Chuyển đổi số

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI

Số:    /

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …….

Dự thảo lần 1

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIAI ĐOẠN 2024 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiêp lần thứ tư.
  • Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
  • Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
  • Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
  • Quyết định số 4098/QĐ-UBND ngày 06 tháng 09 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. MỤC TIÊU

  • Ưu tiên phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng ứng dụng công nghệ dùng chung cho nhà trường.
  • Tiếp tục ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị hệ thống của trường cao đẳng Y tế Hà Nội

a. Mục tiêu đến năm 2025

- Về phương thức tổ chức:

Tổ chức đánh giá xếp hạng mức độ sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số của các đơn vị trong nhà trường.

Thực hiện gắn kết hoạt động chuyển đổi số (CĐS) với cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ và dữ liệu số.

Đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với người dạy, người học.

Duy trì, nâng cấp hệ thống website, liên kết tích hợp giữa website với các nền tảng trực tuyến khác như youtube, zalo, facebook…;

Sử dụng các ứng dụng zalo, trang thông tin nội bộ chuyển tải thông tin phục vụ công tác tuyển sinh - đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

 Tăng cường các nguồn lực công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng các gói phần mềm cơ bản nhằm hỗ trợ trong quản lý đào tạo và dạy học online.

An toàn thông tin: phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của nhà trường

- Về phương thức quản lý, điều hành:

Phối hợp, hỗ trợ và tư vấn giải pháp công nghệ số cho các đơn vị, triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Giám sát quá trình triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số. Ứng dụng các hệ thống phân tích đánh giá chuyển đổi số.

Dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của các cấp quản lý và các doanh nghiệp CNTT.

  • Công tác quản trị: dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó:
  • 100% Cán bộ, giảng viên và sinh viên được quản lý bằng hồ sơ số có mã định danh theo quy định.
  • 100% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ đào tạo và cứu được quản lý bằng hồ sơ số.
  • Công tác quản lý: Đảm bảo tính thống nhất, hiện đại, liên thông và tối ưu hóa hạ tầng CNTT trong đó:
  • Thực hiện theo dõi, báo cáo trực tuyến, tiến độ thực hiện công việc, thử nghiệm cơ chế hỗ trợ ra quyết đinh dựa trên dữ liệu trong quản trị hệ thống.
  • Cơ sở dữ liệu được tổ chức theo hình thuecs quản lý tập trung, xử lý phân tán, kết nối thông suốt đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy và kịp thời.
  • Các đơn vị trong nhà trường tương tác, trao đổi, xử lý thông tin chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
  • Dịch vụ hỗ trợ người học:
  • ít nhất 50% thủ tục hành chính của nhà trường đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3,4 (mức độ hình thành, nâng cao).

b. Mục tiêu đến năm 2030

Tiếp tục thu thập, hoàn chỉnh dữ liệu các lĩnh vực trọng tâm để hình thành kho dữ liệu dùng chung và xây dựng kho dữ liệu chuyên ngành (tổ chức cán bộ, nghiên cứu khoa học...)

Phát triển, mở rộng hệ sinh thái công nghệ số dựa trên nền tảng số có tính cộng tác, đơn giản lấy người dùng làm trung tâm, chia sẻ, tích hợp, liên thông dữ liệu phục vụ đầy đủ nhu cầu dữ liệu của cán bộ, giảng viên, sinh viên và người dùng.

3. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

  • Tổ chức triển khai, duy trì và cập nhật kiến trúc đại học số, mã định danh các đơn vị trong nhà trường.
  • Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số.
  • Thử nghiệm, ứng dụng nền tảng dùng chung giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu nhà trường.
  • Ban hành và hướng dẫn triển khai quy trình đầu tư ứng dụng CNTT.
  • Xây dựng, cập nhật các quy định, hướng dẫn, các yêu cầu kỹ thuật về an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại trường.
  • Xây dựng, ban hành và hướng dẫn triển khai khung hạ tầng, các ứng dụng CNTT của nhà trường.
  • Thành lập tổ công tác về chuyển đổi số để xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí; chọn lựa cách thức triển khai thực hiện; xây dựng và ban hành các quy chế, quy định.

