích trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; được khám sức khỏe đầu khóa ... Để tạo điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế có điều kiện tham gia học tập. Phòng HSSV triển khai thẩm tra hoàn cảnh các trường hợp đặc biệt khó khăn để huy động quỹ sinh viên nghèo vượt khó do cán bộ- giảng viên trường ủng hộ để hỗ trợ sinh viên [09.02.08d], sinh viên giỏi, khá được trao học bổng Phạm Ngọc Thạch, học bổng khuyến khích học tập. Các thông tin này được phổ biến trong tuần sinh hoạt đầu khóa, sổ tay sinh viên [09.02.01]. Kết quả triển khai cũng được công bố trên websute cũng như thông báo cho giáo viên chủ nhiệm để phổ biến cho sinh viên [09.02.02, 09.02.03, 09.02.04, 09.02.05, 09.02.06, 09.02.07, 09.02.08a, b, c].
Trong thời gian học tại trường, HSSV diện gia đình chính sách được miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước [09.02.13, 09.02.14]. Các chế độ chính sách cho HSSV được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ như: Chi khen thưởng kết quả học tập, chi học bổng, chi khen thưởng đột xuất [09.02.12]. Ngoài ra tại Quy chế đào tạo, quy chế rèn luyện kết quả học tập cũng quy định rõ các quyền lợi, chính sách mà người học sẽ được nhà trường hỗ trợ như: Điểm cộng khi xét điểm rèn luyện, xét học bổng [09.02.09, 02.03.15]. Sau khi có kết quả học tập, rèn luyện của học kỳ và năm học nhà trường tổ chức họp xét khen thưởng, học bổng theo các quy định hiện hành, mức khen thưởng và học bổng theo quy định của nhà nước. Năm 2018: Cấp học bổng cho 204 HSSV. Năm 2019: Cấp học bổng cho 215 HSSV. Để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các nguồn học bổng quốc tế, từ năm học 2017-2018, nhà trường đã hợp tác với tập đoàn Kuryoka (Nhật Bản), tổ chức LIA (Đức), phòng Lao động ngoài nước tuyển sinh cấp học bổng cho sinh viên hoàn thành chương trình học tại trường sang du học vừa học vừa làm tại Nhật Bản và Đức. Đến 12/2019, có 72 sinh viên nhận sang du học/ thực tập sinh tại Nhật Bản, Đức. Năm 2018 Nhà trường đã tổ chức 10 hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên. Năm 2019, trường đã tổ chức 1 đợt cho sinh viên sang Nhật giao lưu và tham quan học tập [09.02.16]. Năm 2019 cũng đã tổ chức 2 Ngày hội việc làm cho sinh viên với sự tham gia của nhiều cơ sở y tế, công ty, phòng khám có nhu cầu tuyển dụng [09.02.02]. Sinh viên sau ra trường cùng được giới thiệu tới các cơ sở y tế để đăng ký thực hành 9 tháng và xác nhận thời gian thực hành để làm chứng chỉ hành nghề nếu có nhu cầu. Sinh viên theo học tại trường được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ do đoàn thanh niên, công đoàn tổ chức. Sinh viên được tham gia các câu lạc bộ sinh viên tình nguyện, học tích cực, ngoại ngữ, câu lạc bộ sách, hiến máu nhân đạo, được tham gia hội thi Tay nghề hàng năm cấp trường và tham gia cấp thành phố [09.02.18, 09.02.19, 09.02.29]. Hàng năm, coing tác phát triển Đảng trong sinh viên luôn được quan tâm. Các lớp học nhận thức về Đảng được tổ chức hàng năm cho sinh viên [09.02.31]. Sinh viên xuất sắc năm cuối được kết nạp Đảng. Sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động cộng đồng. Như năm 2020, có 50 sinh viên tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch trên địa bàn và được nhà trường khen thưởng [09.02.03].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 9.2: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 9.3: Người học được hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, giảng dạy, nghiên cứu, đánh giá và thực hành theo các CĐR năng lực, dễ dàng tiếp cận với người dạy, người hướng dẫn, người bệnh và nơi thực tập
