Chuyển đổi số

- Chữ ký số và chữ ký điện tử

1. Tổng quan về Chữ ký số và chữ ký điện tử

1.1. Khái niệm của chữ ký số và chữ ký điện tử

Trước tiên là về chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử chính là một dạng thông tin gồm dữ liệu có nhiều định dạng như văn bản, hình ảnh,… được sử dụng cho các giao dịch điện tử nhằm xác định danh tính của chủ sở hữu dữ liệu đó. Đồng thời nó thay cho “lời chấp thuận” của chủ sở hữu về nội dung giao dịch trên.
Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử nhưng được sử dụng với mục đích xác thực, định danh đối tượng và ký kết thay trên các văn bản, tài liệu để thừa nhận về mặt pháp lý cho các văn bản, tài liệu đó. 

1.2. Đặc điểm của chữ ký số và chữ ký điện tử

Không chỉ khái niệm mà về đặc điểm, chữ ký số và chữ ký điện tử cũng có nhiều điểm khác nhau rõ rệt.

  • Đặc điểm của chữ ký điện tử:

Nó được tạo lập theo dạng từ, chữ, ký hiệu hoặc bằng phương tiện điện tử để gắn liền với thông điệp dữ liệu. Chủ yếu các loại chữ ký điện tử thường dùng để thay thế cho chữ ký tay của đơn vị doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó. 

  • Đặc điểm của chữ ký số:

Chữ ký số được tạo bằng cách biến đổi một thông điệp dữ liệu theo hệ thống mật mã không đối xứng, để người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký xác định chính xác. Sự toàn vẹn nội dung cũng như bảo mật thông tin là rất quan trọng. 

2. Sự khác nhau về giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý là một trong những điểm khác biệt rất lớn giữa chữ ký số và chữ ký điện tử.

Sự khác nhau về giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử

Sự khác nhau về giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử

2.1. Giá trị pháp lý của chữ ký số

Để được công nhận là đầy đủ giá trị pháp lý, chữ ký số cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Chữ ký số phải tạo ra khi chứng thư số còn hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số đó.

  • Chữ ký số phải tạo ra bằng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số, được cung cấp bởi đơn vị đủ thẩm quyền.

  • Khóa bí mật thuộc sự kiểm soát của người ký ở tại thời điểm ký.

  • Khóa bí mật và nội dung dữ liệu chỉ gắn với người ký khi ký số thông điệp dữ liệu.

(theo Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/ 2007 của Chính phủ về việc thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số)

2.2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện điện tử

Khi pháp luật quy định văn bản cần chữ ký đối với một dữ liệu được xem là đủ điều kiện pháp lý nếu chữ ký điện tử sử dụng để ký dữ liệu đó nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Chữ ký điện tử cho phép xác minh người ký là ai và thể hiện sự chấp thuận của người ký với nội dung t dữ liệu.

  • Phương pháp tạo chữ ký tin cậy và phù hợp với mục đích của dữ liệu được gửi đi.

  • Trong trường hợp cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức theo đúng quy định.

(theo khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch Điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực)

3. Sự khác nhau về tính ứng dụng của chữ ký số và chữ ký điện tử

3.1. Ứng dụng của chữ ký số

Chữ ký số là giải pháp được dùng để bảo đảm an toàn và bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Chữ ký số sẽ có giá trị tương đương với chữ ký tay khi xét về khả năng sử dụng trong các giao dịch điện tử và ký kết hợp đồng trực tuyến. 

Sự khác nhau về tính ứng dụng của chữ ký số và chữ ký điện tử

Sự khác nhau về tính ứng dụng của chữ ký số và chữ ký điện tử

Nó sẽ giúp bạn bảo đảm an toàn cao nhất và khả năng bảo mật thông tin tuyệt đối, nhất là các giao dịch về tài chính.

3.2. Ứng dụng của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử đã rất phổ biến tại Việt Nam, với mục đích giúp doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng trực tuyến với các đối tác. Các hợp đồng thường được định dạng theo File tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) sau đó gửi qua Email. Ngoài ra, chữ ký điện tử có thể dùng để xử lý nghiệp vụ như kê khai, nộp thuế trực tuyến,…

4. So sánh chi tiết sự khác nhau của chữ ký số và chữ ký điện tử

Ngoài những yếu tố mà chúng tôi vừa phân tích thì chữ ký số và chữ ký điện tự còn cho thấy rõ sự khác nhau về tiêu chuẩn, tính chất, tính năng,… Hãy tìm hiểu qua bảng so sánh sau nhé!

Tiêu chí so sánh

Chữ ký điện tử

Chữ ký số

Tính chất

Chữ ký điện tử có thể là biểu tượng, hình ảnh,… định dạng nào được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu thể hiện danh tính của người ký và sự chấp thuận của họ với nội dung dữ liệu.

Chữ ký số là một “dấu vân tay” điện tử, hoặc “chiếc bút trực tuyến” được mã hóa và xác định danh tính của người thực sự ký nó.

Tiêu chuẩn

Chữ ký điện tử không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn. Và nó không sử dụng mã hóa.

Chữ ký số sử dụng các phương thức mã hóa mật mã tiêu chuẩn

Cơ chế xác thực

Chữ ký điện tử xác minh về danh tính người ký thông qua Email, mã PIN,…

Chữ ký số có ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.

Tính năng

Chữ ký điện tử dùng để xác minh một tài liệu.

Chữ ký số dùng để bảo mật một tài liệu.

Xác nhận

Chữ ký điện tử không có quá trình xác nhận cụ thể.

Chữ ký số được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy thác.

Bảo mật

Chữ ký điện tử dễ bị giả mạo.

Chữ ký số cộ an toàn cao.

Cách tạo lập

Chữ ký điện tử có thể tạo bằng Word hoặc trang web online Wikici.

Cần đăng ký với đơn vị cung cấp đủ thẩm quyển, ví dụ BKAV-CA,…

Trong nhiều nghiệp vụ của doanh nghiệp, chữ ký số và chữ ký điện tử có thể sử dụng được thay thế cho nhau, nhưng về bản chất vẫn có nhiều sự khác biệt. 


Thời khóa biểu

Thời khóa biểu Lớp học, Phòng học, Giáo viên và thời khóa biểu toàn trương.

Nghiên cứu khoa học

Các quy đinh, đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường. 

Tài liệu Y khoa

Giáo trình, tài liệu tham khảo và bài giảng môn học. 

Thông tin nội bộ

Lịch làm việc, thông tin về các hoạt động, công nghệ thông tin, văn bản điều hành của nhà trường