- Hoàn thiện hạ tầng số và đảm bảo an toàn thông tin

  • Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây, đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các đơn vị trong nhà trường.
  • Tăng cường trang thiết bị và các ứng dụng phục vụ quản lý và dạy học.
  • Nghiên cứu quy hoạch hạ tầng mạng của nhà trường và lập phương án kênh dữ liệu tốc độ cao.
  • Đảm bảo điều kiện về công nghệ thông tin cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị trong trường.
  • Triển khai các giải pháp giám sát an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp.
  • Xây dựng, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng mô phỏng, phòng thí nghiệm/ thực hành (LAB) hiện đại trong các lĩnh vực nghiên cứu, thực hành.

- Xây dựng, phát triển các ứng dụng số

  • Tất cả các môn học cần được biên soạn với nội dung có thể triển khai giảng dạy được cho cả trực tuyến (online) và trực tiếp tại trường. Đề cương môn học và tài liệu phải được cập nhật đầy đủ trước khi khóa học mới bắt đầu.
  • Tiếp tục triển khai mở rộng các phân hệ của hệ thống quản lý đào tạo.
  • Nghiên cứu, hợp tác và triển khai tích hợp hệ thống quản lý nội dung học tập LMS (Learning Management System)
  • Triển khai mở rộng các nền tảng tích hợp (Backend, Web-app) phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và công tác.
  • Triển khai hệ thống thông tin báo cáo, thu thập, tổng hợp và thiết lập các kho báo cáo thống kê về các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ và bộ khung chỉ số đánh giá hiệu quả của nhà trường.
  • Triển khai các ứng dụng, dịch vụ số phục vụ việc học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên
  • Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nhà trường
  • Triển khai chữ ký số đến cán bộ quản lý, giảng viên trong nhà trường
  • Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế.
  • Khuyến khích giảng viên đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
  • Xây dựng kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung, gồm bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học trong trường.
  • Xây dựng và hoàn thiện thư viện số.
  • Lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, khảo sát mức độ hài lòng về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, nội dung môn học và các điều kiện phục vụ học tập được triển khai thường xuyên thông qua hệ thống công nghệ thông tin của trường.
  • Tổ chức thiết kế/ biên soạn lại các môn học theo mô hình dạy học hỗn hợp, mô hình học liệu mở, bài học có tương tác… Một số môn học có thể tham khảo hoặc sử dụng nguồn học liệu, tài liệu từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
  • Tích hợp thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp vào môi trường học. Đây là một trợ lý đắc lực cho người học để trải nghiệm công nghệ.
  • Giảm thiểu phát hành sách/ tài liệu truyền thống. Thay vào đó, cung cấp học liệu số, kho học liệu mở cho người học.

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức

+ Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên.

  • Tạo mục chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị để đăng tải các thông tin về chuyển đối số của ngành.
  • Hàng năm thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số thông qua các kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường.
  • Tổ chức các hội nghị để phổ biến các thông tin, kế hoạch chuyển đổi số.
  • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên bảo đảm làm việc hiệu quả trên môi trường số.

  • Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng CNTT.
  • Tổ chức các khóa hướng dẫn giảng dạy với công nghệ, giảng dạy theo mô hình hỗn hợp, hướng dẫn sử dụng công cụ và nền tảng số…
  • Đẩy mạnh hình thức khen thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc, hình thành mạng lưới các giảng viên xuất sắc để họ hướng dẫn lại cho đồng nghiệp trong khoa/ bộ môn của mình.

+ Triển khai theo chỉ đạo của các cấp quản lý, đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào quá trình chuyển đổi số.

- Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng CNTT và chuyển đổi số.

  • Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội về công nghệ thông tin, giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về công nghệ giáo dục và chuyển đổi số áp dụng trong lĩnh vực chuyên ngành.
  • Đầu tư xây dựng các nền tảng số và ứng dụng công nghệ thông tin, ưu tiên cho phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số.
  • Làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trang thiết bị số để hỗ trợ, ưu đãi cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin cơ bản, tích hợp các phần mềm ứng dụng và tính năng an toàn, bảo mật cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.

4. KINH PHÍ THỰC HIỆN

  • Bảo đảm tiết kiệm, minh bạch, đúng pháp luật, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
  • Kinh phí thực hiện từ nguồn thu của nhà trường bao gồm chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm.
  • Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
  • Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của kế hoạch theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đối tác công tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Đào tạo

  • Xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép vào chương trình, kế hoạch năm học để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
  • Tổ chức các hội nghị/ hội thảo/ tập huấn để phổ biến các kế hoạch chuyển đổi số, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực số cho cán bộ và sinh viên.
  • Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ hàng năm và khi có yêu cầu.
  • Tạo mục chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử của đơn vị để đăng  tải các thông tin về chuyển đối số của ngành.
  • Duy trì, xử lý các sự cố, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt.
  • Đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở về lĩnh vực chuyển đổi số trong hoạt động GDNN.

2. Phòng Công tác sinh viên

  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên sinh viên về chuyển đổi số.
  • Thu thập, phân tích và phản hồi các ý kiến từ sinh viên, phụ huynh trên cơ sở đó tham mưu cải thiện quy trình hệ thống thông tin một cửa điện tử.
  • Lồng ghép các nội dung và các chương trình, kế hoạch hiện có để triển khai, tránh chồng chéo nội dung.
  • Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực số cho giáo viên chủ nhiệm và sinh viên.

3. Khoa, Bộ môn

  • Chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học theo xu thế chuyển đổi số trong giáo dục. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy và chuyên môn.
  • Tự chủ trang bị thiết bị và phần mềm phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nhà trường.
  • Thực hiện các nội dung theo kế hoạch triển khai chung của nhà trường

4. Phòng Tổ chức hành chính

  • Rà soát và kiến nghị ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyển đổi số
  • Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường.
  • Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng tới cán bộ, giảng viên  nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
  • Đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong quản lý nhân sự, tích hợp, liên thông các dữ liệu số trong lĩnh vực quản lý nhân sự với các lĩnh vực quản lý khác trong nhà trường để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực.

5. Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục

  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số
  • Thu thập, tổng hợp dữ liệu báo cáo
  • Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ và bộ khung các chỉ số đánh giá

6. Phòng quản trị đời sống

  • Làm việc với các công ty sản xuất, phân phối trang thiết bị số để hỗ trợ, ưu đãi cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin cơ bản
  • Trang bị đầy đủ, đảm bảo hạ tầng CNTT phục vụ công việc chuyển đổi số.

 

Các đơn vị trong trường rà soát, xây dựng các quy trình công việc của đơn vị một cách tối ưu đáp ứng chuyển đổi số.

Các đơn vị tham mưu, đề xuất tới ban giám hiệu về các giải pháp, quy trình, quy định và các ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số.

Các phòng, ban, khoa, bộ môn chủ động, sáng tạo đổi mới các phương pháp giảng dạy, hoạt động theo xu thế chuyển đổi số của nhà trường.

Các phòng, ban, trung tâm, khoa, bộ môn tự chủ trang thiết bị công nghệ thông tin, cài đặt phần mềm phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của nhà trường.

Các phòng, ban, trung tâm, khoa, bộ môn thực hiện các nội dung theo kế hoạch của nhà trường.

Các phòng, ban, trung tâm, khoa, bộ môn thực hiện các báo cáo kết quả thực hiện hoặc báo cáo khi có yêu cầu

Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2030

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các phòng, ban, khoa, bộ môn kịp thời phải ánh tới ban Giám hiệu để được chỉ đạo, hướng dẫn.