Nhà trường đã xây dựng các quy trinh tổ chức giảng dạy, xây dựng KH giao giờ giảng , Quy trình xử lý phản hồi khiếu nại của sinh viên, QĐ ban hành quy định quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ để quy định việc hỗ trợ, giảng dạy, nghuên cứu, đánh giá SV [09.03.38, 02.03.15, 09.03.40, 09.03.41, 09.03.42]. từ đầu năm học, nhà trường ban hành sổ tay công tác HSSV, nội dung bao gồm những quy định, quy chế đào tạo, rèn luyện, chế độ khen thưởng, học bổng, kỷ luật, các phòng ban để SV liên hệ khi cần thiết [09.02.01]. Hàng năm, đầu khóa học nhà trường tổ chức tuẩn sinh hoạt công dân cung cấp những thông tin cần thiết về trường, chương trình đào tạo, quy chế ... giúp sinh viên hiểu rõ và tuân thủ những quy định trong thời gian học tại trường cũng như những quyền lợi khi theo học. Nhà trường ban hành quyết định cụ thể hóa các quy chế đào tạo, quy chế HSSV nhằm giúp HSSV thuận lợi trong quá trinh học tập. Các quy chế, chương trình chi tiết các môn học được in, cung cấp cho HSSV từ đầu năm học. Mỗi lớp sinh viên khi nhập học được nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập [09.02.20], phối hợp với phòng HSSV trong quản lý, chấm điểm rèn luyện cho HSSV. Trong quá trình học tập, sinh viên được cung cấp thông tin chi tiết về môn học, về chuẩn đầu ra, về giảng viên giảng, địa chỉ email, số điện thoại của giảng viên, tài liệu … giúp sinh viên chủ động liên hệ khi cần thiết, hoàn thành quá trình tích lũy năng lực và hoàn thành chuẩn đầu ra của môn học theo các mức độ khác nhau. Tại bệnh viện, khi sinh viên thực tập lâm sàng được phổ biến đầy đủ nội dung thực tập, chỉ tiêu thực tập và quy định tại bệnh viện cũng như danh sách cán bộ, giảng viên cơ hữu và kiêm nhiệm phụ trách sinh viên để sinh viên liên lạc khi cần thiết. Khi sinh viên đi thực tập, nhà trường có kế hoạch phối hợp với các bệnh viện phân công cán bộ phụ trách, hỗ trợ sinh viên, phân công cán bộ nhà trường giám sát hoạt động của sinh viên [09.02.21]. Sinh viên từ đầu năm học đã có kế hoạch lâm sàng cả năm để biết trước kế hoạch thực tập và giáo viên hướng dẫn [02.03.18]. Nhà trường có kế hoạch thanh tra các điều kiện tổ chức học, giảng viên, tổ chức thực tập lâm sàng để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo quyền lợi sinh viên [09.03.43]. Nhà trường hàng năm cũng tổ chức ngày hội nghị đối thoại của BGH với sinh viên để lắng nghe ý kiến phản hồi của sinh viên [09.03.39].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 9.3: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 9.4: Người học đảm bảo tính an toàn, bảo mật và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp khi tiếp cận với người bệnh, gia đình người bệnh, các thân chủ và các cá nhân có liên quan khác
Trước khi học tập các môn chuyên ngành chăm sóc, sinh viên hoàn thành các môn học về pháp luật y tế, hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng viên chăm sóc, luật khám chữa bệnh, quy định về y đức, tâm lý người bênh, kỹ năng giao tiếp với người bệnh. Đặc biệt môn Pháp luật y tế và đạo đức nghề nghiệp được dạy ngay từ năm 1 [03.01.03]. Sinh viên được thực hành các quy định này ngay tại trường khi vận dụng lý thuyết giải thích các tình huống thực tế lâm sàng. Để chuẩn bị cho thực tập của SV tại bệnh viện, nhà trường xây dựng và triển khai phòng thực tập mô phỏng, có trang thiết bị giống như mô hình bệnh viện, sinh viên được làm việc trên các ca bệnh với người bệnh ảo giúp sinh viên trải nghiệm vai trò điều dưỡng viên như đang thực hành tại bệnh viện. Sinh viên được học tập và rèn luyện sử dụng các phương tiện bảo hộ, đảm bảo an toàn khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đảm bảo tính bí mật, tính cá nhân của của người bệnh ngay tại trường. Các bệnh viện thực hành của trường đã tổ chức công bố là cơ sở thực hành của trường, bao gồm: bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện chuyên sâu khác. Khi công bố là cơ sở thực hành, các bệnh viện đã bố trí, phân công cán bộ, sinh viên thực tập đảm bảo an toàn, giữ bí mật người bệnh theo đúng quy định tại nghị định 111/CP. Mỗi đợt thực tập của sinh viên, nhà trường ký các hợp đồng với các bệnh viện để triển khai thực hiện. Báo cáo lâm sàng của sinh viên cho thấy sinh viên tuân thủ quy định về tiếp xúc với người bệnh [04.03.05]. Hạn chế: chưa có phần mềm bệnh nhân mô phỏng.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 9.4: Đạt mức 5
2.2.10. TIÊU CHÍ 10: Đánh giá và cải tiến chất lượng CTĐT
Hoạt động giám sát, đánh giá chất lượng, tự đánh giá đã và đang được Trường triển khai đồng bộ, khoa học và có hiệu quả. Hàng năm Lãnh đạo Trường giao cho Phòng Thanh tra - Khảo thí và Kiểm định chất lượng xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng, đảm bảo chất lượng bên trong, tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ; khảo sát ý kiến đánh giá của người học đại diện các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường; khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và các đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Các kết quả của hoạt động đảm bảo chất lượng và các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng được thông báo rộng rãi, là cơ sở giúp Trường hoàn thiện, nâng cao hoạt động đào tạo
Tiêu chuẩn 10.1: Cơ sở đào tạo có các chính sách, quy trình và kế hoạch hành động, rà soát và đánh giá CTĐT nhằm cải tiến chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra
Nhà trường có kế hoạch hoạt động hàng năm xây dựng trên cơ sở hoạt động tổng thể để cụ thể hóa đồng thời có định kì báo cáo gián sát hoạt động hàng năm đảm bảo CTĐT cải tiến chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra [07.01.01, 01.01.17, 10.01.01, 10.01.02, 10.01.03]. Các cuộc họp kiểm tra tiến độ được tổ chức trong quá trình thực hiện [01.01.02, 01.01.03, 02.04.26, 02.04.27]. Kết thúc mỗi kì học, năm học Nhà trường tổng kết các hoạt động đổi mới và rút kinh nghiệm [02.03.16a, 10.01.04a, 10.01.04b, 10.01.04C],
Để không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, trường tổ chức lấy ý kiến của giảng viên, sinh viên về chương trình đào tạo, từ chuẩn đầu ra, chương trình môn học, phương pháp giảng dạy, lượng giá, điều kiện phục vụ cho giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn [02.04.25]. Sinh viên đang theo học tại trường cũng thường xuyên được lấy ý kiến về chương trình đào tạo, về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, lượng giá, điều kiện thực hành… Từ việc thường xuyên tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng, từ khi triển khai đào tạo chương trình đổi mới, nhà trường thường xuyên tiến hành cập nhật, bổ sung các nội dung giảng dạy trong chương trình môn học. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học, giao tiếp là 3 kỹ năng mà các cơ sở y tế chưa hài lòng với sinh viên đã tốt nghiệp tại trường năm 2018. Đó là cơ sở để Nhà trường quyết tâm tích hợp, lồng ghép CTĐT theo CĐR và chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam [01.01.06, 01.01.08, 01.01.09]. Đây là những nội dung góp ý hết sức cần thiết để trường cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo. Báo cáo kết quả triển khai dự án năm 2018, cho thấy Nhà trường đã cơ bản thực hiện các hoạt động chuyên môn của dự án năm 2018 (đổi mới CĐR, CTĐT, xây dựng và triển khai CTMH theo đúng tiến độ giảng dạy), nhà trường cũng đã có rà soát và có 1 số điều chỉnh phản hồi về CTĐT, CĐR. Năm 2018 có khó khăn do dự án được phê duyệt muộn hơn các trường khác (2/2018). Sau đó Nhà trường cũng có nhiều khó khăn trong thủ tục xin phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội. Do đó Nhà trường chỉ có 4 tháng để đổi mới CTĐT, CĐR và xây dựng các môn học