Trên đây là kế hoạch “Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giai đoạn 2024 - 2030” của trường cao đẳng Y tế Hà Nội

Nơi nhận:

  • BGH để chỉ đạo;
  • Các phòng, khoa, TTTLS để thực hiện;
  • Lưu VT, ĐT.

HIỆU TRƯỞNG

 

Phạm Văn Tân

 

 

 

PHỤ LỤC: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

(Kèm theo Kế hoạch số:            ngày                 )

STT

Nhiệm vụ

Bộ phận

1

Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu của trường

Các đơn vị

2

Xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung (giáo trình, chương trình đào tạo, tài liệu, đề tài NCKH, …)

Các đơn vị

3

Triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên

Các đơn vị

4

Xây dựng quy chế quản lý, vận hành các hạ tầng, nền tảng số, cơ sở dữ liệu dùng chung

Phòng tổ chức cán bộ

5

Tham gia tập huấn và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thông tin mạng, xử lý sự cố hàng năm

Các đơn vị

6

Triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến (Hệ thống thông tin một cửa điện tử) với các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành để cung cấp dịch vụ số.

Phòng công tác sinh viên

7

Xây dựng kế hoạch trang bị thí điểm phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/thực hành  hiện đại, phòng Lab mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Các đơn vị

8

Triển khai hạ tầng CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường

Các đơn vị

9

Giám sát thông tin, ứng dụng CNTT, phân tích dữ liệu hỗ trợ hoạt động quản lý theo quy định, hướng dẫn của cấp trên;

Phòng Khảo thí & ĐBCL

10

Triển khai hệ thống quản lý đào tạo, tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ, giảng viên.

Phòng Đào tạo

11

Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức về công nghệ thông tin, để giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số

Phòng Quản trị đời sống

12

Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi các môn học

Khoa, Bộ môn

Phòng Khảo thí & ĐBCL

13

Rà soát và kiến nghị ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyển đổi số, các quy định về cơ sở dữ liệu trong ngành. Các quy định về năng lực số của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên

Các đơn vị

14

Tăng cường trang bị thiết bị và các ứng dụng phục vụ quản lý và dạy học

Phòng Quản trị đời sống

15

Rà soát và kiến nghị ban hành các quy định kỹ thuật về dữ liệu; hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, hướng dẫn kết nôi kỹ thuật triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong nhà trường, tiêu chí kỹ thuật của các nền tảng số.

Phòng Đào tạo

Phòng tài chính kế toán

16

Xây dựng và hoàn thiện thư viện số

Phòng Quản trị đời sống

17

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, làm việc  hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; thí điểm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên  về kỹ năng sử dụng CNTT.

Phòng tổ chức cán bộ

Phòng Đào tạo

 

18

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu nhân sự

Phòng tổ chức cán bộ

19

Rà soát, bổ sung các thiết bị và phần mềm an ninh, an toàn cho hệ thống mạng LAN;

Phòng Đào tạo

Phòng Quản trị đời sống

20

Triển khai chữ ký số đến cán bộ,  giảng viên  trong nhà trường

Phòng tổ chức cán bộ

21

Tạo mục Chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của trường để đăng tải các thông tin về chuyển  đối số của ngành;

Phòng Đào tạo

22

Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp (dạy học tương tác)

Khoa, Bộ môn

Phòng Đào tạo

23

Xây dựng kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung, gồm bài giảng điện    tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác, phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học

Khoa, bộ môn

Phòng đào tạo

24

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của sinh viên

Phòng Công tác sinh viên

25

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nhà trường; tổ chức đánh giá, công bố chỉ số chuyển đổi số.

Phòng Khảo thí & đảm bảo chất lượng


Thời khóa biểu

Thời khóa biểu Lớp học, Phòng học, Giáo viên và thời khóa biểu toàn trương.

Nghiên cứu khoa học

Các quy đinh, đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường. 

Tài liệu Y khoa

Giáo trình, tài liệu tham khảo và bài giảng môn học. 

Thông tin nội bộ

Lịch làm việc, thông tin về các hoạt động, công nghệ thông tin, văn bản điều hành của nhà trường