kì 1 năm 1. Có hoạt động Nhà trường phải chuyển sang năm 2019 như hoạt động mua sắm. Báo cáo đánh giá hoạt động năm 2019 cũng chỉ ra khó khăn nhất trong triển khai chính là hoạt động mua sắm. Do chậm và phải giải trình nhiều lần với UBND thành phố Hà Nội về định mức trang thiết bị kỹ thuật và danh mục trang thiết bị nên hoạt động này cũng bị chậm trễ và chuyển 2020. Báo cáo đánh giá triển khai mô hình đổi mới CTĐT, CĐR tháng 2 năm 2020 cho thấy nhà trường đã triển khai giảng dạy chương trình HPET từ 8/2018 đến 12/2019 được 1 khóa 3 kì và 1 khóa 1 kì học với tổng số 11 môn học [01.01.19]. Số chương trình môn học đã nghiệm thu 100% chương trình môn học của CTĐT. Số giáo trình đã nghiệm thu: 7/24. Số bộ công cụ lượng giá đã nghiệm thu: 7/22. Kế hoạch đổi mới đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đào tạo của các lớp. Tuy nhiên kế hoạch mua sắm bị chậm tiến độ. Nhà trường phải có phương án điều chuyển thiết bị mô hình và điều chỉnh kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu để giải quyết điều này. Tuy triển khai CTĐT mới được hơn 1 năm học, nhưng Nhà trường vẫn lấy ý kiến góp ý các bên liên quan về CTĐT, CĐR để phát hiện sớm những bất cập và điều chỉnh nếu có [02.04.28, 02.04.21, ].
Đánh giá chung tiêu chuẩn 10.1: Đạt mức 5
Tiêu chuẩn 10.2: Kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng, tư vấn việc làm cho người học được giám sát, chỉnh sửa và cải tiến liên tục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục
Để thực hiện công tác đảm bảo chất lượng bên trong, trường đã ban hành các quy trình thực hiện các hoạt động trong trường từ hoạt động đào tạo, giảng dạy, quản lý học sinh, sinh viên từng bước đưa hoạt động đảm bảo chất lượng vào nề nếp [09.03.40, 09.03.41, 09.03.42]. Để thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể: Tổ chức giám sát hoạt động chuyên môn của các khoa, phòng, bộ môn: giám sát tiến độ giảng dạy của các lớp tại phòng đào tạo, giám sát hoạt động cố vấn học tập, công tác chủ nhiệm tại phòng HSSV, kiểm tra giáo án, giáo trình, minh chứng chấm điểm thường xuyên, điểm định kỳ của giảng viên, từ đó có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo chất lượng giảng dạy. Giám sát hoạt động giảng dạy hàng ngày: đầu mỗi buổi học, phòng HSSV, phòng Thanh tra pháp chế, Phòng Khảo thí kiểm định chất lượng giám sát hoạt động lên lớp của giảng viên, sinh viên, cập nhật và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc [09.03.43]. Giám sát chất lượng giảng dạy: định kỳ, trường xác suất dự giờ 1 giờ giảng của giảng viên, góp ý và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. Năm học 2018-2019 có 10 giờ giảng được góp ý, năm học 2019-2020 đến tháng 4/2020 có 5 giờ giảng được góp ý. Ngay sau khi dự giờ, Hội đồng sư phạm tổ chức họp và có biên bản, có đề nghị rút kinh nghiệm rất cụ thể cho cả giảng viên và bộ môn [06.02.23]. Hàng năm, nhà trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp khoa, cấp trường bằng hình thức dự giờ một giờ giảng trực tiếp trên lớp, vừa chấm điểm giáo viên dạy giỏi vừa góp ý cho giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy, thông qua đó rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. Trường có chế độ hỗ trợ, khuyến khích giảng viên, sinh viên thực hiện các nghiên cứu khoa học đáp ứng nhiệm vụ đổi mới của trường. Các đề tài, sáng kiến cải tiến tập trung vào đổi mới, tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động. Các đề tài đều tập trung vào hoạt động đổi mới giảng dạy, lượng giá, quản lý sinh viên trong trường. Để đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục, thì Nhà trường xác định kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ HSSV, tư vấn việc làm cho người học phải được lấy ý kiến phản hồi, phát hiện và chỉnh sửa. Từ các báo cáo kết quả lấy ý kiến của người học, giảng viên, Nhà trường đã kịp thời phát hiện những bất cập trong giảng dạy của từng môn học hoặc giảng viên và kịp thời phản hồi, ví dụ như ý kiến của sinh viên chưa hài lòng về phương pháp dạy học của giảng viên môn Cấu tạo chức năng của cơ thể được Nhà trường trực tiếp phản hồi ngay cho giảng viên đó [02.04.22, 02.04.28, 02.04.21]. Hạn chế: Nhà trường chưa ban hành thành các quy định rõ ràng về thời gian, biểu mẫu báo cáo định kì giám sát đánh giá các hoạt động phục vụ cộng đồng, tư vấn việc làm cho sinh viên mà mới chỉ tập trung vào các hoạt động đào tạo.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 10.2: Đạt mức 4
Tiêu chuẩn 10.3: Các hoạt động đối sánh, khảo sát ý kiến các bên có liên quan nhằm đánh giá và cải tiến chất lượng CTĐT được thực hiện định kỳ và truyền thông đầy đủ, công khai đến các bên có liên quan
Việc đánh giá về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động trong trường được diễn ra khá thường xuyên. Trưởng phòng tổ chức xin ý kiến đánh giá CBGV tại các hội nghị công nhân viên chức hàng năm, hội nghị giao ban hàng tháng. Một số ý kiến đề nghị nhà trường cần cải thiện hệ thống mạng internet ổn định hơn. Sau mỗi một môn học kết thúc, Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng đều tổ chức cho sinh viên lấy ý kiến về chương trình môn học, giảng viên. Qua đó phân tích và điều chỉnh kịp thời cho từng môn học trong nhà trường. Nhiều môn học đã được thay đổi về nội dung, về phương pháp và các thức triển khai để đáp ứng được với năng lực của sinh viên và đáp ứng với nhu cầu sử dụng của xã hội. Nhà trường mạnh dạn cắt bỏ những nội dung cũ, lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn và bổ sung những nội dung có tính ứng dụng cao trong thực tiễn hành nghề để sinh viên có thể sử dụng ngay sau khi ra trường. Nhà trường tổ chức xin ý kiến đánh giá sinh viên về chương trình đào tạo điều dưỡng, kết quả cho thấy hầu hết sinh viên hài lòng với chuẩn đầu ra, chương trình môn học, phương pháp giảng dạy, lượng giá, đánh giá về giảng dạy tại lâm sàng và đánh giá về phương pháp dạy học đảo chiều. Với các cơ sở y tế, trường triển khai xin ý kiến đánh giá về chất lượng, năng lực của sinh viên sau tốt nghiệp. Các ý kiến cơ bản đồng ý về kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa xã hội, kỹ năng nghiệp vụ, năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng phát hiện, xử lý vấn đề … Để thực hiện đúng các quy định về tự đảm bảo chất lượng, nhà trường đã thực hiện tự đánh giá chất lượng theo các tiêu chí của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, công bố công khai trên website nhà trường để các bên liên quan biết và góp ý cho hoạt động của trường.
Đánh giá chung tiêu chuẩn 10.3: Đạt mức 5
PHẦN III: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Với nhà trường Tiếp tục tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về đào tạo theo năng lực. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thực hành, mạng internet đáp ứng những hạn chế trong thực hiện chương trình đào tạo. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của cán bộ, nhân viên, sinh viên về hoạt động phục vụ giảng dạy như công tác học sinh, sinh viên, hoạt động đoàn, hoạt động thư viện, cố vấn học tập, giám sát, đảm bảo chất lượng.
2. Với BQL dự án Đề nghị được kéo dài dự án thêm 1 năm để khóa học đầu tiên theo chương trình đào tạo mới ra trường để có thể đánh giá chương trình đào tạo đầy đủ và khoa học hơn. Đề nghị BQL dự án xây dựng chung cho các trường phần mềm bệnh nhân ảo sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy thực hành cho sinh viên. Được thăm quan học tập các trường quốc tế để các trường phấn đấu nâng cấp mức đạt từ mức 5 lên mức 6.